- 1Quyết định 46/2007/QĐ-BYT Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BYT năm 2015 hợp nhất Thông tư hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm do Bộ Y tế ban hành
- 3Thông tư 50/2016/TT-BYT quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 1Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- 2Nghị định 103/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
- 3Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009
- 5Nghị định 122/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
- 6Thông tư 05/2013/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 103/2006/NĐ-CP về Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp được sửa đổi theo Thông tư 13/2010/TT-BKHCN và 18/2011/TT-BKHCN do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8Bộ luật dân sự 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 900/QĐ-UBND | Lâm Đồng, ngày 15 tháng 05 năm 2018 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “HỒNG ĐÀ LẠT”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp; được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31/12/2010 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ; được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN ngày 20 tháng 02 năm 2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt tại Tờ trình số 1879/TTr-UBND ngày 03/4/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Hồng Đà Lạt”.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “HỒNG ĐÀ LẠT”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 900/QĐ-UBND ngày 15 tháng 05 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
Tập hợp các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận cùng xây dựng, sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Hồng Đà Lạt” trở thành nhãn hiệu có uy tín của cộng đồng những người sản xuất, kinh doanh sản phẩm Hồng của địa phương.
Điều 2. Phạm vi, đối tượng áp dụng
1. Nhãn hiệu chứng nhận “Hồng Đà Lạt” là nhãn hiệu được đăng ký độc quyền;
2. Quy chế này quy định về quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận với tên gọi “Hồng Đà Lạt” cho sản phẩm Hồng được sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận;
3. Quy chế này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận và các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm Hồng trên địa bàn thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận.
Trong Quy chế này, các từ ngữ được sử dụng có nghĩa như sau:
1. Nhãn hiệu chứng nhận “Hồng Đà Lạt” là nhãn hiệu áp dụng đối với sản phẩm Hồng được sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận, tỉnh Lâm Đồng;
2. Giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Hồng Đà Lạt” là giấy chứng nhận do cơ quan quản lý nhãn hiệu cấp cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm Hồng trên địa bàn thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Quy chế này;
3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm Hồng nêu trong Quy chế này là các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và các hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm Hồng trên địa bàn thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận.
Điều 4. Cấp và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
1. Các tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Hồng Đà Lạt” cần đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Có hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm Hồng trên địa bàn thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận thuộc phạm vi vùng chứng nhận theo Bản đồ tại Phụ lục 2 của Quy chế này;
b) Có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm do đơn vị chức năng cấp theo quy định của pháp luật;
c) Đảm bảo quy định về chất lượng theo Bản chỉ tiêu chất lượng sản phẩm Hồng mang nhãn hiệu chứng nhận “Hồng Đà Lạt” tại Phụ lục 3 của Quy chế này;
d) Tuân thủ các quy định trong suốt quá trình từ sản xuất đến lưu thông, đảm bảo sản phẩm có đặc tính, chất lượng quy định;
đ) Tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ các nội dung trong giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Hồng Đà Lạt” trong quá trình sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
2. Tổ chức, cá nhân được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Hồng Đà Lạt”: khi được cơ quan quản lý nhãn hiệu cấp giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Hồng Đà Lạt”.
Điều 5. Biểu trưng và danh mục sản phẩm đăng ký của nhãn hiệu chứng nhận
Biểu trưng và danh mục sản phẩm đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Hồng Đà Lạt” tại Phụ lục 1 của Quy chế này.
Điều 6. Bản đồ vùng sản xuất, kinh doanh sản phẩm Hồng mang nhãn hiệu chứng nhận
Vùng sản xuất, kinh doanh sản phẩm Hồng mang nhãn hiệu chứng nhận “Hồng Đà Lạt” tại Phụ lục 2 của Quy chế này.
CÁC ĐẶC TÍNH CỦA SẢN PHẨM HỒNG SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “HỒNG ĐÀ LẠT”
Điều 7. Sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Hồng Đà Lạt”
Là sản phẩm Hồng được sản xuất tại thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đáp ứng các tiêu chí về bản đồ vùng chứng nhận và chất lượng theo Phụ lục 2 và Phụ lục 3 của Quy chế này.
Điều 8. Các đặc tính chất lượng
Các đặc tính chất lượng của sản phẩm Hồng mang nhãn hiệu chứng nhận “Hồng Đà Lạt” được thể hiện tại Phụ lục 3 của Quy chế này.
Điều 9. Phương pháp đánh giá các đặc tính chất lượng
1. Phương pháp lấy mẫu: Mẫu sản phẩm để đánh giá chất lượng được lấy ngẫu nhiên của lô hàng mang nhãn hiệu do cơ quan quản lý nhãn hiệu thực hiện cùng với tổ chức hoặc cá nhân sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
2. Phương pháp đánh giá đặc tính chất lượng: Các chỉ tiêu chất lượng được đánh giá theo phương pháp quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành; trường hợp phương pháp thử không có trong Tiêu chuẩn Việt Nam thì phương pháp đánh giá chất lượng sẽ do cấp có thẩm quyền quy định.
QUẢN LÝ SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN
Điều 10. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Hồng Đà Lạt” gửi 01 bộ hồ sơ, gồm: Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận; bản cam kết sử dụng nhãn hiệu chứng nhận theo Phụ lục 4, Phụ lục 5 của Quy chế này và các hồ sơ khác (nếu có) đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt (trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích);
2. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt kiểm tra thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh và đánh giá chất lượng thông qua việc lấy mẫu;
3. Trong vòng 12 ngày làm việc kể từ ngày kiểm tra cơ sở và lấy mẫu, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt quyết định cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận; trường hợp không cấp, phải nêu rõ lý do và trả lời bằng văn bản.
Điều 11. Giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Hồng Đà Lạt”
1. Giấy chứng nhận gồm các nội dung sau:
- Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận;
- Điện thoại, Fax, Email, Website (nếu có);
- Danh mục loại sản phẩm Hồng được cấp giấy chứng nhận;
- Mẫu nhãn hiệu chứng nhận “Hồng Đà Lạt”;
- Quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận;
- Họ tên, chữ ký và dấu của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt.
2. Giấy chứng nhận được làm thành 01 bản chính giao đơn vị sử dụng. Đơn vị cấp phát mở sổ theo dõi cấp và thu hồi giấy chứng nhận. Trường hợp có yêu cầu cấp bản sao giấy chứng nhận thì cơ quan quản lý cấp tối đa không quá 10 bản;
3. Giấy chứng nhận có thời hạn 03 năm;
4. Các trường hợp cấp lại giấy chứng nhận:
a) Hết hạn theo quy định và trong quá trình sử dụng không vi phạm Quy chế; tổ chức, cá nhân được nộp đơn xin cấp lại tương tự như lần đầu;
b) Đã được cấp giấy chứng nhận và trong quá trình sử dụng có vi phạm đến mức bị thu hồi; muốn xét cấp lại giấy chứng nhận phải sau thời gian 01 năm kể từ ngày thu hồi;
c) Bị mất hoặc hư hỏng phải có đơn xin cấp lại, cơ quan quản lý cấp lại trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn xin cấp lại.
Điều 12. Sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
1. Tổ chức, cá nhân được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận trên bao bì sản phẩm, phương tiện kinh doanh, thư từ giao dịch, phương tiện quảng cáo;
2. Sử dụng đúng và chính xác dấu hiệu của nhãn hiệu chứng nhận gồm cả tên nhãn hiệu và hình ảnh logo;
3. Chỉ sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho các loại sản phẩm Hồng đã được cơ quan quản lý cấp giấy chứng nhận sử dụng;
4. Nhãn hiệu chứng nhận được sử dụng kèm với nhãn hiệu riêng của đơn vị, nhưng không sử dụng làm nhãn hiệu chính cho sản phẩm của mình;
5. Tổ chức, cá nhân không tự ý chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả giữa các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty, công ty mẹ với công ty con và ngược lại;
6. Mọi thông tin cần thiết và liên quan đến nhãn hiệu chứng nhận phải phổ biến và cung cấp đầy đủ cho các thành viên sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
Điều 13. Kiểm soát chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận
1. Hàng năm, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt và tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu lấy mẫu sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận để đánh giá chất lượng; phí đánh giá chất lượng do tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu nộp theo quy định;
2. Khi dấu hiệu nghi ngờ về chất lượng của sản phẩm Hồng mang nhãn hiệu chứng nhận, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt có quyền đột xuất yêu cầu tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu lấy mẫu để kiểm tra, đánh giá chất lượng của sản phẩm.
Điều 14. Chi phí chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu chứng nhận
1. Tổ chức, cá nhân tham gia nhãn hiệu chứng nhận “Hồng Đà Lạt” phải nộp chi phí cấp giấy chứng nhận, duy trì thường niên, đánh giá chất lượng mẫu để cấp giấy chứng nhận và kiểm tra chất lượng định kỳ hoặc đột xuất trong quá trình sử dụng nhãn hiệu chứng nhận theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;
2. Phí cấp giấy chứng nhận và chi phí duy trì nhãn hiệu thường niên thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật nhà nước về phí và lệ phí.
QUYỀN LỢI VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THAM GIA NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN
Điều 15. Quyền lợi khi tham gia nhãn hiệu chứng nhận
1. Các tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đều bình đẳng về quyền, lợi ích cũng như nghĩa vụ liên quan đến nhãn hiệu chứng nhận;
2. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận có quyền:
a) Gắn nhãn hiệu chứng nhận trên bao bì sản phẩm đã được cấp giấy chứng nhận do mình sản xuất, kinh doanh;
b) Khai thác, sử dụng và hưởng lợi ích kinh tế phát sinh từ nhãn hiệu chứng nhận;
c) Được nhà nước bảo hộ quyền sử dụng hợp pháp nhãn hiệu chứng nhận “Hồng Đà Lạt”.
Điều 16. Trách nhiệm khi tham gia nhãn hiệu chứng nhận
1. Thực hiện các nội dung tại Điều 4, Điều 12 và Điều 16 của Quy chế này;
2. Tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ các quy định về sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, duy trì, bảo vệ, nâng cao chất lượng sản phẩm Hồng, phát triển giá trị tài sản trí tuệ đối với nhãn hiệu chứng nhận “Hồng Đà Lạt”;
3. Duy trì và bảo đảm chất lượng sản phẩm Hồng mang nhãn hiệu chứng nhận “Hồng Đà Lạt”;
4. Khi không còn nhu cầu sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo đến cơ quan quản lý nhãn hiệu để làm thủ tục thu hồi giấy chứng nhận;
5. Kịp thời cung cấp thông tin của các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định trong sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Hồng Đà Lạt” để cơ quan quản lý nhãn hiệu xem xét, giải quyết.
Điều 17. Cơ chế giải quyết tranh chấp nhãn hiệu chứng nhận
1. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt giải quyết tranh chấp xảy ra trong nội bộ các thành viên được cấp giấy chứng nhận;
2. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt làm đại diện giải quyết theo quy định của pháp luật các tranh chấp về nhãn hiệu chứng nhận với bên ngoài (của thành viên được quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt với các cá nhân, tổ chức bên ngoài);
3. Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng giải quyết tranh chấp giữa Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt với các tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
Trong quá trình thực hiện Quy chế, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời đến Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt để báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp./.
BẢNG CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HỒNG MANG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “HỒNG ĐÀ LẠT"
(Ban hành kèm theo Quyết định số 900/QĐ-UBND ngày 15/05/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
I. Xuất xứ hồng
Hồng được trồng trên địa bàn thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận; sản phẩm hồng mang nhãn hiệu chứng nhận “Hồng Đà Lạt” phải xác định cụ thể các thông tin sau:
- Doanh nghiệp/đơn vị/chủ hộ;
- Địa chỉ;
- Địa điểm sản xuất;
- Nguồn gốc giống sản xuất;
- Ngày thu hoạch.
II. Tiêu chí chất lượng sản phẩm
1. Đối với sản phẩm Trái hồng tươi:
a) Màu sắc:
- Màu sắc quả: Khi chín có màu vàng đặc trưng của hồng.
- Màu sắc của đài quả (phần phủ trên cuống quả): có màu xanh nhạt.
b) Mùi: Có mùi thơm đặc trưng của hồng, không có mùi lạ.
c) Vị: Vị ngọt đặc trưng của hồng.
d) Hình thái:
* Giống hồng Fuju:
- Dạng hình, màu sắc quả: Quả dạng hơi dẹt, ruột màu vàng hơi đỏ, vỏ màu cam đỏ.
- Trọng lượng bình quân khoảng 225 gam.
- Phẩm chất quả: ruột chắc và mềm, có vị ngọt thanh, giòn, không chát.
* Giống hồng Tansung - Si:
- Dạng hình, màu sắc quả: Quả dạng thuôn, đỉnh quả đầu hơi nhọn, vỏ màu cam vàng, hơi chuyển sang màu gạch.
- Trọng lượng bình quân 200 - 250 gam.
- Phẩm chất quả: ruột chắc và mềm, quả không có hạt hoặc tối đa 2 hạt, có độ ngọt trung bình khi chín.
* Giống hồng China - Conical:
- Dạng hình, màu sắc quả: Quả dạng hình nón (chén), vỏ màu cam vàng.
- Trọng lượng bình quân 200 - 250 gam.
- Phẩm chất quả: ruột chắc và dẻo, khi chín mềm, quả thường có từ 1 đến 2 hạt.
* Giống hồng China - Oblong:
- Dạng hình, màu sắc quả: Quả có hình dạng dẹp, dạng thuôn với đỉnh dẹt, có nhiều khía sâu chạy dọc theo chiều đúng của trái. Vỏ có màu cam tươi, ửng đỏ khi chín
- Trọng lượng bình quân 230 - 350 gam.
- Phẩm chất quả: ruột chín tự nhiên rất dẻo, quả thường không có hạt hay hạt bị lép để lại những khoảng nếp bên trong thịt.
* Giống hồng Vietnam - Oblong:
- Dạng hình, màu sắc quả: Quả có dạng quả trứng, đỉnh trái nhọn. Vỏ dày, màu cam xanh, khi chín màu vàng cam.
- Trọng lượng bình quân 100 - 120 gam.
- Phẩm chất quả: Ruột chắc, chứa nhiều tanin, khi chín mềm, ngọt, có nhiều hạt.
* Giống hồng vuông ông Đồng:
- Dạng hình, màu sắc quả: Quả hơi dẹt, có 4 cạnh, đầu quả bằng. Vỏ màu da cam hơi bóng. Khi chín có màu cam lửa, màu của trái được giữ rất lâu.
- Trọng lượng bình quân 150 - 200 gam.
- Phẩm chất quả: Ruột chắc, chín mềm và ngọt. Quả thường không hạt.
* Giống hồng Tám Hải:
- Dạng hình, màu sắc quả: Quả có 4 khía, quả dạng dẹp, thuôn dài và đỉnh dẹt.
- Trọng lượng bình quân 200 - 250 gam.
- Phẩm chất quả: Ruột mềm, nhiều nước, ngọt. Quả thường có 1 - 2 hạt.
đ) Các chỉ tiêu vi sinh, hàm lượng kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: theo quy định của Bộ Y tế.
2. Đối với sản phẩm Trái hồng sấy khô:
Stt | Tên chỉ tiêu | ĐVT | Tiêu chuẩn | Áp dụng | Ghi chú |
Các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu | |||||
1 | Độ ẩm, không lớn hơn | % | TCCS | Áp dụng theo mức chất lượng đăng ký của cơ sở |
|
2 | Tro không tan trong acid, không lớn hơn | % | TCCS | ||
3 | Đường Sacharine | Định tính | (-) | ||
4 | Đường Cyclamat | Định tính | (-) | ||
5 | Phẩm màu | Định danh | Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BYT | ||
6 | Hàm lượng đường tổng | % | TCCS | ||
7 | Độ chua | % | TCCS | ||
8 | Hàm lượng Cacbonhydrat | % | TCCS | ||
Các chỉ tiêu vi sinh vật | |||||
1 | TS vi khuẩn hiếu khí, không lớn hơn | CFU/g | 104 | Áp dụng theo Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT (Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm) |
|
2 | Total Coliforms, không lớn hơn | CFU/g | 10 | ||
3 | Escherichia coli, không lớn hơn | MPN/g | 3 | ||
4 | Staphylococcus aureus, không lớn hơn | CFU/g | 10 | ||
5 | Clostridium perfringens, không lớn hơn | CFU/g | 10 | ||
6 | Bacillus cereus, không lớn hơn | CFU/g | 10 | ||
7 | TS BT nấm men-mốc, không lớn hơn | CFU/g | 102 | ||
Hàm lượng kim loại nặng | |||||
1 | Chì (Pb), không lớn hơn | mg/kg | 0,1 | Áp dụng QCVN 8-2:2011/BYT |
|
Dư lượng hóa chất thuốc bảo vệ thực vật | Áp dụng theo Thông tư số 50/2016/TT-BYT | Imazal il Endos ulfan |
III. Các phương pháp xác định tiêu chí chất lượng
1. Xác định xuất xứ hồng:
Căn cứ vào có phiếu ghi chép các thông tin trong quá trình canh tác.
2. Xác định tiêu chí chất lượng:
a) Xác định màu sắc, mùi, vị:
Việc xác định màu sắc, mùi của quả hồng chủ yếu bằng khứu giác, thường các quả đạt các tiêu chí về đặc điểm thì màu sắc và mùi, tương đối chuẩn.
b) Phương pháp xác định hình thái quả:
- Đo chiều dài bằng thước thẳng độ chính xác đến milimét: đo từ gốc cho đến ngọn trái.
- Cân trái đạt chất lượng để xác định trọng lượng trái độ chính xác đến gam.
c) Xác định các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu vi sinh, hàm lượng kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật:
Gởi mẫu hồng đến các phòng kiểm nghiệm đã được chứng nhận VILAS hoặc các phòng kiểm nghiệm trong hệ thống đã được VILAS thừa nhận lẫn nhau các chỉ tiêu quy định để phân tích các chỉ tiêu trên./.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
CẤP MỚI (CẤP LẠI) GIẤY CHỨNG NHẬN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “HỒNG ĐÀ LẠT”
Kính gửi: Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt.
Tên(đơn vị, cá nhân) đề nghị:.............................................................................................
Địa chỉ:................................................................................................................................
Điện thoại: …………………………………… Fax:...............................................................
Email: …………………………………… Website................................................................
Quyết định thành lập hoặc giấy phép kinh doanh (nếu có):
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Sau khi nghiên cứu các quy định về quản lý, sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Hồng Đà Lạt”, liên hệ với điều kiện cụ thể của đơn vị, chúng tôi đăng ký được cấp Giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Hồng Đà Lạt”:
Lý do cấp:..........................................................................................................................
Loại sản phẩm đề nghị cấp:..............................................................................................
Quy mô sản xuất, kinh doanh của đơn vị:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Địa điểm sản xuất, kinh doanh của đơn vị:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Kèm theo Bản cam kết về việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Hồng Đà Lạt”.
Chúng tôi cam đoan những thông tin đăng ký trên là đúng sự thật; đồng thời cam kết thực hiện nghiêm, đầy đủ các yêu cầu của Nhà nước quy định về quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Hồng Đà Lạt”.
| Đà Lạt, ngày….. tháng.... năm…… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
VỀ VIỆC SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “HỒNG ĐÀ LẠT”
Kính gửi: Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt
Tên (đơn vị, cá nhân):.........................................................................................................
Địa chỉ:................................................................................................................................
Điện thoại: …………………………………………… Fax:.....................................................
Email: …………………………………………………. Website..............................................
Quyết định thành lập hoặc giấy phép kinh doanh (nếu có):................................................
...........................................................................................................................................
Nếu được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Hồng Đà Lạt”, chúng tôi cam kết tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ các quy định liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận nhằm duy trì, bảo vệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển giá trị tài sản trí tuệ đối với nhãn hiệu chứng nhận “Hồng Đà Lạt”:
1. Sử dụng đúng và chính xác nhãn hiệu chứng nhận gồm cả tên nhãn hiệu và hình ảnh logo.
2. Chỉ sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm đã được cơ quan quản lý cấp giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Hồng Đà Lạt”.
3. Nhãn hiệu chứng nhận được sử dụng kèm với nhãn hiệu chính thức của đơn vị, nhưng không sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Hồng Đà Lạt” làm nhãn hiệu chính cho sản phẩm của mình.
4. Không tự ý chuyển nhượng nhãn hiệu chứng nhận dưới bất kỳ hình thức nào.
5. Phổ biến và cung cấp đầy đủ cho các thành viên thông tin cần thiết có liên quan đến nhãn hiệu chứng nhận, sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
6. Chấp hành chế độ kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất của Cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận việc sử dụng nhãn hiệu của đơn vị.
7. Đóng các khoản phí, lệ phí theo quy định.
8. Thực hiện đầy đủ các nội dung của quy định tại quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Hồng Đà Lạt”.
9. Tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ các quy định liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận nhằm duy trì, bảo vệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển giá trị tài sản trí tuệ đối với nhãn hiệu chứng nhận “Hồng Đà Lạt”.
10. Duy trì và bảo đảm chất lượng hàng hóa mang nhãn hiệu chứng nhận “Hồng Đà Lạt”.
Nếu vi phạm những điều đã cam kết trên, chúng tôi xin chịu mọi hình thức xử lý của cơ quan quản lý nhà nước.
| Đà Lạt, ngày tháng năm |
- 1Quyết định 41/2016/QĐ-UBND Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Gạo nếp Quýt Đạ Tẻh do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 2Quyết định 33/2017/QĐ-UBND Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt” do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 3Quyết định 464/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Gạo Tẻ Râu Phong Thổ do tỉnh Lai Châu ban hành
- 4Quyết định 697/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế Quản lý và sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận Sâm Ngọc Linh do tỉnh Kon Tum ban hành
- 5Quyết định 953/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế Quản lý và sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận Yến sào Kon Tum
- 1Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- 2Nghị định 103/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
- 3Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Quyết định 46/2007/QĐ-BYT Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 5Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009
- 6Nghị định 122/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
- 7Thông tư 05/2013/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 103/2006/NĐ-CP về Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp được sửa đổi theo Thông tư 13/2010/TT-BKHCN và 18/2011/TT-BKHCN do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 8Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BYT năm 2015 hợp nhất Thông tư hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm do Bộ Y tế ban hành
- 9Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 10Bộ luật dân sự 2015
- 11Quyết định 41/2016/QĐ-UBND Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Gạo nếp Quýt Đạ Tẻh do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 12Thông tư 50/2016/TT-BYT quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 13Quyết định 33/2017/QĐ-UBND Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt” do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 14Quyết định 464/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Gạo Tẻ Râu Phong Thổ do tỉnh Lai Châu ban hành
- 15Quyết định 697/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế Quản lý và sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận Sâm Ngọc Linh do tỉnh Kon Tum ban hành
- 16Quyết định 953/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế Quản lý và sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận Yến sào Kon Tum
Quyết định 900/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Hồng Đà Lạt do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- Số hiệu: 900/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/05/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Đoàn Văn Việt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/05/2018
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực