- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật khoáng sản 2010
- 3Nghị quyết 103/NQ-CP năm 2011 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 15/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật khoáng sản
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 873/QĐ-UBND | Kon Tum, ngày 21 tháng 09 năm 2012 |
V/V BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17/11 /2010;
Căn cứ Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 22/11/2011 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Công văn số 4334/VPCP-KTN ngày 14/6/2012 của Văn phòng Chính phủ về quản lý khai thác vàng sa khoáng ở tỉnh Kon Tum;
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 268/TTr-STNMT ngày 04/9/2012 về việc ban hành Phương án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Kon Tum,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính; Giám đốc Công an tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và các tổ chức, cá nhân có hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
BẢO VỆ TÀI NGUYỀN KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC
(Kèm theo Quyết định số 873/QĐ-UBND ngày 21/9/2012 của UBND tỉnh)
I. Sự cần thiết và căn cứ để xây dựng Phương án.
1. Sự cần thiết:
Ban hành Phương án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác nhằm chấn chỉnh, lập lại trật tự, kỷ cương trong công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản. Ngăn chặn kịp thời các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép làm ảnh hưởng đến môi trường; gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội; làm thất thoát tài nguyên, mất đất sản xuất và thất thu ngân sách.
2. Căn cứ xây dựng phương án:
Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010;
Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 22/11/2011 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản.
II. Đối tượng khoáng sản chưa khai thác cần được bảo vệ gồm:
Khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã được điều tra phát hiện, chưa được điều tra phát hiện và chưa cấp phép khai thác, kể cả khoáng sản ở bãi thải của mỏ đã đóng cửa.
1. Quan điểm: Khoáng sản là loại tài sản hữu hạn và hầu hết không tái tạo nên phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh tế cao; bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự xã hội và môi trường sinh thái, góp phần tạo việc làm và nâng cao đời sống nhân dân.
2. Mục tiêu: Lập lại kỷ cương trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, xử lý kịp thời tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, kiên quyết ngăn chặn tiến đến chấm dứt tình trạng khai thác khoáng sản trái phép.
IV. Thực trạng về công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum thời gian qua.
Thời gian qua, công tác quản lý hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã đạt được kết quả nhất định, bước đầu đi vào nề nếp, đáp ứng nhu cầu về vật liệu xây dựng cho xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy vậy, công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định, cụ thể: công tác quản lý bảo vệ chưa tốt, chưa phát hiện, ngăn chặn kịp thời hoạt động khoáng sản trái phép, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép tại một số điểm nóng trên địa bàn tỉnh vẫn tiếp tục diễn ra, trong khi chính quyền các địa phương chưa có biện pháp ngăn chặn triệt để, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương chưa đồng bộ, đặc biệt là trong công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản và quản lý việc khai thác khoáng sản trái phép; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật chưa nghiêm.
Công tác quản lý và trách nhiệm quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản ở cấp huyện, cấp xã đôi lúc, đôi nơi còn buông lỏng, không kịp thời xử lý các trường hợp khai thác trái phép, để kéo dài dẫn đến phát sinh nhiều phức tạp khó xử lý.
Một số điểm nóng thường xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép như: Khoáng sản vàng tại xã Đắk Pét, xã Đắk Nhoong, xã Đắk Long, xã Đăk Blô, xã Đăk Nhoong, sông Pô Kô (huyện Đăk Glei); sông Pô Kô, thung lũng ĐăkHniêng (huyện Ngọc Hồi), xã Đắk T’re (huyện Kon Rẫy), xã Tân Cảnh, xã Pô Kô (huyện Đăk Tô); xã Hơ Moong (huyện Sa Thầy)...; cát, sỏi lòng sông ĐăkBla (thành phố Kon Tum)... Ngoài các điểm khoáng sản nêu trên, nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh cũng xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản lén lút, trái phép cần tăng cường quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản theo đúng quy định của pháp luật.
- Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền Luật Khoáng sản năm 2010 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
- UBND các huyện, thành phố (nơi có xảy ra hoạt động khoáng sản trái phép):
+ Chủ động phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu, đề xuất UBND tỉnh các biện pháp hữu hiệu nhằm xử lý triệt để tình trạng khai thác khoáng sản trái phép.
+ Bố trí nguồn ngân sách cho UBND cấp xã nơi có khoáng sản bị khai thác trái phép để thực hiện công tác bảo vệ; chỉ đạo UBND cấp xã phối hợp với các Đồn Biên phòng quản lý chặt chẽ việc đăng ký tạm trú, tạm vắng theo đúng quy định, kiên quyết trục xuất các đối tượng lưu trú bất hợp pháp và không cho đăng ký tạm trú với lý do không chính đáng. Tổ chức kiểm tra, thu giữ các phương tiện, thiết bị bảo đảm ngăn chặn kịp thời các đối tượng khai thác trái phép.
- Các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; làm rõ trách nhiệm quản lý địa bàn và đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với các tổ chức, cá nhân tại những địa phương để tình trạng khai thác khoáng sản trái phép diễn ra nhưng không chủ động đề xuất tham mưu các biện pháp xử lý hoặc không có biện pháp xử lý hữu hiệu, để tình trạng khai thác trái phép tái diễn, kéo dài.
VI. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành chức năng tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; các văn bản hướng dẫn, triển khai kịp thời có hiệu quả Luật Khoáng sản. Đẩy mạnh công tác cải cách các thủ tục hành chính trong công tác quản lý khoáng sản.
- Cung cấp thông tin, số liệu về tiềm năng các loại khoáng sản chưa khai thác cho UBND các huyện, thành phố biết để có phương án bảo vệ; công bố các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
- Định kỳ hàng tháng, tổng hợp báo cáo về công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn về UBND tỉnh.
2. Sở Công Thưong:
- Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng tham mưu UBND tỉnh tổ chức xây dựng, quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh.
- Tham mưu UBND tỉnh tổ chức thực hiện quy hoạch, chính sách và kế hoạch phát triển ngành công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn xác định cụ thể các khu vực quy hoạch khoáng sản ngoài thực địa làm cơ sở theo dõi việc triển khai quy hoạch và quản lý chặt chẽ các hoạt động khoáng sản theo quy hoạch.
3. Sở Xây dựng:
- Phối hợp với các ngành chức năng tham mưu UBND tỉnh tổ chức xây dựng quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh.
- Tham mưu UBND tỉnh tổ chức thực hiện quy hoạch, chính sách và kế hoạch phát triển ngành công nghiệp khai thác sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Tài chính:
Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho UBND tỉnh cân đối bố trí kinh phí thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương theo quy định, phù hợp với khả năng ngân sách Nhà nước hàng năm.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Tham mưu UBND tỉnh xây dựng các chương trình, kế hoạch tăng cường công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng và đất rừng trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo lực lượng kiểm lâm, các đơn vị chủ rừng (Các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp, các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, Vườn quốc gia Chư Mom Ray, Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, Công ty nguyên liệu giấy Miền Nam...): Ngoài chức năng nhiệm vụ được giao về bảo vệ và phát triển rừng, cần có biện pháp ngăn chặn ngay các hoạt động khoáng sản (khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến...) trái phép trong lâm phần mình quản lý. Kịp thời báo cáo chính quyền địa phuơng và cơ quan chức năng biết tình trạng trên để phối hợp xử lý.
6. Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh:
- Có biện pháp kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định về Quy chế biên giới của các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trong khu vực biên giới; phối hợp tốt với các cơ quan chức năng khi tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động khoáng sản.
- Chỉ đạo các Đồn Biên phòng trên khu vực biên giới, ngoài việc thực hiện quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh được giao, có trách nhiệm phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương phát hiện xử lý, cung cấp thông tin kịp thời về hoạt động khoáng sản trái phép, đấu tranh ngăn chặn tình trạng khai thác khoáng sản trái phép xảy ra trong khu vực biên giới.
7. Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh:
Trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực khoáng sản; bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại khu vực cấm hoạt động khoáng sản vì lý do quốc phòng, an ninh; chỉ đạo các lực lượng trực thuộc tham gia phối hợp, hỗ trợ công tác truy quét hoạt động khoáng sản trái phép theo quy định của pháp luật khi có đề nghị của chính quyền địa phương.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Tăng cường chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn và các đơn vị chức năng nâng cao hơn nữa vai trò trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản thuộc địa bàn quản lý; phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi xâm hại tài nguyên khoáng sản.
- Chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức lực lượng giải tỏa, truy quét các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm. Trường hợp xảy ra điểm nóng hoặc vượt quá khả năng xử lý của địa phương phải báo cáo kịp thời về UBND tỉnh và phối hợp với các ngành chức năng để có chỉ đạo và hỗ trợ.
- Triển khai và chủ trì, phối hợp các đơn vị chức năng có liên quan thực hiện có hiệu quả Phương án bảo vệ môi trường, Phương án bảo vệ hạ tầng khu vực có dự án khai thác khoáng sản, Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo địa giới hành chính; triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội tại khu vực có khoáng sản.
- Công khai quy hoạch khoáng sản đã được duyệt, vùng cấm khai thác, vùng chưa cấp phép; tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao hiểu biết chính sách, pháp luật về khoáng sản, cho doanh nghiệp và nhân dân nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm về bảo vệ và tiết kiệm tài nguyên, thực hiện tốt quy định của pháp luật trong hoạt động khoáng sản; bảo đảm an ninh trật tự xã hội nơi có hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, kịp thời phát hiện, có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trái phép.
VII. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan:
- Khi thăm dò khoáng sản phải đánh giá tổng hợp và báo cáo đầy đủ các loại khoáng sản phát hiện được trong khu vực thăm dò cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép;
- Khi khai thác khoáng sản phải áp dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa các loại khoáng sản được phép khai thác; nếu phát hiện khoáng sản mới phải báo cáo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép; quản lý, bảo vệ khoáng sản đã khai thác nhưng chưa sử dụng hoặc khoáng sản chưa thu hồi được.
- Tổ chức, cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong diện tích đất đang sử dụng; không được tự ý khai thác khoáng sản, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 64 của Luật Khoáng sản.
- Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn khi trình phê duyệt quy hoạch phải trình kèm theo ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật Khoáng sản.
1. Các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan theo chức năng quản lý và nhiệm vụ được phân công trong Phương án, xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện các nội dung của Phương án. Định kỳ hàng quý và 01 năm, các Sở ngành thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố trong tỉnh báo cáo UBND tỉnh về kết quả thực hiện (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường).
2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh về tình hình thực hiện, chủ động tham mưu, đề xuất các biện pháp để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Phương án.
Trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn, vướng mắc Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố báo cáo kịp thời UBND tỉnh để xem xét, giải quyết./.
- 1Quyết định 29/2013/QĐ-UBND về Quy định quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 3Quyết định 14/2014/QĐ-UBND về quản lý hoạt động khoáng sản và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 4Quyết định 534/QĐ-UBND năm 2015 ban hành Phương án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật khoáng sản 2010
- 3Nghị quyết 103/NQ-CP năm 2011 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 15/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật khoáng sản
- 5Quyết định 29/2013/QĐ-UBND về Quy định quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 6Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 7Quyết định 14/2014/QĐ-UBND về quản lý hoạt động khoáng sản và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Quyết định 873/QĐ-UBND năm 2012 về Phương án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- Số hiệu: 873/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/09/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Người ký: Phạm Thanh Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/09/2012
- Ngày hết hiệu lực: 05/08/2015
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực