Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 876/QĐ-UBND

Hải Phòng, ngày 24 tháng 04 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ QUẢN LÝ, KINH DOANH, KHAI THÁC CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2012-2015

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PH HẢI PHÒNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 20/11/2012;

Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ; Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 934/2010/QĐ-UBND ngày 15/6/2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc ban hành Quy chế chuyển đổi mô hình tổ chức, quản lý, kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng;

Căn cứ Quyết định số 2337/QĐ-UBND ngày 28/11/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Đề cương, kinh phí lập đề án Xây dựng và phát triển mô hình hợp tác xã quản lý, kinh doanh, khai thác chợ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2012-2015;

Xét đề nghị của Sở Công thương tại Công văn số 107/SCT-TM ngày 17/02/2014 về việc đngh phê duyệt Đề án Xây dựng và phát triển mô hình hợp tác xã quản lý, kinh doanh, khai thác chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2012-2015,

QUYẾT ĐNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Xây dựng và phát triển mô hình hợp tác xã quản lý, kinh doanh, khai thác chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2012 - 2015 với nội dung sau:

- Tên Đề án: Xây dựng và phát triển mô hình hợp tác xã quản lý, kinh doanh, khai thác chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2012-2015;

- Đơn vị chủ trì: Liên minh Hợp tác xã và Doanh nghiệp thành phố Hải Phòng;

- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Hỗ trợ phát triển Hợp tác xã và Doanh nghiệp thành phố Hải Phòng;

- Đơn vị phối hợp: Các Sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường; Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy; Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Ủy ban nhân dân các phường, xã.

- Kinh phí thực hiện: Căn cứ từng mô hình hợp tác xã quản lý, kinh doanh, Liên minh Hợp tác xã và Doanh nghiệp thành phố đề xuất mức hỗ trợ trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét quyết định.

(có Đề án chi tiết kèm theo)

Điều 2. Giao Liên minh Hợp tác xã và Doanh nghiệp thành phố chỉ đạo Trung tâm Hỗ trợ phát triển Hợp tác xã và Doanh nghiệp thành phố tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo đúng nội dung đã được phê duyệt và các quy định có liên quan.

Giao Sở Công Thương kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án theo đúng quy định.

Giao Sở Tài chính hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng kinh phí thực hiện Đề án theo đúng quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- CT, các PCT UBND TP;
- Như Điều 3;
- CVP, PVP Bùi Bá Sơn;
- CV:DN, TC, CT;
- Lưu VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đan Đức Hiệp

 

ĐỀ ÁN

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ QUẢN LÝ, KINH DOANH, KHAI THÁC CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2012 - 2015

 

THÔNG TIN CHUNG

I. TÊN ĐỀ ÁN

Đề án Xây dựng và phát triển mô hình Hợp tác xã quản lý, kinh doanh, khai thác ch trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2012 - 2015”

II. LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

Mô hình HTX quản lý, kinh doanh, khai thác chợ

III. CẤP QUẢN LÝ ĐỀ ÁN

Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng

IV. CƠ QUAN CHỦ TRÌ Đ ÁN

Liên minh Hợp tác xã và Doanh nghiệp thành phố Hải Phòng

V. CƠ QUAN THC HIỆN Đ ÁN

- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Hỗ trợ phát triển HTX và DN

- Địa chỉ: Số 37 Điện Biên Phủ, Hồng Bàng, Hải Phòng

- Điện thoại: 0313.810327

VI. CHỦ NHIỆM, PHÓ CHỦ NHIỆM ĐỀ ÁN

1. Chủ nhiệm Đề án

Họ và tên: Bùi Tiến Trung

Học vị: Cử nhân Luật

Chức vụ: Phó Chủ tịch Thường trực Liên minh Hợp tác xã và Doanh nghiệp thành phố Hải Phòng

2. Phó chủ nhiệm Đề án

Họ và tên: Nguyễn Thế Quang

Học vị: Kỹ sư Xây dựng

Chức vụ: Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ

3. Ủy viên

3.1. Họ và tên: Vũ Thị Bích Vân - Thư ký Đề tài

Học vị: Kỹ sư Kinh tế

Chức vụ: Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ

3.2. Họ và tên: Nguyễn Thị Huyền

Học vị: Cử nhân Kinh tế

Chức vụ: Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ

VII. ĐƠN VỊ PHI HỢP

1. Sở Công thương

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

3. Sở Tài chính

4. Sở Xây dựng

5. Sở Tài nguyên và Môi trường

6. Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy thành phố

7. UBND các quận, huyện

8. UBND các phường (xã)

VIII. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN

* Giai đoạn I của Đề án (2012 - 2013):

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành, quận, huyện tiến hành khảo sát các mô hình HTX quản lý, kinh doanh, khai thác chợ.

- Đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ cho HTX quản lý, kinh doanh, khai thác chợ

- Xây dựng xong Đề án Xây dựng và Phát triển mô hình HTX quản lý, kinh doanh, khai thác chợ trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.

- Khảo sát để xây dựng thí điểm mô hình HTX quản lý, kinh doanh, khai thác chợ tại 6 quận, huyện (dự kiến Hồng Bàng, Thủy Nguyên, An Dương, Cát Hải, An Lão, Dương Kinh) năm 2012 - 2013

- Phối hợp với Sở Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và các quận, huyện đánh giá kết quả sơ bộ bước đầu trong việc xây dựng Đề án HTX quản lý, kinh doanh, khai thác chợ

* Giai đoạn II của Đề án (2014 -2015):

- Xây dựng thí điểm mô hình HTX quản lý, kinh doanh, khai thác chợ giai đoạn 2014 - 2015 tại 5 quận, huyện: Hồng Bàng, Thủy Nguyên, An Dương, Cát Hải, An Lão

- Tổng kết đánh giá kết quả.

IX. ĐỐI TƯỢNG CỦA Đ ÁN

a/ Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của Đề tài tập trung vào các vấn đề sau:

- Mạng lưới chợ hiện nay.

- Cơ chế quản lý chợ, các mô hình quản lý chợ hiện nay.

- Các chợ có khả năng chuyển đổi mô hình.

- Các vấn đề liên quan đến việc phát triển mô hình HTX quản lý, kinh doanh, khai thác chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

b/ Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng để chuyển đổi, xây dựng mô hình HTX quản lý, kinh doanh, khai thác chợ giai đoạn 2012 - 2015.

X. NỘI DUNG ĐỀ ÁN

+ Thông tin chung

+ Chương I: Sự cần thiết, cơ sở pháp lý của việc xây dựng mô hình hợp tác xã quản lý, kinh doanh, khai thác chợ

+ Chương II: Thực trạng tình hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ và chủ trương chuyển đổi mô hình quản lý chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng

+ Chương III: Hợp tác xã quản lý, kinh doanh, khai thác chợ và thực trạng công tác chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh, khai thác chợ.

+ Chương IV: Xây dựng Mô hình hợp tác xã quản lý, kinh doanh, khai thác chợ tại Hải Phòng

+ Chương V: Tổ chức thực hiện

+ Chương VI: Kết luận và các đề xuất, kiến nghị

 

Chương I

SỰ CẦN THIẾT, CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ QUẢN LÝ - KINH DOANH - KHAI THÁC CHỢ

I. S CN THIẾT CỦA VIỆC XÂY DNG Đ ÁN

Thực hiện Nghị quyết TW5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Nghị quyết số 08 của Ban Thường vụ Thành ủy về đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.

Liên minh HTX và Doanh nghiệp thành phố được Ủy ban nhân dân thành phố giao nhiệm vụ chủ trì và phối hợp với các Sở, ngành, quận, huyện của thành phố Hải Phòng tiến hành xây dựng Đề án Xây dựng và phát triển mô hình HTX quản lý, kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng”.

Chợ là một bộ phận quan trọng trong tổng thể kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, chợ vừa là nơi trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ vừa là nơi giao lưu văn hóa thỏa mãn nhu cầu sản xuất vật chất, tinh thần của người dân. Chợ là một loại hình thương mại truyền thống được hình thành và phát triển ở nhiều nơi gắn với phong tục tập quán, văn hóa mua bán tiêu dùng của người dân từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo với nhiều loại hình, quy mô, đặc điểm riêng của địa phương và còn duy trì tồn tại lâu dài. Khi kinh tế xã hội của đất nước ngày càng phát triển, nhu cầu trao đổi hàng hóa ngày càng tăng, đòi hỏi chợ ngày càng phát triển về các loại hình, quy mô và số lượng.

Đối với thành phố Hải Phòng, trong quá trình phát triển và hội nhập, chợ trên địa bàn phát triển theo xu hướng ngày càng tăng nhanh. Tuy nhiên, số lượng chợ phân bổ không đều, tập trung vào những nơi dân cư đông đúc, các khu công nghiệp và các địa điểm giao thương thuận tiện, còn đối với khu vực nông thôn, ngoại thành, miền núi chợ phát triển thưa thớt. Đa số các chợ trên địa bàn thành phố có quy mô nhỏ, chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng ngày của dân cư tại địa phương. Hạ tầng cơ sở các chợ nhìn chung còn yếu kém, ảnh hưởng đến thời gian họp chợ, ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm ....

Mô hình tổ chức quản lý chợ hiện nay đang áp dụng là Ban Quản lý chợ đối với các chợ có quy mô lớn và vừa (chợ hạng 1 và hạng 2), đối với các chợ có quy mô nhỏ (chợ hạng 3) thường áp dụng mô hình Tổ quản lý chợ. Do bộ máy quản lý là những người hưởng lương từ ngân sách, hoạt động theo mô hình sự nghiệp có thu, các khoản thu chi được định mức phân bổ trong năm theo quy mô chợ dẫn đến thiếu chủ động cải tạo chỉnh trang chợ và không khuyến khích lao động làm việc tốt để có thu nhập cao.

Nhằm từng bước xã hội hóa công tác quản lý chợ, Nghị định 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ có giao nhiệm vụ cho UBND cấp quận huyện: “Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt kế hoạch chuyển đổi các ban quản lý chợ hạng 2, hạng 3 do Nhà nước đầu tư hoặc h trợ vốn đầu tư xây dựng sang doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ ”

Liên minh HTX Việt Nam có Công văn số 961/LMHTXVN-CSPT ngày 22/12/2010 hướng dẫn Liên minh HTX các tỉnh, thành phố về xây dựng và nhân rộng những mô hình HTX mới hoạt động có hiệu quả; trong đó nhấn mạnh đến việc xây dựng mô hình HTX quản lý, kinh doanh, khai thác chợ nhằm phát triển kinh tế tập thể trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, góp phần giải quyết việc làm và ổn định tình hình kinh tế-xã hội của các địa phương.

Thành phố Hải Phòng với mục tiêu đến năm 2020 đưa Hải Phòng phát triển nhanh, bền vững, để cơ bản trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020 từ 3 đến 5 năm. Để đạt được mục tiêu này, định hướng của Hải Phòng trong thời gian tới là tập trung huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế, phát huy lợi thế về vị trí địa lý, gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hợp lý, hợp tác chặt chẽ với Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cả nước. Thành phố chú ý đẩy mạnh phát triển lĩnh vực thương mại, dịch vụ, trong đó thành phố chủ trương xã hội hóa công tác quản lý chợ, từng bước sắp xếp và xây dựng lại các chợ phù hợp với quy hoạch và đảm bảo yêu cầu văn minh, sạch đẹp.

Thực tế hiện nay trên địa bàn thành phố nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ chủ yếu là vốn ngân sách và việc thu hút nguồn vốn đầu tư để phát triển chợ từ các nguồn khác còn hạn chế. Việc tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX tham gia đầu tư, quản lý, kinh doanh, khai thác chợ, với tư cách là một chủ thể quan trọng trong tiến trình xã hội hóa công tác quản lý chợ, là việc làm cần thiết nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ về đổi mới cơ chế quản lý kinh doanh chợ theo hướng xã hội hóa, phát triển thị trường nội địa, thực hiện văn minh thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, đồng thời, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách thành phố trong đầu tư xây dựng phát triển chợ.

Xuất phát từ các yêu cầu nêu trên, cần thiết phải nghiên cứu phát triển mô hình HTX quản lý, kinh doanh, khai thác chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Liên minh HTX và Doanh nghiệp thành phố Hải Phòng đề xuất và được UBND thành phố có Quyết định số 210/QĐ-UBND ngày 15 tháng 02 năm 2012 ban hành chương trình công tác năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố, giao Liên minh HTX và Doanh nghiệp thành phố triển khai nghiên cứu xây dựng Đề án “Xây dựng và phát triển mô hình HTX quản lý, kinh doanh, khai thác chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng”.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC XÂY DNG Đ ÁN

- Luật Hợp tác xã 2012 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/11/2012; Nghị định 193/2013/NĐ-CP ban hành ngày 21/11/2013 hướng dẫn Luật Hợp tác xã;

- Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ;

- Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ;

- Thông tư số 67/2003/TT-BTC ngày 11/7/2003 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho Ban quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh và khai thác chợ;

- Thông tư số 06/2003/TT-BTM ngày 15/8/2003 của Bộ Thương mại về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Ban Quản lý chợ;

- Nghị quyết số 05/NQ-TU ngày 26/3/2012 của Ban Thường vụ Thành ủy về phát triển thương mại Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;

- Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;

- Quyết định số 772/2003/QĐ-BTM ngày 24 tháng 6 năm 2003 của Bộ Thương mại về việc ban hành nội quy mẫu về chợ;

- Quyết định số 12/2007/QĐ-BCT ngày 26 tháng 12 năm 2007 của Bộ Công thương Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ trên phạm vi toàn quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

- Căn cứ vào hướng dẫn số 961/LMHTXVN-CSPT ngày 22 tháng 12 năm 2010 của Liên minh HTX Việt Nam về việc Xây dựng và phát triển mô hình HTX chợ;

- Quyết định số 23/QĐ-UBND ngày 07/01/2005 của Ủy ban nhân dân thành phố về mức thu và cơ chế quản lý, sử dụng phí chợ;

- Quyết định số 934/2010/QĐ-UBND ngày 15 tháng 6 năm 2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng về việc Ban hành Quy chế chuyển đổi mô hình tổ chức, quản lý, kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng;

- Quyết định số 2043/QĐ-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc Phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ thành phố Hải Phòng đến năm 2020;

- Căn cứ Quyết định số 210/QĐ-UBND ngày 15 tháng 02 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành chương trình công tác năm 2012.

III. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

- Trong giai đoạn 2012 - 2015: Xây dựng thành công mô hình HTX quản lý, kinh doanh, khai thác chợ tại 6 quận, huyện (dự kiến: Hồng Bàng, Thủy Nguyên, An Dương, Cát Hải, An Lão, Dương Kinh), giai đoạn sau của Đề án là tiếp tục phát triển nhân rộng mô hình HTX quản lý, kinh doanh, khai thác chợ tại các quận, huyện của thành phố Hải Phòng.

- Cung cấp tài liệu cho các HTX, nhất là các HTX nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, để phát triển mô hình HTX quản lý, kinh doanh, khai thác chợ, mở rộng hoạt động tạo việc làm cho xã viên, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.

- Giúp cho các sáng lập viên nắm bắt các nội dung liên quan đến việc Xây dựng mô hình HTX quản lý, kinh doanh, khai thác chợ để xúc tiến việc đầu tư và thành lập HTX mới quản lý, kinh doanh, khai thác chợ.

- Cung cấp thông tin phục vụ cho lãnh đạo các cấp, các ngành trong việc chỉ đạo chuyển đổi mô hình HTX quản lý, kinh doanh, khai thác chợ, thực hiện chủ trương của Chính phủ về xã hội hóa công tác đầu tư và quản lý, kinh doanh, khai thác chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng, đồng thời phát triển mô hình kinh tế tập thể trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ nói chung và trong lĩnh vực quản lý kinh doanh, kinh doanh chợ nói riêng.

Chương II

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ KINH DOANH CHỢ VÀ CHỦ TRƯƠNG CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

I. MẠNG LƯỚI, CƠ SỞ VẬT CHT

1. Hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại:

Đến tháng 3/2014 toàn thành phố có tổng số 154 chợ, trong đó 6 chợ hạng 1, 14 chợ hạng 2, 122 chợ hạng 3 và 12 chợ tạm kinh doanh hoa quả; 40 chợ được xây dựng kiên cố, 89 chợ được xây dựng bán kiên cố và còn lại là chợ tạm, lều lán và đất trống. Diện tích bình quân/chợ của Hải Phòng 10,62 km2/chợ, bán kính phục vụ là 1,84 km2/chợ; hiện đứng thứ 7 về diện tích, bán kính phục vụ Vùng đồng bằng Sông Hồng. Hệ thống chợ trên địa bàn thành phố đã và đang được nâng cấp và cải tạo lại, một số chợ có tính chất đầu mối được hình thành, đây là kênh lưu thông quan trọng trong lưu chuyển hàng hóa phục vụ người dân của thành phố và khu vực phía Bắc.

Đến nay trên địa bàn thành phố đã hình thành hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại đáp ứng cơ bản nhu cầu mua sắm của các tầng lớp dân cư gồm: 12 siêu thị, trong đó có 3 siêu thị hạng 1 (siêu thị Big C Hải Phòng, siêu thị Metro Hồng Bàng, siêu thị Co.opmart); 8 trung tâm thương mại trong đó có 2 trung tâm thương mại cấp quốc gia là TD Plaza, Cát Bi Plaza; Hải Phòng còn có nhiều hệ thống kho ngoại quan, kho cảng, kho cấp đông, kho xăng dầu, Trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế Hải Phòng; hàng trăm cửa hàng tự chọn đã phát triển nhanh, phủ rộng trên địa bàn thành phố.

Nhìn chung hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại đã từng bước được nâng cấp và phát triển nhanh tạo nên các kênh lưu thông phân phối hàng hóa chủ yếu trên thị trường nội địa; các phương thức kinh doanh văn minh, hiện đại được hình thành; góp phần đảm bảo cho thương mại Hải Phòng có một diện mạo mới, có tác dụng thu hút và lan tỏa tới thị trường các tỉnh vùng Duyên Hải - Bắc Bộ và thị trường khu vực. Đảm bảo chủ động cân đối quan hệ cung cầu các mặt hàng trọng yếu, thị trường vận động một cách tích cực và ổn định.

2. Những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển thương mi Hải Phòng đến năm 2015

- Theo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2020 (Điều chỉnh, bổ sung)”, các mục tiêu chủ yếu phát triển thương mại thành phố Hải Phòng được xác định, trong đó: quy mô dân số toàn thành phố đến năm 2015 dự kiến khoảng 2,2 triệu người và năm 2020 đạt khoảng 2,6 triệu người, tỷ lệ dân số đô thị đạt khoảng 80% (1). Thương mại Hải Phòng trước hết phải phục vụ, đáp ứng tốt các nhu cầu tiêu dùng của người dân thành phố và khu vực phía Bắc; điều này đòi hỏi tổng mức lưu chuyển hàng hóa phải tăng nhanh về giá trị tuyệt đối đồng thời đảm bảo các kênh lưu thông hàng hóa thông suốt không chỉ trong khu vực đô thị mà vươn tới tận các thị trường nông thôn và vùng ven biển.

3. Phát triển kết cấu hạ tng để phục vụ thương mại:

* Hệ thống chợ:

Giai đoạn trước năm 2006, tổng số chợ trên địa bàn thành phố là 128 chợ trong đó có 05 chợ hạng 1, 13 chợ hạng 2, 110 chợ hạng 3; kinh phí đầu tư nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, xây mới hệ thống chợ trên địa bàn thành phố trung bình 15 tỷ đồng/ năm;

Giai đoạn 2006 - 2010, số chợ được đầu tư xây dựng mới là 15 chợ với số vốn đầu tư: 115 tỷ đồng, trong giai đoạn này, tổng kinh phí đầu tư nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, xây mới hệ thống chợ trên địa bàn thành phố tăng nhanh, trung bình 60 tỷ đồng/năm. Đến năm 2010 toàn thành phố có tổng số 143 chợ, trong đó 6 chợ hạng 1, 14 chợ hạng 2, 122 chợ hạng 3 và 01 chợ tạm kinh doanh hoa quả; 11 chợ được xây dựng kiên cố, 39 chợ được xây dựng bán kiên cố và còn lại là chợ tạm, lều lán và đất trống; thu hút 12.246 hộ kinh doanh cá thể, chiếm 40% tổng số hộ kinh doanh cá thể kinh doanh dịch vụ và thương mại trên địa bàn.

TNG HỢP MẠNG LƯỚI CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH

(tính đến 15/3/2014 do Sở Công thương cung cấp)

Đơn vị tính: ch

Chỉ tiêu

Tổng s

Chợ hạng I

Chợ hạng II

Chhạng III

Chợ tạm

1. Tổng số chợ trên địa bàn

154

06

14

122

12

2. Cơ cấu

 

 

 

 

 

2.1. Phân theo tính chất kinh doanh

 

 

 

 

 

- Số lượng chợ Bán buôn

02

02

 

 

 

- Số lượng chợ Bán lẻ

104

01

09

82

12

- Số lượng chợ Bán buôn và Bán lẻ

48

03

05

40

 

2.2. Phân theo tính chất công trình

 

 

 

 

 

- Số lượng chợ kiên cố

40

05

08

25

02

- Số lượng chợ bán kiên cố

89

01

06

80

02

- Số lượng chợ lán tạm

25

 

 

17

08

2.3. Phân theo loại hình kinh doanh

 

 

 

 

 

- Số lượng chợ chuyên doanh

02

02

 

 

 

- Số lượng chợ tổng hợp

152

04

14

122

12

2.4. Phân theo đa bàn

 

 

 

 

 

- Số lượng chợ khu vực thành thị

52

05

07

32

08

- Số lượng chợ khu vực nông thôn

102

01

07

90

04

3. Các chỉ tiêu khác

 

 

 

 

 

3.1. Tình hình tổ chức quản lý

 

 

 

 

 

- Số lượng chợ có Ban quản lý

27

04

09

14

 

- Số lượng chợ có Tổ quản lý

88

 

03

77

08

- Số lượng chợ có 01 người quản lý

22

 

 

19

03

- Số lượng chợ do doanh nghiệp quản lý

11

02

02

06

01

- Số lượng chợ do HTX quản lý

05

 

 

05

 

- Số lượng chợ không có quản lý

01

 

 

01

 

3.2. Lực lượng kinh doanh trên ch

 

 

 

 

 

- Tổng số hộ kinh doanh cố định

11330

1608

2883

6773

66

- Tổng số hộ kinh doanh không cố định

6757

150

947

5579

81

4. Ch khác

 

 

 

 

 

- Số lượng chợ đêm

02

Tên chợ: Chợ Rế (huyện An Dương)

Chợ Lam Sơn (quận Lê Chân)

- Số lượng chợ nổi

 

Tên chợ:...

- Số lượng chợ cóc, chợ chôm hổm, ...(không được phép hoạt động)

07

Chợ Minh Kha (An Dương)

02 chợ huyện Cát Hải

02 chợ quận Kiến An

01 chợ quận Đồ Sơn

01 chợ quận Hải An

5. Số lượng chợ không hiệu quả (đã đầu tư xây dựng nhưng không hoạt động)

02

Nguyên nhân:

- Chợ xã Hiền Hào - Cát Hải xây dựng theo Chương trình 135, do việc xác định vị trí xây dựng chợ không gần khu dân cư sinh sống, không phù hợp với tập quán sinh hoạt của người dân

- Chợ Kiền Bái - Thủy Nguyên: chợ nằm ở vị trí cuối của địa giới hành chính xã và huyện, giao thông không thuận lợi. Chợ nhỏ, mặt hàng tại chợ chủ yếu là nông sản tự sản tự tiêu, không đa dạng phong phú vì vậy nhân dân trong xã thường đi mua sắm tại chợ cụm thuộc xã Thiên Hương

Tóm lại, từ thực trạng phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng cho thấy mạng lưới chợ của thành phố hiện nay phân bổ chưa hợp lý, quy mô và chất lượng các công trình chợ còn hạn chế nên chưa tạo điều kiện tốt cho quá trình giao lưu hàng hóa, phát triển thị trường. Thực tế đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết để nâng cao hiệu quả tác động của mạng lưới chợ đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hải Phòng là thành phố đô thị loại I trực thuộc Trung ương, có tốc độ phát triển kinh tế cao, đô thị hóa nhanh, thu nhập bình quân đầu người cao, do vậy, mạng lưới chợ trong thời kỳ quy hoạch chỉ tập trung phát triển mạnh ở khu vực nông thôn, ở những địa bàn có nhu cầu phát triển chợ nhưng hiện nay chưa có. Đối với khu vực đô thị, xu hướng chung trong cả thời kỳ quy hoạch là không xây mới chợ và từng bước chuyển hóa chợ thành các loại hình thương mại tiến bộ hơn (trung tâm mua sắm, siêu thị, ...) như hiện nay Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện.

Giai đoạn trước năm 2005, thành phố chưa chuyển đổi được mô hình chợ. Đến năm 2010, thành phố chuyển đổi được mô hình tổ chức, quản lý, kinh doanh và khai thác 03 chợ gồm: Chợ thị trấn Vĩnh Bảo và chợ Quán Toan, chợ Cầu Vồng (Đồ Sơn) đạt 2% trên tổng số chợ được chuyển đổi mô hình chợ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006 - 2010 còn chậm do gặp nhiều vướng mắc, khó khăn về văn bản pháp luật hướng dẫn chuyển đổi mô hình chợ của Trung ương.

Đến nay thành phố đã tiến hành chuyển đổi và giao cho doanh nghiệp đầu tư, xây dựng, quản lý một số chợ như: chợ tạm kinh doanh hoa quả phía Nam cầu Bính (quận Hồng Bàng); chợ Nam Hải, chợ Đằng Hải (quận Hải An); chợ Hàng, chợ Cầu Gù, chợ dân sinh khu thu nhập thấp thuộc phường Vĩnh Niệm (quận Lê Chân).

II. T CHC, QUẢN LÝ, KHAI THÁC CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

1. Về tổ chức quản lý chợ:

Hiện nay, hầu hết các chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng đều do Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn trực tiếp quản lý từ khâu cán bộ đến việc quy định chế độ thu chi của chợ.

Chợ hạng 1 do Công ty quản lý các chợ thành phố trực tiếp quản lý, trong các chợ lại có các Ban Quản lý riêng.

Các chợ hạng 2 do quận, huyện lập ra các Ban Quản lý chợ trực tiếp để quản lý điều hành hoạt động của chợ, Ban quản lý chợ có thể quản lý một hay nhiều chợ.

Các chợ hạng 3, chợ tạm do xã, phường lập ra các Tổ quản lý chợ trực tiếp để quản lý điều hành hoạt động của chợ.

Tùy theo quy mô kinh doanh của từng chợ mà thành lập Ban quản lý hay Tổ quản lý chợ. Cơ chế quản lý của cơ quan quản lý đối với Tổ hay Ban quản lý chợ cũng khác nhau tùy theo từng chợ ở từng quận huyện, xã, phường bao gồm các hình thức như: khoán thầu, giao khoán, hoặc giao chỉ tiêu và hoạt động theo hình thức thực thu, thực chi.

2. Mô hình Ban quản lý chợ hiện nay:

Ban quản lý chợ hoạt động theo mô hình sự nghiệp có thu, trực thuộc chính quyền địa phương quản lý theo phân cấp từ khâu nhân sự đến việc quy định chế độ thu, chi của chợ. Việc đầu tư, chỉnh trang, nâng cấp, sửa chữa chợ....từ nguồn vốn ngân sách của địa phương theo kế hoạch.

Trình độ và kỹ năng quản lý của đội ngũ cán bộ cả ở những cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị quản lý trực tiếp trên chợ còn có những hạn chế nhất định nên ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác và phát triển hệ thống chợ trên địa bàn. Bên cạnh đó UBND phường lập ra Tổ quản lý chợ để quản lý chợ trên địa bàn phường.

Công tác bố trí cán bộ quản lý chợ chưa hợp lý, có một số Trưởng Ban quản lý chợ hạng II là người của phòng kinh tế quận, huyện kiêm nhiệm. Còn các chợ do xã phường quản lý thì Tổ quản lý đa số là không phải những người có chuyên môn về quản lý thương mại. Do đó nhiều nơi do chỉ chú ý đến khoản thu nên công tác quản lý chợ chưa được quan tâm đầy đủ. Nguồn thu hạn chế nên đầu tư cơ sở chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu kinh doanh của các tiểu thương.

Hoạt động theo mô hình sự nghiệp có thu, Ban quản lý hay Tổ quản lý chợ có những hạn chế nhất định như:

- Việc hạch toán thực hiện theo quy định đối với đơn vị sự nghiệp có thu; hưởng lương từ ngân sách (đối với các chợ do thành phố và các quận, huyện quản lý) các khoản thu chi được định mức, hạn mức trong năm theo quy mô chợ dẫn đến thiếu chủ động đối với những công việc ngoài quy định của Nhà nước như cải tạo chỉnh trang chợ, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác.... đều phải được sự đồng ý phê duyệt của cấp chủ quản. Mức lương hưởng theo quy định của Nhà nước hay từ tỷ lệ nguồn phí thu được không khuyến khích lao động làm việc tốt để có thu nhập cao;

- Chịu sự quản lý của chính quyền về nhân sự và thu nhập của người lao động; quyền hạn ở mức độ hạn chế, Ban quản lý hay tổ quản lý chợ chỉ được quyền nhắc nhở hoặc lập biên bản đối với các trường hợp vi phạm, chứ không có quyền xử phạt.

- Đầu tư, sửa chữa, cải tạo nâng cấp chợ theo kế hoạch từ nguồn vốn ngân sách và huy động thông qua thương nhân trả trước tiền thuê sạp và đầu tư các dịch vụ để được quyền khai thác như điện, nước, xe, kho bãi,... Tuy nhiên, quy trình đầu tư bằng vốn ngân sách qua nhiều tầng nấc, nhiều sở ngành tham gia.

Nhìn chung, mô hình Ban quản lý chợ không còn phù hợp với thực tiễn hiện nay như tổ chức biên chế cồng kềnh, chưa thích ứng với yêu cầu hoạt động của chợ, chưa huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xây dựng chợ (hàng năm, thành phố, quận huyện vẫn phải chi ngân sách vào đầu tư, xây dựng, cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang chợ), hiệu quả hoạt động kinh doanh, khai thác và quản lý chợ chưa cao.

3. Về vệ sinh môi trường, an toàn giao thông và phòng chống cháy n:

Hệ thống chợ thành phố Hải Phòng đã tồn tại hàng chục năm nay, nhiều chợ có cơ sở vật chất xuống cấp không có kinh phí sửa chữa, tình trạng vệ sinh môi trường, tình hình an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy....không đảm bảo, cụ thể:

a. Về vệ sinh môi trường:

Cũng như tình hình chung trên địa bàn cả nước, hệ thống chợ của thành phố Hải Phòng chủ yếu tập trung kinh doanh bán lẻ như hàng nông sản, thực phẩm, thủy sản tươi sống, hàng tiêu dùng ... Trong điều kiện thực tế hiện nay, các mặt hàng nông sản, thực phẩm tươi sống không được chú trọng đến khâu bao gói, bảo quản sản phẩm trước khi bán hàng và việc sơ chế các sản phẩm này thường diễn ra ngay tại chợ. Do vậy, lượng rác thải hàng ngày ở chợ là khá lớn, lại dễ bị phân hủy làm ảnh hưởng đến môi trường chợ và an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các sản phẩm được lưu thông qua chợ.

Trên cơ sở khảo sát thực địa cho thấy, công tác vệ sinh môi trường của hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng chưa được chú trọng. Đặc biệt là các chợ ở nông thôn, ngoài khu đình chợ (thường chiếm diện tích nhỏ trên tổng mặt bằng) được đổ bê tông, diện tích còn lại là nền đất gây bụi khi trời nắng và sình lầy khi trời mưa. Nhiều chợ có cơ sở vật chất xuống cấp, hệ thống thoát nước và thu gom rác thải không bảo đảm, vẫn còn hiện tượng người bán hàng ở nhiều chợ bày bán thực phẩm sát mặt đất, gây mất vệ sinh.

Việc sắp xếp vị trí các khu vực ngành hàng kinh doanh chưa hợp lý, ở nhiều chợ các mặt hàng thực phẩm công nghệ và hàng thực phẩm tươi sống được sắp xếp ngay cạnh nhau gây ra tình trạng ô nhiễm chéo, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng đến chợ và thương nhân bán hàng trong chợ. Rất nhiều chợ chưa đảm bảo vệ sinh ngay cả trong khu vực chợ, thậm chí có nhiều nơi chợ đã tồn tại hàng chục năm nhưng vẫn không có khu nhà vệ sinh.

b. Về an toàn giao thông khu vực chợ:

Do vị trí của chợ thường gắn với các tuyến đường, đầu mối giao thông chính, khu dân cư tập trung nên khi có sự gia tăng về số lượng người, phương tiện giao thông và hàng hóa đến chợ thì vấn đề mất an toàn giao thông trên khu vực chợ cũng trở nên trầm trọng hơn, nhất là các chợ nằm ven quốc lộ và các chợ tạm, chợ tự phát. Đồng thời, chính sự mất an toàn giao thông trên khu vực chợ lại ảnh hưởng trực tiếp đến yêu cầu đảm bảo sự thuận tiện cho quá trình giao lưu, trao đổi hàng hóa qua chợ. Đây là mâu thuẫn luôn tồn tại trong quá trình phát triển chợ và tồn tại khá phổ biến trên hệ thống chợ ở nước ta trong giai đoạn hiện nay do sự mất cân đối giữa sự phát triển của hoạt động chợ và khả năng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

Thực tế phát triển của hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng tại một số địa bàn của các quận, huyện cũng đang gây nên tình trạng mất an toàn giao thông. Theo kết quả khảo sát thực địa cho thấy, số chợ đảm bảo an toàn giao thông đạt khá thấp, đặc biệt là các chợ ở gần các trục giao thông chính ngoài ra có một số chợ trong khu vực nội thành vấn đề an toàn giao thông vẫn chưa đảm bảo, nhất là những giờ tan ca, chợ họp lấn chiếm cả lòng, lề đường khiến cho giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn.

c. Về công tác phòng cháy, chữa cháy:

Theo kết quả điều tra cho thấy, các chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng (trừ một số chợ ở các quận và trung tâm huyện) không có trang thiết bị về phòng cháy, chữa cháy. Một số chợ cũng có trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy nhưng chỉ mang tính hình thức mà khó có khả năng chữa cháy khi có sự cố xảy ra. Nguồn nước cung cấp cho chợ và phục vụ công tác chữa cháy hầu như không có hoặc là rất ít. Theo số liệu thống kê, chỉ có 40/143 chợ trả lời câu hỏi này có trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy.

Một thực tế ở Hải Phòng hiện nay, ở hầu khắp các chợ, mặt tiền của chợ đã bị che kín bởi các cửa hàng, ki-ốt xây dựng kiên cố, nhà dân lại ở sát khu vực chợ, thậm chí có nơi nhà dân còn ở trong khu vực chợ, đường dẫn vào chợ bị lấn chiếm làm chỗ giữ xe, làm nơi buôn bán, nếu xảy ra hỏa hoạn thì rất khó xử lý do đường vào khó khăn. Đây là một vấn đề cần đặc biệt quan tâm đối với sự phát triển hệ thống chợ ở thành phố Hải Phòng trong thời gian tới.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG V THC TRẠNG PHÁT TRIN CHỢ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA.

1. Đánh giá chung về thực trạng phát triển chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Chợ là loại hình thương nghiệp chủ yếu là bán lẻ nhằm phục vụ nhu cầu dân cư tại khu vực, vì vậy việc đánh giá thực trạng phát triển mạng lưới chợ cần được xem xét trên các mặt chủ yếu sau:

1.1. Về mật độ chợ: Diện tích bình quân/chợ của Hải Phòng hiện đứng thứ 7 vùng Đồng bằng Sông Hồng với diện tích bình quân là 10.62km2/chợ, bán kính phục vụ là 1,84km2/chợ ... qua đó, số lượng hệ thống chợ trên địa bàn thành phố còn thưa so với các tỉnh, thành vùng đồng bằng Sông Hồng, cần phát triển, xây dựng thêm hệ thống các chợ đảm bảo phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân thành phố.

1.2. Về bán kính phục vụ và quy mô dân số phục vụ của chợ: có sự chênh lệch lớn về các chỉ tiêu này giữa các địa bàn trong thành phố, các chợ ở các xã, phường ngoài nội thành quy mô nhỏ lẻ, phục vụ số lượng cư dân ít trong khi đó các chợ ở nội thành lại phục vụ một lượng cư dân nhiều. Các chợ lớn của thành phố đa số tập trung ở vùng nội thị (quận Hồng Bàng, quận Ngô Quyền) lại có khoảng cách khá xa với các vùng dân cư của các quận huyện ven thành phố.

1.3. Về tính liên kết của mạng lưới chợ: các chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng hiện nay đang có xu hướng ít phụ thuộc vào nhau hơn và cũng có xu hướng thiên về chức năng chủ yếu là kinh doanh bán lẻ hàng hóa tiêu dùng cho dân cư trong khu vực gần chợ. Điều này được minh chứng trên các khía cạnh như:

Mt là, lực lượng người buôn chuyến - đối tượng chính thể hiện sự giao lưu về người và hàng hóa giữa các chợ - không nhiều. Theo kết quả khảo sát, có rất ít chợ còn đội ngũ buôn chuyến (trừ các chợ lớn như chợ Đổ, chợ Ga, ……)

Hai là, tại một số quận huyện, nhất là chợ ở các xã, phường tính chất bán buôn không nổi rõ (trừ các chợ lớn ở trung tâm thành phố).

Những yếu tố chủ yếu gây tác động đến xu hướng này là:

+ Sự phát triển khá nhanh của lực lượng kinh doanh trong những năm vừa qua, nhất là sự hình thành các doanh nghiệp thương mại tư nhân, các cửa hiệu tư nhân. Lực lượng này thường phát triển quan hệ kinh doanh trực tiếp với cơ sở sản xuất và mở cửa hàng bán buôn, bán lẻ độc lập với khu vực chợ.

+ Các nhà sản xuất ngày càng chú trọng nhiều hơn đến việc phát triển mạng lưới phân phối của mình thông qua các khách hàng đại lý, các nhà phân phối lớn. Trong đó, chợ chỉ được xem là một trong những loại hình bán lẻ và các hộ kinh doanh trong chợ cũng chỉ là một trong những lực lượng bán lẻ hàng hóa cho nhà sản xuất hay nhà phân phối lớn, cơ sở đại lý chính.

+ Khả năng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ngày càng cao hơn (giao thông, thông tin liên lạc,...), cũng như năng lực vận tải, vận chuyển được nâng lên đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh và sự liên hệ trực tiếp giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ chính.

+ Sản xuất ngày càng phát triển cả về quy mô sản xuất, năng suất lao động, trình độ chất lượng sản phẩm, phương thức đóng gói, bao bì và vận chuyển hàng hóa,... do đó, hoạt động thu gom hàng hóa qua hệ thống chợ cũng giảm dần.

2. Những vấn đề đặt ra

Từ việc phân tích, đánh giá theo những tiêu thức khác nhau về thực trạng phát triển của hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng cho thấy, trong thời gian vừa qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống chợ đã có sự phát triển nhất định, đã phần nào đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ nông sản hàng hóa và cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho đời sống dân cư. Tuy nhiên, thực tế phát triển của hệ thống chợ hiện nay cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết như:

Mt là, phân bố chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng hiện nay nhìn chung còn có những bất hợp lý cả về khoảng cách, bán kính phục vụ và quy mô dân số. Đó là, mật độ chợ trên địa bàn thành phố không cao nên bán kính phục vụ trung bình một chợ khá lớn. Hơn nữa có sự chênh lệch lớn về bán kính và quy mô dân số phục vụ giữa các quận, huyện. Như vậy, có thể nói rằng sự phát triển của hệ thống chợ chưa thật sự phù hợp với sự phát triển ngày càng nhanh của đời sống kinh tế xã hội nên chưa đáp ứng được một cách tốt nhất cho yêu cầu tiêu dùng và tiêu thụ sản phẩm trong dân cư, chưa tạo điều kiện thúc đẩy mạnh giao lưu hàng hóa, phát triển thị trường. Vì vậy, vn đ đặt ra là cần quy hoạch và phát triển hệ thống chợ mới một cách hợp lý, gắn với quy hoạch chung của thành phố.

Mặt khác, nếu xem xét từ các khía cạnh về yêu cầu đảm bảo an toàn giao thông, về quy mô diện tích chợ, về yêu cầu nâng cao chất lượng phục vụ của chợ thì cần phải di dời giải tỏa một số chợ tạm, chợ tự phát... như thành phố đã đặt ra.

Hai là, với một số chợ cũ đã có từ trước và ngay cả các chợ do UBND các cấp ra quyết định thành lập gần đây thì việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật chợ, bố trí không gian kiến trúc, yêu cầu diện tích mặt bằng của hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng cũng hết sức đa dạng chưa có sự thống nhất hóa, tiêu chuẩn hóa. Vì vậy, trong giai đoạn tới cần phải có sự nhìn nhận, toàn diện hơn đến sự phát triển của hệ thống chợ; không ch chú trọng đến sắc thái riêng của từng chợ mà còn phải đảm bảo tính hài hòa của cả hệ thống, trên cơ sở đưa ra những quy định tối thiểu về mặt bằng, về xử lý không gian kiến trúc, về quy mô đầu tư... Hơn nữa, theo xếp loại chợ của thành phố, nhiều chợ được xếp hạng II nhưng thực tế số hộ kinh doanh chưa đạt tiêu chí, ngược lại một số chợ được xếp hạng III nhưng số hộ kinh doanh đủ tiêu chuẩn xếp hạng II nhưng cơ sở vật chất lại quá sơ sài, do đó cần phải tiến hành cải tạo, nâng cấp các chợ này.

Ba là, cùng với quá trình phát triển hệ thống giao thông đường bộ, tình trạng chợ tự phát tại các khu dân cư, các trục đường giao thông và sự gia tăng lưu lượng người và hàng hóa qua hệ thống chợ đã và đang gây nên tình trạng mất an toàn giao thông trên nhiều tuyến giao thông có điểm họp chợ. Đây là vấn đề đặt ra hết sức cấp thiết cho việc xây dựng quy hoạch phát triển chợ trong thời kỳ tới, việc bố trí quy hoạch chợ không chỉ vì sự an toàn cho người và phương tiện vận chuyển, mà quan trọng hơn phải đảm bảo tính hiệu quả, khả năng tăng cường khối lượng hàng hóa, phương tiện lưu thông và lưu lượng người đến chợ theo công suất thiết kế của bản thân các công trình giao thông và công trình chợ.

Bốn là, do tính chất kinh doanh bán lẻ là phổ biến ở các chợ hiện nay trên địa bàn thành phố Hải Phòng, khối lượng nhu cầu cần mua bán của cư dân sẽ ngày càng có xu hướng tăng lên, yêu cầu đảm bảo cho hoạt động chợ ngày càng văn minh hơn, hiện đại hơn, trong khi đó rất nhiều chợ chưa được đầu tư hoặc chỉ ở mức độ thấp, do đó Hải Phòng cần chú trọng, đầu tư phát triển, cải tạo cơ sở vật chất của chợ hơn nữa. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy nhiều chợ, đặc biệt là chợ ở các xã chỉ họp vài tiếng đồng hồ trong một ngày, hoặc lưu lượng người và hàng hóa đến chợ có mức chênh lệch theo thời điểm rất lớn, vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải xử lý mâu thuẫn giữa giá trị công trình và hiệu suất sử dụng của công trình, giữa chợ và các loại hình thương mại bán lẻ khác.

Năm là, trừ một số quận nội thành có điều kiện kinh tế phát triển hơn, thu nhập và đời sống dân cư trên địa bàn (đặc biệt ở vùng nông thôn) chưa cao nên nhu cầu tiêu dùng chủ yếu vẫn tập trung vào các mặt hàng thiết yếu. Thực tế phát triển các hộ kinh doanh theo ngành hàng kinh doanh trên chợ cho thấy, số hộ kinh doanh vẫn tập trung chủ yếu vào các mặt hàng thực phẩm tươi sống, tạp hóa, hàng nông sản khô, sơ chế, hàng may mặc, trong khi đó, các ngành hàng kinh doanh khác như điện tử, điện lạnh, trang sức đắt tiền chiếm tỷ lệ nhỏ. Điều này có nghĩa là, tuy chợ là loại hình thương mại tổng hợp nhưng không phải thích hợp nhất với nhiều ngành hàng và mặt hàng kinh doanh. Vì vậy, đây cũng là vấn đề đặt ra trong việc xây dựng, quy hoạch các khu vực kinh doanh trong chợ cũng như trong việc phát triển đa dạng các loại chợ (chợ đầu mối nông sản, chợ tổng hợp, chuyên doanh,...) cùng với các loại hình thương mại khác như Trung tâm mua sắm, siêu thị, các cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện lợi,...

Sáu là, thực trạng công tác tổ chức và quản lý chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong những năm vừa qua cho thấy, các Ban quản lý chợ do UBND các cấp giao trách nhiệm quản lý trực tiếp theo nhiều phương thức thu, chi khác nhau, nhưng không đặt nặng vào nguồn thu về cho ngân sách từ chợ. Tuy nhiên khi được giao khoán thu chi thì các Ban quản lý chợ chỉ chú trọng vào việc quản lý các nguồn thu mà không chú ý giải quyết những tồn tại trên hệ thống chợ hiện nay, như tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm, lấn chiếm lòng đường vỉa hè, hiệu quả sử dụng các công trình chợ, khả năng đảm bảo cân đối các khoản thu chi để đầu tư cải tạo, sửa chữa phát triển chợ... Vì vậy, thời gian tới cần phải có sự chỉ đạo thống nhất trong quá trình quản lý chợ để làm thế nào quản lý và khai thác chợ có hiệu quả đảm bảo cân đối được nguồn thu chi để tái đầu tư sửa chữa chợ mà không dùng đến ngân sách của địa phương để đầu tư hàng năm đồng thời dần xóa bỏ được tồn tại nêu trên.

Bảy là, thực tế đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong những năm qua cho thấy, nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở vật chất chợ còn rất khó khăn do nguồn ngân sách còn hạn hẹp và việc huy động từ các hộ kinh doanh còn hạn chế trong khi đó việc xã hội hóa công tác đầu tư, quản lý kinh doanh chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng chưa được triển khai sớm và đồng bộ như các địa phương khác, chưa lôi cuốn, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế - nhất là thành phần kinh tế tập thể - tham gia đầu tư, quản lý và kinh doanh chợ. Như vậy, cần phải đẩy nhanh công tác xã hội hóa hoạt động của chợ, thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp, HTX tham gia đầu tư quản lý, kinh doanh chợ theo chủ trương chung của Chính phủ.

Tám là, trình độ và kỹ năng quản lý chợ của đội ngũ cán bộ còn hạn chế nên đã ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác và phát triển hệ thống chợ trên địa bàn, do đó cần phải đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản chợ.

Chương III

HỢP TÁC XÃ QUẢN LÝ, KINH DOANH, KHAI THÁC CHỢ VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH KINH DOANH, KHAI THÁC CHỢ

I. MÔ HÌNH T CHỨC, QUẢN LÝ, KHAI THÁC CHỢ.

1. Các mô hình tổ chức, quản lý, khai thác chợ hiện nay:

Trước đây, mô hình tổ chức quản lý các chợ chủ yếu là các Ban quản lý chợ và các Tổ quản lý chợ thuộc UBND các xã phường, tùy theo sự phân cấp, quy mô của chợ mà có hình thức tổ chức thích hợp.

- Ban quản lý chợ là đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải các chi phí, có trách nhiệm quản lý tài sản nhà nước và các hoạt động trong phạm vi của một chợ hoặc một số chợ, chịu sự quản lý của Công ty Quản lý chợ hoặc chính quyền địa phương (UBND quận, huyện) về mặt nhân sự, hoạt động theo phương thức giao chỉ tiêu thực hiện thu và chi. Những mô hình tổ chức quản lý chợ này xuất hiện trước khi có chủ trương xã hội hóa công tác quản lý chợ của Chính phủ và đang còn tồn tại rất phổ biến ở nhiều địa phương.

Từ sau khi có Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ đã xuất hiện một số mô hình doanh nghiệp quản lý, kinh doanh chợ như:

- Công ty quản lý, kinh doanh chợ là doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh khai thác và quản lý chợ, được thành lập, đăng ký và hoạt động kinh doanh theo Luật doanh nghiệp.

- HTX chợ được thành lập và đăng ký hoạt động kinh doanh theo luật HTX 2003.

2. Hợp tác xã chợ:

* Khái niệm HTX chợ:

HTX chợ là một tổ chức kinh tế tập thể do những cá nhân (kể cả pháp nhân) kinh doanh hoặc làm việc tại chợ, có nhu cầu, lợi ích chung, cùng tự nguyện góp vốn, góp sức thành lập và hoạt động theo Luật HTX năm 2012.

HTX chợ có chức năng kinh doanh (hoạt động như loại hình doanh nghiệp) và quản lý chợ nhằm góp phần phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản xuất, kinh doanh và đời sống sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn; qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển thương mại và mở rộng thị trường trong nước nói riêng.

HTX chợ tổ chức hoạt động theo các nguyên tắc được quy định tại Điều 7 của Luật HTX 2012, cụ thể:

Tự nguyện: Mọi thương nhân (bao gồm cá nhân, hộ, pháp nhân) kinh doanh tại chợ có đủ điều kiện theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012, tán thành điều lệ HTX đều có quyền gia nhập HTX; xã viên có quyền ra HTX theo quy định của điều lệ HTX;

Dân chủ, bình đẳng và công khai: xã viên có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát HTX và có quyền ngang nhau trong biểu quyết; thực hiện công khai phương hướng sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối và những vấn đề khác quy định trong Điều lệ HTX;

Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: HTX tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; tự quyết định về phân phối thu nhập. Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế và trang trải các khoản lỗ của HTX, lãi được trích một phần vào các quỹ của HTX, một phần chia theo vốn góp và công sức đóng góp của xã viên.

Hợp tác và phát triển cộng đồng: phát huy tinh thần tập thể và hợp tác với nhau trong HTX, hợp tác với các HTX và các doanh nghiệp trong nước; tham gia xây dựng và phát triển cộng đồng xã hội.

3. Các mô hình HTX chợ:

Sau khi khảo sát thực tế tại các quận, huyện thành phố Hải Phòng, Liên minh Hợp tác xã và Doanh nghiệp đề xuất mô hình HTX chợ có thể tổ chức dưới một số hình thức như sau:

3.1. HTX chợ thành lập mới: Theo hình thức này các sáng lập viên cùng góp vốn, góp sức thành lập HTX trước, sau đó huy động vốn của xã viên và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng, HTX đang hoạt động đầu tư xây dựng quản lý chợ trực tiếp tổ chức quản lý, kinh doanh chợ. Trong trường hợp này Ban Quản trị HTX đồng thời là Ban quản lý chợ.

3.2. HTX đang hoạt động được giao quản lý chợ: HTX đang hoạt động trên địa bàn có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định giao cho HTX quản lý chợ nằm trong quy hoạch phù hợp với điều kiện và khả năng của HTX, hoặc HTX tham gia đấu thầu kinh doanh, quản lý chợ theo quy chế do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành. Trong trường hợp này thì HTX thành lập Ban quản lý chợ là bộ phận trực thuộc HTX, Ban Quản trị HTX cử thành viên làm Trưởng Ban quản lý chợ.

3.3. HTX chợ thành lập mới trên cơ sở Ban quản lý chợ: Ban quản lý chợ, Tổ quản lý chợ (gọi chung là Ban quản lý chợ) của các chợ thuộc diện chuyển đổi hình thức quản lý chợ, theo kế hoạch của cấp có thẩm quyền, vận động các cá nhân, pháp nhân, nhất là các hộ kinh doanh tại chợ thành lập HTX theo quy định của Luật HTX năm 2012, các quy định hiện hành của Nhà nước.

Ngoài các hình thức tổ chức trên, các địa phương có thể tổ chức HTX chợ theo các hình thức khác, phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện cụ thể của từng địa phương.

II. ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ CHỢ

1. Đc điểm mô hình HTX chợ

HTX chợ hoạt động theo Luật HTX năm 2012, quản lý chợ theo phương thức thực hiện các dịch vụ với chi phí hợp lý nhất để xã viên, Hộ kinh doanh có môi trường thương mại văn minh, kinh doanh có hiệu quả và HTX kinh doanh những gì pháp luật không cấm. Mô hình HTX chợ có một số đặc điểm như sau:

- Hộ kinh doanh tại chợ (có đăng ký, thực hiện nộp thuế ở cơ quan thuế) là xã viên HTX, có quyền và nghĩa vụ như xã viên của các loại hình HTX khác, được chia lãi theo cổ phần đóng góp và theo mức độ sử dụng dịch vụ của HTX.

- HTX quản lý chợ theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ, khi biểu quyết các vấn đề của HTX mỗi xã viên HTX có một phiếu bầu có giá trị ngang nhau, không phụ thuộc giá trị cổ phần mà xã viên đóng góp.

- Ban Quản trị HTX quản lý chợ dân chủ công khai và xã viên được tham gia bàn bạc, thảo luận các vấn đề của HTX như: xây dựng nội quy chợ, quy chế hoạt động của chợ, xây dựng mức phí đóng góp hàng tháng để chi vào các dịch vụ chung, quy chế khai thác các nguồn thu tập trung từ chợ, công khai các khoản thu chi, phân phối lãi hằng năm...

- HTX chợ vừa quản lý chợ vừa tiến hành kinh doanh các dịch vụ tại chợ như cho thuê kho hàng, vận tải, cung ứng một số dịch vụ với mức phí hợp lý, tổ chức tín dụng nội bộ...để đem lại nguồn thu cho HTX và phục vụ xã viên.

2. Một số ưu - nhược điểm của mô hình HTX chợ:

Qua thực tế các địa phương triển khai mô hình HTX chợ, đã rút ra những ưu điểm của mô hình HTX chợ:

- Tổ chức sắp xếp các hộ kinh doanh phù hợp với từng ngành hàng và trật tự văn minh hơn; nâng cao ý thức bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ; giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước do không phải trả lương cho cán bộ quản lý, cũng như bổ sung vốn để xây dựng và nâng cấp chợ.

- Hướng đến mục tiêu của HTX là phục vụ, phát triển hoạt động kinh doanh của xã viên - là hộ kinh doanh tại chợ. Xã viên HTX giúp đỡ tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển cộng đồng.

- Ngăn chặn được tình trạng cho vay nặng lãi, nhờ Ban quản trị HTX tổ chức các hình thức vay vốn phù hợp với khả năng của các hộ kinh doanh thông qua hoạt động tín dụng nội bộ của HTX từ nguồn vốn hợp pháp của HTX. Ngoài ra HTX hỗ trợ xã viên về tổ chức các hoạt động khuyến mãi, hội chợ, quảng cáo.... để tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- HTX cũng hỗ trợ xã viên thông qua việc khai thác nguồn hàng, tạo quan hệ hợp tác mua bán giữa các hộ xã viên với các siêu thị, trung tâm thương mại, các nhà phân phối nhằm bảo đảm giá cả, chất lượng hàng hóa, tiết kiệm chi phí, mang lại lợi ích kinh tế cho xã viên.

- Việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ cũ từ Ban quản lý sang mô hình HTX chợ dễ dàng hơn so với các hình thức khác như công ty TNHH, công ty cổ phần quản lý kinh doanh chợ, do phần vốn của nhà nước khi chuyển giao cho HTX quản lý trở thành vốn không chia, trong trường hợp HTX chợ không hoạt động do giải thể, phá sản thì phần vốn này sẽ chuyển cho chính quyền địa phương quản lý theo quy định của pháp luật.

- Việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ từ Ban quản lý sang mô hình HTX chợ làm cho công tác quản lý hiệu quả hơn, tạo việc làm và cải thiện đời sống, thu nhập cho xã viên và người lao động làm việc trực tiếp tại HTX, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước và tạo tích lũy cho HTX. HTX từng bước xây dựng và phát triển xã viên từ các hộ kinh doanh tại chợ, họ sẽ trở thành lực lượng góp phần ổn định giá cả thị trường, bảo vệ quyền lợi cho nhà cung cấp và người tiêu dùng.

3. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưng đến hoạt động của HTX chợ

a. Trình độ cán bộ quản lý HTX: Trình độ năng lực của cán bộ quản lý HTX là yếu tố quyết định đến hoạt động của HTX quản lý kinh doanh chợ. Ngoài những yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu luật pháp, nhạy bén với thị trường, dám nghĩ dám làm, người cán bộ quản lý HTX chợ còn phải nắm bắt các quy định, quy chế liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, pháp lệnh đo lường, quyền lợi người tiêu dùng ... để tham gia vào việc xử lý những sự việc cụ thể, đảm bảo hoạt động kinh doanh ở chợ văn minh và chấp hành tốt quy định của pháp luật. Thực tế quản lý chợ có nhiều vấn đề phức tạp, nhưng trình độ quản lý hạn chế, chưa có kinh nghiệm đã làm cho công tác quản lý chợ gặp trở ngại, ảnh hưởng đến công việc mua bán hàng ngày của các hộ kinh doanh.

b. Tchức bộ máy quản lý HTX: Tổ chức bộ máy quản lý HTX có ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của HTX chợ, nếu tổ chức bộ máy quản lý HTX không hợp lý sẽ dẫn đến công việc quản lý bị chồng chéo, kém hiệu quả, không khai thác hết các nguồn lực trong HTX để phát triển kinh doanh, dịch vụ, nguồn thu của HTX sẽ bị hạn chế. Việc tổ chức bộ máy quản lý HTX cần tinh gọn, cơ cấu tổ chức bộ máy cần bảo đảm phát huy năng lực của tất cả cán bộ, mối quan hệ giữa các bộ phận phải bảo đảm tính hợp lý nhằm tiết kiệm chi phí quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy.

c. Nguồn vốn của HTX và cơ sở hạ tầng chợ: Để việc quản lý kinh doanh chợ đạt có hiệu quả cao, HTX chợ phải đầu tư để nâng cấp cơ sở hạ tầng chợ, đảm bảo cho chợ khang trang, sạch sẽ, phòng chống cháy nổ, như vậy mới thu hút nhiều người đến kinh doanh và mua sắm. Mặt khác, HTX chợ có chức năng kinh doanh, điều đó đòi hỏi HTX phải có nguồn vốn nhất định để tiến hành các hoạt động kinh doanh dịch vụ tại chợ, nếu không kinh doanh thì HTX cũng chẳng khác nào một đơn vị sự nghiệp, điều đó không đúng với tinh thần xã hội hóa công tác quản lý chợ. Ngoài nguồn vốn tự có của mình, HTX có thể khai thác các nguồn vốn khác như: nguồn vốn của thương nhân thuê địa điểm kinh doanh, dịch vụ tại chợ; nguồn vốn của những nhà sản xuất, nhà phân phối hàng hóa muốn quảng cáo sản phẩm...

d. Phương án kinh doanh, dịch vụ của HTX: Đây là vấn đề sống còn của HTX, phương án kinh doanh dịch vụ của HTX có phù hợp và mang tính khả thi thì hoạt động của HTX mới phát triển. HTX không chỉ quản lý chợ mà còn kinh doanh, khai thác chợ. Khả năng kinh doanh, cung ứng dịch vụ cho các hộ kinh doanh càng tốt thì hiệu quả hoạt động của HTX càng cao, phương án kinh doanh, dịch vụ khả thi cần phải tính đến phát triển các dịch vụ tại chợ phục vụ cho hoạt động của hộ xã viên kinh doanh tại chợ, đồng thời mở rộng quan hệ liên doanh, liên kết với các nhà cung cấp sản phẩm hàng hóa nhằm tạo nguồn hàng ổn định, giúp cho xã viên, hộ kinh doanh giảm chi phí, tăng nguồn thu cho HTX.

e. Quy mô, vị trí của chợ: Vị trí của chợ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của chợ, từ đó chi phối đến hoạt động của HTX. Với vị trí thuận lợi, hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa trở nên thuận tiện, khách mua hàng đông đảo, HTX có thể tổ chức tốt hoạt động của mình, hỗ trợ cho hộ kinh doanh tại chợ, từ đó đem lại nguồn thu cho HTX một cách bền vững. Thực tế hiện nay ở một vài địa phương có một số chợ xây dựng xong lại vắng người mua bán, gây lãng phí cho ngân sách. Vị trí xây dựng chợ cần được xem xét bố trí ở nơi thuận tiện cho việc đi lại, mua bán của dân cư, không gây cản trở giao thông, không bị ngập lụt làm ảnh hưởng đến hoạt động của chợ.

f. T lệ hộ kinh doanh tại chợ tham gia HTX với tư cách là xã viên: Tỷ lệ hộ kinh doanh tại chợ tham gia HTX với tư cách là xã viên càng cao thì hoạt động của HTX chợ mới có điều kiện phát triển. Đây là nét đặt trưng của mô hình HTX chợ, phù hợp với tính chất xã hội hóa của mô hình HTX và chủ trương phát triển chợ của Chính phủ. Số hộ kinh doanh tham gia HTX càng nhiều thì vốn hoạt động của HTX càng lớn, quan hệ kinh tế giữa xã viên và HTX ngày càng rộng mở.

III. TÌNH HÌNH CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH HTX CHỢ TRONG CẢ NƯỚC:

1. Tình hình chuyển đổi mô hình quản lý chợ:

Hiện nay cả nước đã có trên 860 chợ đã được chuyển đổi hình thức quản lý, trong đó có chợ được doanh nghiệp đầu tư, cũng có chợ được cá nhân bỏ vốn đầu tư và đặc biệt là đã có nhiều HTX đã tham gia đầu tư, quản lý và khai thác chợ có hiệu quả.

Mô hình HTX đầu tư khai thác và quản lý chợ là mô hình mới đã được Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) và Liên minh HTX Việt Nam triển khai ở một số tỉnh, thành trong cả nước và đang được nhân rộng. Số lượng HTX tham gia đầu tư, quản lý, kinh doanh chợ tập trung chủ yếu ở những địa phương có hoạt động thương mại sôi động và phát triển mạnh như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai...

Đến nay đã có gần 100 HTX chợ ra đời ở 10 tỉnh, thành phố, hầu hết các chợ được HTX quản lý và khai thác đều hoạt động có hiệu quả, được sự hỗ trợ và khuyến khích của chính quyền địa phương.

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên thực hiện thí điểm việc áp dụng mô hình HTX quản lý kinh doanh chợ, đến nay đã có hơn 20 HTX chợ, chiếm gần 8.8% tổng số chợ trên địa bàn thành phố (229 chợ) thông qua các phương thức đấu thầu (đã ban hành quy chế đấu thầu chợ loại 2 và chợ loại 3) chỉ định thầu và khuyến khích HTX đầu tư xây dựng chợ. Đa số HTX quản lý kinh doanh chợ được hình thành trên cơ sở Ban quản lý chợ chuyển đổi sang. Theo Sở Thương mại TP Hồ Chí Minh thì việc giao các chợ cho doanh nghiệp, HTX đầu tư, khai thác, quản lý theo hình thức hạch toán kinh doanh, tự đảm nhận được thu chi, chủ động mọi hoạt động nên có nhiều ưu điểm vượt trội so với mô hình Ban quản lý chợ trước đây. Do đó đã thực hiện được việc xã hội hóa đầu tư, xây dựng, quản lý chợ, huy động được các nguồn vốn, giảm được chi phí cho ngân sách, góp phần vào việc giải tỏa chợ cóc, chợ tạm.

Thành phố Hà Nội hiện có 132 chợ, 126 chợ đã được phân loại (trong đó có 10 chợ loại I, 29 chợ loại II và 87 chợ loại III)(2). Hiện nay 50 chợ do quận, huyện quản lý, 61 chợ do xã phường quản lý, và 15 chợ do HTX quản lý. UBND thành phố Hà Nội đã có quyết định 142/2004/QĐ-UB cho phép các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư xây dựng chợ được quyền tổ chức kinh doanh khai thác và quản lý chợ dưới hình thức doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Từ Quyết định này, đến nay đã có một số chợ được các HTX trực tiếp tham gia vào việc đầu tư xây dựng, khai thác chợ như: chợ Láng Hạ (HTX Láng Hạ), chợ Đức Hòa (HTX Thương mại dịch vụ Việt Phương), chợ xe máy Dịch Vọng (HTX Dịch Vọng), chợ Trung Văn (HTX Thống Nhất)... Trong đó HTX Nông nghiệp Láng Hạ đã đầu tư 6 tỷ đồng xây dựng chợ với diện tích 8.000m2, thu hút hơn 400 hộ kinh doanh, HTX Trung Hòa đầu tư 5 tỷ đồng xây dựng 2 chợ với tổng diện tích 4800m2 vừa tổ chức kinh doanh chợ và mở các dịch vụ cho thuê văn phòng, rửa xe, thu hút được 250 lao động... Trong thời gian qua những chợ do HTX quản lý, kinh doanh đều không có vướng mắc về nghĩa vụ thuế và các hoàn nộp ngân sách nhà nước. HTX có tích lũy đầu tư lại cho cơ sở vật chất chợ và những khoản đóng góp địa phương.

2. Lựa chọn chủ thể quản lý kinh doanh chợ:

Thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác quản lý kinh doanh chợ theo Nghị định 02 và Nghị định 114 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, theo đó cho phép UBND cấp có thẩm quyền giao cho các chủ thể (trong đó có HTX) tổ chức kinh doanh, khai thác và quản lý các hoạt động tại chợ, đối với chợ do nhà nước đầu tư hay hỗ trợ đầu tư và giao hoặc tổ chức đấu thầu để lựa chọn doanh nghiệp (trong đó có HTX) đầu tư, kinh doanh khai thác đối với những chợ xây dựng mới.

Vấn đề đặt ra ở đây là lựa chọn HTX hay Doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH...) để giao tổ chức kinh doanh khai thác và quản lý chợ. Việc chuyển giao chợ cho các chủ thể tổ chức kinh doanh khai thác và quản lý chợ thực chất là sự chuyển đổi hình thức sở hữu. Nhằm bảo toàn vốn của nhà nước, thực hiện chủ trương xã hội hóa mô hình quản lý, kinh doanh chợ thì nên giao cho HTX vì:

- Luật HTX năm 2012 quy định “Trong hợp tác xã có bộ phận tài sản chung, bao gồm các công trình phục vụ sản xuất, công trình phúc lợi văn hóa, xã hội, kết cấu hạ tầng phục vụ chung cho cộng đồng dân cư được hình thành từ quỹ phát triển sản xuất, quỹ phúc lợi của hợp tác xã, các nguồn vốn do Nhà nước trợ cấp, quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước”Khi giải thể, HTX không chia cho xã viên vốn và tài sản chung do Nhà nước trợ cấp mà chuyển giao cho chính quyền địa phương quản lý. Việc chuyển giao chợ cho HTX quản lý thì sở hữu Nhà nước trở thành sở hữu tập thể, trong mọi trường hợp nguồn vốn này sẽ không bị thất thoát.

- Tính chất xã hội hóa của HTX cao hơn các loại hình doanh nghiệp do nguyên tắc của HTX là tự nguyện, khả năng thu hút ngày càng nhiều thành viên tham gia HTX là rất lớn.

- Mục tiêu của HTX là giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển cộng đồng, bảo đảm an sinh xã hội, mục tiêu là phù hợp với chủ trương xã hội hóa hoạt động quản lý chợ của Chính phủ trong khi mục tiêu của các loại hình Doanh nghiệp là thu được lợi nhuận tối đa trên số vốn bỏ ra tối thiểu.

- Các chợ ở nông thôn, chợ hạng 3 ở các quận, huyện khả năng sinh lợi kém nên các thành phần kinh tế chưa muốn tham gia đầu tư, quản lý kinh doanh chợ trong những năm tới, trừ HTX.

* Những hạn chế cần khắc phục của HTX trong hoạt động đầu tư, quản lý, kinh doanh:

- Hoạt động của các HTX chưa hướng đến những yêu cầu thiết thực của xã viên, chưa tuân thủ nguyên tắc, giá trị của HTX.

- Năng lực nội tại của HTX còn yếu kém như nguồn vốn hạn hẹp, kỹ năng quản trị yếu kém, điều kiện tiếp cận các nguồn vốn tín dụng khó khăn.

- Trình độ cán bộ quản lý HTX hạn chế, hầu hết chưa qua đào tạo một cách có hệ thống, chủ yếu quản lý HTX qua kinh nghiệm.

3. HTX chợ hoạt động có hiệu quả tại thành phố Hà Nội

HTX Thương mại Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội được thành phố cho phép chuyển 8343 m2 đất trồng rau sang xây dựng chợ với tổng số vốn đầu tư khoảng 6 tỷ đồng, chủ yếu là vốn góp, vốn vay của xã viên. Đến đầu năm 2007, tổng nguồn vốn thuộc sở hữu tập thể đạt 24 tỷ đồng, trong đó 12 tỷ là vốn cố định, 12 tỷ vốn lưu động, trong đó vốn góp của xã viên là 5,8 tỷ, 18,2 tỷ là vốn tích lũy của HTX. Cơ cấu vốn nói lên cơ chế tự cấp vốn, hiệu quả kinh doanh và khả năng đầu tư sắp tới của HTX. HTX hiện có 131 xã viên, tạo việc làm cho 188 lao động trong đó có 57 người không phải là xã viên, mức lương tối thiểu của lao động gần 1 triệu đồng/tháng, mức tối đa gần 3 triệu đồng/tháng. Xã viên được ứng trước lãi vốn góp khoảng 600.000 đồng/tháng. Nguồn thu của chợ ổn định do số hộ thuê kinh doanh ổn định 105 sạp, 375 chỗ ngồi, và 100 chỗ khác. Doanh thu hàng năm của HTX đạt trên 10 tỷ đồng, trong đó chợ doanh thu chợ chiếm đến 50%. HTX nộp ngân sách hàng năm hơn 1 tỷ đồng (không kể phần hộ kinh doanh tại chợ tự nộp).

Các HTX bỏ vốn đầu tư xây dựng hoặc được giao quản lý, kinh doanh khai thác chợ tuy hoạt động mới được vài năm nhưng hầu hết đều kinh doanh có hiệu quả, điều đó cho thấy việc đầu tư, quản lý kinh doanh chợ cần được xã hội hóa, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư, quản lý chợ.

Từ tình hình thực tế trên cho thấy, sự ra đời HTX chợ hiện nay là phù hợp, phát huy được sức mạnh tập thể, giúp nhau thực hiện có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, không ngừng nâng cao thu nhập và đời sống xã viên. Sự phát triển mô hình HTX chợ, bước đầu đã thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa công tác quản lý kinh doanh và khai thác chợ của Chính phủ, xóa bỏ tình trạng bao cấp trong đầu tư chợ như lâu nay vẫn thực hiện.

Chương IV

XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ QUẢN LÝ, KINH DOANH, KHAI THÁC CHỢ TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

I. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC CỦA MÔ HÌNH HTX QUẢN LÝ, KINH DOANH, KHAI THÁC CHỢ CÓ THỂ PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TP HẢI PHÒNG

1. HTX chợ thành lập mới: (Hình thức 1-HT1)

Đây là mô hình HTX chợ được thành lập mới nhằm mục đích đầu tư xây dựng chợ để kinh doanh. Trên cơ sở xem xét giữa nhu cầu hợp tác của các thành viên trong việc đầu tư kinh doanh và chủ trương đầu tư xây dựng chợ của cơ quan chức năng, HTX sẽ được thành lập để đầu tư xây dựng và kinh doanh chợ.

2. HTX đang hoạt động đầu tư kinh doanh chợ: (HT2)

Là mô hình HTX đang hoạt động, muốn mở rộng đầu tư kinh doanh sang lĩnh vực quản lý, kinh doanh chợ. Trong mô hình này, HTX cân nhắc giữa năng lực của mình để mở rộng thêm ngành nghề kinh doanh chợ.

Với hai mô hình trên đây, HTX phải thực hiện đúng quy định về lập dự án đầu tư xây dựng chợ và thực hiện trách nhiệm của chủ đầu tư theo quy định tại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

3. HTX chợ thành lập mới trên cơ sở chuyển đổi Ban quản lý chợ: (HT3)

Đây là mô hình HTX chợ được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ Ban quản lý chợ, Tổ quản lý chợ (gọi chung là Ban quản lý chợ) sang HTX chợ đối với các chợ thuộc diện chuyển đổi theo chủ trương của Nhà nước.

Đối với những chợ khi chuyển giao cho HTX quản lý và điều hành, về mặt nguyên tắc phải chuyển giao cả nhân sự Ban quản lý chợ cho HTX tiếp nhận sử dụng, việc chuyển giao thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 4 mục III Thông tư số 06/2003/TT-BTM ngày 15 tháng 8 năm 2003 của Bộ Thương Mại (nay là Bộ Công Thương) và quy định của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.

II. NHỮNG NỘI DUNG BẢN CỦA MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ QUẢN LÝ, KINH DOANH, KHAI THÁC CHỢ

1. Chức năng nhiệm vụ của HTX chợ.

1.1. Chức năng:

- HTX thực hiện chức năng tổ chức, quản lý các hoạt động của chợ

- HTX tổ chức kinh doanh các dịch vụ theo quy định của pháp luật. Đây là một chức năng rất quan trọng cho sự phát triển của HTX, nếu HTX không tổ chức hoạt động kinh doanh thì HTX chợ cũng không hơn gì Ban Quản lý chợ trước đây.

1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn:

- Tổ chức hoạt động kinh doanh các dịch vụ tại chợ.

- Bảo đảm công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ.

- Xây dựng Nội quy chợ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ để trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp quản lý chợ; tổ chức điều hành chợ hoạt động theo Nội quy chợ và xử lý các vi phạm về Nội quy chợ.

- Bố trí, sắp xếp các khu vực kinh doanh bảo đảm các yêu cầu về trật tự, vệ sinh, văn minh thương mại và phù hợp với yêu cầu của các hộ kinh doanh tại chợ.

- Ký hợp đồng với các hộ kinh doanh về việc thuê, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức thông tin kinh tế, phổ biến chính sách, quy định của pháp luật cho các hộ kinh doanh kinh doanh tại chợ theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng.

- Tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định kỳ cho các cơ quan quản lý Nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do đại hội xã viên HTX giao

2. Tổ chức bộ máy quản lý của HTX chợ

2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của HTX chợ:

Đây là mô hình chung nhất cho việc tổ chức bộ máy quản lý chợ của HTX. Trong trường hợp HTX là chủ đầu tư xây dựng, quản lý, kinh doanh chợ (HT 1 và HT 2) thì Ban quản trị HTX đồng thời là Ban quản lý kinh doanh chợ(3), trường hợp HTX chỉ làm nhiệm vụ quản lý kinh doanh chợ (HT 3) thì HTX thành lập Ban quản lý kinh doanh chợ là bộ phận HTX, Ban Quản trị HTX cử thành viên làm Trưởng Ban quản lý kinh doanh chợ.

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của HTX chợ

2.2. Tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của HTX chợ

- Ban quản lý kinh doanh chợ có trách nhiệm cao nhất trong quản lý mọi hoạt động của chợ.

- Bộ phận kinh doanh có chức năng tham mưu cho Ban quản lý kinh doanh chợ về hoạt động quản lý, kinh doanh chợ như đề xuất phương án sử dụng điểm kinh doanh và bố trí sắp xếp các ngành nghề kinh doanh tại chợ, hoạt động tín dụng nội bộ, liên doanh, liên kết khai thác, tạo nguồn hàng ....

- Bộ phận tài chính có chức năng tham mưu cho Ban quản lý kinh doanh chợ về tổ chức thu, nộp các loại phí, lệ phí về chợ theo quy định của pháp luật. Quản lý tài sản, tài chính của đơn vị và thực hiện chế độ tổng hợp, báo cáo theo quy định của nhà nước...

- Bộ phận hành chính có chức năng tham mưu cho Ban quản lý kinh doanh chợ về nhân sự, các công việc có liên quan đến hoạt động chợ như vệ sinh, bảo vệ, điện nước phòng cháy chữa cháy ...

Tùy theo quy mô, năng lực quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, nguồn lực của HTX... mỗi HTX có bộ máy hoạt động khác nhau, nhưng mỗi HTX hoạt động kinh doanh quản lý chợ đều phải thực hiện các dịch vụ cơ bản như vệ sinh, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy, điện nước v.v... Ngoài ra HTX chợ có thể tổ chức các dịch vụ khác như khai thác nguồn hàng, dịch vụ tín dụng nội bộ, kinh doanh dịch vụ khác tại chợ.

3. Quản lý tài chính:

Căn cứ Thông tư số 67/2003/TT-BTC ngày 11 tháng 7 năm 2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho ban quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ.

3.1. Các khoản thu: HTX chợ được thu các khoản sau:

a. Thu về cho thuê, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ, bốc xếp, bảo quản hàng hóa:

- Thu tiền thuê, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ theo hợp đồng sử dụng, thuê điểm kinh doanh;

- Thu từ việc cung cấp các dịch vụ bốc xếp hàng hóa, kho bãi để lưu giữ hàng hóa, dịch vụ bảo vệ theo hợp đồng cụ thể và các dịch vụ khác;

- Thu khác: Thu được trích để lại theo hợp đồng ủy nhiệm thu (thu phí, thu tiền điện, nước và các khoản có liên quan đến hoạt động kinh doanh tại chợ); thu tiền phạt, tiền bồi thường hợp đồng (nếu có) đối với các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh tại chợ do vi phạm các quy định trong hợp đồng kinh tế ký kết với Ban quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ.

b. Thu các loại phí:

Theo quy định của Pháp lệnh phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001, các khoản thu này bao gồm:

- Phí chợ;

- Phí trông giữ xe;

- Phí vệ sinh;

Mức thu các loại phí này thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân thành phố theo hướng dẫn chung của Bộ Tài chính.

- Phí phòng cháy, chữa cháy: Mức và cách thức quản lý thu nộp theo quy định của Bộ Tài chính.

Việc quản lý, sử dụng các khoản phí nêu trên phải thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí, cụ thể:

Đối với chợ không do Nhà nước đầu tư xây dựng hoặc do Nhà nước đầu tư nhưng đã chuyển giao cho HTX để kinh doanh khai thác và quản lý chợ thì các loại phí này là phí không thuộc Ngân sách Nhà nước. HTX kinh doanh, khai thác và quản lý chợ có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật đối với số phí thu được và có quyền quản lý, sử dụng số tiền phí sau khi đã nộp thuế.

c. Thu từ hoạt động kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho xã viên:

- Thu từ hoạt động kinh doanh của HTX tại chợ (mở quầy bán hàng, phân phối hàng cho các đơn vị, cá nhân bên ngoài chợ...).

- Thu từ việc HTX cung ứng hàng hóa cho các xã viên (HTX làm đầu mối phân phối hàng hóa cho các xã viên bán lẻ tại chợ).

- Thu từ hoạt động tín dụng nội bộ cho xã viên HTX là các hộ kinh doanh tại chợ...

3.2. Các khoản chi:

HTX quản lý kinh doanh và chợ được sử dụng các khoản thu để chi cho các nội dung sau:

● Chi trả hoàn vốn đầu tư xây dựng chợ;

● Chi cho người lao động (tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế);

● Chi quản lý hành chính: Vật tư văn phòng, điện, nước, thông tin liên lạc, sửa chữa thường xuyên cơ sở vật chất: nhà cửa, máy móc thiết bị...;

● Chi cho các hoạt động tổ chức thu;

● Chi cho các hoạt động kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ;

● Các khoản thuế;

● Chi khác.

3.3. Lập kế hoạch tài chính và quyết toán các khoản thu, chi:

- Hàng năm, các HTX chợ phải xây dựng kế hoạch kinh doanh và phương án tài chính cho hoạt động của mình. Việc xây dựng phương án tài chính dựa trên các khoản thu để sử dụng chi cho các mục đích như hoàn trả vốn đầu tư xây dựng chợ, các chi phí cần thiết cho hoạt động của HTX.

- HTX chợ phải thực hiện chế độ quyết toán và báo cáo tài chính doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH XÂY DNG MÔ HÌNH HTX QUẢN LÝ, KINH DOANH, KHAI THÁC CHỢ.

1. Yêu cầu.

- Xây dựng mô hình HTX chợ đảm bảo hoạt động hiệu quả, tạo điều kiện cho HTX đầu tư, kinh doanh và quản lý chợ, từng bước xã hội hóa hoạt động chợ, qua đó khuyến khích thành phần kinh tế tập thể tiếp tục đầu tư kinh doanh khai thác chợ.

- Việc xây dựng mô hình HTX chợ (nhất là trường hợp chuyển đổi từ Ban quản lý chợ trước đây thành HTX chợ) phải đảm bảo hoạt động bình thường của các hộ kinh doanh tại chợ và phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu đời sống, sinh hoạt của người dân địa phương.

- Cần có sự thống nhất chủ trương từ thành phố, quận, huyện đến xã, phường nhằm chỉ đạo, giúp đỡ, giải quyết các khó khăn vướng mắc cho các HTX trong quá trình xây dựng mô hình HTX chợ.

2. Các bước xây dựng mô hình HTX chợ.

Việc xây dựng mô hình HTX chợ thông qua các bước, tùy theo từng hình thức tổ chức mà có các bước tiến hành khác nhau, cụ thể như sau: (Chi tiết các bước tiến hành xem phần phụ lục)

2.1. HTX chợ thành lập mới

a. Các bước tiến hành:

● Bước 1: Thành lập HTX

● Bước 2: Đăng ký kinh doanh

● Bước 3: Lập dự án đầu tư xây dựng chợ

● Bước 4: Triển khai dự án xây dựng chợ

● Bước 5: Xây dựng nội quy, quy chế và triển khai hoạt động theo mô hình HTX chợ

b. Những thuận li và khó khăn

* Thuận lợi:

- HTX chủ động lựa chọn địa điểm xây dựng chợ, phù hợp với quy hoạch của từng địa phương.

- Tổ chức bộ máy theo yêu cầu quản lý.

- HTX có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến việc xây dựng, vận hành HTX chợ, đúng với Quyết định số 13/2006/QĐ-BXD ngày 19/4/2006 của Bộ Xây dựng ban hành tiêu chuẩn xây dựng và thiết kế chợ.

* Khó khăn:

- HTX cần nguồn vốn lớn, thu hồi vốn chậm.

- Việc huy động vốn khó khăn.

- Kinh nghiệm quản lý điều hành HTX chợ chưa có.

2.2. HTX đang hoạt động được giao quản lý, đầu tư, xây dựng chợ.

a. Các bước tiến hành (để hoạt động chợ tiếp tục duy trì, ổn đnh):

● Bước 1: Xây dựng phương án quản lý, kinh doanh, đầu tư nâng cấp hoặc xây dựng mới chợ được cơ quan Nhà nước cơ thẩm quyền phê duyệt.

● Bước 2: Sửa đổi Điều lệ HTX thông qua Đại hội xã viên, đăng ký thay đổi, bổ sung ngành nghề.

● Bước 3: Triển khai xây dựng, tổ chức quản lý, xây dựng chợ theo phương án được duyệt.

● Bước 4: Xây dựng nội quy, quy chế và triển khai hoạt động chợ theo nội quy chợ được duyệt.

b. Những thuận lợi và khó khăn:

* Thuận lợi:

- HTX có điều kiện mở rộng hoạt động sang lĩnh vực dịch vụ.

- Chợ có sẵn, HTX có phương án đầu tư xây dựng hoặc cải tạo chợ.

- Đội ngũ cán bộ từ Ban quản lý cũ chuyển sang có kinh nghiệm quản lý chợ.

* Khó khăn:

- HTX phải xây dựng phương án hoạt động, tính toán sắp xếp lại các điểm kinh doanh.

- Phải có phương án xử lý thỏa đáng bộ máy Ban Quản lý chợ (hay Tổ quản lý chợ) trước khi giao chợ cho HTX quản lý, khai thác.

- Phải tuyên truyền, vận động tiểu thương đang kinh doanh tại chợ ủng hộ mô hình mới, tham gia làm xã viên HTX.

- Phải làm công tác tư tưởng đối với cán bộ, nhân viên được chuyển sang HTX.

2.3. HTX thành lập mới trên cơ sở Ban quản lý chợ:

a. Các bước tiến hành

● Bước 1: Ban hoặc Tổ Quản lý chợ xây dựng phương án tổ chức, quản lý, kinh doanh chợ theo mô hình HTX chợ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt

● Bước 2: Thành lập, đăng ký kinh doanh mô hình HTX chợ

● Bước 3: Xây dựng nội quy, quy chế và triển khai hoạt động theo mô hình HTX chợ

b. Những thuận lợi và khó khăn.

* Thuận lợi:

- HTX không phải lo đầu tư xây dựng chợ, nguồn nhân lực có sẵn từ cán bộ nhân viên của Ban quản lý chợ.

- Ban quản lý chợ có kinh nghiệm trong công tác quản lý chợ, công tác tổ chức ít bị xáo trộn, hoạt động của chợ ít bị ảnh hưởng.

- HTX mới hoạt động độc lập, chủ động quyết định các vấn đề liên quan đến quản lý, kinh doanh chợ.

* Khó khăn:

- HTX phải xây dựng phương án hoạt động, tính toán sắp xếp lại các điểm kinh doanh.

- Phải có phương án xử lý thỏa đáng bộ máy Ban Quản lý chợ (hay Tổ quản lý chợ) trước khi giao chợ cho HTX quản lý, khai thác.

- Phải tuyên truyền, vận động tiểu thương đang kinh doanh tại chợ ủng hộ mô hình mới, tham gia làm xã viên HTX.

- Phải làm công tác tư tưởng đối với cán bộ, nhân viên được chuyển sang HTX.

IV. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

Qua thực tế ở các địa phương, mô hình HTX quản lý, kinh doanh chợ có nhiều ưu điểm, song việc triển khai cũng yêu cầu nhiều vấn đề cần giải quyết có liên quan đến các cấp chính quyền, các ngành ở địa phương từ thành phố đến xã, phường và các HTX.

Vì vậy, để thúc đẩy mô hình HTX quản lý, kinh doanh chợ phát triển, thực hiện chủ trương của Chính phủ và thành phố về xã hội hóa công tác quản lý chợ, phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

1. Giải pháp về tuyên truyền, vận động.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm giúp cho cán bộ, công nhân viên, các hộ kinh doanh tại chợ hiểu rõ và hưởng ứng chủ trương xã hội hóa công tác quản lý chợ, chuyển đổi mô hình hoạt động của chợ sang HTX quản lý, kinh doanh chợ, qua đó vận động thực hiện tốt các chủ trương, biện pháp của các cấp, các ngành.

- Nội dung tuyên truyền tập trung vào chủ trương và các văn bản của Nhà nước về xã hội hóa công tác đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ, Luật HTX, về lộ trình chuyển đổi từ Ban Quản lý chợ sang mô hình HTX quản lý, kinh doanh chợ, lợi ích của việc chuyển đổi, những vấn đề liên quan trực tiếp đến các hộ kinh doanh ...

- UBND quận, huyện phối hợp với Liên minh HTX và DN thành phố tổ chức lực lượng tuyên truyền gồm: phòng Tư pháp, phòng Kinh tế, lãnh đạo chính quyền địa phương, hội Phụ nữ, UBMTTQ quận và phường, Trung tâm Hỗ trợ, phòng Tổ chức thành viên Liên minh HTX và DN thành phố... Đối với các chợ đã có chủ trương chuyển đổi cần định thời gian tổ chức tuyên truyền trước khi triển khai các việc cụ thể để tạo sự thống nhất, thuận lợi cho quá trình thực hiện chuyển đổi.

2. Giải pháp về quy hoạch.

- Xây dựng, quy hoạch mạng lưới chợ trên địa bàn thành phố phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển thương mại của thành phố, để làm cơ sở cho việc chuyển đổi mô hình HTX chợ theo chủ trương của thành phố. Trong quy hoạch phát triển mạng lưới chợ cần chú ý về quy mô, vị trí chợ phù hợp với địa bàn dân cư, địa điểm xây dựng chợ không bị ngập nước, bảo đảm an toàn giao thông...

- Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch phát triển chợ, với danh mục dự án phát triển chợ đã được phê duyệt, các HTX có điều kiện lựa chọn hướng đầu tư vào các chợ phù hợp với điều kiện và khả năng của từng HTX.

- Xác định và thông báo công khai danh mục các chợ được nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách, các chợ được xây dựng bằng nguồn vốn của các HTX, doanh nghiệp. Phân loại chợ kết hợp định hướng chuyển đổi mô hình chợ, xác định các loại chợ chuyển đổi sang mô hình HTX chợ

3. Giải pháp về chuyển đổi mô hình.

- Việc chuyển đổi mô hình tổ chức Quản lý chợ sang mô hình HTX kinh doanh khai thác và quản lý chợ được thực hiện thông qua hình thức giao cho HTX đủ năng lực khai thác, quản lý chợ hoặc tổ chức đấu thầu để chọn ra HTX có năng lực nhất.

- Tổ chức tham quan học tập mô hình HTX quản lý, kinh doanh chợ ở một số địa phương có phong trào HTX chợ mạnh để tiếp thu kinh nghiệm, xây dựng và phát triển HTX chợ.

- Đề xuất phương án giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ Ban quản lý chợ hợp lý, bảo đảm quyền lợi cho người lao động trong Ban Quản lý chợ.

4. Giải pháp tài chính.

- HTX phải xây dựng phương án hoạt động quản lý, kinh doanh chợ khả thi, bảo đảm cân đối thu chi, tạo nên sự lành mạnh về tài chính cho HTX. Tổ chức tốt các hoạt động thu tại chợ, không để sót, không để nợ đọng kéo dài.

- Ngoài việc thu các loại phí, HTX cần tổ chức thêm các hoạt động kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho xã viên và các đơn vị kinh doanh tại chợ để tạo nguồn thu cho HTX.

- Phát triển xã viên là các hộ kinh doanh tại chợ, nhằm huy động vốn từ trong nội bộ HTX để sửa chữa, tu bổ chợ, tổ chức hoạt động tín dụng nội bộ hỗ trợ cho các xã viên, tạo sự gắn kết các xã viên với HTX, nâng cao uy tín và hiệu quả hoạt động của chợ.

- Liên doanh, liên kết đầu tư với các HTX, doanh nghiệp khác để tạo nguồn vốn, khai thác nguồn hàng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ tại chợ.

- Giải quyết, xử lý công nợ, tài sản dứt điểm trước khi đấu thầu hoặc giao chợ cho HTX.

- Thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và các Nghị định hướng dẫn thi hành.

5. Giải pháp về đất đai.

- Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính để giải quyết nhanh chóng đất đai, mặt bằng nhằm khuyến khích đầu tư, xây dựng kinh doanh HTX chợ.

- Bố trí vị trí, địa điểm, diện tích xây dựng mạng lưới chợ phù hợp quy hoạch phát triển chung, đáp ứng nhu cầu họp chợ trước mắt và khả năng mở rộng quy mô của chợ trong giai đoạn sau.

- Có chính sách miễn giảm tiền thuê đất cho các HTX để tạo điều kiện cho các HTX ổn định hoạt động đầu tư sửa chữa, tu bổ chợ.

- Thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả Luật đất đai.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. TỔ CHỨC THC HIỆN

1. Đơn vị chủ trì:

* Liên minh HTX và Doanh nghiệp thành phố:

+ Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND quận, huyện tổ chức tuyên truyền về luật HTX; phổ biến chủ trương xã hội hóa công tác đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ của Nhà nước, giới thiệu các mô hình HTX kinh doanh, quản lý chợ hoạt động có hiệu quả để các HTX tham khảo.

+ Chủ trì xây dựng Kế hoạch phát triển Hợp tác xã quản lý, kinh doanh, khai thác chợ trên địa bàn thành phố.

+ Phối hợp với Sở Công Thương và UBND quận, huyện xây dựng Kế hoạch chuyển đổi mô hình HTX chợ tại các địa phương, đề xuất UBND thành phố phê duyệt để triển khai thực hiện.

+ Hỗ trợ và hướng dẫn cho việc hình thành và phát triển các mô hình HTX chợ; tư vấn cho các Ban Quản lý kinh doanh chợ phát triển hệ thống kinh doanh tại các chợ, phối hợp đào tạo nghiệp vụ quản lý kinh doanh cho các cán bộ quản lý HTX chợ.

+ Hướng dẫn, hỗ trợ các HTX chợ quan hệ liên kết, hợp tác với các tổ chức, đơn vị trong hoạt động kinh doanh.

2. Các HTX chợ, thương nhân đang kinh doanh tại chợ

- Thực hiện theo quy định trong Luật HTX, Điều lệ của HTX chợ sau khi được thành lập, các quy định của UBND cấp quận, huyện, Liên minh HTX và Doanh nghiệp thành phố, Sở Công thương, UBND thành phố Hải Phòng.

- Thực hiện các quy định về luật thương mại và pháp luật có liên quan.

3. Chính quyền địa phương

3.1. UBND xã, phường, thị trấn

Tuyên truyền, vận động nhân dân về chủ trương, chính sách của Nhà nước, các thương nhân trong chợ tham gia thành lập HTX, thực hiện các quy định tại Luật HTX và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật HTX.

3.2. UBND các quận, huyện

- Phối hợp với Liên minh HTX và Doanh nghiệp thành phố chỉ đạo, phân công và hướng dẫn các địa phương có Ban quản lý, tổ quản lý chợ xây dựng phương án chuyển đổi chợ sang mô hình HTX chợ.

- Tiến hành thẩm định và phê duyệt phương án chuyển đổi và đồng thời ra quyết định công nhận HTX chợ ngay sau khi phê duyệt phương án chuyển đổi chợ.

- Chỉ đạo Phòng kinh tế, Công thương, Tài chính phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ thuộc Liên minh HTX và DN thành phố hỗ trợ thành lập, thực hiện đăng ký kinh doanh cho các HTX quản lý, kinh doanh, khai thác chợ.

4. Các đơn vị phối hợp

4.1. Sở Công thương

- Căn cứ quy hoạch phát triển mạng lưới chợ đến năm 2020 để có cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển chợ nói chung và kế hoạch phát triển HTX chợ nói riêng. Từ đó các HTX mới có hướng đầu tư vào các chợ phù hợp với khả năng của mình.

- Phối hợp với các ngành đề xuất với UBND thành phố ban hành các chính sách, chế độ liên quan đến tổ chức, hoạt động và quản lý đối với các chợ.

- Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý các HTX chợ.

4.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, tham mưu trình UBND thành phố ban hành các quy định có liên quan đến quy trình đầu tư xây dựng chợ; kiến nghị UBND thành phố ban hành các chính sách, chế độ liên quan đến đầu tư xây dựng chợ, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện;

- Chủ trì tham mưu cho UBND thành phố ban hành chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các đơn vị tham gia đầu tư xây dựng chợ.

4.3. Sở Tài chính:

- Chủ trì, tham mưu UBND thành phố ban hành các quy định có liên quan đến đấu thầu khai thác, quản lý, kinh doanh chợ, việc thu chi các loại phí và lệ phí.

- Đề xuất UBND thành phố ban hành các chính sách, chế độ liên quan đến cơ chế tài chính của chợ và hướng dẫn công tác quản lý tài chính áp dụng cho HTX quản lý, kinh doanh chợ.

- Hướng dẫn các vấn đề tài chính liên quan đến việc chuyển giao các chợ thuộc sở hữu nhà nước sang hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ.

4.4. Sở Xây dựng:

Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc triển khai các quy định của nhà nước liên quan đến lĩnh vực xây dựng chợ như: thẩm định các dự án chợ (về quy chuẩn xây dựng chợ, các tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án đầu tư chợ), hướng dẫn quy trình cấp phép xây dựng chợ, kiểm tra việc xây dựng chợ...

4.5. Sở Tài nguyên và Môi trường:

+ Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng cùng với UBND quận, huyện cập nhật các vị trí, địa điểm quy hoạch chợ.

+ Chủ trì, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các quy trình giao đất (cắm mốc xác định ranh giới đất chợ), cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chợ, vấn đề bảo đảm vệ sinh môi trường trong dự án chợ...

4.6. Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thành phố:

+ Chủ trì, hướng dẫn các HTX chợ tổ chức thực hiện công tác đảm bảo an ninh trật tự, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội trên địa bàn các chợ.

+ Chỉ đạo Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy hướng dẫn các HTX chợ thực hiện các quy trình liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) như: thẩm định phương án PCCC trong dự án đầu tư chợ, hướng dẫn quy định về PCCC tại các chợ, tổ chức tập huấn công tác PCCC, định kỳ kiểm tra....

II. TIẾN Đ THỰC HIỆN (2013 - 2015):

- Tháng 7/2013: Hoàn chỉnh Đề cương Đề án

- Tháng 8/2013: Khảo sát, lấy ý kiến các đơn vị, cơ quan có liên quan góp ý vào Đề án

- Tháng 9/2013: Tổng hợp các ý kiến báo cáo UBND thành phố phê duyệt Đề cương Đề án

- Từ tháng 10/2013 đến tháng 6/2014: Xây dựng Đề án, lấy ý kiến của các đơn vị Sở, ngành liên quan, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Đề án

- Từ tháng 6/2014 đến tháng 9/2014: Đề nghị UBND thành phố phê duyệt Đề án, bố trí kinh phí thực hiện Đề án giai đoạn 2014-2015

- Từ tháng 10/2014 đến tháng 12/2015: Thực hiện xây dựng mô hình thành lập các Hợp tác xã quản lý, kinh doanh, khai thác chợ tại các địa điểm đã đề xuất: Hồng Bàng, Thủy Nguyên, An Dương, Cát Hải, An Lão, Dương Kinh.

III. KINH PHÍ XÂY DNG CHO MỘT MÔ HÌNH HTX QUẢN LÝ CHỢ

1. Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn

1.1. Về đào tạo dài hạn

Các chức danh trong Ban Quản trị, Ban Chủ nhiệm, Ban Kiểm soát, Kế toán trưởng, xã viên khi được Hợp tác xã cử đi đào tạo (chính quy hoặc vừa học vừa làm) tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề phải đáp ứng đủ điều kiện.

1.2. Về bồi dưỡng nghiệp vụ

Các đối tượng là các chức danh trong Hợp tác xã quy định tại Khoản 2, Điều 2 (của Quy định này) được tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn khi tham gia: Các khóa đào tạo, bồi dưỡng (trên 05 ngày) được vận dụng theo quy định tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính về quy định quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; các khóa đào tạo, bồi dưỡng (không quá 05 ngày)

2. Mặt bằng:

- Ngân sách thành phố hỗ trợ các khoản kinh phí, lệ phí làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

3. Đối với tài sản đầu tư xây dựng mới:

Tổng vốn đầu tư xây dựng chợ sau khi được cấp có thẩm quyền thẩm định gồm:

- Vốn hỗ trợ của Ngân sách thành phố: 10% giá trị công trình, làm cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất là vốn công trợ, theo Luật Hợp tác xã là tài sản không chia.

- Vốn góp của xã viên theo Điều lệ HTX, phù hợp với quy mô dự án: 80% giá trị công trình.

- Vốn vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng, Quỹ hỗ trợ phát triển HTX của Liên minh Hợp tác xã và doanh nghiệp thành phố Hải Phòng: 10% giá trị công trình.

KINH PHÍ THC HIỆN ĐỀ ÁN HTX QUẢN LÝ CHỢ NĂM 2014 - 2015

1. Hỗ trợ kinh phí thành lập Hợp tác xã:

Trong đó:

- Chi thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức về HTX

- Chi tư vấn trực tiếp đối với các sáng lập viên, đại diện HTX

- Chi tổ chức hội nghị thành lập

- Chi mua trang thiết bị văn phòng

2. Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn

Các đối tượng là các chức danh trong Hợp tác xã tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn khi tham gia: Các khóa đào tạo, bồi dưỡng (trên 05 ngày) được vận dụng theo quy định tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính và Quyết định 2318/QĐ-UBND ngày 16/11/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về quy định quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; các khóa đào tạo, bồi dưỡng (không quá 05 ngày).

3. Mặt bằng:

- Ngân sách thành phố hỗ trợ các khoản kinh phí, lệ phí làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

4. Đối với tài sản đầu tư xây dựng mới:

Giá trị đầu tư xây dựng chợ sau khi được cấp có thẩm quyền thẩm định:

- Hợp tác xã đầu tư một lần tất cả các khoản mục được thẩm định.

5. Thời gian, địa điểm thực hiện:

- Năm 2015: Thành lập 4 HTX quản lý, kinh doanh, khai thác chợ tại huyện Thủy Nguyên, quận Dương Kinh, huyện An Lão và Cát Hải.

Chương VI

KẾT LUẬN VÀ CÁC ĐỀ XUẤT - KIẾN NGHỊ

Nghị định 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ và Nghị định 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ là một chủ trương lớn của Chính phủ, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phát triển và quản lý chợ. Việc xây dựng mô hình HTX quản lý, kinh doanh, khai thác chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng là nhằm cụ thể hóa chủ trương trên, trong khu vực kinh tế tập thể thành phố, đưa HTX trở thành một trong những chủ thể quan trọng tham gia vào quá trình xã hội hóa hoạt động quản lý, kinh doanh chợ.

Tuy nhiên, đối với thành phố Hải Phòng, việc xây dựng và phát triển mô hình HTX quản lý, kinh doanh, khai thác chợ là vấn đề mới, sẽ có những khó khăn phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện chưa lường hết được. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi từ Ban Quản lý chợ trước đây sang HTX có những yêu cầu liên quan đến việc làm, quyền lợi của một số CBCC.... Do vậy, cần có sự chỉ đạo của UBND thành phố và việc triển khai đồng bộ của các Sở, ban ngành, UBND các quận, huyện và phường (xã).

Việc chuyển giao chợ cho các HTX quản lý và khai thác là sự hỗ trợ đầu tư ban đầu về vốn của Nhà nước cho HTX để hình thành nên một phần vốn của sở hữu tập thể (phần vốn không chia trong bất cứ trường hợp nào), chứ không phải là quá trình tư nhân hóa chợ. Đồng thời, điều đó cũng đòi hỏi các HTX được nhận chuyển giao phải có trách nhiệm quản lý và khai thác phần tài sản này một cách có hiệu quả, đúng mục đích. Trong trường hợp giải thể hoặc bị phá sản, HTX phải hoàn trả lại cho nhà nước phần tài sản đã giao, chứ không được đem chia.

Để việc xây dựng và phát triển mô hình HTX quản ký, kinh doanh, khai thác chợ trên địa bàn thành phố đạt kết quả, xin kiến nghị một số vấn đề sau:

* Kiến nghị đối với UBND thành phố:

- Trong giai đoạn đầu của việc xây dựng mô hình HTX quản lý, kinh doanh, khai thác chợ, đề nghị UBND thành phố cho phép Liên minh HTX và DN thành phố phối hợp với các quận, huyện giao cho một số HTX quản lý, kinh doanh một số chợ không phải thông qua đấu thầu nhằm thí điểm để tổng kết rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình HTX quản lý, kinh doanh, khai thác chợ, cụ thể tại các địa điểm sau: tại quận Hồng Bàng, huyện Thủy Nguyên, huyện An Dương, huyện Cát Hải, An Lão.

- Đề nghị UBND thành phố giao cho Liên minh Hợp tác xã và Doanh nghiệp thành phố chủ trì cùng Sở Công Thương và các Sở, ngành liên quan xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ cho HTX quản lý, kinh doanh, khai thác chợ, khuyến khích đầu tư hạ tầng chợ, đề nghị ngân sách hỗ trợ 10% kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng gồm những hạng mục: san nền, đường nội bộ chợ, hệ thống điện bảo vệ và chiếu sáng trong chợ, khu vệ sinh công cộng, khu thu gom rác thải, hệ thống thoát nước trong chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2014 - 2018 trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.

- Hợp tác xã chợ là một loại hình mới, hoạt động độc lập theo Luật Hợp tác xã, Luật Doanh nghiệp do vậy kinh doanh chợ được sử dụng toàn bộ mặt bằng đất vào mục đích kinh doanh chợ, các nghĩa vụ phải nộp ngân sách theo đất như: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và tiền thuê đất. Do vậy, để ổn định Hợp tác xã giai đoạn đầu thì Nhà nước cho miễn tiền thuê đất từ 5 đến 10 năm, còn tiền thuế đất vẫn phải nộp Nhà nước do trong tiền thu phí đã có cả tiền thuê đất.

- Đề nghị UBND thành phố giao Sở Công thương, Liên minh HTX và DN thành phố, các quận, huyện xây dựng kế hoạch chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ, trong đó chú ý phát triển mô hình HTX quản lý, kinh doanh, khai thác chợ. Liên minh HTX và DN thành phố phối hợp với các quận, huyện lựa chọn tổ chức chuyển đổi thí điểm mô hình HTX quản lý, kinh doanh, khai thác chợ, rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình HTX quản lý, kinh doanh, khai thác chợ giai đoạn 2014-2015./.



(1) Nguồn Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ thành phố Hải Phòng đến năm 2020 của Sở Công Thương Hải Phòng

(2) Nguồn Website Liên minh HTX Việt Nam

(3) Dùng để phân biệt với Ban Quản lý chợ trực thuộc UBND quận huyện, xã phường, có chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được quy định tại Thông tư 06/2003/TT-BTM của Bộ Thương mại

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 876/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án Xây dựng và phát triển mô hình hợp tác xã quản lý, kinh doanh, khai thác chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2012 - 2015

  • Số hiệu: 876/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 24/04/2015
  • Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng
  • Người ký: Đan Đức Hiệp
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/04/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản