Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 854/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 18 tháng 5 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO, NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 11/11/2016 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 756/QĐ-UBND ngày 19/4/2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 11/11/2016 của Tỉnh ủy;

Căn cứ Quyết định 2777/QĐ-UBND ngày 24/12/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 82/TTr-SNN ngày 16/4/2020 và ý kiến thẩm định của Sở Tài chính tại Văn bản số 942/STC-HCSN ngày 28/4/2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2020, cụ thể như sau:

I. Muc tiêu

1. Mục tiêu chung:

Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh theo hướng toàn diện, bền vững và hiện đại phù hợp với lợi thế từng vùng, từng loại sản phẩm; nâng cao giá trị gia tăng, sức cạnh tranh của nông sản Lâm Đồng trên thị trường trong và ngoài nước thông qua việc phát triển các chuỗi liên kết sản xuất với chế biến và tiêu thụ, xây dựng và quảng bá thương hiệu nông sản.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Phát triển diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 đạt 60.220 ha (hiện có 57.740 ha), nông nghiệp thông minh đạt 350 ha (hiện có 197 ha); công nhận thêm ít nhất 05 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và thêm 05 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh;

- Giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 440 triệu đồng/ha, giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích toàn tỉnh đạt trên 185 triệu đồng/ha.

II. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi thực hiện: Tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

2. Đối tượng áp dụng: Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ dân đang sản xuất nông nghiệp trong các vùng phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (ưu tiên thực hiện tại các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản).

III. Nội dung thực hiện

1. Ứng dụng công nghệ cao trong ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, dịch bệnh:

a) Hỗ trợ lắp đặt 05 hệ thống cảm biến theo dõi tiểu khí hậu tại các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:

- Địa điểm: Vùng sản xuất chè công nghệ cao Bảo Lâm (300 ha), Bảo Lộc (300 ha); vùng sản xuất cà phê công nghệ cao Di Linh (371 ha), Lâm Hà (300 ha) và vùng sầu riêng công nghệ cao Đạ Huoai (300 ha).

- Công nghệ ứng dụng: Hệ thống cảm biến và ứng dụng công nghệ thông tin tự động (kết nối với thiết bị điện thoại thông minh, ít nhất 500 thiết bị/hệ thống) để dự báo về thời tiết (nhiệt độ trong ngày, thời điểm có mưa, tốc độ, lượng thoát hơi nước, cường độ ánh sáng) giới hạn độ ẩm cần tưới cho cây trồng.

b) Xây dựng 03 hệ thống giám sát, cảnh báo sương muối:

- Địa điểm: huyện Lạc Dương.

- Công nghệ ứng dụng: Trạm quan trắc MWS giám sát liên tục các thông số thời tiết (tốc độ gió, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, lượng mưa,..), dự báo về thời tiết (đến giờ tiếp theo) trong thời gian vi 15 ngày; cảnh báo trước thời điểm có thể đọng sương, thời điểm nhiệt độ xuống thấp gây ra hiện tượng sương muối đến từng nông hộ qua thiết bị di động (500 thiết bị/hệ thống); hướng dẫn các giải pháp xử lý trước khi sương muối xảy ra để giảm thiểu rủi ro trong sản xuất.

c) Xây dựng 02 trạm giám sát côn trùng thông minh:

- Địa điểm thực hiện: 02 vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao tại huyện Đạ Tẻh (300 ha) và huyện Cát Tiên (300 ha).

- Công nghệ ứng dụng: Nhận dạng, giám sát, phân tích thành phần côn trùng, thiên địch trên lúa và cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý và người dân trong vùng sản xuất qua thiết bị di động để có biện pháp quản lý dịch hại.

2. Xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh:

a) Hỗ trợ xây dựng 02 mô hình hiện đại hóa vườn sản xuất cây giống rau, hoa phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao:

- Địa điểm thực hiện: Thành phố Đà Lạt và huyện Đơn Dương; quy mô 0,2 ha/ mô hình.

- Công nghệ ứng dụng: Hệ thống giám sát và điều khiển ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ tự động qua IoT; hệ thống lưới chống côn trùng (bọ trĩ, côn trùng chích hút...) đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.

b) Xây dựng 02 mô hình ứng dụng công nghệ IoT trong quản lý chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm rau, hoa công nghệ cao:

- Địa điểm thực hiện: Thành phố Đà Lạt; các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng; quy mô ít nhất 10 ha/chuỗi.

- Công nghệ ứng dụng: Cung cấp phần mềm quản lý sản xuất trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản (thời vụ, tình hình canh tác, dự báo về năng suất, thời điểm thu hoạch, truy xuất dữ liệu trong chuỗi); giám sát điều kiện tiểu khí hậu trong vườn (độ ẩm, tốc độ thoát hơi nước, ánh sáng, nhiệt độ,..), tự động điều khiến chế độ tưới, dinh dưỡng theo điều kiện thời tiết và thời kỳ sinh trưởng phát triển cây trồng.

c) Phát triển 07 mô hình ứng dụng công nghệ IoT trong quản lý nước tưới và dinh dưỡng cho cây trồng:

- Địa điểm thực hiện: Các huyện Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm; Đam Rông và Đức Trọng; quy mô tối thiểu 0,5 ha/mô hình.

- Công nghệ ứng dụng: Giám sát điều kiện tiểu khí hậu trong vườn (độ ẩm, tốc độ thoát hơi nước, ánh sáng, nhiệt độ,..), tự động điều khiển chế độ tưới, dinh dưỡng theo điều kiện thời tiết và thời kỳ sinh trưởng phát triển cây trồng.

d) Triển khai 02 mô hình ứng dụng pin năng lượng mặt trời trong sản xuất, sơ chế, chế biến nông sản:

- Thông số kỹ thuật: Diện tích lắp đặt hệ thống 90 m2; công suất 15 KWp

- Địa điểm thực hiện: thành phố Đà Lạt.

3. Hoạt động triển khai nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:

a) Đánh giá, công nhận vùng sản xuất, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

b) Cập nhật, xây dựng bộ tiêu chí về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

c) Hợp tác liên kết với các tỉnh, thành phố về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

d) Thực hiện 06 lớp tập huấn về ứng dụng công nghệ IoT trong sản xuất nông nghiệp.

4. Định mức hỗ trợ:

a) Hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng hệ thống cảm biến theo dõi tiểu khí hậu tại các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; 100% hệ thống giám sát thời tiết, cảnh báo sương muối; 100% kinh phí xây dựng trạm giám sát côn trùng thông minh.

b) Hỗ trợ 40% kinh phí thực hiện: Mô hình hiện đại hóa vườn sản xuất cây giống rau, hoa; mô hình ứng dụng công nghệ IoT quản lý chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm rau, hoa; mô hình phát triển mở rộng công nghệ IoT; mô hình ứng dụng pin năng lượng mặt trời trong sản xuất, sơ chế, chế biến nông sản.

c) Hỗ trợ 100% kinh phí cho hoạt động chứng nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đánh giá, thẩm định doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tập huấn chuyển giao, xây dựng bộ tiêu chí nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hợp tác liên kết với các tỉnh về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

IV. Kinh phí thực hiện

1. Tổng kinh phí: 6.840 triệu đồng (Sáu tỷ, tám trăm bốn mươi triệu đồng), trong đó:

a) Ngân sách Nhà nước hỗ trợ: 4.050 triệu đồng.

b) Các tổ chức, cá nhân đối ứng: 2.790 triệu đồng.

2. Phân bổ theo địa phương, đơn vị:

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 1.602 triệu đồng, gồm:

- Thực hiện các mô hình: 1.205,2 triệu đồng.

- Triển khai nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: 335,8 triệu đồng.

- Kinh phí quản lý: 61 triệu đồng.

b) UBND các huyện, thành phố: 2.448 triệu đồng, trong đó:

- Thành phố Đà Lạt: 130,6 triệu đồng.

- Huyện Lạc Dương: 211,2 triệu đồng.

- Huyện Đơn Dương: 130,6 triệu đồng.

- Huyện Đức Trọng: 112,5 triệu đồng.

- Huyện Lâm Hà: 286,8 triệu đồng.

- Huyện Di Linh: 286,8 triệu đồng.

- Thành phố Bảo Lộc: 230,6 triệu đồng.

- Huyện Bảo Lâm: 286,8 triệu đồng.

- Huyện Đạ Tẻh: 214,5 triệu đồng.

- Huyện Đạ Huoai: 230,6 triệu đồng.

- Huyện Cát Tiên: 214,5 triệu đồng.

- Huyện Đam Rông: 112,5 triệu đồng.

(Chi tiết tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 đính kèm)

Đối với kinh phí quản lý của cấp huyện, thành phố: đề nghị địa phương cân đối, bố trí kinh phí để thực hiện nhưng không quá 5% trên tổng dự toán kinh phí thực hiện.

3. Nguồn kinh phí: Kinh phí thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2020 được giao tại Quyết định số 2544/QĐ-UBND ngày 07/12/2019 của UBND tỉnh.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Là cơ quan chủ trì, phối hợp với sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan UBND các huyện, thành phố; tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đảm bảo hiệu quả và đúng quy định.

b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch đúng nội dung, yêu cầu được phê duyệt; báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện kế hoạch trước ngày 15/12/2020.

2. Sở Tài chính: Thông báo dự toán chi tiết được phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này; đồng thời, hướng dẫn quản lý, sử dụng và thanh quyết toán theo đúng quy định.

3. UBND các huyện, thành phố:

a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện kế hoạch trên địa bàn đúng đối tượng; giao các phòng, cơ quan chuyên môn triển khai thực hiện kế hoạch đối với nguồn vốn được phân bổ tại địa phương đúng quy định.

b) Báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Khoa học và Công nghệ; Giám đốc kho bạc nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- LĐVP;
- Lưu: VT, NN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm S

 

PHỤ LỤC 1:

KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 854/QĐ-UBND ngày 18/5/2020 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

(ĐVT: Triệu đồng)

STT

Nội dung thực hiện

ĐVT

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Trong đó

Vốn ngân sách nhà nước

Vốn đối ứng của các tổ chức, hộ gia đình

1

Ứng dụng công nghệ cao trong ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, dịch bệnh

 

 

 

1.793,0

1.793,0

 

a

Hỗ trợ lắp đặt hệ thống cảm biến theo dõi tiểu khí hậu tại các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

điểm

5

230,56

1.152,8

1.152,8

 

b

Xây dựng hệ thống giám sát, cảnh báo sương muối

trạm

3

70,4

211,2

211,2

 

c

Xây dựng trạm giám sát côn trùng thông minh

trạm

2

214,5

429,0

429,0

 

2

Xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh

 

 

 

4.650,1

1.860,1

2.790,0

a

Hỗ trợ xây dựng mô hình hiện đại hóa vườn sản xuất cây giống rau, hoa phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

mô hình

2

326,6

653,2

261,3

391,9

b

Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ IoT trong quản lý chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm rau, hoa công nghệ cao

mô hình

2

1.106,5

2.213,0

885,2

1.327,8

c

Phát triển mô hình ứng dụng công nghệ IoT trong quản lý nước tưới và dinh dưỡng cho cây trồng

mô hình

7

140,5

983,9

393,6

590,3

d

Triển khai mô hình ứng dụng pin năng lượng mặt trời trong sản xuất, sơ chế, chế biến nông sản

mô hình

2

400

800,0

320,0

480,0

3

Hoạt động triển khai nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

 

 

 

335,8

335,8

 

a

Đánh giá, công nhận vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thẩm định doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

 

 

 

105,8

105,8

 

b

Cập nhật, xây dựng tiêu chính nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

 

 

 

60,0

60,0

 

d

Hợp tác liên kết

 

 

 

56,0

56,0

 

c

Tập huấn chuyển giao công nghệ IoT

lớp

6

 

114,0

114,0

 

4

Chi phí quản lý

 

 

 

61,0

61,0

 

TỔNG

 

 

 

6.840,0

4.050,0

2.790,0

 

PHỤ LỤC 2.

PHÂN BỔ NGÂN SÁCH TỈNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 854/QĐ-UBND ngày 18/5/2020 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

TT

Hạng mục

Tổng

Sở NN PTNT

Đà Lạt

Lạc Dương

Đơn Dương

Đức Trọng

Lâm Hà

Di Linh

Bảo Lộc

Bảo Lâm

Đạ Huoai

Đạ Tẻh

Cát Tiên

Đam Rông

1

Ứng dụng công nghệ cao trong ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, dịch bệnh

1.793,0

 

 

211,2

 

 

230,6

230,6

230,6

230,6

230,6

214,5

214,5

 

a

Hỗ trợ lắp đặt hệ thống cảm biến theo dõi tiểu khí hậu tại các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

1.152,8

 

 

 

 

 

230,6

230,6

230,6

230,6

230,6

 

 

 

b

Xây dựng hệ thống giám sát, cảnh báo sương muối

211,2

 

 

211,2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c

Xây dựng trạm giám sát côn trùng thông minh

429,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

214,5

214,5

 

2

Xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh

1.860,1

1.205,2

130,6

 

130,6

112,5

56,2

56,2

 

56,2

 

 

 

112,5

a

Hỗ trợ xây dựng mô hình hiện đại hóa vườn sản xuất cây giống rau, hoa phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

261,3

 

130,6

 

130,6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ IoT trong quản lý chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm rau, hoa công nghệ cao.

885,2

885,2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c

Phát triển mô hình ứng dụng công nghệ IoT trong quản lý nước tưới và dinh dưỡng cho cây trồng.

393,6

 

 

 

 

112,5

56,2

56,2

 

56,2

 

 

 

112,5

d

Triển khai mô hình ứng dụng pin năng lượng mặt trời trong sản xuất, sơ chế, chế biến nông sản.

320,0

320,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Hoạt động triển khai nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

335,8

335,8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Đánh giá, công nhận vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thẩm định doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

105,8

105,8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Cập nhật xây dựng tiêu chính nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

60,0

60,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c

Hợp tác liên kết.

56,0

56,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d

Tập huấn chuyển giao công nghệ IoT.

114,0

114,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Chi phí quản lý

61,0

61,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG KINH PHÍ

4.050,0

1.602,0

130,6

211,2

130,6

112,5

286,8

286,8

230,6

286,8

230,6

214,5

214,5

112,5

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 854/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2020

  • Số hiệu: 854/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 18/05/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
  • Người ký: Phạm S
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản