THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 86/2000/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2000 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 02 tháng 12 năm 1998;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02 tháng 3 năm 1993 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Trường đại học dân lập
|
KT. Thủ tướng Chính Phủ Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm (Đã ký) |
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 8612000/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2000 của Thủ tướng Chinh phủ)
ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP
1. Đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường đại học và đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước.
2. Mục tiêu, chương trình, quy mô đào tạo phù hợp với định hướng phát triển giáo dục đại học của đất nước.
3. Đủ điều kiện ban đầu về đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan quy định cụ thể các điều kiện này.
1. Tờ trình về việc xin thành lập trường, trong đó ghi rõ:
a) Tên trường;
b) Tôn chỉ mục đích hoạt động của trường;
c) Địa điểm đặt trụ sở trường;
d) Dự kiến ngành nghề đào tạo và phạm vi hoạt động;
e) Dự kiến quy mô tuyển sinh.
2. Đề án thành lập trường theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
3. Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường.
4. Văn bản do cấp có thẩm quyền xác nhận cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu phù hợp với quy mô tuyển sinh dự kiến theo định mức tương ứng tối thiểu đang áp dụng cho các trường đại học công lập và khả năng đầu tư để phát triển nhà trường.
5. Hồ sơ sử dụng đất, hoặc văn bản thỏa thuận của cơ quan có thẩm quyền về giao quyền sử dụng đất để xây dựng trường.
6. Danh sách dự kiến Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng và cơ cấu tổ chức của trường; lý lịch các thành viên Hội đồng quản trị và các cán bộ quản lý của nhà trường có xác nhận của cơ quan trực tiếp quản lý nhân sự.
7. Danh sách giảng viên và cán bộ khoa học cơ hữu, kèm theo bản cam kết sẽ tham gia giảng dạy cho trường.
8. Bản cam kết trong vòng 10 năm xây dựng trường sở tương ứng với quy mô, ngành nghề đào tạo dự kiến của trường.
1. Quyết định công nhận Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị.
2. Quyết định công nhận Hiệu trưởng.
3. Phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của trường.
4. Phê duyệt kế hoạch, ngành, nghề đào tạo và quy mô tuyển sinh phù hợp với điều kiện của trường.
5. Ra quyết định cho phép tuyển sinh.
MỤC I CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRƯỜNG
Điều 11. Cơ cấu tổ chức của trường gồm:
1. Hội đồng quản trị.
2. Hiệu trưởng.
Giúp việc Hiệu trưởng có:
a) Các Phó Hiệu trưởng.
b) Các Phòng, Ban chức năng.
c) Hội đồng khoa học và đào tạo.
3. Một số tổ chức đào tạo: khoa, ban, bộ môn.
4. Một số tổ chức phục vụ đào tạo nghiên cứu khoa học và triển khai được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức Đảng và các Đoàn thể.
MỤC 2 TỔ CHỨC ĐẢNG VÀ CÁC ĐOÀN THỂ
Điều 12. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhà trường hoạt động theo quy định tại Điều 51 của Luật Giáo dục.
Điều 13. Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường hoạt động theo quy định tại Điều 52 của Luật Giáo dục.
Điều 15. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị tối thiểu là 7 người, trong đó có các thành phần sau:
1. Đại diện Ban lãnh đạo của tổ chức xin thành lập trường.
2. Đại diện các nhà đầu tư về tài chính, tài sản để xây dựng trường.
3. Đại diện cho giảng viên, cán bộ và nhân viên cơ hữu của trường.
4. Hiệu trưởng.
5. Đại diện cấp ủy Đảng cơ sở của trường.
Các thành viên Hội đồng quản trị bình đẳng về quyền bỏ phiếu.
Điều 18. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Xem xét điều chỉnh ngành, nghề, trình độ, quy mô đào tạo và quy hoạch phát triển nhà trường, trình Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Xây dựng và sửa đổi các chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu chi tài chính theo quy định của Nhà nước đối với các trường ngoài công lập.
3. Huy động các nguồn vốn để xây dựng trường; phê duyệt dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm do Hiệu trưởng trình; giám sát việc quản lý tài chính và tài sản của nhà trường.
4. Đề cử và đề nghị công nhận hoặc đề nghị không công nhận người giữ chức vụ Hiệu trưởng, trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định.
5. Phê duyệt phương án về tổ chức bộ máy, biên chế và các vấn đề có liên quan đến nhân sự của trường do Hiệu trưởng đề xuất.
6. Quyết định những nguyên tắc cơ bản giải quyết các vấn đề về đào tạo, nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ sở vật chất và công tác đối ngoại của trường.
7. Xây dựng và sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động của trường, trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
8. Giám sát Hiệu trưởng trong việc chấp hành các quy định của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Nghị quyết của Hội đồng quản trị.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định công nhận các thành viên Hội đồng quản trị Chủ tịch Hội đồng quản trị do các thành viên của Hội đồng quản trị bầu và trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định công nhận.
Điều 27. Hiệu trưởng có nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị.
2. Kiến nghị biện pháp huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo, phát triển trường và các biện pháp đảm bảo chất lượng, hiệu quả đào tạo, nghiên cứu khoa học, trình Hội đồng quản trị phê duyệt.
3. Thực hiện các Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tuyển sinh, tổ chức quản lý đào tạo, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng.
4. Lập dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm, trình Hội đồng quản trị phê duyệt. Tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính đã được Hội đồng quản trị phê duyệt.
5. Dự kiến cơ cấu tổ chức, biên chế và nhân sự của trường, trình Hội đồng quản trị phê duyệt.
6. Ban hành các nội quy, quy định trong nội bộ nhà trường nhằm đảm bảo việc điều hành, kiểm tra và giám sát mọi hoạt động của trường theo đúng các quy định hiện hành.
7. Tổ chức công tác kế toán, quản lý tài chính và tài sản của trường theo các quy định của Nhà nước.
8. Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ trong trường sau khi được Hội đồng quản trị phê duyệt Quyết định tuyển dụng lao động theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện các quy định của Nhà nước đối với các trường ngoài công lập về lao động - tiền lương, tiền công, học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, các chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật giảng viên, nhân viên và sinh viên của nhà trường.
10. Báo cáo định kỳ về tài chính và các hoạt động của nhà trường theo quy định với Hội đồng quản trị, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan.
11. Đảm bảo trật tự, an ninh và an toàn trong nhà trường.
12. Trong trường hợp cần thiết, Hiệu trưởng có quyền bảo lưu ý kiến không nhất trí với quyết định của Hội đồng quản trị và báo cáo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Số thành viên Hội đồng quản trị giữ chức vụ Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng không được chiếm quá 1/3 tổng số thành viên Hội đồng quản trị.
MỤC 5 ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Điều 37. Nguồn thu của trường đại học dân lập gồm:
1. Nguồn thu tại trường:
- Học phí của người học.
- Lệ phí của người học.
- Giá trị các hợp đồng đào tạo, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất.
- Lãi tiền gửi ngân hàng.
- Thu về thanh lý tài sản thuộc nguồn vốn của trường.
Các hoạt động dịch vụ (nếu có).
2. Vốn góp của các tổ chức, cá nhân (gọi chung là các nhà đầu tư) để đầu tư và phát triển trường.
3. Nguồn tài trợ, viện trợ, ủng hộ, quà tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
4. Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, ngân hàng.
5. Các khoản thu khác.
Điều 38. Các khoản chi của trường đại học dân lập gồm:
1. Chi thường xuyên:
a) Chi cho bộ máy quản lý hành chính.
b) Chi cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường.
c) Trả tiền thuê cơ sở vật chất.
d) Chi mua sắm tài sản và sửa chữa nhỏ.
e) Chi trích khấu hao tài sản cố định.
g) Nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định.
h) Trả lãi vốn vay, vốn góp.
i) Chi cho khen thưởng, phúc lợi.
k) Các chi phí khác.
2. Chi đầu tư phát triển, bao gồm xây dựng trường sở và mua sắm máy móc, trang thiết bị.
Hàng năm, Hội đồng quản trị quy định tỷ lệ giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển.
Khoản chênh lệch thu lớn hơn chi trong hoạt động hàng năm của trường đại học dân lập được dành lập quỹ dự trữ tài chính bắt buộc, ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất trường học nhằm thực hiện cam kết về xây dựng trường ghi tại khoản 8 Điều 6 của Quy chế này và Điều 20 của Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ và từng bước hoàn lại vốn vay, vốn góp.
Hiệu trưởng có trách nhiệm báo cáo tổng hợp dự toán và quyết toán hàng quý và hàng năm tình hình thu, chi tài chính, vốn, tài sản, để Hội đồng quản trị phê duyệt. Hiệu trưởng thực hiện các hoạt động tài chính theo các mức thu, chi được Hội đồng quản trị phê duyệt.
2. Trường đại học dân lập chịu sự thanh tra, kiểm tra tài chính của cơ quan tài chính theo quy định của Nhà nước.
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN CỦA NHÀ GIÁO, CÁN BỘ VÀ NHÂN VIÊN
Cán bộ quản lý, giảng viên cơ hữu, cán bộ và nhân viên ở các đơn vị phòng, ban, khoa của trường đại học dân lập không ở trong biên chế Nhà nước, trừ những trường hợp đặc biệt được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định biệt phái.
Tại thời điểm khai giảng khóa đầu tiên, đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường phải đảm bảo không dưới 20% và trong vòng 4 năm đạt không dưới 50% khối lượng giảng dạy của từng môn học.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc mời giảng viên thỉnh giảng của trường đại học dân lập, việc cử biệt phái cán bộ quản lý, nhà giáo từ các trường đại học công lập hoặc cơ quan nhà nước sang làm việc tại các trường đại học dân lập.
Điều 47. Giảng viên, cán bộ và nhân viên cơ hữu của trường đại học dân lập được hưởng chế độ tiền công, tiền lương hợp lý theo kết quả hoạt động của trường, được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, được xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư, xét tặng các danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Huy chương "vì sự nghiệp giáo dục", có nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo như quy định tại Mục 1, Chương IV của Luật Giáo dục.
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN CỦA SINH VIÊN
Điều 49. Sinh viên trường đại học dân lập có các nhiệm vụ:
1. Học tập, rèn luyện theo kế hoạch, chương trình giáo dục của nhà trường.
2. Tuân thủ pháp luật của Nhà nước; thực hiện nội quy, Quy chế của nhà trường.
3. Tham gia lao động và hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe và năng lực.
4. Đóng học phí.
5. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường.
6. Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của trường.
Điều 50. Sinh viên trường đại học dân lập có những quyền sau đây:
1. Được cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về việc học tập của mình như sinh viên trường đại học công lập.
2. Học sau đại học, học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, ngừng học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Tham gia hoạt động các đoàn thể, tổ chức xã hội trong trường theo quy định của pháp luật.
4. Sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của trường.
5. Trực tiếp hoặc thông qua tổ chức, đoàn thể của mình kiến nghị với nhà trường các giải pháp nhằm góp phần xây dựng nhà trường, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người học.
6. Được hưởng các chính sách xã hội theo quy định của Nhà nước.
7. Được bình đẳng trong cơ hội tìm kiếm việc làm như sinh viên các trường đại học công lập.
THANH TRA, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Cơ quan tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại; cá nhân có quyền tố cáo về các hành vi trái pháp luật trong hoạt động giáo dục của trường.
1. Quyết định tạm ngừng giảng dạy.
2. Quyết định tạm ngừng tuyển sinh.
3. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đình chỉ hoạt động của trường hoặc phải giải thể trường.
- 1Nghị định 15-CP năm 1993 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 2Luật Giáo dục 1998
- 3Nghị định 73/1999/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao
- 4Công văn 5175/THCN&DN của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện quy chế trường ngoài công lập
Quyết định 86/2000/QĐ-TTg về Quy chế Trường đại học dân lập do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 86/2000/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/07/2000
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Phạm Gia Khiêm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 30
- Ngày hiệu lực: 02/08/2000
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực