THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 86-TTg | Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 1996 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU VIỆT
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 09 năm 1992.
Xét đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tại Công văn số 795-NN/KH/CV ngày 21-04-1995 và đề nghị của Hội đồng Thẩm định Dự án cấp Nhà nước tại Công văn số 3298-UB/TĐ ngày 26-09-1995.
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. – Phê duyệt kế hoạch tổng quan phát triển ngành Cao su Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2005 với những nội dung chủ yếu sau đây :
1. Mục tiêu chung :
Ngành Cao su có trách nhiệm tổ chức trồng và sản xuất cao su nguyên liệu phục vụ xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu phát triển ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm cao su ở trong nước.
2. Quy mô sản lượng cao su :
- Tổng công ty Cao su Việt Nam làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các ngành và địa phương liên quan chọn vùng đất thích hợp để quy hoạch cụ thể vùng trồng, diện tích trồng cao su cho các địa phương để nhân dân có hướng đầu tư phát triển theo quy hoạch.
Diện tích cao su cả nước đến năm 2000 cần phạt đạt từ 350.000 đến 450.000 hécta, và đến năm 2005 là 500.000 đến 700.000 hécta.
- Sản lượng cao su nguyên liệu đến năm 2000 đạt khoảng 168.000 tấn và đến năm 2005 khoảng 330.000 đến 380.000 tấn.
3. Đầu tư :
- Các hình thức đầu tư gồm : quốc doanh, tư nhân, liên doanh, liên kết theo 2 phương án.
+ Phương án 1. Đến năm 2005 đạt 350.000 hécta cao su, đầu tư khoảng 2.300 tỷ đồng, đến năm 2005 đạt 500.000 hécta, đầu tư khoảng 6.200 tỷ đồng.
+ Phương án 2 : Đến năm 2000 đạt 450.000 hécta, đầu tư khoảng 3.400 tỷ đồng, đến năm 2005 đạt 700.000 hécta, đầu tư khoảng 9.000 tỷ đồng.
- Tổng công ty Cao su Việt
Trong quá trình thực hiện, Tổng công ty Cao su Việt
4. Nguồn vốn :
Các nguồn vốn đầu tư bao gồm :
- Vốn của Tổng công ty Cao su Việt
- Vốn cho các chương trình như : Chương trình 327, 773, định canh định cư, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm…
- Vốn huy động của các tổ chức, cá nhân.
- Vốn của các tổ chức, cá nhân trong nứơc hoặc liên doanh liên kết với nhau.
- Vốn nước ngoài gồm vốn vay hoặc liên doanh với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
5. Về môi trường, cảnh quan :
Đầu tư xây dựng các vùng cao su phải luôn giữ được độ che phủ tự nhiên và giải quyết tốt các vấn đề bảo vệ môi trường, các di tích lịch sử, thắng cảnh trong khu vực, bảo vệ nguồn tài nguyên rừng hiện có, đặc biệt là rừng và diện tích quy hoạch để trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng.
Điều 2. - Phân công thực hiện :
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo chức năng quản lý Nhà nước cùng các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
Tổng công ty Cao su Việt
- Nghiên cứu, khảo sát, xây dựng các kế hoạch phát triển toàn diện ngành Cao su trên cơ sở sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai và các nguồn lực khác.
- Nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách trong các lĩnh vực : sử dụng đất, vốn, lao động tiêu thụ sản phẩm, công nghệ chế biến, đa dạng hóa các hình thức phát triển cao su (cả khâu trồng và chế biến) để trình các cơ quan có thẩm quyền quyết định.
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy hoạch và chỉ đạo xây dựng cơ sở hạ tầng ở các địa phương có cao su, phù hợp với kế hoạch tổng quan phát triển ngành Cao su Việt Nam được phê duyệt.
Điều 3. – Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thụôc Trung ương có liên quan, Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc Tổng công ty Cao su Việt Nam, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
- 1Nghị định 32-HĐBT năm 1989 về việc thành lập Tổng Công ty Cao su Việt nam do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Quyết định 252-TTg năm 1995 về việc thành lập Tổng công ty cao su Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 43-CP năm 1995 về việc phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty cao su Việt Nam
- 1Nghị định 32-HĐBT năm 1989 về việc thành lập Tổng Công ty Cao su Việt nam do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 3Quyết định 252-TTg năm 1995 về việc thành lập Tổng công ty cao su Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 43-CP năm 1995 về việc phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty cao su Việt Nam
Quyết định 86-TTg năm 1996 phê duyệt tổng quan phát triển ngành Cao su Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2005 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 86-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/02/1996
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 9
- Ngày hiệu lực: 20/02/1996
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định