- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 2104/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật Công chứng 2014
- 4Quyết định 1953/QĐ-BTP năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 1246/QĐ-TTg triển khai Nghị quyết 75/2014/QH13 về chất vấn và trả lời chất vấn đối với việc triển khai thi hành Hiến pháp; công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và kiểm soát thủ tục hành chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng
- 6Quyết định 872/QĐ-BTP về Kế hoạch thực hiện "Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020" trong năm 2015 do Bộ Tư pháp ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 869/QĐ-UBND | Hòa Bình, ngày 25 tháng 05 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Công chứng năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng;
Căn cứ Quyết định số 2104/QĐ-TTg, ngày 29/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020”;
Căn cứ Quyết định số 1953/QĐ-BTP ngày 30/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện “Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020”; Quyết định số 872/QĐ-BTP ngày 08/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch thực hiện “Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020” năm 2015;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 736/TTr-STP, ngày 15/5/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tiêu chí xét duyệt hồ sơ thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TIÊU CHÍ XÉT DUYỆT HỒ SƠ THÀNH LẬP VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 869/QĐ-UBND ngày 25/5/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
Quy định được áp dụng để xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình khi số lượng hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng trên cùng một địa bàn nhiều hơn số Văn phòng công chứng đã được quy hoạch theo Quyết định số 2104/QĐ-TTg ngày 29/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020”.
Điều 2. Nguyên tắc xét duyệt hồ sơ
1. Việc xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan và đúng quy định.
2. Hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng công chứng được gửi đến Sở Tư pháp trước ngày Sở Tư pháp ra quyết định thành lập Tổ công tác và xét duyệt hồ sơ.
3. Hồ sơ phải có tổng số điểm cao nhất và hạ thấp dần theo thứ tự cho đến khi hết chỉ tiêu số lượng cho phép thành lập Văn phòng Công chứng.
TIÊU CHÍ VÀ SỐ ĐIỂM CỦA CÁC TIÊU CHÍ
1. Tổ chức nhân sự.
2. Trụ sở làm việc.
3. Điều kiện về an toàn giao thông và phòng chống cháy nổ.
4. Cơ sở vật chất để phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ và ứng dụng công nghệ thông tin trong hành nghề công chứng của Văn phòng công chứng.
Điều 4. Tiêu chí về tổ chức nhân sự của Văn phòng công chứng
Điểm tối đa là: 47 điểm.
1. Tiêu chí về công chứng viên: Điểm tối đa là 15 điểm.
Hồ sơ đăng ký thành lập Văn phòng công chứng hoạt động theo loại hình Công ty hợp danh:
+ Trường hợp có hai công chứng viên: 10 điểm;
+ Trường hợp có ba công chứng viên trở lên: 15 điểm.
2. Tiêu chí về Nhân viên nghiệp vụ: Điểm tối đa là 17 điểm.
- Mỗi Nhân viên nghiệp vụ được tính: 05 điểm (tổng cộng điểm cho chuyên viên nghiệp vụ không quá 15 điểm);
- Mỗi Nhân viên có bằng đại học chuyên ngành luật được cộng thêm tối đa: 02 điểm.
3. Tiêu chí về Nhân viên làm kế toán: Điểm tối đa là 3 điểm.
- Nhân viên có bằng đại học hoặc cao đẳng chuyên ngành kế toán: 03 điểm;
- Nhân viên có bằng trung cấp: 02 điểm.
4. Tiêu chí về Nhân viên làm nhiệm vụ công nghệ thông tin: Văn phòng công chứng có nhân viên công nghệ thông tin hoặc có phương án thuê dịch vụ công nghệ thông tin để phục vụ cho hoạt động của Văn phòng công chứng: 05 điểm.
5. Tiêu chí về Nhân viên lưu trữ: Điểm tối đa là 7 điểm.
- Văn phòng công chứng có nhân viên làm công tác lưu trữ: 05 điểm;
- Nhân viên có bằng đại học hoặc cao đẳng chuyên ngành lưu trữ sẽ được cộng thêm tối đa: 02 điểm.
* Đối với tất cả các trường hợp nhân sự nêu trên chỉ được tính điểm khi trong nội dung hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng công chứng có kèm theo tài liệu chứng minh.
Điều 5. Tiêu chí về trụ sở làm việc của Văn phòng công chứng
Điểm tối đa là 44 điểm.
1. Tổng diện tích sử dụng của trụ sở của Văn phòng công chứng:
- Diện tích dưới 100 m2: 10 điểm;
- Diện tích từ 100 m2 trở lên: 15 điểm.
2. Về tính pháp lý của trụ sở làm việc của Văn phòng công chứng:
- Trụ sở là nhà đi thuê, mượn với thời hạn thuê, mượn từ 05 năm kể từ ngày đăng ký hoạt động với Sở Tư pháp: 10 điểm;
- Trụ sở làm việc của Văn phòng công chứng thuộc sở hữu của 1 trong số các công chứng viên đề nghị thành lập: 15 điểm.
3. Diện tích dành cho Phòng tiếp cá nhân, tổ chức có yêu cầu công chứng:
- Diện tích dưới 30 m2: 05 điểm;
- Diện tích từ 30 m2 trở lên: 07 điểm.
4. Diện tích dành cho kho lưu trữ hồ sơ đã công chứng:
- Diện tích dưới 50 m2: 05 điểm;
- Diện tích từ 50 m2 trở lên: 07 điểm.
Điều 6. Tiêu chí về điều kiện về an toàn giao thông và phòng chống cháy nổ
Điểm tối đa là 17 điểm.
- Diện tích dành cho chỗ giữ xe dưới 30 m2: 05 điểm;
- Diện tích chỗ giữ xe từ 30 m2 trở lên: 07 điểm;
- Địa điểm giữ xe thuận lợi, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông: 05 điểm;
- Văn phòng công chứng có trang thiết bị phòng chống cháy nổ: 05 điểm.
Điểm tối đa là 13 điểm.
- Văn phòng công chứng dự kiến trang bị máy photocoppy, máy vi tính, 01 máy in và các trang thiết bị cần thiết khác để đảm bảo cho hoạt động của Văn phòng công chứng: 05 điểm;
- Văn phòng công chứng dự kiến đăng ký kết nối mạng internet, thiết kế trang website của Văn phòng công chứng, tạo địa chỉ email của Văn phòng công chứng, công chứng viên và các nhân viên: 03 điểm;
- Có phương án đầu tư phần mềm hoặc sử dụng phần mềm quản lý nghiệp vụ công chứng: 05 điểm.
CÁCH THỨC XÉT DUYỆT HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG
Điều 8. Tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng
1. Sở Tư pháp thực hiện việc tiếp nhận các hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng. Giám đốc Sở Tư pháp ban hành Quyết định thành lập Tổ xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng.
2. Các thành viên của Tổ xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng làm việc độc lập, căn cứ vào Tiêu chí và số điểm của các tiêu chí đã nêu tại Chương II của Quy định này để tiến hành xét duyệt và chấm điểm từng hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng.
1. Điểm của từng hồ sơ được tính bằng điểm trung bình của các thành viên tham gia chấm điểm.
2. Việc xét duyệt và chấm điểm hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng phải được lập thành biên bản và có chữ ký của các thành viên của Tổ xét duyệt hồ sơ.
3. Hồ sơ được đề nghị xét chọn phải đạt tổng số điểm từ 70 điểm trở lên và có tổng số điểm cao nhất trong số các hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng trong 01 đơn vị hành chính. Trường hợp có nhiều hồ sơ có số điểm bằng nhau, thì hồ sơ đề nghị xét chọn sẽ theo các thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Hồ sơ có số điểm về tổ chức nhân sự cao hơn (Số điểm về nhân sự ưu tiên theo thứ tự: Công chứng viên; chuyên viên nghiệp vụ, nhân viên lưu trữ).
b) Hồ sơ có số điểm cơ sở vật chất cao hơn.
4. Căn cứ vào kết quả xét duyệt và số điểm của từng hồ sơ, Giám đốc Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc cho phép thành lập Văn phòng công chứng theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Công chứng viên nộp hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng có quyền khiếu nại về việc từ chối cho phép thành lập Văn phòng công chứng khi có căn cứ cho rằng việc từ chối đó là trái với quy định pháp luật và Quy định này.
2. Công chứng viên nộp hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các hành vi vi phạm pháp luật và Quy định này.
3. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tuân thủ theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Giao Sở Tư pháp chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy định này.
Quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung theo quy định của pháp luật./.
- 1Quyết định 42/2003/QĐ-UB năm 2003 về thành lập Phòng Công chức số 2 tỉnh Quảng Nam
- 2Quyết định 1197/QĐ-UBND năm 2014 cho phép thành lập Văn phòng công chứng Tân Tiến do tỉnh Bình Phước ban hành
- 3Quyết định 850/QĐ-UBND năm 2015 về việc ban hành Quy định tiêu chí và cách thức thẩm định hồ sơ thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
- 4Quyết định 647/QĐ-UBND năm 2015 Quy định tiêu chí và cách thức xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh An Giang
- 5Quyết định 3291/QĐ-UBND năm 2013 Quy định về tiêu chí và cách thẩm định hồ sơ thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh Long An
- 6Quyết định 931/QĐ-UBND-HC năm 2015 về Quy định Tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 7Quyết định 2804/2015/QĐ-UBND Quy định Tiêu chí xét duyệt hồ sơ thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 8Quyết định 27/2015/QĐ-UBND về Quy định tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Công chứng trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 9Quyết định 939/QĐ-UBND năm 2019 quy định về tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 2104/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 42/2003/QĐ-UB năm 2003 về thành lập Phòng Công chức số 2 tỉnh Quảng Nam
- 4Luật Công chứng 2014
- 5Quyết định 1197/QĐ-UBND năm 2014 cho phép thành lập Văn phòng công chứng Tân Tiến do tỉnh Bình Phước ban hành
- 6Quyết định 1953/QĐ-BTP năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 1246/QĐ-TTg triển khai Nghị quyết 75/2014/QH13 về chất vấn và trả lời chất vấn đối với việc triển khai thi hành Hiến pháp; công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và kiểm soát thủ tục hành chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng
- 8Quyết định 850/QĐ-UBND năm 2015 về việc ban hành Quy định tiêu chí và cách thức thẩm định hồ sơ thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
- 9Quyết định 647/QĐ-UBND năm 2015 Quy định tiêu chí và cách thức xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh An Giang
- 10Quyết định 872/QĐ-BTP về Kế hoạch thực hiện "Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020" trong năm 2015 do Bộ Tư pháp ban hành
- 11Quyết định 3291/QĐ-UBND năm 2013 Quy định về tiêu chí và cách thẩm định hồ sơ thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh Long An
- 12Quyết định 931/QĐ-UBND-HC năm 2015 về Quy định Tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 13Quyết định 2804/2015/QĐ-UBND Quy định Tiêu chí xét duyệt hồ sơ thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 14Quyết định 27/2015/QĐ-UBND về Quy định tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Công chứng trên địa bàn tỉnh Sơn La
Quyết định 869/QĐ-UBND năm 2015 Quy định tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- Số hiệu: 869/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/05/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình
- Người ký: Nguyễn Văn Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/05/2015
- Ngày hết hiệu lực: 10/05/2019
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực