Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 894/QĐ-BTP | Hà Nội, ngày 21 tháng 04 năm 2014 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH KIỂM TRA LIÊN NGÀNH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT LÝ LỊCH TƯ PHÁP
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13/3/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 97/QĐ-BTP ngày 26/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 504/QĐ-BTP ngày 06/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch công tác năm 2014 của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia;
Xét đề nghị của Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch kiểm tra liên ngành tình hình thực hiện Luật Lý lịch tư pháp kèm theo Quyết định này,
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
KIỂM TRA LIÊN NGÀNH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT LÝ LỊCH TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 894/QĐ-BTP ngày 21 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
1. Mục đích
- Nắm bắt thực trạng tình hình triển khai thi hành Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành tại các Sở Tư pháp và các cơ quan có liên quan trong việc phối hợp tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp, phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Qua đó, kiến nghị với Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Lãnh đạo các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực lý lịch tư pháp.
- Phát hiện và kịp thời chấn chỉnh những sai sót trong quá trình triển khai thi hành Luật Lý lịch tư pháp. Đồng thời, qua kiểm tra liên ngành cũng kịp thời động viên khuyến khích và nhân rộng những điển hình trong việc thực thi nhiệm vụ mà Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật quy định.
2. Yêu cầu
- Kế hoạch kiểm tra liên ngành phải đảm bảo tính khả thi, đáp ứng mục đích kiểm tra.
- Công tác kiểm tra liên ngành phải bảo đảm tuân thủ theo đúng Kế hoạch kiểm tra liên ngành, có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm đúng trình tự, thủ tục kiểm tra, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả và tiết kiệm.
Dự kiến tổ chức 02 đoàn kiểm tra liên ngành tại 06 địa phương, thời gian kiểm tra từ 09 - 10 ngày/đoàn, cụ thể:
1. Tại Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Kạn: thời gian dự kiến thực hiện kiểm tra là cuối tháng 6/2014.
2. Tại Kon Tum, Bình Định, Phú Yên: thời gian dự kiến thực hiện kiểm tra là trung tuần tháng 7/2014.
III. NỘI DUNG KIỂM TRA LIÊN NGÀNH
1. Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin lý lịch tư pháp cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp và Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 10/5/2012 hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp, phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại một số cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, trại giam, trại tạm giam, cơ quan Thi hành án dân sự địa phương.
2. Kiểm tra công tác tiếp nhận, cập nhật, xử lý thông tin lý lịch tư pháp tại một số Sở Tư pháp tỉnh.
3. Kiểm tra công tác tra cứu, xác minh và phối hợp tra cứu, xác minh thông tin lý lịch tư pháp, phục vụ công tác cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại một số Sở Tư pháp, cơ quan Công an.
4. Kiểm tra công tác phối hợp rà soát cung cấp thông tin lý lịch tư pháp giữa Sở Tư pháp và một số cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Thi hành án dân sự.
5. Kiểm tra tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý lý lịch tư pháp
Tại mỗi tỉnh nơi Đoàn Kiểm tra liên ngành đến kiểm tra, Đoàn Kiểm tra liên ngành dự kiến sẽ tiến hành kiểm tra Sở Tư pháp và 02 đơn vị có trách nhiệm phối hợp tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp để Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và cấp Phiếu lý lịch tư pháp, bảo đảm mỗi Đoàn Kiểm tra liên ngành sẽ kiểm tra 03 Sở Tư pháp và 06 đầu mối cung cấp thông tin đại diện cho các cơ quan có nhiệm vụ cung cấp thông tin, cụ thể 02 Đoàn kiểm tra liên ngành dự kiến kiểm tra tại các cơ quan sau đây:
1. 06 Sở Tư pháp.
2. 02 Tòa án nhân dân tỉnh.
3. 02 Tòa án Quân sự quân khu hoặc khu vực.
4. 02 Trại giam hoặc trại tạm giam.
5. 02 Phòng Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát, Công an tỉnh.
6. 02 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh.
7. 02 Cục Thi hành án dân sự tỉnh.
1. Lãnh đạo Bộ Tư pháp.
2. Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Văn phòng Bộ, Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục Công nghệ thông tin, Bộ Tư pháp.
3. Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
(Dự kiến mỗi Đoàn kiểm tra có đại diện Lãnh đạo Bộ Tư pháp hoặc đại diện Lãnh đạo Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia làm Trưởng đoàn. Mỗi cơ quan cử 01 thành viên tham gia đoàn kiểm tra là Lãnh đạo cấp Cục/Vụ. Riêng đối với Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, ngoài Lãnh đạo Trung tâm, Lãnh đạo cấp Phòng, cử 01 - 02 chuyên viên tham gia Đoàn Kiểm tra, bảo đảm số lượng thành viên mỗi Đoàn kiểm tra liên ngành không quá 10 người).
VI. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN VIỆC TIẾN HÀNH KIỂM TRA
1. Bộ Tư pháp có văn bản gửi Ủy ban nhân dân tỉnh và các Bộ, ngành có liên quan để phối hợp chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ, ngành, địa phương mình trong việc thông báo thời gian, địa điểm, thành phần Đoàn kiểm tra, nội dung kiểm tra và chuẩn bị đề cương báo cáo
2. Tòa án nhân dân tối cao có văn bản gửi Tòa án nhân dân tỉnh; Viện kiểm sát nhân dân tối cao có văn bản gửi Viện kiểm sát nhân dân tỉnh; Bộ Công an có văn bản gửi Công an tỉnh và trại giam; Bộ Quốc phòng có văn bản gửi Tòa án quân sự quân khu thông báo mục đích, nội dung kiểm tra, thành phần Đoàn kiểm tra, thời gian, phương thức kiểm tra và Đề cương báo cáo.
3.1. Kiểm tra tại các cơ quan theo lịch trình:
3.1. Làm việc tại Ủy ban nhân dân tỉnh để công bố Quyết định kiểm tra và nghe các đơn vị thuộc đối tượng kiểm tra báo cáo.
Buổi làm việc công bố Quyết định kiểm tra dự kiến được tổ chức tại trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh nơi Đoàn Kiểm tra đến kiểm tra.
Thành phần tham dự buổi làm việc gồm: Đoàn Kiểm tra, đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố; Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Tòa án nhân dân tỉnh; Viện kiểm sát nhân dân tỉnh; Cục Thi hành án dân sự tỉnh; Công an tỉnh; Tòa án quân sự quân khu, khu vực đóng trên địa bàn tỉnh; Trại giam, trại tạm giam đóng trên địa bàn tỉnh. Tại buổi làm việc, sau khi Đoàn Kiểm tra công bố Quyết định Kiểm tra, các đơn vị thuộc đối tượng kiểm tra báo cáo và các đại biểu tham dự có ý kiến phát biểu.
3.2. Kiểm tra thực tế tại các đơn vị được kiểm tra
- Kiểm tra sổ sách, hồ sơ theo nội dung đã đề ra trong Kế hoạch;
- Đề nghị cơ quan nơi Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra báo cáo chi tiết, giải trình bổ sung về những nội dung còn vướng mắc;
3.3. Đoàn kiểm tra trao đổi sơ bộ về kết quả kiểm tra tại các đơn vị được kiểm tra.
1. Biên bản kiểm tra;
2. Báo cáo kết quả kiểm tra, những kiến nghị, đề xuất của Đoàn kiểm tra.
3. Thông báo kết quả của Đoàn kiểm tra liên ngành,
1. Bộ Tư pháp
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng nội dung kiểm tra, dự kiến thời gian, địa điểm, cơ quan, đơn vị kiểm tra; xây dựng Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra trên cơ sở Công văn cử cán bộ của các Bộ, ngành có liên quan.
- Chuẩn bị các nội dung, tài liệu và chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành để tổ chức hoạt động kiểm tra theo Kế hoạch này.
- Chủ trì chuẩn bị các thủ tục hành chính tổ chức Đoàn kiểm tra (Công văn, giấy mời gửi các bộ, ngành có liên quan trong việc cử cán bộ tham gia Đoàn kiểm tra và phối hợp trong việc có văn bản gửi các địa phương...).
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc chỉ đạo Sở Tư pháp mời đại diện các cơ quan của địa phương tham gia làm việc với Đoàn kiểm tra.
- Chủ trì xây dựng biên bản kiểm tra liên ngành, xây dựng Báo cáo, Thông báo kết quả kiểm tra liên ngành.
2. Các Bộ, ngành có liên quan
- Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc xây dựng nội dung kiểm tra, dự kiến về thời gian, địa điểm, cơ quan, đơn vị kiểm tra;
- Cử đại diện tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành;
- Chỉ đạo các cơ quan địa phương thuộc lĩnh vực quản lý phối hợp với Đoàn kiểm tra thực hiện các nội dung tại mục III Kế hoạch này.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh nơi thực hiện kiểm tra
- Bố trí địa điểm phục vụ buổi làm việc của Đoàn kiểm tra và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.
- Chỉ đạo Sở Tư pháp mời đại diện các cơ quan tham gia cuộc họp với Đoàn kiểm tra theo thành phần nêu tại đoạn 3 điểm 3.1 mục VI Kế hoạch này.
- Xây dựng Báo cáo bằng văn bản tình hình cung cấp, tiếp nhận, cập nhật, xử lý thông tin lý lịch tư pháp; tra cứu, xác minh thông tin lý lịch tư pháp, phục vụ việc xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh, thành phố theo nội dung yêu cầu của Đoàn kiểm tra;
4. Sở Tư pháp các tỉnh nơi thực hiện kiểm tra
- Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Kế hoạch kiểm tra liên ngành tại địa phương;
- Mời đại diện các cơ quan tham gia cuộc họp với Đoàn kiểm tra theo thành phần nêu tại đoạn 3 điểm 3.1 mục VI Kế hoạch này; đồng thời, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ, các cơ quan Tòa án, Công an, Kiểm sát, Thi hành án dân sự... trong việc chuẩn bị các nội dung theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra.
- Chuẩn bị báo cáo bằng văn bản tình hình phối hợp cung cấp, tiếp nhận, tra cứu, xác minh thông tin, rà soát cung cấp thông tin tại Sở Tư pháp theo nội dung yêu cầu của Đoàn kiểm tra theo Đề cương báo cáo kèm theo.
- Bố trí địa điểm, cán bộ phối hợp làm việc và chuẩn bị các tài liệu theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra liên ngành tại buổi kiểm tra tại Sở Tư pháp.
- Cử cán bộ tham gia cùng Đoàn kiểm tra liên ngành khi Đoàn thực hiện kiểm tra tại các cơ quan khác có liên quan trong phạm vi địa phương.
5. Các cơ quan Tòa án, Công an, Kiểm sát, Thi hành án dân sự tại địa phương
- Xây dựng báo cáo bằng văn bản theo nội dung yêu cầu của Đoàn kiểm tra theo Đề cương báo cáo kèm theo.
- Triệu tập các thành viên có liên quan khi Đoàn Kiểm tra tiến hành kiểm tra thực tế tại cơ quan mình.
- Phối hợp với Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp và Đoàn kiểm tra thực hiện các công tác có liên quan phục vụ hoạt động kiểm tra.
- Bố trí địa điểm làm việc cho Đoàn kiểm tra tại cơ quan mình.
6. Đối với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp
- Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc các Bộ, ngành và một số đơn vị thuộc Bộ chuẩn bị các nội dung nêu tại điểm 1 phần VIII của Kế hoạch này.
- Văn phòng Bộ, Cục Công nghệ thông tin, Tổng cục Thi hành án dân sự phối hợp với Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia trong việc cử cán bộ tham gia Đoàn kiểm tra khi được đề nghị.
- Văn phòng Bộ phối hợp với Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia trong việc bố trí phương tiện đi lại phục vụ Đoàn kiểm tra liên ngành khi được đề nghị.
7. Đối với Đoàn kiểm tra liên ngành
- Thực hiện hoạt động kiểm tra theo Kế hoạch này;
- Tổng hợp, xây dựng Báo cáo, Thông báo kết quả sau khi kết thúc đợt kiểm tra.
Kinh phí thực hiện kiểm tra liên ngành thực hiện theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, do Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia đảm bảo trong dự toán chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước năm 2014 đã được Bộ Tư pháp giao tại Quyết định số 251/QĐ-BTP ngày 24/01/2014 về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2014.
- 1Quyết định 1532/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Luật Lý lịch tư pháp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông báo 8249/TB-BTP năm 2013 ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Hà Hùng Cường tại Hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Luật Lý lịch tư pháp và Quyết định 2369/QĐ-TTg do Bộ Tư pháp ban hành
- 3Công văn 2956/BTP-TTLLTPQG năm 2017 về kiểm tra liên ngành tình hình thực hiện Luật Lý lịch tư pháp do Bộ Tư pháp ban hành
- 1Luật Lý lịch tư pháp 2009
- 2Quyết định 1532/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Luật Lý lịch tư pháp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 97/2010/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 97/QĐ-BTP năm 2011 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 5Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp do Bộ Tư pháp - Tòa án nhân dân tối cao - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng ban hành
- 6Nghị định 22/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
- 7Thông báo 8249/TB-BTP năm 2013 ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Hà Hùng Cường tại Hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Luật Lý lịch tư pháp và Quyết định 2369/QĐ-TTg do Bộ Tư pháp ban hành
- 8Công văn 2956/BTP-TTLLTPQG năm 2017 về kiểm tra liên ngành tình hình thực hiện Luật Lý lịch tư pháp do Bộ Tư pháp ban hành
Quyết định 894/QĐ-BTP năm 2014 về ban hành Kế hoạch kiểm tra liên ngành tình hình thực hiện Luật Lý lịch tư pháp
- Số hiệu: 894/QĐ-BTP
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/04/2014
- Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
- Người ký: Nguyễn Thúy Hiền
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/04/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra