Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 86/2004/QĐ-UB

Bình Phước, ngày 20 tháng 9 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

“V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA ” CỦA SỞ THƯƠNG MẠI & DU LỊCH ”

ỦY BAN NHẢN DẢN TỈNH

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003.

- Căn cứ Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “Một cửa” tại các cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương.

- Căn cứ Quyết định số 23/2004/QĐ-UB ngày 07/4/2004 của UBND tỉnh về thực hiện cơ chế “Một cửa” trong giải quyết công việc của tổ chức và công dân tại cơ quan hành chính Nhà nước.

- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thương mại & Du lịch và Giám đốc Sở Nội vụ.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Phê duyệt Đề án cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa” của Sở Thương mại & Du lịch (kèm theo Quyết định này).

Điều 2: Căn cứ vào đề án đã được phê duyệt, Sở Thương mại & Du lịch có trách nhiệm:

1/ Ban hành các Quyết định: Thành lập Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; Quy định các thủ tục hành chính và trình tự giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”; Quy định các loại biểu mẫu giấy tờ trên cơ sở quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

2/ Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan để thực hiện đề án này.

Điều 3: Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Thương mại & Du lịch, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan căn cứ quyết định này thi hành.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Cục KTVB - Bộ Tư pháp,
- TTTU, TTHĐND,
- Như điều 3,
- CVP, CV: NC, SX
- Sở Nội vụ: 15 bản
- Lưu.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Tấn Hưng

 

ĐỀ ÁN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” CỦA SỞ THƯƠNG MẠI & DU LỊCH

A - QUY ĐỊNH CHUNG

I - Tên gọi của bộ phận thực hiện cơ chế “một cửa”: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

II - Thực hiện cơ chế “một cửa” thuộc các lĩnh vực sau:

- Xét duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nằm ngoài khu công nghiệp;

- Thẩm định và đề nghị xét khen thưởng xuất khẩu;

- Cấp giấy phép cho các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu, mua bán hàng hóa tiểu ngạch qua biên giới; cấp sổ kinh doanh cho hộ kinh doanh tại chợ biên giới.

- Cấp giấy phép kinh doanh thuốc lá, rượu.

- Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu, khí đốt hoá lỏng;

- Xét công nhận xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch;

- Cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh du lịch lữ hành;

- Lĩnh vực xúc tiến thương mại.

III - Nhân sự của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: Bao gồm những công chức từ các phòng chuyên môn của Sở được Giám đốc điều động đến.

Trưởng phòng Tổ chức hành chính phụ trách Bộ phận tiếp nhận và trả kết.

B - QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN TIẾP NHẬN VÀ TRẢ KẾT QUẢ

I/ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:

1/ Quy chế này được xây dựng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Thương mại & Du lịch theo yêu cầu thực hiện chương trình cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” trong việc giải quyết công việc của tổ chức, công dân.

2/ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Thương mại & Du lịch có nhiệm vụ tiếp nhận và hướng dẫn các tổ chức, công dân đến liên hệ về những công việc được quy định giải quyết theo cơ chế “một cửa”: nhận đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định; chuyển hồ sơ đã nhận cho các phòng chuyên môn của Sở hoặc các sở, ngành có liên quan để xem xét giải quyết; trả kết quả cho tổ chức và công dân.

3/ Tổ chức, công dân có yêu cầu giải quyết những công việc thuộc các lĩnh vực theo cơ chế “một cửa” chỉ liên hệ với Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Bộ phận tiếp nhận và trả kêt quả chỉ tiếp nhận hồ sơ khi đã đầy đủ thủ tục theo quy định.

II/ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN TIẾP NHẬN VÀ TRẢ KẾT QUẢ:

1/ Bộ phận tiêp nhận và trả kết quả bao gồm cán bộ, công chức thuộc Sở Thương mại & Du lịch được Giám đốc Sở điều động từ các phòng, ban chuyên môn của Sở. Công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chịu sự quản lý, chỉ đạo của Trưởng phòng Tổ chức hành chính Sở.

2/ Bộ phận tiếp nhận và ưả kết quả có những nhiệm vụ sau:

a/ Tiếp tổ chức, công dân tại phòng làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả khi họ yêu cầu giải quyết công việc trong phạm vi thẩm quyền của Sở được quy định giải quyết theo cơ chế “một cửa”.

b/ Trường hợp công việc không thuộc thẩm quyền giải quyết thì hướng dẫn để tổ chức, công dân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

c/ Hướng dẫn và nhận hồ sơ của tổ chức, công dân theo quy định:

- Xem xét nếu hồ sơ đầy đủ và đúng với quy định thì tiếp nhận, viết phiếu nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả theo quy định vào sổ theo dõi.

- Trường hợp hồ sơ chưa hoàn chỉnh thì hướng dẫn để tổ chức, công dân bổ sung hoàn chỉnh.

- Không tiếp nhận hồ sơ chưa đầy đủ thủ tục theo quy định.

d/ Chuyển hồ sơ của tổ chức, công dân đến các phòng chuyên môn thuộc Sở hoặc các sở, ngành liên quan giải quyết.

3/ Trả kết quả giải quyết cho tổ chức, công dân đúng thời gian đã hẹn, thu phí và lệ phí theo quy định (nếu có).

Trường hợp giải quyết hồ sơ không đúng thời gian như đã hẹn thì thông báo cho tổ chức, công dân biết lý do và hẹn lại thời gian trả kết quả. Thời gian hẹn lại lần sau không quá 1/3 thời gian hẹn lần đầu.

4/ Mối quan hệ giữa Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả với các phòng chuyên môn thuộc Sở:

a/Trưởng phòng Tổ chức hành chính sở có nhiệm vụ:

- Quản lý thời gian làm việc hàng ngày, chất lượng công việc của cán bộ, công chức thuộc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả .

- Theo dõi, nắm tình hình tiếp nhận, trả hồ sơ theo Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, phối hợp với các phòng chuyên mổn để kịp thời giải quyết những vấn đề vướng mắc xảy ra trong quá trình giải quyết, đặc biệt đối với những hồ sơ liên quan đến nội dung công việc của nhiều phòng.

- Kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh những sai sót trong quá trình làm việc của cán bộ công chức khi giao tiếp với tổ chức, công dân.

- Đảm bảo các điều kiện làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Báo cáo Ban Giám đốc Sở về tình hình thực hiện công tác của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả bằng văn bản theo định kỳ, tháng, quý, năm.

b/ Các phòng chuyên môn thuộc Sở có nhiệm vụ:

- Cán bộ, công chức nghiệp vụ của phòng có trách nhiệm báo cáo với Trưởng phòng về những vấn đề có liên quan đến thủ tục giải quyết công việc cho tổ chức, công dân do Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển đến.

- Vào sổ giao nhận hồ sơ theo đúng thời gian, nội dung cần giải quyết có liên quan.

- Trưởng phòng chuyên môn của Sở có trách nhiệm giải quyết hồ sơ đảm bảo thời gian hẹn theo quy định. Các phòng chuyên môn không trực tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, công dân thuộc các lĩnh vực giải quyết theo cơ chế “một cửa”.

- Trường hợp hồ sơ liên quan đến nhiều phòng chuyên môn. Trưởng phòng chịu trách nhiệm chính phải phối hợp với các phòng chuyên môn khác để giải quyết trước khi trình cấp có thẩm quyền ký.

III/ NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ:

1/ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chỉ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giờ hành chính, cụ thể như sau:

- Sáng: Từ 7h30’đến 10h30

- Chiều: Từ 13h30’ đến 16h00’.

- Thời gian hành chính còn lại trong ngày dùng để sắp xếp, chuyển hồ sơ đến các phòng, ban chuyên môn của Sở để giải quyết.

- Sau ngày làm việc, công chức phải kiểm kê phí và lệ phí đã thu và nộp ngay cho thủ quỹ cơ quan theo quy định.

2/ Trong thời gian hành chính, công chức của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả phải mặc trang phục chỉnh tề, phải đeo thẻ công chức và có biển chức danh đặt trên bàn làm việc để cho tổ chức, công dân biết liên hệ.

Công chức thuộc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả không được tự ý rời nơi làm việc, trong trường hợp cần thiết vắng mặt phải báo cáo Trưởng phòng Tổ chức hành chính của sở để bố trí người khác trực thay.

IV/ QUY TRÌNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1/ Mọi quy định về hồ sơ, thủ tục hành chính, thời gian giải quyết, các khoản phí, lệ phí được niêm yết công khai tại phòng làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

2/ Quy định về tiếp nhận hồ sơ:

a/ Tiếp nhận hồ sơ:

- Khi tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, công dân, công chức của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cố trách nhiệm kiểm tra kỹ các loại giấy tờ cần thiết của từng loại hồ sơ, hướng dẫn cho tổ chức và công dân kê khai, bổ sung (nếu thiếu). Sau khi kiểm tra nếu hổ sơ đã đúng nội dung và đủ số lượng các loại giấy tờ theo quy định thì công chức nhận hồ sơ, viết phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày giao trả.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ đã nhận đến các phòng chuyên môn của Sở trong ngày. Cuối ngày báo cáo kết quả số lượng nhận, giao trả hồ sơ trong ngày cho Trưởng Phòng tổ chức hành chính sở.

b/ Xem xét giải quyết hồ sơ của các phòng chuyên môn:

- Trưởng phòng chuyên môn chịu trách nhiệm giải quyết khi nhận hồ sơ của tổ chức, công dân do Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển đến.

- Trường hợp việc giải quyết của tổ chức, công dân có liên quan đến nhiều phòng chuyên môn, thì phòng chuyên môn chịu trách nhiệm chính phải trực tiếp liên hệ các phòng chuyên môn khác để giải quyết và hoàn thành các thủ tục cần thiết.

c/ Thẩm quyền ký và giải quyết các công việc.

- Đối với các công việc thuộc thẩm quyền của Sở ký, thì các phòng chuyên môn lập đầy đủ thủ tục để trình lãnh đạo Sở ký và trả hồ sơ lại cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Đối với các công việc thuộc thẩm quyền của UBND Tỉnh ký thì các phòng chuyên môn lập đầy đủ các thủ tục trình lãnh đạo Sở tham mưu UBND Tỉnh ký. Hồ sơ thủ tục trình UBND Tỉnh do phòng chuyên môn mang đến Văn phòng UBND Tỉnh.

d/ Giao trả kết quả giải quyết hồ sơ:

Sau khi nhận hồ sơ đã giải quyết của các phòng chuyên môn chuyển đến, công chức của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trực tiếp giao trả hồ sơ cho cho tổ chức, công dân theo phiếu hẹn, thu các khoản phí, lệ phí theo quy định và vào sổ theo dõi. Trường hợp phải đóng dấu và vào sổ văn thư của Sở thì Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả phải trực tiếp thực hiện.

C/ TRÌNH TỰ THỦ TỤC

*Lưu ý trước khi nộp hồ sơ:

“ Tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ phải mang theo bản gốc các văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận ... vv để bộ phận “Một cửa” đối chiếu trực tiếp với bản Photocopy (theo yêu cầu trong hồ sơ) nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian cho việc chứng thực”.

1/ Xét duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu (đối với cấc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nằm ngoài khu công nghiệp theo ủy quyền của Bộ Thương mại và UBND tỉnh):

* Hồ sơ lập thành 01 bộ, gồm có:

- Kế hoạch xuất nhập khẩu theo nội dung giấy phép đầu tư.

* Thời gian giải quyết: Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

2/ Thẩm định và đề nghị xét thưởng xuất khẩu:

* Hồ sơ lập thành 01 bộ, gồm có:

- Công văn nêu thành tích và đề nghị xét thưởng của thương nhân.

- Các bản kê kim ngạch xuất khẩu (theo mẫu).

* Thời gian giải quyết: Trong thời gian không quá 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3/ Cấp giấy phép cho các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu qua biên giới; cấp sổ kinh doanh cho các hộ kinh doanh tại chợ biên giới:

* Hồ sơ lập thành 01 bộ, bao gồm:

- Đơn đề nghị (theo mẫu).

- Bản Photocopy Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp).

* Thời gian giải quyết: Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4/ Cấp giấy phép kỉnh doanh Thuốc lá, Rượu:

a/ Cấp giấy phép kinh doanh Thuốc lá:

* Hồ sơ lập thành 01 bộ, bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp giây phép kinh doanh Thuốc lá (theo mẫu).

- Bản Photocopy Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

* Thời gian giải quyết: Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

b/ Câp giấy phép kinh doanh Rượu:

* Hồ sơ lập thành 01 bộ, bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh Rượu (theo mẫu).

- Bản Photocopy Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Các tài liệu về địa điểm kinh doanh rượu và bản cam kết đảm bảo vệ sinh môi trường (theo mẫu).

- Bản kê các loại rượu kinh doanh và nguồn mua các loại rượu đó (theo mẫu).

* Thời gian giải quyết: Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5/ Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu, khí đốt hóa lỏng:

a/ Đối với kinh doanh xăng dầu:

* Hồ sơ lập thành 01 bộ, bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu (theo mẫu).

- Bản Photocopy Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trong đó có kinh doanh mặt hàng xăng dầu).

- Bản Photocopy Giấy chứng nhận an toàn về phòng chống cháy nổ do Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy Công an tỉnh cấp.

- Bản Photocopy Giấy chứng nhận đảm bảo an toàn về vệ sinh môi trường do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp.

- Một trong các văn bản sau đây:

. Giấy phép xây dựng do Sở Xây dựng cấp (đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu xây dựng trên đất liền).

. Văn bản chấp thuận của UBND tỉnh về địa điểm xây dựng (đối với kho xăng dầu xây dựng trên đất liền).

. Các văn bản chấp thuận của UBND tỉnh, của Bộ Giao thông vận tải và của Bộ Khoa học và Công nghệ (đối với việc xây dựng cảng xăng dầu).

* Thời gian giải quyết: Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

h/ Đối với kinh doanh khí đốt hoá lỏng:

* Hồ sơ lập thành 01 bộ, bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí đốt hoá lỏng (theo mẫu).

- Bản Photocopy Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Bản Photocopy Giấy chứng nhận an toàn về phòng chống cháy nổ do Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy Công an tỉnh cấp.

Nếu thương nhân có nhiều cửa hàng kinh doanh khí đốt hoá lỏng (hoặc có nhiều kho bảo quản) phải lập hồ sơ như trên cho từng cửa hàng, từng kho.

* Thời gian giải quyết: Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

6/ Xét công nhận xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch:

a./Công nhân cơ sở lưu trú du lịch đat tiêu chuẩn tối thiểu:

* Hồ sơ lập thành 01 bộ, bao gồm:

- Đơn đề nghị (theo mẫu).

- Bản Photocopy Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Bản Photocopy Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy, an ninh trật tự do Sở Công an cấp.

- Bản Photocopy Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn về vệ sinh môi trường do Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cấp.

* Thời gian giải quyết: Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

b./ Công nhân cơ sở lưu tru du lịch đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 5 sao:

* Hồ sơ lập thành 01 bộ, bao gồm:

- Đơn đề nghị công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch (theo mẫu).

- Danh sách nhân viên điều hành và nhân viên phục vụ (theo mẫu).

- Biểu điểm tự đánh giá hạng của chủ cơ sở lưu trú du lịch (theo mẫu).

- Bản Photocopy Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Bản Photocopy Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy, an ninh trật tự do Sở Công an cấp.

- Bản Photocopy Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn về vệ sinh môi trường do Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cấp.

* Thời gian giải quyết: Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

7/ Cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh du lich lữ hành:

a/ Đối với kinh doanh Lữ hành nội địa:

* Hồ sơ cấp giấy phép gồm:

- Có phương án kinh doanh lữ hành nội địa (theo mẫu).

- Bản Photocopy Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Bản Photocopy Giấy chứng nhận ký quỹ của ngân hàng.

* Thời gian giải quyết: Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

b/ Đối với kinh doanh Lữ hành Quốc tế:

* Hồ sơ cấp giấy phép gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế (theo mẫu).

- Có phương án kinh doanh lữ hành quốc tế (theo mẫu).

- Bản Photocopy Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Bản Photocopy Thẻ hướng dẫn viên và hợp đồng lao động dài hạn của hướng dẫn viên.

- Bản Photocopy Giấy chứng nhận ký quỹ của ngân hàng.

- Bản Photocopy Điều lệ doanh nghiệp (không áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân).

* Thời gian giải quyết: Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

c/Thủ tục cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch:

* Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp thẻ (theo mẫu).

- Sơ yếu lý lịch được chính quyền cấp xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc cơ quan nơi đang công tác xác nhận (không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ).

- Bản Photocopy các văn bằng, chứng chỉ.

- Giấy khám sức khoẻ (được cấp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ).

- Hai ảnh hồ sơ (kiểu 3x4) cm (chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ).

* Thời gian giải quyết: Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

7/ Lĩnh vực xúc tiến thương mại:

a/ Đăng ký tổ chức khuyến mại:

* Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị được tổ chức khuyến mại với hình thức vé số dự thưởng (theo mẫu).

- Bản thể lệ dự thưởng.

* Thời gian giải quyết: Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

b/ Đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại:

* Hồ sơ gồm:

- Đơn xin đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm (theo mẫu)

* Thời gian giải quyết: Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (nhưng không vượt qua thời điểm khai mạc hội trợ triển lãm).

(Sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương nhân đăng ký tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phải gửi báo cáo cho cơ quan xác nhận đăng ký).

D/ LỆ PHÍ

1. / Cấp giấy phép kinh doanh thuốc lá: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 30/1999/TT-BTM ngày 09/9/1999 của Bộ Thương mại.

2. / Cấp giấy phép Kinh doanh rượu: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 12/1999/TT-BTM ngày 19/5/1999 của Bộ Thương mại.

3. / Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu: Thực hiện theo Thông tư số: 14/1999/TT-BTM ngày 07/7/1999.

4. / Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí đốt hoá lỏng: Thực hiện theo Thông tư số 15/1999A.

5. / Về cơ sở lưu trú du lịch căn cứ theo Nghị định 39/2000/NĐ-CP ngày 24/8/2000 và Thông tư số 01/2001/TT-TCDL ngày 27/04/2001.

6. / Về kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch thực hiện theo Nghị định 27/2001/NĐ-CP ngày 05/06/2001 và Thông tư số 04/2001/TT-TCDL ngày 24/12/2001.

7. / Về hồ sơ thủ tục xin khuyến mãi thực hiện theo Nghị định 32/1999/NĐ-CP ngày 05/05/1999 và Thông tư số 17/20017TT-BTM ngày 12/07/2001.

Trong quá trình tổ chức thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” Sở Thương mại & Du lịch có trách nhiệm phối hợp với Sở Nội vụ đề xuất với UBND tỉnh tiếp tục điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nội dung đề án để ngày càng phục vụ tốt hơn trong giải quyết công việc của tổ chức, công dân theo mục tiêu đề ra./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 86/2004/QĐ-UB về phê duyệt Đề án cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế Một cửa của Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Bình Phước

  • Số hiệu: 86/2004/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 20/09/2004
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
  • Người ký: Nguyễn Tấn Hưng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 20/09/2004
  • Ngày hết hiệu lực: 08/01/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản