- 1Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- 2Nghị định 103/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
- 3Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009
- 5Nghị định 122/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
- 6Thông tư 05/2013/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 103/2006/NĐ-CP về Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp được sửa đổi theo Thông tư 13/2010/TT-BKHCN và 18/2011/TT-BKHCN do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 1Quyết định 51/2022/QĐ-UBND bãi bỏ các quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở Khoa học và Công nghệ
- 2Quyết định 85/QĐ-UBND năm 2023 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng năm 2022
- 3Quyết định 319/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng kỳ 2019-2023
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/2017/QĐ-UBND | Lâm Đồng, ngày 03 tháng 5 năm 2017 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “DÂU TÂY ĐÀ LẠT”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp và Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ;
Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp và Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN ngày 20 tháng 02 năm 2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007;
Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/5/2017.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “DÂU TÂY ĐÀ LẠT”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2017/QĐ-UBND ngày 03 tháng 5 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
Tập hợp các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận, tỉnh Lâm Đồng cùng xây dựng, sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt” thành nhãn hiệu có uy tín của cộng đồng những người sản xuất, kinh doanh sản phẩm dâu tây của địa phương.
Điều 2. Phạm vi, đối tượng áp dụng
1. Nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt” là nhãn hiệu được đăng ký độc quyền trong nước;
2. Quy chế này quy định về quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận với tên gọi “Dâu tây Đà Lạt” cho sản phẩm dâu tây được sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận, tỉnh Lâm Đồng;
3. Quy chế này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận và các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm dâu tây trên địa bàn thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận, tỉnh Lâm Đồng.
Trong Quy chế này, các từ ngữ được sử dụng có nghĩa như sau:
1. Nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt” trong Quy chế này là nhãn hiệu chứng nhận áp dụng cho sản phẩm dâu tây được sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận, tỉnh Lâm Đồng;
2. Giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt” là giấy chứng nhận do cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận cấp cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm dây tây trên địa bàn thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận, tỉnh Lâm Đồng đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Quy chế này;
3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm dâu tây nêu trong Quy chế này là các doanh nghiệp, các hợp tác xã, tổ hợp tác và các hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm dâu tây trên địa bàn thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận, tỉnh Lâm Đồng.
Điều 4. Điều kiện được cấp và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
1. Điều kiện để tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt”:
a) Có hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm dâu tây trên địa bàn thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận, tỉnh Lâm Đồng và trong phạm vi vùng chứng nhận theo Bản đồ theo Phụ lục 2 của Quy chế này;
b) Có giấy chứng nhận VietGAP do đơn vị chức năng cấp theo quy định của pháp luật;
c) Đảm bảo quy định về chất lượng theo Bản tiêu chí chất lượng sản phẩm dâu tây mang nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt” theo Phụ lục 3 của Quy chế này;
d) Tuân thủ các quy định trong suốt quá trình từ sản xuất đến lưu thông nhằm đảm bảo sản phẩm có đặc tính, chất lượng quy định;
e) Cam kết tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ các nội dung trong giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt” trong quá trình sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
2. Điều kiện để tổ chức, cá nhân được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt”: Tổ chức hoặc cá nhân được cơ quan quản lý nhãn hiệu cấp giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt”.
Điều 5. Biểu trưng và danh mục sản phẩm đăng ký của nhãn hiệu chứng nhận
Biểu trưng và danh mục sản phẩm đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt” theo Phụ lục 1 của Quy chế này.
Điều 6. Bản đồ vùng sản xuất, kinh doanh sản phẩm dâu tây mang nhãn hiệu chứng nhận
Vùng sản xuất, kinh doanh sản phẩm dâu tây mang nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt” theo Phụ lục 2 của Quy chế này.
CÁC ĐẶC TÍNH CỦA SẢN PHẨM DÂU TÂY MANG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “DÂU TÂY ĐÀ LẠT”
Điều 7. Sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận
Sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt” là sản phẩm dâu tây được sản xuất tại thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận, tỉnh Lâm Đồng; đáp ứng các tiêu chí về bản đồ vùng chứng nhận và chất lượng theo Phụ lục 2 và Phụ lục 3 của Quy chế này.
Điều 8. Các đặc tính chất lượng
Các đặc trưng về chất lượng của sản phẩm dâu tây mang nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt” được thể hiện tại Phụ lục 3 của Quy chế này.
Điều 9. Phương pháp đánh giá các đặc tính chất lượng
1. Phương pháp lấy mẫu: Mẫu sản phẩm đem đi xét nghiệm đánh giá chất lượng phải được lấy ngẫu nhiên của lô hàng mang nhãn hiệu chứng nhận do cơ quan quản lý nhãn hiệu thực hiện, khi lấy mẫu phải có biên bản và có sự chứng kiến của tổ chức hoặc cá nhân sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
2. Điều kiện của đơn vị xét nghiệm: Mẫu sản phẩm sau khi được lấy phải gửi đến tổ chức có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hoặc chỉ định làm nhiệm vụ kiểm nghiệm và các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận phải được đánh giá theo phương pháp quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) hiện hành; trường hợp phương pháp thử không có trong Tiêu chuẩn Việt Nam, phương pháp đánh giá chất lượng sẽ do cấp có thẩm quyền quy định;
3. Tiêu chuẩn áp dụng: Các chỉ tiêu chất lượng của mẫu kiểm nghiệm phải được so sánh với các chỉ tiêu chất lượng theo Phụ lục 3 của Quy chế này để xác định mẫu đánh giá kiểm nghiệm đạt hay không đạt, làm căn cứ cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN
Điều 10. Cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận
Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt là cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt” có chức năng và nhiệm vụ sau:
1. Đăng ký xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt” tại Cục Sở hữu trí tuệ;
2. Phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt”;
3. Quản lý, kiểm soát việc sử dụng và cấp giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt” theo các quy định tại Quy chế này;
4. Phát hiện, xử lý, thu hồi giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận khi đối tượng tham gia vi phạm Quy chế hoặc đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm quy định về sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt”.
QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN
Điều 11. Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt” gửi 01 bộ hồ sơ, gồm: Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt” và Bản cam kết sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt” theo Phụ lục 4, Phụ lục 5 của Quy chế này đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt (trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích);
2. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn của tổ chức, cá nhân Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt tiến hành kiểm tra thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân đề nghị và đánh giá chất lượng thông qua việc lấy mẫu;
3. Trong vòng 12 ngày làm việc kể từ ngày kiểm tra cơ sở và lấy mẫu, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt quyết định cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận; trường hợp không cấp, phải nêu rõ lý do và trả lời bằng văn bản.
4. Việc nộp hồ sơ và trả kết quả giải quyết cho khách hàng được thực hiện trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.
Điều 12. Giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
1. Giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt” có các nội dung sau:
- Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận;
- Điện thoại, Fax, Email, Website (nếu có);
- Danh mục loại sản phẩm dâu tây được cấp giấy chứng nhận;
- Biểu trưng nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt”;
- Thời hạn của giấy chứng nhận;
- Quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận;
- Họ tên, chữ ký của đại diện và dấu của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt.
2. Giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt” được làm thành 01 bản chính giao cho đơn vị sử dụng. Đơn vị cấp phát mở sổ theo dõi cấp và thu hồi giấy chứng nhận. Trường hợp có yêu cầu cấp thêm các bản sao giấy chứng nhận thì cơ quan quản lý sẽ cấp (tối đa không quá 10 bản) nhưng trên bản sao phải có chữ “BẢN SAO”;
3. Giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt” có thời hạn 03 năm;
4. Cấp lại giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt”:
a) Trường hợp hết hạn theo quy định và trong quá trình sử dụng không vi phạm Quy chế; tổ chức, cá nhân nộp đơn xin cấp lại và các khoản phí theo quy định để được cấp lại; thủ tục cấp lại tương tự như lần đầu;
b) Trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận và trong quá trình sử dụng có vi phạm đến mức bị thu hồi; muốn xét cấp lại giấy chứng nhận phải sau thời gian 01 năm kể từ ngày thu hồi (thủ tục đề nghị cấp lại tương tự như lần đầu);
c) Trường hợp bị mất hoặc hư hỏng phải có đơn xin cấp lại và nộp các khoản chi phí theo quy định, cơ quan quản lý sẽ cấp lại trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn xin cấp lại.
Điều 13. Sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
1. Tổ chức, cá nhân được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận trên bao bì sản phẩm, phương tiện kinh doanh, thư từ giao dịch, phương tiện quảng cáo;
2. Phải sử dụng đúng và chính xác dấu hiệu của nhãn hiệu chứng nhận gồm cả tên nhãn hiệu và hình ảnh logo;
3. Chỉ sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho các loại sản phẩm dâu tây đã được cơ quan quản lý cấp giấy chứng nhận sử dụng;
4. Nhãn hiệu chứng nhận được sử dụng kèm với nhãn hiệu riêng của tổ chức, cá nhân, nhưng không được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận làm nhãn hiệu chính cho sản phẩm của mình;
5. Tổ chức, cá nhân không được tự ý chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả giữa các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty, công ty mẹ với công ty con và ngược lại;
6. Mọi thông tin cần thiết và liên quan đến nhãn hiệu chứng nhận phải phổ biến và cung cấp đầy đủ cho các thành viên sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
7. Nghiêm cấm mọi hành vi sử dụng, hình thức sử dụng có hoặc không có nhãn hiệu chứng nhận nhưng làm sai lệch nhận thức hoặc gây ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của nhãn hiệu chứng nhận; mọi hình thức đưa thông tin sai về nhãn hiệu chứng nhận hoặc lạm dụng nhãn hiệu chứng nhận gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Điều 14. Quản lý việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
1. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt thực hiện kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc sử dụng nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận nhằm duy trì và đảm bảo những tiêu chuẩn và đặc tính riêng của sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt”;
2. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt quyết định đình chỉ việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đối với tổ chức, cá nhân vi phạm các trường hợp sau:
a) Không đáp ứng điều kiện sử dụng nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Điều 4, Quy chế này;
b) Sử dụng nhãn hiệu chứng nhận không đúng quy định tại Điều 13 của Quy chế này;
c) Không thanh toán đầy đủ chi phí cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu chứng nhận theo quy định tại Điều 16 của Quy chế này.
3. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt có trách nhiệm giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu chứng nhận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt”.
Điều 15. Kiểm soát chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận
1. Hàng năm, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt cùng tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu lấy mẫu sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận để đánh giá chất lượng. Khoản phí đánh giá chất lượng do tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu nộp theo quy định;
2. Trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ về chất lượng của sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt có quyền đột xuất yêu cầu tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu lấy mẫu để kiểm tra, đánh giá chất lượng của sản phẩm.
Điều 16. Chi phí cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu chứng nhận
1. Tổ chức, cá nhân tham gia nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt” phải nộp chi phí cấp giấy chứng nhận, chi phí duy trì thường niên, chi phí đánh giá chất lượng định kỳ hoặc đột xuất cho cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận; các khoản chi phí trên phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
2. Phí cấp giấy chứng nhận và chi phí duy trì nhãn hiệu thường niên thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật nhà nước về phí và lệ phí.
QUYỀN LỢI VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THAM GIA NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN
Điều 17. Quyền lợi khi tham gia nhãn hiệu chứng nhận
1. Các tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đều bình đẳng về quyền, lợi ích cũng như nghĩa vụ liên quan đến nhãn hiệu chứng nhận;
2. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận có quyền:
a) Gắn nhãn hiệu chứng nhận trên bao bì cho loại sản phẩm đã được cấp giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu do mình sản xuất, kinh doanh;
b) Có quyền khai thác, sử dụng và hưởng các lợi ích kinh tế phát sinh từ nhãn hiệu chứng nhận;
c) Được nhà nước bảo hộ quyền sử dụng hợp pháp nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt”.
Điều 18. Trách nhiệm khi tham gia nhãn hiệu chứng nhận
1. Thực hiện đầy đủ các nội dung của Điều 4, Điều 13 và Điều 16 của Quy chế này;
2. Tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ các quy định liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận nhằm duy trì, bảo vệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần phát triển giá trị tài sản trí tuệ đối với nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt”;
3. Duy trì và bảo đảm chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt”;
4. Khi không còn nhu cầu sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo đến cơ quan quản lý để làm các thủ tục thu hồi giấy chứng nhận;
5. Kịp thời cung cấp thông tin, đề nghị xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định trong sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt”.
Các hành vi vi phạm quyền sở hữu và quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, gồm:
1. Sử dụng nhãn hiệu chứng nhận của các tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận nhưng không thực hiện đầy đủ các yêu cầu theo Điều 18 của Quy chế này;
2. Sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho các loại sản phẩm dâu tây chưa được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận;
3. Sử dụng nhãn hiệu chứng nhận của tất cả các tổ chức, cá nhân khác khi chưa được sự cho phép của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt.
Điều 20. Hình thức xử lý vi phạm
Tùy theo mức độ, các hành vi vi phạm quyền sở hữu và quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận có thể bị xử lý như sau:
1. Tạm đình chỉ hoặc tước quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đối với tổ chức, cá nhân có hành vi quy định tại Khoản 1, Điều 19 của Quy chế này;
2. Yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 19 của Quy chế này.
Điều 21. Trách nhiệm phát hiện và xử lý vi phạm
1. Các tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt” đều có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt xử lý;
2. Các tổ chức, cá nhân khi sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải tuân thủ tất cả các quy định tại Quy chế này. Trường hợp vi phạm, tùy theo mức độ mà bị xử lý theo Quy chế và các quy định khác có liên quan;
3. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt có trách nhiệm theo dõi và xử lý các trường hợp sai phạm hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Cơ chế giải quyết tranh chấp về nhãn hiệu chứng nhận
1. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt giải quyết tranh chấp xảy ra đối với các tổ chức, cá nhân được cấp sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt”;
2. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt làm đại diện giải quyết theo quy định của pháp luật các tranh chấp về nhãn hiệu chứng nhận với bên ngoài (của thành viên được quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt với các cá nhân, tổ chức bên ngoài);
3. Tranh chấp giữa Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt với các tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu chứng nhận do Sở Khoa học và Công nghệ giải quyết lần đầu và Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng giải quyết lần cuối.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong quá trình quản lý, sử dụng và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt” được khen thưởng theo quy định hiện hành.
Trong quá trình thực hiện Quy chế, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời đến Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt để báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp.
BIỂU TRƯNG (LOGO) NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “DÂU TÂY ĐÀ LẠT” VÀ DANH MỤC SẢN PHẨM ĐĂNG KÝ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2017/QĐ-UBND ngày 03/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
Nhóm 31: Trái dâu tây tươi.
BẢN ĐỒ VÙNG CHỨNG NHẬN NHÃN HIỆU “DÂU TÂY ĐÀ LẠT”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2017/QĐ-UBND ngày 03/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
BẢNG CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM DÂU TÂY MANG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “DÂU TÂY ĐÀ LẠT”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2017/QĐ-UBND ngày 03/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
I. Xuất xứ dâu tây:
Dâu tây được trồng trên địa bàn thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận, tỉnh Lâm Đồng và sản phẩm dâu tây mang nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt” phải xác định cụ thể các thông tin sau:
- Doanh nghiệp/đơn vị/chủ hộ;
- Địa chỉ;
- Địa điểm sản xuất;
- Nguồn gốc giống sản xuất;
- Ngày thu hoạch.
II. Tiêu chí chất lượng sản phẩm dâu tây:
1. Màu sắc:
- Màu sắc quả: Khi chín có màu đỏ tươi đặc trưng của dâu tây.
- Màu sắc của đài quả (phần phủ trên cuống quả): có màu xanh nhạt.
2. Mùi: Có mùi thơm đặc trưng của dâu tây, không có mùi lạ.
3. Vị: Vị ngọt và chua thanh đặc trưng của dâu tây.
4. Hình thái:
* Dâu tây giống Mỹ đá:
- Dạng hình, màu sắc quả: Quả hình tim, to, đỏ hơi đậm, thịt quả đỏ tươi khá đều. Phần đài quả: Mỏng, ngắn, phủ một phần nhỏ trên trái dâu.
- Chiều dài quả từ 25 - 30mm
- Cân nặng quả từ 10 - 15g
- Phẩm chất quả: Ít thơm, vị chua, rất cứng
* Dâu tây giống Mỹ hương:
- Dạng hình, màu sắc quả: Quả hình tim, màu đỏ đậm, thịt quả đỏ tươi. Phần đài quả: Mỏng, ngắn, phủ một phần nhỏ trên trái dâu.
- Chiều dài quả từ 25 - 30mm
- Cân nặng quả từ 10 - 15g
- Phẩm chất quả: Thơm nồng, vị chua, cứng
* Dâu tây giống Newzealand:
- Dạng hình, màu sắc quả: Quả hình bầu dục, đỏ đậm. Phần đài quả: Mỏng, ngắn, phủ một phần nhỏ trên trái dâu.
- Chiều dài quả từ 30 - 35mm
- Cân nặng quả từ 15 - 20g
- Phẩm chất quả: Vị ngọt, thơm, cứng
* Dâu tây giống Langbiang 2:
- Dạng hình, màu sắc quả: Quả hình tim hơi dài, to, đỏ hơi đậm, thịt quả đỏ tươi phần cuống sáng. Phần đài quả: Mỏng, ngắn, phủ một phần nhỏ trên trái dâu.
- Chiều dài quả từ 30 - 35mm
- Cân nặng quả từ 15 - 20g
- Phẩm chất quả: Thơm ngon, ít chua, quả cứng hơn so với Newzealand, Nhật
* Dâu tây giống Mara des Bois:
- Dạng hình, màu sắc quả: Quả hình tim, to, đỏ hơi đậm, thịt quả đỏ tươi khá đều. Phần đài quả: Mỏng, ngắn, phủ một phần nhỏ trên trái dâu.
- Chiều dài quả từ 25 - 30mm
- Cân nặng quả từ 10 - 15g
- Phẩm chất quả: Thơm ngon, ngọt, mềm hơn so với Mỹ đá, Mỹ hương
* Dâu tây giống Đài Loan:
- Dạng hình, màu sắc quả: Quả lớn, màu đỏ tươi, cuống lá ria khía. Phần đài quả: Mỏng, ngắn, phủ một phần nhỏ trên trái dâu.
- Chiều dài quả từ 30 - 35mm
- Cân nặng quả từ 15 - 20g
- Phẩm chất quả: Mềm, thơm ngon, vị ngọt thanh.
* Dâu tây giống Nhật (Toyohaka):
- Dạng hình, màu sắc quả: Quả hình tim, to, đỏ hơi đậm, thịt quả đỏ tươi khá đều. Phần đài quả: Mỏng, ngắn, phủ một phần nhỏ trên trái dâu.
- Chiều dài quả từ 25 - 30mm
- Cân nặng quả từ 15 - 20g
- Phẩm chất quả: Thơm ngon, ngọt, mềm, đặc biệt thơm hơn các giống dâu khác.
* Dâu tây giống Ssanta (nhập từ Hàn Quốc):
- Dạng hình, màu sắc quả: Quả dài, gần giống hình trái tim, có màu đỏ tươi, đầu cuống tròn, đầu cuối quả nhọn. Phần đài quả: Mỏng, ngắn, phủ một phần nhỏ trên trái dâu.
- Chiều dài quả từ 40 - 50mm
- Cân nặng quả từ 18 - 20g
- Phẩm chất quả: Vị ngọt, thơm, trái mềm.
5. Các chỉ tiêu vi sinh, hàm lượng kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: Theo quy định của Bộ Y tế.
III. Các phương pháp xác định tiêu chí chất lượng:
1. Xác định xuất xứ dâu tây:
Căn cứ vào có phiếu ghi chép các thông tin trong quá trình canh tác.
2. Xác định tiêu chí chất lượng:
2.1. Xác định màu sắc, mùi, vị:
Việc xác định màu sắc, mùi của trái dâu tây chủ yếu bằng khứu giác, thường các trái đạt các tiêu chí về đặc điểm thì màu sắc và mùi, tương đối chuẩn.
2.2. Phương pháp xác định hình thái quả:
- Đo chiều dài bằng thước thẳng độ chính xác đến milimét: đo từ gốc cho đến ngọn trái.
- Cân trái đạt chất lượng để xác định trọng lượng trái độ chính xác đến gam.
2.3. Xác định các chỉ tiêu vi sinh, hàm lượng kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật:
Gởi mẫu trái dâu tây đến các phòng kiểm nghiệm đã được chứng nhận VILAS hoặc các phòng kiểm nghiệm trong hệ thống đã được VILAS thừa nhận lẫn nhau các chỉ tiêu quy định để phân tích các chỉ tiêu trên./.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP MỚI (CẤP LẠI) GIẤY CHỨNG NHẬN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “DÂU TÂY ĐÀ LẠT”
Kính gửi: Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt.
Tên (đơn vị, cá nhân) đề nghị: …………………………………………………………………………..
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………….
Điện thoại: …………………………………………………… Fax: …………………………………….
Email: ………………………………………………………………………………………………………
Quyết định thành lập hoặc giấy phép kinh doanh (nếu có):
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
Sau khi nghiên cứu các quy định về quản lý, sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt”, liên hệ với điều kiện cụ thể của đơn vị, chúng tôi đăng ký được cấp Giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt”:
Lý do cấp: ……………………………………………………………………………………………….
Loại sản phẩm đề nghị cấp: ……………………………………………………………………………
Quy mô sản xuất, kinh doanh của đơn vị:
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
Địa điểm sản xuất, kinh doanh của đơn vị:
Hồ sơ kèm theo:
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
- Bản cam kết về việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt”. Chúng tôi cam đoan những thông tin đăng ký trên là đúng sự thật; đồng thời cam kết thực hiện nghiêm, đầy đủ các yêu cầu của Nhà nước quy định về quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt”.
| Đà Lạt, ngày …. tháng.... năm …
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
VỀ VIỆC SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “DÂU TÂY ĐÀ LẠT”
Kính gửi: Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt.
Tên(đơn vị, cá nhân) đề nghị: …………………………………………………………………………..
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………….
Điện thoại: …………………………………………………… Fax: …………………………………….
Email: ………………………………………………………………………………………………………
Quyết định thành lập hoặc giấy phép kinh doanh (nếu có):
…………………………………………………………………………………………………………….
Nếu được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt”, chúng tôi cam kết tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ các quy định liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận nhằm duy trì, bảo vệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển giá trị tài sản trí tuệ đối với nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt”:
1. Sử dụng đúng và chính xác nhãn hiệu chứng nhận gồm cả tên nhãn hiệu và hình ảnh logo.
2. Chỉ sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm đã được cơ quan quản lý cấp giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt”.
3. Nhãn hiệu chứng nhận được sử dụng kèm với nhãn hiệu chính thức của đơn vị, nhưng không sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt” làm nhãn hiệu chính cho sản phẩm của mình.
4. Không tự ý chuyển nhượng nhãn hiệu chứng nhận dưới bất kỳ hình thức nào.
5. Phổ biến và cung cấp đầy đủ cho các thành viên thông tin cần thiết có liên quan đến nhãn hiệu chứng nhận, sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
6. Chấp hành chế độ kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất của Cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận việc sử dụng nhãn hiệu của đơn vị.
7. Đóng các khoản phí, lệ phí theo quy định.
8. Thực hiện đầy đủ các nội dung của Quy định này và các quy định tại quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt”.
9. Tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ các quy định liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận nhằm duy trì, bảo vệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển giá trị tài sản trí tuệ đối với nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt”.
10. Duy trì và bảo đảm chất lượng hàng hóa mang nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt”.
Nếu vi phạm những điều đã cam kết trên, chúng tôi xin chịu mọi hình thức xử lý của cơ quan quản lý nhà nước.
| Đà Lạt, ngày …. tháng.... năm …
|
- 1Quyết định 41/2016/QĐ-UBND Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Gạo nếp Quýt Đạ Tẻh do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 2Quyết định 1623/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Bún bò Huế do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3Quyết định 3050/QĐ-UBND năm 2016 về cho phép sử dụng địa danh và xác nhận bản đồ khu vực địa lý tương ứng với sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận "Nhãn Sông Mã cho sản phẩm nhãn của huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La
- 4Quyết định 464/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Gạo Tẻ Râu Phong Thổ do tỉnh Lai Châu ban hành
- 5Quyết định 2288/QĐ-UBND năm 2017 về cho phép sử dụng địa danh và xác nhận bản đồ khu vực địa lý tương ứng với sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận "Cam Phù Yên" cho sản phẩm cam của huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
- 6Quyết định 900/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Hồng Đà Lạt do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 7Quyết định 4228/QĐ-UBND năm 2019 bổ sung Quy chế tạm thời về quản lý, sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận OCOP Quảng Nam do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 8Quyết định 51/2022/QĐ-UBND bãi bỏ các quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở Khoa học và Công nghệ
- 9Quyết định 85/QĐ-UBND năm 2023 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng năm 2022
- 10Quyết định 319/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 51/2022/QĐ-UBND bãi bỏ các quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở Khoa học và Công nghệ
- 2Quyết định 85/QĐ-UBND năm 2023 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng năm 2022
- 3Quyết định 319/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng kỳ 2019-2023
- 1Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- 2Nghị định 103/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
- 3Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009
- 5Nghị định 122/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
- 6Thông tư 05/2013/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 103/2006/NĐ-CP về Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp được sửa đổi theo Thông tư 13/2010/TT-BKHCN và 18/2011/TT-BKHCN do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8Quyết định 41/2016/QĐ-UBND Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Gạo nếp Quýt Đạ Tẻh do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 9Quyết định 1623/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Bún bò Huế do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 10Quyết định 3050/QĐ-UBND năm 2016 về cho phép sử dụng địa danh và xác nhận bản đồ khu vực địa lý tương ứng với sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận "Nhãn Sông Mã cho sản phẩm nhãn của huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La
- 11Quyết định 464/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Gạo Tẻ Râu Phong Thổ do tỉnh Lai Châu ban hành
- 12Quyết định 2288/QĐ-UBND năm 2017 về cho phép sử dụng địa danh và xác nhận bản đồ khu vực địa lý tương ứng với sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận "Cam Phù Yên" cho sản phẩm cam của huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
- 13Quyết định 900/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Hồng Đà Lạt do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 14Quyết định 4228/QĐ-UBND năm 2019 bổ sung Quy chế tạm thời về quản lý, sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận OCOP Quảng Nam do tỉnh Quảng Nam ban hành
Quyết định 33/2017/QĐ-UBND Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dâu tây Đà Lạt” do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- Số hiệu: 33/2017/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/05/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Đoàn Văn Việt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/05/2017
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực