UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 84/QĐ-UBND | Điện Biên, ngày 20 tháng 02 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
| CHỦ TỊCH |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 84/QĐ-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2012 của UBND tỉnh Điện Biên)
STT | Tên thủ tục hành chính |
I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ÁP DỤNG TẠI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | |
| Lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các cơ sở giáo dục đào tạo khác |
1 | Xác nhận điều kiện mở mã ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ cao đẳng |
1. Xác nhận các điều kiện mở mã ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ cao đẳng
- Trình tự thực hiện: | Bước 1. Cơ sở đào tạo gửi 03 bộ hồ sơ đến Sở Giáo dục và Đào tạo, nơi trường đặt trụ sở đề nghị kiểm tra thực tế và xác nhận các điều kiện về đội ngũ giảng viên, trang thiết bị phục vụ đào tạo, thư viện của cơ sở đào tạo. Đồng thời, gửi công văn đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tự thẩm định chương trình đào tạo (Phụ lục VIII) hoặc đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ định một cơ sở đào tạo có uy tín thẩm định chương trình đào tạo. Bước 2. Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra và xác nhận các điều kiện thực tế về đội ngũ giảng viên cơ hữu, trang thiết bị, thư viện phục vụ đào tạo của ngành đăng ký đào tạo. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo ra quyết định thành lập Đoàn kiểm tra. Thành phần đoàn kiểm tra gồm: 01 đại diện Ban giám đốc sở (Trưởng đoàn), 01 đại diện lãnh đạo phòng Tổ chức cán bộ và 1 chuyên viên (làm nhiệm vụ thư ký). Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra đối chiếu các nội dung kê khai trong hồ sơ với các điều kiện thực tế như: bảng lương của trường, sổ bảo hiểm của giảng viên, văn bằng, chứng chỉ của giảng viên, trang thiết bị, thư viện và lập biên bản kiểm tra. Bước 3. Căn cứ vào biên bản kiểm tra, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo xác nhận thực trạng vào các bảng biểu báo cáo về năng lực của cơ sở đào tạo trong hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo của cơ sở đào tạo. |
- Cách thức thực hiện: | Trực tiếp tại trụ sở Sở Giáo dục và Đào tạo |
- Thành phần hồ sơ: | - Tờ trình đăng ký mở ngành đào tạo của cơ sở đào tạo (Phụ lục I). - Đề án đăng ký mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ cao đẳng (Phụ lục II), bao gồm các nội dung: Sự cần thiết mở ngành đào tạo; năng lực của cơ sở đào tạo; chương trình đào tạo của ngành đăng ký đào tạo; lý lịch khoa học và các tài liệu, minh chứng kèm theo. - Biên bản thông qua đề án đăng ký mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ cao đẳng của Hội đồng Khoa học và Đào tạo của cơ sở đào tạo. - Biên bản kiểm tra và xác nhận các điều kiện về đội ngũ giảng viên cơ hữu, trang thiết bị, thư viện phục vụ đào tạo ngành đăng ký đào tạo của sở giáo dục và đào tạo địa phương (Phụ lục VI). - Biên bản thẩm định chương trình đào tạo của Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo đối với cơ sở đào tạo được phép tự thẩm định chương trình đào tạo hoặc của một cơ sở đào tạo có uy tín do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ định đối với cơ sở đào tạo không được phép tự thẩm định chương trình đào tạo (Phụ lục VII). |
- Số lượng hồ sơ: | 03 bộ |
- Thời hạn giải quyết: | 15 ngày kể, từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ |
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: | Tổ chức |
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: | Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên |
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: | Biên bản xác nhận các điều kiện mở mã ngành trình độ đại học, cao đẳng. |
- Lệ phí (nếu có): | Không |
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: | - Tờ trình đăng ký mở ngành đào tạo của cơ sở đào tạo (Phụ lục I); - Đề án đăng ký mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ cao đẳng (Phụ lục II); - Biên bản kiểm tra và xác nhận các điều kiện về đội ngũ giảng viên cơ hữu, trang thiết bị, thư viện (Phụ lục VI). - Biên bản và phiếu thẩm định chương trình đào tạo (Phụ lục VII). |
- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện TTHC: | 1. Các đại học, học viện, trường đại học được xem xét để mở ngành đào tạo trình độ đại học khi bảo đảm các điều kiện sau đây: - Có đội ngũ giảng viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy tối thiểu 70% khối lượng của chương trình đào tạo, trong đó có ít nhất 01 giảng viên có trình độ tiến sĩ và 03 giảng viên có trình độ thạc sĩ đúng ngành đăng ký. - Có chương trình đào tạo của ngành đăng ký đào tạo và đề cương chi tiết các học phần/môn học trong chương trình đào tạo được xây dựng theo quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này. Tên ngành đào tạo có trong Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV trình độ đại học, cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Trường hợp tên ngành đào tạo chưa có trong Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV trình độ đại học, các học viện, trường đại học phải trình bày luận cứ khoa học về ngành đào tạo mới đã được Hội đồng khoa học đào tạo thông qua; thực tiễn và kinh nghiệm đào tạo của một số nước trên thế giới, kèm theo chương trình đào tạo tham khảo của ít nhất 2 trường đại học đã được kiểm định ở nước ngoài. - Có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm đáp ứng yêu cầu của ngành đào tạo trình độ đại học, cụ thể: Có phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, cơ sở sản xuất thử nghiệm với các trang thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của ngành đào tạo; Thư viện của trường có phòng tra cứu thông tin, có phần mềm và các trang thiết bị phục vụ cho việc mượn, tra cứu tài liệu; có đủ nguồn thông tin tư liệu: sách, giáo trình, bài giảng của các học phần/môn học, các tài liệu liên quan, có tạp chí trong và ngoài nước được xuất bản trong 10 năm trở lại đây đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập các học phần/môn học trong chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học của ngành đào tạo; Có các công trình xây dựng phục vụ hoạt động giải trí, thể thao, văn hoá và các công trình y tế, dịch vụ để phục vụ cán bộ, giảng viên và sinh viên; d) Website của trường được cập nhật thường xuyên, công bố công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế, công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng, công khai thu chi tài chính. - Có đơn vị quản lý chuyên trách đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ quản lý hoạt động đào tạo trình độ đại học. Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường bảo đảm triển khai ngành đào tạo. - Không vi phạm các quy định hiện hành về tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo và các quy định liên quan khác của pháp luật trong thời hạn 3 năm tính đến ngày cơ sở đào tạo nộp hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo. - Ngành đăng ký đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của ngành, địa phương, vùng và quốc gia. 2. Trường cao đẳng được xem xét để mở ngành đào tạo trình độ cao đẳng khi bảo đảm các điều kiện sau đây: - Có đội ngũ giảng viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy tối thiểu 70% khối lượng của chương trình đào tạo, trong đó có ít nhất 4 giảng viên có trình độ thạc sĩ đúng ngành đăng ký; - Có chương trình đào tạo của ngành đăng ký đào tạo và đề cương chi tiết các học phần/môn học trong chương trình đào tạo được xây dựng theo quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này. Tên ngành đào tạo có trong Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV trình độ đại học, cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Trường hợp tên ngành đào tạo chưa có trong Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV trình độ cao đẳng, trường cao đẳng phải trình bày luận cứ khoa học về ngành đào tạo mới đã được Hội đồng khoa học đào tạo thông qua; thực tiễn và kinh nghiệm đào tạo của một số nước trên thế giới, kèm theo chương trình đào tạo tham khảo của ít nhất 02 trường đại học hoặc trường cao đẳng đã được kiểm định ở nước ngoài; - Có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm đáp ứng yêu cầu của ngành đào tạo trình độ cao đẳng, cụ thể: Có đủ giảng đường, phòng học, phòng chức năng, cơ sở thí nghiệm, xưởng thực hành, thực tập với các trang thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập của các học phần/môn học trong chương trình đào tạo; Thư viện của trường có phòng tra cứu thông tin, có phần mềm và các trang thiết bị phục vụ cho việc mượn, tra cứu tài liệu; có đủ nguồn thông tin tư liệu: sách, giáo trình, bài giảng của các học phần, các tài liệu liên quan; có tạp chí trong và ngoài nước được xuất bản trong 10 năm trở lại đây, đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập các học phần/môn học trong chương trình đào tạo; Có các công trình xây dựng phục vụ hoạt động giải trí, thể thao, văn hoá và các công trình y tế, dịch vụ để phục vụ cán bộ, giảng viên và sinh viên; phòng làm việc cho giảng viên, cán bộ của trường để phục vụ công tác quản lý, đào tạo; Website của trường được cập nhật thường xuyên, công bố công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế, công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng, công khai thu chi tài chính; - Có đơn vị quản lý chuyên trách đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng. Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường đảm bảo triển khai ngành đào tạo; - Không vi phạm các quy định hiện hành về tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo và các quy định liên quan khác của pháp luật trong thời hạn 3 năm tính đến ngày cơ sở đào tạo nộp hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo; - Ngành đăng ký đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của vùng và địa phương. |
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: | - Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục. - Điều 2, Điều 3, Điều 5, Điều 6 Thông tư liên tịch số 08/2011/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 02 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ cao đẳng. |
BỘ, NGÀNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: | …...........…., ngày tháng năm |
TỜ TRÌNH
ĐĂNG KÝ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO
Tên ngành: ……………………… Mã số: ……………
Trình độ đào tạo:………………………………………
Kính gửi: Bộ Giáo dục và Đào tạo
1. Sự cần thiết mở ngành đào tạo
- Trình bày kết quả các nghiên cứu khảo sát, phân tích, đánh giá nhu cầu về nguồn nhân lực trình độ đại học/cao đẳng của ngành đăng ký mở đối với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của ngành, tỉnh/thành phố, khu vực nơi cơ sở đào tạo đóng trụ sở.
- Phân tích, đánh giá sự phù hợp của nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của địa phương, vùng, quốc gia.
2. Giới thiệu khái quát về cơ sở đào tạo
- Năm thành lập, quá trình xây dựng và phát triển
- Các ngành, trình độ và hình thức đang đào tạo
- Đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý
- Quy mô đào tạo các trình độ, hình thức đào tạo
- Số khóa và số sinh viên đã tốt nghiệp, tỷ lệ sinh tốt nghiệp có việc làm
- Cơ sở vật chất, thiết bị, phòng thí nghiệm thực hành, thư viện, giáo trình
3. Về ngành đào tạo và chương trình đào tạo
- Ghi rõ tên ngành đào tạo đăng ký mở, tên chương trình đào tạo, trình độ đào tạo (cao đẳng hay đại học).
Nếu sử dụng chương trình của một trường đại học khác, cần nêu rõ là chương trình của trường đại học nào, kèm theo bản sao chương trình gốc của trường đó và khả năng của cơ sở đào tạo khi thực hiện chương trình này.
Nếu sử dụng chương trình của nước ngoài (kể cả trường hợp ngành đăng ký đào tạo đã có trong Danh mục) cần nêu rõ là chương trình của trường đại học nào, nước nào và kèm theo bản sao chương trình gốc của trường nước ngoài; khả năng của cơ sở đào tạo khi thực hiện chương trình này.
- Tóm tắt về chương trình đào tạo: Tổng khối lượng kiến thức toàn khóa (tổng số đơn vị học trình hoặc tín chỉ), thời gian đào tạo.
- Tóm tắt khả năng đáp ứng của cơ sở đào tạo về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, nguồn thông tin tư liệu…
- Dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh trong 5 năm đầu của ngành đăng ký đào tạo.
- Tóm tắt về quá trình xây dựng chương trình đào tạo
4. Kết luận và đề nghị
- Trường cần khẳng định việc đầu tư để thực hiện có kết quả, đảm bảo chất lượng đối với những ngành đăng ký mở.
- Cần khẳng định toàn bộ nội dung hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo đã được đưa lên trang web của cơ sở đào tạo tại địa chỉ: http://www....
- Đề nghị:…
Nơi nhận: | THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO (Ký tên, đóng dấu) |
ĐỀ ÁN ĐĂNG KÝ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO
- Tên ngành đào tạo:
- Mã số:
- Tên cơ sở đào tạo:
- Trình độ đào tạo:
Phần 1. Sự cần thiết mở ngành đào tạo
- Giới thiệu một vài nét về cơ sở đào tạo
- Trình bày kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá nhu cầu về nguồn nhân lực trình độ đại học, trình độ cao đẳng của ngành đăng ký đào tạo đối với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, thành phố, vùng nơi cơ sở đào tạo đóng trụ sở. Phân tích, đánh giá sự phù hợp của nhu cầu này với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của địa phương, vùng, quốc gia.
- Kết quả đào tạo trình độ đại học, trình độ cao đẳng đối với những ngành đang đào tạo của cơ sở đào tạo (nếu có);
- Giới thiệu về Khoa sẽ trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ đào tạo ngành đăng ký đào tạo.
- Lý do đăng ký mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ cao đẳng.
Phần 2. Năng lực của cơ sở đào tạo
Cở sở đào tạo so sánh với các điều kiện ở Điều 2, Điều 3 của Thông tư này tự đánh giá năng lực của mình về:
1. Đội ngũ giảng viên
- Giảng viên cơ hữu (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ), mẫu 1 Phụ lục III.
- Kỹ thuật viên, nhân viên hướng dẫn thí nghiệm cơ hữu, mẫu 2 Phụ lục III.
2. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo
- Phòng học, giảng đường, mẫu 3 Phụ lục III.
- Phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành, mẫu 4 Phụ lục III
- Thiết bị phục vụ đào tạo, mẫu 4 Phụ lục III.
- Thư viện, giáo trình, sách, mẫu 5 và mẫu 6 Phụ lục III.
3. Hoạt động nghiên cứu khoa học
4. Hợp tác quốc tế trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học
Phần 3. Chương trình và kế hoạch đào tạo
- Chương trình đào tạo trình bày theo quy định ở Phụ lục IV.
- Dự kiến kế hoạch đào tạo
- Dự kiến mức học phí/người học/năm
Phụ lục: Các tài liệu và minh chứng kèm theo
- Biên bản thông qua hồ sơ của Hội đồng Khoa học và Đào tạo của cơ sở đào tạo, biên bản kiểm tra của sở giáo dục và đào tạo, biên bản của Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo.
- Dự thảo quy định về tổ chức và quản lý đào tạo trình độ đại học, trình độ cao đẳng (đối với ngành đầu tiên đăng ký mở ngành đào tạo) của cơ sở đào tạo.
- Lý lịch khoa học của đội ngũ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ (mẫu Phụ lục V).
Lưu ý: Đề án được xây dựng trên cơ sở kết quả các nghiên cứu khảo sát về nhu cầu phát triển nguồn nhân lực ở địa phương, vùng, quốc gia đối với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của ngành, tỉnh, thành phố nơi cơ sở đào tạo đóng trụ sở và tổ chức các hội thảo với sự tham gia của các giảng viên, các nhà khoa học, cán bộ quản lý, các nhà tuyển dụng, đại diện doanh nghiệp có liên quan đến ngành hoặc chuyên ngành đề nghị cho phép đào tạo.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
BIÊN BẢN KIỂM TRA THỰC TẾ CÁC KIỆN VỀ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN, TRANG THIẾT BỊ, THƯ VIỆN
Hôm nay, vào lúc… ngày….tháng…..năm …, tại trường …….…., Đoàn công tác của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh: ……… đã kiểm tra thực tế các kiện về đội ngũ giảng viên, trang thiết bị, thư viện phục vụ đào tạo của ngành ….. trong hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo trình độ đại học/trình độ cao đẳng của trường: ……… , cụ thể như sau:
I. Thành phần làm việc:
A. Đoàn công tác của sở giáo dục và đào tạo:
1.
2.
3.
B. Đại diện trường:
1.
2.
3.
4.
…..
II. Nội dung làm việc
1. Trường báo cáo tóm tắt các điều kiện về đội ngũ giảng viên, trang thiết bị, thư viện phục vụ đào tạo của ngành ….. , trong hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo trình độ đại học/trình độ cao đẳng.
2. Đoàn kiểm tra thực tế theo các nội dung sau:
a) Đội ngũ giảng viên cơ hữu tham gia giảng dạy chương trình đã đăng ký trong Hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo.
TT | Họ và tên, năm sinh, chức vụ hiện tại | Chức danh khoa học, năm phong; Học vị, nước, năm tốt nghiệp | Chuyên ngành đào tạo | Năm, nơi tham gia giảng dạy | Đúng/ Không đúng với hồ sơ | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
b) Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên hướng dẫn thí nghiệm cơ hữu
Số TT | Họ và tên, năm sinh, chức vụ hiện tại | Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năm tốt nghiệp | Phụ trách PTN, thực hành | Đúng/ Không đúng với hồ sơ | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
c) Phòng học, giảng đường, trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy
Số TT | Loại phòng học (Phòng học, giảng đường, phòng học đa phương tiện, phòng học ngoại ngữ, phòng máy tính…) | Số lượng | Diện tích (m2) | Danh mục trang thiết bị chính hỗ trợ giảng dạy | Đúng/ Không đúng với hồ sơ | Ghi chú | |||
Tên thiết bị | Số lượng | Phục vụ học phần/môn học | Diện tích (m2) | ||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
d) Phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành và trang thiết bị phục vụ thí nghiệm, thực hành
Số TT | Tên phòng thí nghiệm, xưởng, trạm trại, cơ sở | Diện tích (m2) | Danh mục trang thiết bị chính hỗ trợ thí nghiệm, thực hành | Đúng/ Không đúng với hồ sơ | Ghi chú | ||
Tên thiết bị | Số lượng | Phục vụ môn học /học phần | |||||
1 |
|
| - - - |
|
|
|
|
2 |
|
| - - - |
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
đ) Thư viện
- Diện tích thư viện: ….. m2; Diện tích phòng đọc: …… m2
- Số chỗ ngồi: … ; Số lượng máy tính phục vụ tra cứu: …
- Phần mềm quản lý thư viện: .....
- Thư viện điện tử: .... ; Số lượng sách, giáo trình điện tử:…
Nhận xét của Đoàn kiểm tra:
e) Danh mục giáo trình của ngành đào tạo
Số TT | Tên giáo trình | Tên tác giả | Nhà xuất bản | Năm xuất bản | Số bản | Sử dụng cho môn học/học phần | Đúng/ Không đúng với hồ sơ | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
g) Danh mục sách chuyên khảo, tạp chí của ngành đào tạo
Số TT | Tên sách chuyên khảo/tạp chí | Tên tác giả đơn vị xuất bản | Nhà xuất bản số, tập, năm xuất bản | Số bản | Sử dụng cho môn học/học phần | Đúng/ Không đúng với hồ sơ | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
3. Ý kiến của đoàn kiểm tra
4. Giải trình của nhà trường
5. Kết luận của Đoàn kiểm tra
Biên bản làm tại trường ….. lúc………. ngày … tháng …… năm 20….
Giám đốc sở giáo dục và đào tạo (Ký tên, đóng dấu) | …........................, ngày….. tháng …. năm…. Thủ trưởng cơ sở đào tạo (Ký tên, đóng dấu) |
Lưu ý: - Biên bản kiểm tra phải có chữ ký, ghi rõ họ tên của Trưởng đoàn kiểm tra và của Thủ trưởng cơ sở đào tạo, đóng dấu của sở giáo dục và đào tạo và của cơ sở đào tạo. Biên bản kiểm tra được lập thành 04 bản. Sở giáo dục và đào tạo lưu 01 bản; cơ sở đào tạo lưu 01 bản và gửi 02 bản kèm theo 02 bộ hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo.
- Sau khi cơ sở đào tạo chỉnh sửa, bổ sung theo kết luận của Đoàn kiểm tra, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo ký, đóng dấu vào các biểu mẫu ở phụ lục III kèm theo Thông tư này.
I. Biên bản họp Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo
1. Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo theo các nội dung sau:
- Căn cứ để xây dựng chương trình đào tạo;
- Mục tiêu của chương trình đào tạo;
- Cấu trúc chương trình đào tạo;
- Thời lượng của chương trình đào tạo;
- Nội dung của chương trình đào tạo: đáp ứng mục tiêu, phù hợp trình độ đào tạo, đảm bảo tính hiện đại, tính hội nhập và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước;
- Đề cương chi tiết của học phần/môn học: mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá, tài liệu tham khảo.
2. Các bước tiến hành
a) Đơn vị chủ trì xây dựng hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ cao đẳng trình bày tóm tắt các căn cứ để xây dựng chương trình đào tạo; mục tiêu của chương trình đào tạo; cấu trúc chương trình đào tạo; thời lượng của chương trình đào tạo; nội dung của chương trình đào tạo, đề cương môn học/học phần và các điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình đào tạo.
b) Hai thành viên phản biện của Hội đồng thẩm định đọc nhận xét và đặt câu hỏi. Các thành viên của Hội đồng thẩm định đặt câu hỏi.
c) Đại diện cơ sở đào tạo trả lời và giải trình.
d) Chương trình đào tạo được đánh giá bằng hình thức bỏ phiếu kín. Các thành viên ghi ý kiến của mình vào phiếu thẩm định, trong đó cần khẳng định chương trình đào tạo đạt yêu cầu hay chưa đạt yêu cầu, những nội dung cần bổ sung, chỉnh sửa). Phiếu trắng được coi là phiếu không thông qua. Chương trình được coi là đạt yêu cầu khi có 4/5 thành viên bỏ phiếu thông qua.
e) Kết luận của Hội đồng thẩm định
Toàn bộ diễn biến của phiên họp phải được ghi thành biên bản chi tiết, đặc biệt là phần hỏi và trả lời, trong đó ghi đầy đủ ý kiến của các thành viên có mặt trong buổi thẩm định.
Biên bản phải được toàn thể Hội đồng thông qua, có chữ ký của Chủ tịch và thư ký Hội đồng.
Biên bản thẩm định được lập thành 04 bản. Cơ sở đào tạo nơi thành lập hội đồng thẩm định lưu 01 bản, gửi cơ sở đào tạo đề nghị thẩm định 03 bản (lưu 01 bản và 02 bản kèm theo hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo).
3. Mẫu biên bản thẩm định chương trình đào tạo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------------
BIÊN BẢN THẨM ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Hôm nay, vào lúc ... ngày …. tháng ….. năm 20……., tại …….…. Hội đồng thẩm định định Chương trình đào tạo trình độ …….. ngành ………. của trường ……… đã họp, cụ thể như sau:
I. Thành phần Hội đồng thẩm định:
1.
2.
3.
4.
5.
II. Nội dung
1. Trường báo cáo tóm tắt nội dung quá trình xây dựng và nội dung chương trình đào tạo trình độ đại học/ trình độ cao đẳng ngành….
2. Ý kiến của các thành viên Hội đồng thẩm định
- Các phản biện đọc nhận xét
- Hội đồng và những người tham dự nêu câu hỏi
3. Trả lời của cơ sở đào tạo trả lời các câu hỏi đã được nêu
4. Hội đồng thẩm định họp riêng thảo luận, bầu ban kiểm phiếu, bỏ phiếu kín.
5. Trưởng ban kiểm phiếu công bố kết quả
Kết quả: Số phiếu đạt: Số phiếu không đạt:
6. Kết luận của Hội đồng thẩm định
Phiên họp kết thúc vào hồi:…, ngày …. tháng …… năm 20...
Thư ký Hội đồng (Ký và ghi rõ họ, tên) | Chủ tịch Hội đồng (Ký và ghi rõ họ, tên) |
II. Mẫu phiếu thẩm định
PHIẾU THẨM ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Trình độ đại học, trình độ cao đẳng
Họ và tên thành viên Hội đồng thẩm định:
Trách nhiệm trong Hội đồng thẩm định:
Tên cơ sở đào tạo đề nghị thẩm định chương trình đào tạo:
Ngành đào tạo: Mã số:
Trình độ đào tạo:
TT | Nội dung thẩm định | Nhận xét của thành viên Hội đồng | Kết luận (đáp ứng yêu cầu hay không đáp ứng yêu cầu) |
1 | Căn cứ để xây dựng chương trình đào tạo |
|
|
2 | Mục tiêu của chương trình đào tạo |
|
|
3 | Cấu trúc chương trình đào tạo (cần làm rõ): - Sự hợp lý của các học phần trong CTĐT, trong việc sắp xếp các khối kiến thức; - Thời lượng của từng học phần; - ... |
|
|
4 | Thời lượng của chương trình đào tạo |
|
|
5 | Nội dung của chương trình đào tạo (đáp ứng mục tiêu, phù hợp trình độ đào tạo, đảm bảo tính hiện đại, tính hội nhập và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước) |
|
|
6 | Đề cương chi tiết của học phần/môn học (mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá, tài liệu tham khảo) |
|
|
Những ý kiến khác
Kết luận chung: …. (trong đó cần khẳng định đạt yêu cầu hay chưa, những nội dung cần bổ sung chỉnh sửa,)
| Thành viên Hội đồng thẩm định (Ký tên) |
- 1Quyết định 426/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính mới áp dụng chung tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 2Quyết định 1704/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bạc Liêu
- 3Quyết định 511/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 4Quyết định 409/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 3Quyết định 426/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính mới áp dụng chung tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 4Quyết định 1704/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bạc Liêu
- 5Quyết định 511/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo do tỉnh Bắc Giang ban hành
Quyết định 84/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành
- Số hiệu: 84/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/02/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên
- Người ký: Mùa A Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/02/2012
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết