Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 839/QĐ-UBND

Sơn La, ngày 19 tháng 5 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TRIỂN KHAI ĐỒNG BỘ CÁC NỀN TẢNG SỐ VÀ HẠ TẦNG HỆ THỐNG THÔNG TIN GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TỈNH SƠN LA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/04/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ về sửa đi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/04/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;

Căn cứ Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng;

Căn cứ Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện t hướng tới Chính phủ s giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyn đi s quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 31/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi s tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2023;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 35/TTr-STTTT ngày 21/4/2023; kết quả xin ý kiến thành viên UBND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án triển khai đồng bộ các nền tảng số và hạ tầng hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Sơn La (Có Đề án chi tiết kèm theo).

Điều 2. Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức, triển khai thực hiện Đề án.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Thủ trưởng các Sở, ngành, cơ quan có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành./.

 


Nơi nhận:
- Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh (b/c);
- Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Phòng KSTTHC;
- Trung tâm Thông tin;
- Lưu: VT, KGVX, NQ. 03 bản chính.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Đặ
ng Ngọc Hậu

 

ĐỀ ÁN

TRIỂN KHAI ĐỒNG BỘ CÁC NỀN TẢNG SỐ VÀ HẠ TẦNG HỆ THỐNG THÔNG TIN GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TỈNH SƠN LA
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 839/QĐ-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tnh Sơn La)

I. THỰC TRẠNG VIỆC TRIỂN KHAI HỆ THỐNG THÔNG TIN GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TỈNH SƠN LA

1. Hệ thống phần mềm một cửa điện tử tỉnh Sơn La

Triển khai thực hiện Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 27/02/2017 của UBND tỉnh về việc triển khai Đề án thành lập Trung tâm Hành chính công tỉnh Sơn La giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, triển khai dự án Xây dựng phần mềm điện tử giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Sơn La (bao gồm các phần mềm: Phần mềm một cửa điện t, Phn mềm Cổng thông tin hành chính công, Cổng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, Phần mềm ứng dụng trên thiết bị di động).

- Ưu điểm:

Hệ thống phần mềm một cửa điện tử (http://motcua.sonla.gov.vn) chính thức đưa vào sử dụng từ năm 2017, đến nay đã được triển khai đồng bộ cho toàn bộ các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh (20 cơ quan cấp sở, 12 huyện, 204 xã, phường, thị trấn), đảm bảo đầy đủ yêu cầu chức năng về kỹ thuật theo quy định tại điều 25 Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ; Chức năng hệ thống giúp cán bộ không cần xử lý nhiều việc liên quan đến giấy tờ bên ngoài, giúp cho việc xử lý hồ sơ và quản lý, theo dõi, lưu trữ điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức thực hiện toàn bộ quá trình xử lý, tra cứu kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trên mạng Internet; kết nối, liên thông dữ liệu giải quyết thủ tục hành chính 3 cấp tỉnh, huyện, xã; kết nối với hệ thống phần mềm của Bưu điện tỉnh để thực hiện tiếp nhận - trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích khi có nhu cầu; hệ thống đã kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, để khai thác các dịch vụ (Dịch vụ “Xác nhận s định danh cá nhân và chứng minh nhân dân”; Dịch vụ “Xác thực thông tin hộ gia đình”; Dịch vụ “Tra cứu thông tin công dân”) đảm bảo có thể thực hiện trực tiếp tại các bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Hành chính công tỉnh và bộ phận một cửa tại các huyện, xã, phường, thị trấn.

Khả năng tiếp nhận và xử lý hồ sơ các thủ tục hành chính trên hệ thống của cán bộ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đã được tối ưu hóa theo quy trình nội bộ do cấp có thẩm Quyền ban hành đối với các bộ thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị; hệ thống tổng hợp thống kê số liệu giải quyết thủ tục hành chính của cả tỉnh theo ngày, tháng, năm; hỗ trợ đánh giá chất lượng giải quyết thủ tục hành chính; chức năng tham gia góp ý các phần mềm với công chức ở bộ phận một cửa; Kết quả giải quyết thủ tục hành chính được các cơ quan, đơn vị ký số trực tiếp trên phần mềm hoặc sao y để đính kèm lên hệ thống (file pdf) khi trả kết quả cho người dân, doanh nghiệp; tra cứu kết quả giải quyết thủ tục hành chính trực tiếp trên mạng internet (bằng mã hồ sơ) hoặc tại Trung tâm Hành chính công (bằng mã vạch); Số liệu được tổng hợp lũy kế theo từng ngày...

Hệ thống một cửa tỉnh Sơn La cơ bản đảm bảo các nội dung theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành. Bộ phận kỹ thuật vận hành Hệ thống kịp thời hỗ trợ các đối tượng trong quá trình sử dụng.

- Hạn chế, tồn tại: Việc cập nhật các phiên bản phần mềm nền tảng (công nghệ lõi để xây dựng phần mềm) và phiên bản ứng dụng của phần mềm chưa được thường xuyên.

- Nguyên nhân của các tồn tại trên:

Hệ thống đầu tư một lần và bảo hành 12 tháng, nên khi hết hạn bảo hành đơn vị phát triển phần mềm không được bố trí kinh phí bổ sung hằng năm để duy trì, bổ sung và xử lý, khắc phục để các sự cố về vận hành trên các phiên bản phần mềm đã xây dựng.

Do hạ tầng chưa đảm bảo, các máy chủ triển khai hệ thống được đầu tư từ năm 2014 (quá cũ), hằng năm chưa được bố trí kinh phí nâng cấp, trong khi đó cơ sở dữ liệu phát sinh rất lớn dẫn đến quá tải.

- Giải pháp: Vì vậy khi chuyển sang phương án chi trả kinh phí thuê dịch vụ công nghệ thông tin hằng năm, nên việc cập nhật các phiên bản phần mềm và hạ tầng đường truyền, máy chủ triển khai hệ thống sẽ được đơn vị thuê dịch vụ triển khai đồng bộ đảm bảo; hệ thống nền tảng số sẽ luôn được cập nhật nâng cấp tính năng với các phiên bản mới nhất và theo hướng triển khai tập trung.

2. Cổng dịch vụ công tỉnh Sơn La

Cổng dịch vụ công tỉnh Sơn La được triển khai cùng với Hệ thống một cửa điện tử từ năm 2017 là phân hệ riêng biệt cung cấp trên môi trường internet tại địa chỉ https://dichvucong.sonla.vn phục vụ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu tra cứu các thông tin liên quan tới thủ tục hành chính do các cơ quan trên địa bàn tỉnh cung cấp, thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến đối với các thủ tục đã cung cấp ở dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.

- Ưu điểm:

Hệ thống Cổng dịch vụ công tỉnh Sơn La cơ bản đảm bảo các nội dung theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành. Bộ phận kỹ thuật vận hành Hệ thống kịp thời hỗ trợ các đối tượng trong quá trình sử dụng.

Các dịch vụ công trực tuyến của tỉnh Sơn La (bao gồm tất cả các mức độ 1, 2, 3, 4) đều được đồng bộ từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, đảm bảo thống nhất trên toàn quốc về mã dịch vụ, lĩnh vực dịch vụ, tên dịch vụ, thông tin dịch vụ, thành phần hồ sơ giải quyết...; Các nhóm dịch vụ công được phân chia trên cổng theo từng cơ quan quản lý, và chia nhỏ theo các lĩnh vực thuộc phạm vi giải quyết của cơ quan đó.

Triển khai các dịch vụ công trực tuyến đạt mức độ 3, 4 đảm bảo đúng tiêu chí mức độ 3, 4 theo Thông tư số 32/2017/TT-BTTTT ngày 15/11/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến và bảo đảm khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.

Các dịch vụ công được cung cấp dưới dạng biểu mẫu e-form, có quy trình giải quyết dịch vụ thuận lợi cho người dân kê khai và nộp hồ sơ, tra cứu hồ sơ trực tuyến trực tuyến; các thông tin do người dân đã cung cấp (trong tài khoản công dân) đều được hỗ trợ sử dụng vào biểu mẫu điện tử mà không cần phải kê khai lại.

- Hạn chế, tồn tại:

Việc triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến còn chưa đồng đều giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhất là cấp xã.

Việc triển khai kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia và các hệ thống của các Bộ, ngành Trung ương đôi lúc còn chưa đảm bảo tiến độ,

- Nguyên nhân:

Nguồn lực để triển khai dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan đơn vị chưa đồng đều, đặc biệt là cấp xã còn triển khai còn rất khó khăn (nhân lực, nguồn lực triển khai còn hạn chế).

Hệ thống đầu tư một lần và bảo hành 12 tháng nên khi hết hạn bảo hành mà Hệ thống Cổng dịch vụ công của tỉnh ngày càng phát triển đòi hỏi liên tục có sự cập nhật phiên bản phần mềm để đảm bảo an toàn thông tin và kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia và các hệ thống của các Bộ, ngành Trung ương.

Hạ tầng triển khai Cổng dịch vụ công trực tuyến chưa đảm bảo theo các yêu cầu tại Công văn số 1552/BTTTT-THH ngày 26/4/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Việc kết nối các cơ sở dữ liệu Bộ, ngành theo yêu cầu của Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương thường được giao vào đầu năm do vậy phải chờ bố trí kinh phí bổ sung mới triển khai thực hiện.

- Giải pháp: Vì vậy khi chuyển sang phương án thuê dịch vụ công nghệ thông tin, trong đó có kinh phí duy trì, nâng cấp thường xuyên, nên việc cập nhật các phiên bản phần mềm và hạ tầng đường truyền, máy chủ triển khai hệ thống sẽ được đơn vị thuê dịch vụ triển khai đồng bộ đảm bảo; hệ thống nền tảng số sẽ luôn được cập nhật nâng cấp tính năng với các phiên bản mới nhất và theo hướng triển khai tập trung phù hợp thực tế sử dụng của các đơn vị.

3. Hệ thống kho dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân

- Thực trạng:

Toàn bộ dữ liệu phát sinh trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) hiện nay được lưu trữ cùng với Hệ thống thông tin một cửa điện tử và Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Hiện nay công tác thực hiện số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh cho các đối tượng công dân, doanh nghiệp, tổ chức của các Sở, ban, ngành; UBND các huyện và thành phố, các xã, phường, thị trấn mới tập trung vào số hóa kết quả thủ tục hành chính mà chưa thực hiện được công tác số hóa hồ sơ, giấy tờ của các cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính;

Các dữ liệu hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã được quét và lưu trữ trên phần mềm tuy nhiên lưu trữ dưới dạng bản quét chưa có phân loại mã hồ sơ, mã thủ tục và việc bóc tách các thông tin cần thiết để chia sẻ dữ liệu phục vụ lưu trữ (kho dữ liệu lưu trữ hồ sơ của tổ chức cá nhân), sử dụng thông tin của tổ chức và cá nhân dẫn đến việc tái sử dụng hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn chưa thực hiện được.

- Tồn tại, hạn chế: Hiện tại Kho dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân của tỉnh phục vụ giải quyết thủ tục hành chính chưa được xây dựng mà mới chỉ tạo lập được công cụ hỗ trợ trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh.

- Nguyên nhân: Từ năm 2022 trở về trước chưa được bố trí kinh phí để triển khai xây dựng Kho dữ liệu điện tử.

- Giải pháp: Theo khoản 11 điều 3 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử quy định: “Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân là không gian điện tử riêng của tổ chức, cá nhân tại Cng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh để hỗ trợ quản lý, lưu giữ thông tin, dữ liệu điện tử liên quan đến giao dịch hành chính của tổ chức, cá nhân đó.; khoản 1 điều 14 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP quy định: “Cơ quan có thẩm quyền trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, đồng thời trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bản điện tử cho tổ chức, cá nhân tại Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân. Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính theo phương thức ủy quyền, việc lưu kết quả điện tử thực hiện theo thỏa thuận ủy quyền. Như vậy việc triển khai Kho dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân là yêu cầu để đảm bảo việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

4. Hạ tầng máy chủ và hệ thống an toàn thông tin, bo mật dữ liệu

Thực hiện Kế hoạch triển khai Đề án thành lập Trung tâm Hành chính công tỉnh Sơn La, do chưa được bố trí kinh phí để đầu tư hạ tầng cài đặt phần mềm một cửa và cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh. Do đó, Sở Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông rà soát, sắp xếp sử dụng các máy chủ hiện có tại thời điểm năm 2017 (các máy ch đầu tư năm 2014 của Sở Nội vụ chuyển sang) tại Trung tâm dữ liệu để cài đặt hệ thống.

- Ưu điểm:

Hạ tầng máy chủ được bố trí tại trung tâm dữ liệu của tỉnh do Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông vận hành.

Năm 2018, đã đầu tư thêm 03 máy chủ để triển khai mở rộng hệ thống lưu trữ, cài đặt phần mềm cho cấp xã.

Hệ thống bước đầu được bảo vệ bằng một số thiết bị đảm bảo an toàn thông tin như tường lửa Firewall Juniper SRX 1500 và trong suốt quá trình hoạt động, hệ thống chưa bị phá hoại hoặc bị mất an ninh an toàn thông tin

- Tồn tại, hạn chế:

Hệ thống được bảo vệ bằng tường lửa Firewall Juniper SRX 1500 (nhưng không có tính năng WAF, không có tính năng Antivirus, chống thư rác...).

Thực hiện kiểm tra, đánh giá về an toàn thông tin phục vụ kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (do đoàn kiểm tra của Bộ Công an thực hiện) đã ghi nhận hệ thống chưa đạt đảm bảo an toàn thông tin để kết nối CSDL quốc gia dân cư theo Đề án 06/CP (tường lửa ch cấu hình định tuyến giữa các phân vùng mạng, chưa cấu hình ngăn chặn một số tấn công từ bên ngoài (chặn DNS độc hại, spam...). Chưa có thiết bị bảo mật cho đường truyền kết ni đến hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; chưa chia VLAN riêng cho 02 hệ thống (dichvucong.sonla.gov.vn, motcua.sonla.gov.vn); Đã có VLAN Qun trị, tuy nhiên, chưa cấu hình giới hạn truy cập quản trị, máy tính quản trị vẫn dùng cho mục đích kết nối internet).

- Nguyên nhân:

Việc đầu tư hạ tầng vận hành và đảm bảo an toàn thông tin còn rất hạn chế, chưa được bổ sung kinh phí duy trì, nâng cấp hằng năm. Các thiết bị được đầu tư một lần, trong khi các thiết bị, phần mềm đảm bảo an toàn thông tin cần phải thường xuyên được cập nhật bản quyền, các phiên bản vá lỗi, các tính năng đảm bảo an toàn thông tin mới nhất.

- Để khắc phục tồn tại của hạ tầng cài đặt hệ thống, đảm bảo Bộ Công an cấp quyền cho phép khai thác dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo Đề án 06/CP (trong đó phải đảm bảo được các yêu cầu tại Công văn s 1552/BTTTT-THH ngày 26/4/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về hướng dẫn kỹ thuật triển khai Đề án 06 (phiên bn 1.0), Sở Thông tin và Truyền thông đã triển khai thuê dịch vụ hạ tầng máy chủ cài đặt hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Sơn La trên máy chủ tại Trung tâm dữ liệu (IDC) của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Tuy nhiên toàn bộ phần hạ tầng đảm bảo an toàn thông tin đang được Tập đoàn VNPT hỗ trợ để Bộ Công an kiểm tra, đánh giá và cho phép kết nối với cơ sở dữ liệu dân cư và theo quy định, hệ thống phải được đánh giá định kỳ 01 lần trong vòng 6 tháng (trong đó các tiêu chí, quy chuẩn có thể được cập nhật, thay đổi),

- Giải pháp: Tháng 8 năm 2022, Sở Thông tin và Truyền thông đã hợp đồng thuê hạ tầng máy chủ và hệ thống an toàn thông tin, bảo mật cơ sở dữ liệu tại IDC của VNPT và sắp đến hết thời hạn hợp đồng. Vì vậy việc tiếp tục triển khai thuê hạ tầng máy chủ và hạ tầng đảm bảo an toàn thông tin cần phải được duy trì thường xuyên.

II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống, xã hội. Trong giai đoạn 2021-2030 mục tiêu được đặt ra khi xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, đó là người dân, doanh nghiệp và các tổ chức khác có thể dễ dàng sử dụng dịch vụ công, thủ tục hành chính một cách nhanh chóng, thuận tiện nhất.

Để đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và ứng dụng dịch vụ công trực tuyến nói riêng trong công tác cải cách hành chính và triển khai chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, Xã hội số, trong thời gian vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản mới về cơ chế, chính sách trong giải quyết thủ tục hành chính như: Nghị định số 107/2021/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP, ngày 06/01/2022 Chính phủ; Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 thay thế Nghị định số 43/2011/NĐ-CP; Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 ... Trong đó quy định việc tích hợp, kết nối chia sẻ dữ liệu và chuẩn hóa nhiều điểm mới phù hợp hơn với tình hình thực tế, nhất là thay đổi thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo hướng không phụ thuộc vào địa giới hành chính, gắn với số hóa và sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, tăng năng suất lao động, góp phần hình thành công dân số, doanh nghiệp số trong xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số.

Mặc dù hệ thống Cổng dịch vụ công và Một cửa điện tử của tỉnh đã đạt được nhiều thành tích và được người dân, doanh nghiệp đồng tình, ủng hộ, tuy nhiên Hệ thống do đầu tư một lần nên việc cập nhật các phiên bản phần mềm nền tảng (ng nghệ lõi để xây dựng phần mềm) và phiên bản ứng dụng của phần mềm chưa được thường xuyên; Hạ tầng đảm bảo an toàn thông tin chưa đảm bảo (theo kiểm tra của Bộ Công an); Kho dữ liệu dùng chung của tổ chức cá nhân chưa được xây dựng theo chỉ đạo của Chính phủ.

Từ thực tế trên, để có cơ sở đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ hiện đại hóa, cải cách thủ tục hành chính theo yêu cầu của Chính phủ, việc xây dựng đề án Triển khai đồng bộ các nền tảng số và hạ tầng hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Sơn La là rất cần thiết.

III. CĂN CỨ, MỤC TIÊU, PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ ÁN

1. Căn cứ

- Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/04/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

- Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

- Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/04/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;

- Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước;

- Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;

- Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng;

- Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

- Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;

- Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030;

- Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

- Công văn số 1552/BTTTT-THH ngày 26/4/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn kỹ thuật triển khai Đề án 06 (phiên bản 1.0);

- Công văn số 9318/VPCP-KSTT ngày 21/12/2021 của Văn phòng Chính phủ về việc hướng dẫn số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC;

- Công văn số 761/VPCP-KSTT ngày 29/01/2022 của Văn phòng Chính phủ về việc hướng dẫn kết nối, tích hợp, chia sẻ với CSDL quốc gia về dân cư;

- Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 31/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2023;

- Kế hoạch số 292/KH-UBND ngày 13/12/2022 của UBND tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Sơn La năm 2023.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

Triển khai đồng bộ các nền tảng số và hạ tầng để xây dựng và triển khai Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Sơn La nhằm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, xu hướng phát triển, hình thức đầu tư,...

Để cung cấp, phục vụ nhu cầu giải quyết thủ tục hành chính công cho người dân, các doanh nghiệp và hỗ trợ cán bộ giải quyết thủ tục hành chính nhanh chóng, góp phần đẩy mạnh công tác cải cách hành chính nâng cao chỉ số cạnh tranh của tỉnh thông qua việc nâng cao chất lượng dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp, hướng tới công khai, minh bạch, đơn giản, rõ ràng và đúng pháp luật.

b) Mục tiêu cụ thể

- Triển khai các nền tảng số và hạ tầng Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính đáp ứng đầy đủ các tính năng theo quy định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và phát triển, bổ sung thêm các chức năng, tính năng đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa, cải cách thủ tục hành chính theo yêu cầu của Chính phủ.

- Xây dựng Kho dữ liệu điện tử cho tổ chức, cá nhân phục vụ quá trình giải quyết thủ tục hành chính được thuận lợi trong việc lưu trữ, số hóa, tái sử dụng thông tin, hồ sơ thủ tục hành chính đã thực hiện.

- Cung cấp dịch vụ số, kết nối, tích hợp với Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng thanh toán trực tuyến quốc gia, Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số và các hệ thống quy mô quốc gia, CSDL chuyên ngành của tỉnh khi cần thiết.

- Kết nối với hệ thống chứng thực chữ ký số chuyên dùng của Ban Cơ yếu Chính phủ, hệ thống chứng thực chữ ký số công cộng của Bộ Thông tin và Truyền thông để mọi tổ chức, cá nhân sử dụng ký số trong quá trình tham gia giải quyết thủ tục hành chính.

- Góp phần tái cấu trúc các hoạt động giải quyết thủ tục hành chính hướng tới đơn giản hóa và cá thể hóa theo nhu cầu của người sử dụng.

- Điều hành được chất lượng giải quyết thủ tục hành chính để tạo thay đổi một cách căn bản, đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả hơn trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, từ thủ công sang điện tử, tự động, theo thời gian thực và chuẩn hóa chất lượng. Qua đó, cắt giảm, đơn giản hóa việc thực hiện thủ tục hành chính, tăng năng suất lao động, giảm thời gian, chi phí.

3. Phạm vi, đối tượng

- Đơn vị quản lý, vận hành hệ thống: Sở Thông tin và Truyền thông.

- Đơn vị khai thác, sử dụng dịch vụ:

Các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh.

UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn.

Tổ chức, doanh nghiệp, người dân tham gia giải quyết thủ tục hành chính.

IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Quy mô triển khai

Triển khai đồng bộ các nền tảng số và hạ tầng Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính gồm những hạng mục sau:

- Hạ tầng máy chủ cài đặt và lưu trữ các nền tảng, cơ sở dữ liệu;

- Hạ tầng thiết bị đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng, bảo mật cơ sở dữ liệu theo quy định;

- Nền tảng số hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (một cửa điện tử và Cng dịch vụ công trực tuyến);

- Kho dữ liệu điện tử về hồ sơ, thông tin giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân;

- Kết nối qua trục liên thông quốc gia và trục liên thông tỉnh Sơn La với Cổng dịch vụ công Quốc gia, các cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia, Các hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của các Bộ, ngành Trung ương, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành của tỉnh Sơn La,...

2. Công nghệ, kỹ thuật phát triển sản phẩm

a) Ngôn ngữ lập trình

PHP được lựa chọn là ngôn ngữ chính để phát triển hệ thống. PHP là viết tắt hồi quy của cụm từ “Hypertext Preprocessor”, là một ngôn ngữ mã nguồn mở lập trình kịch bản được chạy ở phía Server nhằm sinh ra mã HTML trên Client. PHP đã trải qua rất nhiều phiên bản và được tối ưu hóa cho các ứng dụng Web, với cách viết mã rõ ràng, tốc độ nhanh, dễ học và khả năng chạy trên nhiều nền tảng khác nhau nên PHP đã trở thành một ngôn ngữ lập trình Web rất phổ biến và được ưa chuộng trên thế giới. VNPT-iGate hiện đang hỗ trợ vận hành hệ thống trên phiên bản PHP từ 5.6 trở lên.

b) Kiến trúc mã nguồn

Hệ thống được tổ chức mã nguồn theo mô hình MVC kết hợp với ZendFramework 2.4.8. Khả năng phân chia app và phân chia module giúp cho hệ thống dễ dàng phân quyền customize theo nhu cầu của từng khách hàng khác nhau. Các module và app được tổ chức độc lập và tách rời với tầng API giúp cho việc chỉnh sửa trở nên dễ dàng và một nơi duy nhất. Kiến trúc này phù hợp với việc phát triển các ứng dụng outsource và làm việc nhóm.

Ngoài ra, Zend Framework 2 được xây dựng và phát triển bởi các chuyên gia PHP hàng đầu. Zend Framework 2 được viết theo chuẩn một mô hình MVC và 100% hướng đối tượng toàn diện và sử dụng nhiều tính năng mới có trong các phiên bản PHP như namspace, late static binding, lambda và closures trên nền PHP 5.3 .

c) Chương trình tạo máy chủ

iGate-ISO sử dụng Apache HTTP Server để cài đặt trình tạo máy chủ cho Web Server. Apache chạy trên các hệ điều hành tương tự như Unix, Microsoft Windows, Novell Netware và các hệ điều hành khác. Apache đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của mạng web thế giới.

Khi được phát hành lần đầu, Apache là chương trình máy chủ mã nguồn mở duy nhất có khả năng cạnh tranh với chương trình máy chủ tương tự của Netscape Communications Corporation mà ngày nay được biết đến qua tên thương mại Sun Java System Web Server. Từ đó trở đi, Apache đã không ngừng tiến triển và trở thành một phần mềm có sức cạnh tranh mạnh so với các chương trình máy chủ khác về mặt hiệu suất và tính năng phong phú. Từ tháng 4 năm 1996, Apache trở thành một chương trình máy chủ HTTP thông dụng nhất. Hơn nữa, Apache thường được dùng để so sánh với các phần mềm khác có chức năng tương tự. Tính đến tháng 1 năm 2007 thì Apache chiếm đến 60% thị trường các chương trình phân phối trang Web.

Apache được phát triển và duy trì dưới sự bảo trợ của Apache Software Foundation. Apache được phát hành với giấy phép Apache License và là một phần mềm tự do và miễn phí.

d) Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Hệ thống được xây dựng bằng hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ Oracle Database với phiên bản 11G R2. Đây là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ lớn nhất trên thế giới và có thể chạy trên mọi nền tảng. Oracle là hệ quản trị CSDL có tính an toàn, bảo mật cao, tính nhất quán và toàn vẹn dữ liệu, cho phép các user truy nhập tới CSDL phân tán như một khối thống nhất. Oracle có khả năng quản trị một khối lượng lớn cơ sở dữ liệu một cách đáng tin cậy, trong môi trường nhiều người dùng để có thể truy xuất đồng thời đến cùng một đơn vị dữ liệu tại cùng một thời điểm; có khả năng chống những truy xuất bất hợp pháp, khôi phục dữ liệu khi có gặp một số sự cố.

3. Các yêu cầu về kỹ thuật hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính

a) Triển khai các hệ thống cơ bản

Mô hình tổng quan của Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh Sơn La được mô tả như sau:

Mô hình tổng quan hệ thống

Diễn giải:

(1) Cá nhân, tổ chức đăng ký/đăng nhập Cổng dịch vụ công của tỉnh bằng tài khoản của hệ thống hoặc tài khoản được SSO, tham khảo thủ tục do Quản trị tạo, nộp hồ sơ, thanh toán phí, lệ phí (nếu có) vào Bộ phận Tiếp nhận, bổ sung hồ sơ.

(2) Công chức Bộ phận Một cửa (BPMC) sẽ thực hiện cấp tài khoản trên cổng dịch vụ công quốc gia (định danh số - nếu có), thực hiện tiếp nhận hồ sơ, sử dụng giấy tờ trong kho dữ liệu tổ chức cá nhân (nếu có), số hóa giấy tờ lưu vào kho dữ liệu tổ chức cá nhân (nếu có) với những thủ tục do công dân nộp trên cổng dịch vụ công của tỉnh. Tiến hành kiểm tra, xuất phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả và chuyển tiếp hồ sơ cho Cán bộ giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính.

(3) Đối với các thủ tục có phí - lệ phí, Cán bộ bộ phận kế toán thực hiện xác nhận thông tin nộp phí và xuất biên lai thu phí.

(4) Công chức giải quyết hồ sơ TTHC tiến hành giải quyết xử lý theo quy trình ISO của TTHC do quản trị tạo, cấu hình trên hệ thống, số hóa kết quả giải quyết TTHC khi có kết quả xử lý, chuyển tiếp hồ sơ cho cán bộ BPMC thực hiện trả kết quả (KQ) cho cá nhân, tổ chức.

(5) Công chức BPMC thực hiện trả kết quả theo một trong các hình thức (Tùy trường hợp cụ thể: trả KQ trực tiếp tại BPMC, trả KQ trực tuyến, tr KQ qua bưu chính công ích).

(6) Cá nhân, tổ chức nhận KQ giải quyết TTHC, thực hiện thanh toán phí - lệ phí (nếu có).

Các đối tượng tham gia vào hệ thống chỉ cần trình duyệt web như Firefox, Chrome, Cốc Cốc, ... thì có thể sử dụng phần mềm mà không cần cài đặt thêm chương trình phụ trợ nào.

Phương thức vận hành của phần mềm được thể hiện qua sơ đồ vật lý như hình sau:

Với mô hình trên, các đối tượng tham gia vào hệ thống với nhiều vai trò khác nhau cùng tham gia vào hệ thống để giải quyết các thủ tục hành chính tại đơn vị mình, theo một trình tự đã được định nghĩa trước theo hệ thống quản lý chất lượng ISO tại đơn vị.

Do hệ thống một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến được phát triển trên nền Web, nên các đối tượng tham gia vào hệ thống chỉ cần sử dụng một trình duyệt web bất kỳ (ví dụ: Firefox, Internet Explorer, Chrome... ) để sử dụng chương trình mà không cần cài đặt thêm bất cứ chương trình phụ trợ nào.

Vai trò của từng đối tượng tham gia vào hệ thống được mô cụ thể như sau:

Công dân: Nộp hồ sơ trực tuyến, theo dõi tình trạng giải quyết hồ sơ, tra cứu thông tin thông qua SMS hoặc KIOS tra cứu thông tin đặt tại đơn vị triển khai.

Bộ phận một cửa: Tiếp nhận hồ sơ của công dân thông qua hình thức nộp trực tuyến hoặc nộp trực tiếp tại đơn vị, chuyển/nhận hồ sơ, theo dõi tình trạng giải quyết hồ sơ.

Phòng, ban chuyên môn: Xử lý hồ sơ từ bộ phận một cửa chuyển đến, phân công thụ lý hồ sơ, phê duyệt hồ sơ, theo dõi tình trạng giải quyết hồ sơ.

Lãnh đạo: Phê duyệt hồ sơ, ủy quyền phê duyệt hồ sơ, theo dõi tình hình giải quyết hồ sơ mỗi phòng ban.

Quản trị hệ thống: Cập nhật danh mục hệ thống, cập nhật quy trình và thủ tục, quản lý người dùng hệ thống,...

Hệ thống Dịch vụ công và một cửa điện tử tỉnh Sơn La có thể liên thông với các địa phương, bộ ngành và Trục LGSP tỉnh Sơn La để tích hợp với các hệ thống CNTT khác tại Sơn La.

Mô hình triển khai Một cửa liên thông giữa các cơ quan, đơn vị trong cùng tỉnh như hình sau:

Quá trình liên thông thông tin giữa các đơn vị được thực hiện thông qua môi trường mạng, các thông tin trao đổi giữa các đơn vị với nhau được mã hóa và giải mã nhằm tránh thất thoát thông tin hoặc lộ thông tin xử lý.

- Tích hợp liên thông với các hệ thống của các Bộ, Ban ngành.

Hệ thống Dịch vụ công và một cửa điện tử tỉnh Sơn La có thể liên thông tích hợp với các hệ thống khác thông qua trục liên thông nội tỉnh LGSP Sơn La, đồng thời thông Qua trục nội tỉnh LGSP Sơn La, Hệ thống Dịch vụ công và một cửa điện tử có thể liên thông tích hợp để sử dụng các dịch vụ của hệ thống dịch vụ công quốc gia và các hệ thống dịch vụ của Bộ, ngành Trung ương (Bưu chính công ích, Dịch vụ Bộ tư Pháp, Bộ công thương...).

Như vậy, hệ thống phần mềm được xây dựng trong kế hoạch thuê đảm bảo nhiệm vụ về liên thông, kết nối của Cổng dịch vụ công trực tuyến - Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh Sơn La đối với các yêu cầu bắt buộc theo quy định của các cơ quan chức năng trong giai đoạn hiện tại. Hệ thống phần mềm được xây dựng với các kết nối mở, có thể thực hiện liên thông, kết nối đối với các hệ thống khác trong trong tương lai nếu có yêu cầu. Trong trường hợp cần kết nối với hệ thống cụ thể khác, các bên có thể đàm phán thống nhất phương án kỹ thuật để thực hiện kết nối.

b) Triển khai kho dữ liệu điện tử của tổ chức và cá nhân để sắp xếp và tái sử dụng dữ liệu trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính

Được xây dựng theo cơ chế là một kho chung, phát triển trên mô hình microservice dễ mở rộng và nâng cấp, có thể kết nối, tích hợp với nhiều hệ thống khác, có thể lưu trữ được giấy tờ của các hệ thống đã kết nối. Hệ thống có khả năng chấp nhận tất cả các loại hồ sơ điện tử, với các định dạng được hỗ trợ. Người sử dụng có thể di chuyển, sắp xếp lại các giấy tờ trong kho. Người sử dụng có thể chia sẻ tài liệu cho các đối tượng khác. Hoặc có thể xem được các tài liệu được người khác chia sẻ.

Mô hình tổng thể quy trình xử lý dữ liệu của kho dữ liệu tổ chức, cá nhân

Quy trình nghiệp vụ tổng thể

Quy trình nghiệp vụ luồng hồ sơ nộp trực tuyến

Các tính năng của Kho dữ liệu tổ chức, cá nhân

Phân hệ Kho lưu trữ dữ liệu cá nhân

- Module Quản lý tài khoản

Module này dùng để quản lý tài khoản, đăng nhập vào hệ thống, khi đăng nhập sẽ được xác thực tập trung một lần cho tất cả các hệ thống và ứng dụng thông qua cơ chế SSO. Người dùng chỉ cần một tài khoản duy nhất để đăng nhập và đăng xuất cho tất cả các ứng dụng. Ngoài ra còn một số chức năng như sau:

Quên mật khẩu

Cập nhật thông tin tài khoản

Đổi mật khẩu

Đăng ký xác thực OTP

Hủy đăng ký xác thực OTP

Module Thư mục lưu trữ dữ liệu cá nhân mặc định

Module này dùng để quản lý thư mục lưu trữ dữ liệu cá nhân mặc định: người dùng có thể xem thư mục lưu trữ dữ liệu cá nhân mặc định theo dạng ô, theo dạng danh sách, sắp xếp thư mục lưu trữ dữ liệu theo tên, theo thời gian, chia sẻ và xem chi tiết.

Module Thư mục lưu trữ dữ liệu cá nhân tự định nghĩa

Module này dùng để quản lý thư mục lưu trữ dữ liệu cá nhân tự định nghĩa: người dùng có thể xem thư mục lưu trữ dữ liệu cá nhân tự định nghĩa theo dạng ô, theo dạng danh sách, sắp xếp thư mục lưu trữ dữ liệu theo tên, theo thời gian, thêm mới, cập nhật, xóa thư mục dữ liệu cá nhân, chia sẻ, xem chi tiết và di chuyển thư mục dữ liệu cá nhân.

Module giấy tờ trong thư mục lưu trữ dữ liệu cá nhân

Người dùng có thể xem danh sách giấy tờ trong thư mục dữ liệu cá nhân dạng ô, dạng danh sách, sắp xếp danh sách theo tên, theo thời gian, thêm mới, cập nhật, xóa thư mục, xem chi tiết, chia sẻ thư mục, thêm mới giấy tờ, cập nhật, xóa giấy tờ chưa được được xác thực. Khi xem chi tiết giấy tờ trong thư mục người dùng có thể ký số VNPT CA, ký số ban cơ yếu, ký số Smart CA, ký số SIM, xem nội dung file chi tiết, chia sẻ giấy tờ, tải file giấy tờ về máy, xem lịch sử phiên bản, xem lịch sử ký số.

Module Gần đây

Module này dùng để quản lý các dữ liệu người dùng thao tác gần đây, tìm kiếm, xem danh sách dữ liệu gần đây theo dạng ô, dạng danh sách, sắp xếp danh sách theo tên, theo thời gian và xem chi tiết.

Module Đã chia sẻ

Module này dùng để quản lý dữ liệu mà người dùng đã chia sẻ, người dùng có thể xem dữ liệu đã chia sẻ theo dạng ô, dạng danh sách, sắp xếp theo tên, theo thời gian, xem đối tượng đã chia sẻ dữ liệu, xem chi tiết thư mục, giấy tờ, thu hồi dữ liệu đã chia sẻ.

Module Được chia sẻ với tôi

Module này dùng để quản lý dữ liệu mà người dùng được chia sẻ, người dùng có thể xem dữ liệu được chia sẻ theo dạng ô, dạng danh sách, sắp xếp theo tên, theo thời gian, xem thông tin chia sẻ, xem chi tiết dữ liệu được chia sẻ với tôi (bản thân người dùng).

Module Thùng rác

Module này dùng để quản lý dữ liệu người dùng đã xóa, người dùng có thể xem danh sách dữ liệu cá nhân đã xóa theo dạng ô, dạng danh sách, sắp xếp dữ liệu theo tên, theo thời gian, xem chi tiết, khôi phục dữ liệu đã xóa, xóa vĩnh viễn dữ liệu.

Module Lưu trữ lịch sử Thống kê dung lượng đã sử dụng của thư mục lưu trữ

Module này dùng giúp người dùng xem thống kê dung lượng đã sử dụng của thư mục lưu trữ.

- Phân hệ Map (ánh xạ dữ liệu) kho lưu trữ dữ liệu cá nhân với hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính

- Module Sử dụng giấy tờ từ kho dữ liệu cá nhân: cho phép cán bộ lấy giấy tờ từ kho dữ liệu đưa vào thành phần hồ sơ khi tiếp nhận trực tiếp, tiếp nhận hồ sơ trực tuyến, cho phép công dân có thể lấy giấy tờ từ kho dữ liệu đưa vào thành phần hồ sơ khi nộp hồ sơ trực tuyến.

- Module Đồng bộ giấy tờ của hồ sơ từ phần mềm một cửa sang kho dữ liệu cá nhân: cán bộ đồng bộ thành phần hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính từ nền tảng một cửa sang kho dữ liệu cá nhân.

c) Triển khai hạ tầng vận hành và đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng, bảo mật hệ thống

- Yêu cầu về hạ tầng

Hạ tầng vận hành

Hệ thống được đặt tại Datacenter đạt chuẩn Tier 3 đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt cho các hệ thống.

Hệ thống thiết kế theo mô hình các luồng dữ liệu được kiểm soát qua hệ thống Firewall chỉ cho phép các cổng dịch vụ (port) tối thiểu đi qua.

Các máy chủ được bảo vệ bằng hệ thống tường lửa Firewall, hệ thống chống tấn công, chống mã độc DDos, IPS và Antivirus.

Các máy chủ được tạo trên hệ thống ảo hóa trên nền tảng VMware hoạt động ổn định, đảm bảo tính mở rộng về qui mô, dễ dàng quản trị, tính sẵn sàng cao.

Hệ thống ảo hóa VMware cung cấp tính năng backup và khôi phục dữ liệu, tính dễ dàng và hiệu quả trong việc sử dụng, đảm bảo cho dữ liệu trên hệ thống luôn an toàn và bảo mật.

Hệ thống bảo mật trên Vmware được bảo vệ qua Firewall và LB đồng thời có lớp bảo mật trên nền tảng ảo hóa.

Máy chủ ứng dụng được hỗ trợ chia tải qua hệ thống cân bằng tải đảm bảo tính liên tục và sẵn sàng cao, nâng cao hiệu quả sử dụng.

Máy chủ cơ sở dữ liệu có hệ thống dự phòng, được đồng bộ dữ liệu và được mã hóa các dữ liệu.

Bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, bảo mật

Hệ thống phải có đầy đủ các phương án đảm bảo an toàn thông tin sau:

Quản lý truy cập, quản trị hệ thống từ xa an toàn.

Quản lý truy cập giữa các vùng mạng và phòng chống xâm nhập.

Phòng, chống tấn công mạng cho ứng dụng web.

Cân bằng tải, dự phòng nóng cho các thiết bị mạng chính.

Bảo đảm an toàn cho máy chủ cơ sở dữ liệu.

Chặn lọc phần mềm độc hại trên môi trường mạng.

Phòng, chống tấn công từ chối dịch vụ.

Giám sát hệ thống thông tin tập trung.

Giám sát an toàn hệ thống thông tin tập trung.

Quản lý sao lưu dự phòng tập trung.

Quản lý phần mềm phòng, chống mã độc trên các máy chủ/máy tính người dùng tập trung.

Phòng, chống thất thoát dữ liệu.

- Yêu cầu Cấu hình trang thiết bị cài đặt Hệ thống

Phần cứng: Các máy chủ để chạy ứng dụng (cluster server):

STT

Tên máy chủ

Hệ điều hành

Cấu hình đề xuất

Ghi chú

1

Kube-master

CentOS 7

RAM: 16GB

CORE: 16

HDD: 250GB

Cài đặt Docker và Kubenetes master

2

Kube-master-ha

CentOS 7

RAM: 16GB

CORE: 16

HDD: 250GB

Cài đặt Docker và Kubenetes master

3

Kube-worker 1

CentOS 7

RAM: 16GB

CORE: 16

HDD: 250GB

Cài đặt Docker và Kubenetes worker

4

Kube-worker2

CentOS 7

RAM: 16GB

CORE: 16

HDD: 250GB

Cài đặt Docker và Kubenetes worker

5

Kube-worker3

CentOS 7

RAM: 16GB

CORE: 16

HDD: 250GB

Cài đặt Docker và Kubenetes worker

6

Kube-worker4

CentOS 7

RAM: 16GB

CORE: 16

HDD: 250GB

Cài đặt Docker và Kubenetes worker

7

Server App1

CentOS 7

RAM: 16GB (vRAM)

CORE: 32 (vCPU)

HDD: 2500 GB

Cài đặt ứng dụng hệ thống

8

Server App2

CentOS 7

RAM: 16GB (vRAM)

CORE: 32 (vCPU)

HDD: 2500 GB

Cài đặt ứng dụng hệ thống

9

Server DB1

CentOS 7

RAM: 24GB (vRAM)

CORE: 24 (vCPU)

HDD: 600 GB

Cài đặt Database

10

Server DB1

CentOS 7

RAM: 24GB (VRAM)

CORE: 24 (vCPU)

HDD: 600 GB

Cài đặt Database

Các dịch vụ yêu cầu đi kèm đối với Server App và ServerDB

Dịch vụ VPN.

Dịch vụ bảo vệ IPS/IDS.

Dịch vụ tường lửa đa lớp.

Dịch vụ tường lửa ứng dụng (WAF).

Dịch vụ cân bằng tải LB.

Dịch vụ tường lửa CSDL (DBF).

Dịch vụ giám sát chất lượng DV.

Dịch vụ giám sát các sự kiện ATTT.

Dịch vụ phòng chống mã độc (Antivirus).

- Đảm bo an toàn thông tin theo cấp độ: Thực hiện rà soát, bổ sung thay thế Quyết định số 647/QĐ-UBND ngày 14/4/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin đối với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Sơn La phù hợp với các nội dung triển khai của đề án.

V. PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

1. Phương án triển khai

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, các nền tảng ứng dụng thay đổi, cập nhật liên tục, các phần mềm luôn cần được nâng cấp tính năng theo hướng triển khai tập trung, đảm bảo tận dụng hiệu quả hạ tầng vì vậy đề án Lựa chọn phương án thuê dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ có uy tín đã triển khai cho nhiều cơ quan trên địa bàn cả nước

2. Lộ trình thực hiện

- Tháng 5/2023: Phê duyệt đề án.

- Tháng 5-7: Triển khai các quy trình lập kế hoạch thuê dịch vụ, phê duyệt dự toán, đấu thầu.

- Tháng 7-9/2023: triển khai đồng bộ các phân hệ (cập nhật phiên bản mới của các hệ thống cũ và triển khai các hạng mục mới) của hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính

- Tháng 9-10/2023: Đưa vào vận hành.

VI. KHÁI TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Tổng khái toán kinh phí (dự kiến)

Đơn vị tính: đồng

STT

Nội dung

Cách tính

Đơn giá

Thành tiền

I

Chi phí xây lắp (Gxl)

 

 

 

II

Chi phí thuê dịch vụ CNTT

 

 

2.700.000.000

1

Chi phí Thuê dịch vụ hàng năm

Chi tiết tại Biểu 1

2.700.000.000

2.700.000.000

III

Chi phí tư vấn

 

 

14.900.000

1

Lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu

Quyết định 1688/QĐ-BTTTT

12.000.000

12.000.000

2

Thẩm định hồ sơ mời thầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu

Nghị định 63/2014/NĐ-CP

2.900.000

2.900.000

IV

Chi phí khác có liên quan

 

 

18.130.000

1

Thẩm định giá

Thực tế

17.800.000

17.800.000

2

Đăng báo đấu thầu

 

330.000

330.000

 

Tổng cộng

 

 

2.733.030.000

Biểu 1: Chi tiết các hạng mục thuê

STT

Nội dung

SL

Đơn giá/tháng

Thành tiền/Năm

A

B

(1)

(2)

(3)=(1)*(2)*12

I

Hạ tầng thiết bị hệ thống thông tin

 

 

 

 

Hạ tầng cài đặt và lưu trữ các nền tảng, cơ sở dữ liệu

01

50.000.000

600.000.000

 

Hạ tầng đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng, bảo mật thông tin

01

15.000.000

180.000.000

II

Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính

 

 

 

 

Nền tảng hệ thống một cửa điện tử và Cổng dịch vụ công trực tuyến (đảm bảo đầy đủ các kết nối với Cổng dịch vụ công Quốc gia, các CSDL quốc gia, Các hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của các bộ, ngành trung ương... cũ và mới trong thời gian thuê dịch vụ)

01

78.000.000

936.000.000

III

Kho dữ liệu điện tử cho tổ chức, cá nhân

01

70.000.000

840.000.000

IV

Vận hành hệ thống

01

12.000.000

144.000.000

 

Tổng:

 

 

2.700.000.000

2. Nguồn kinh phí: Ngân sách nhà nước.

Năm 2023 dự kiến sử dụng kinh phí chi không thường xuyên đã cấp cho Sở Thông tin và Truyền thông (không phát sinh thêm kinh phí ngân sách).

Từ năm 2024 dự kiến mỗi năm cấp cho Sở Thông tin và Truyền thông 2,73 tỷ đồng duy trì thuê dịch vụ.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành; UBND cấp huyện, UBND cấp xã có liên quan tổ chức thực hiện Đề án; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu trình UBND tỉnh cân đối, bố trí nguồn kinh phí triển khai thực hiện Đề án.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị sử dụng hệ thống.

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành, cập nhật, sửa đổi quy chế vận hành, khai thác Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá và định kỳ báo cáo UBND tỉnh việc triển khai thực hiện Đề án; đề xuất điều chỉnh, bổ sung nội dung Đề án nếu cần thiết; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án.

2. Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí triển khai thực hiện Đề án.

3. Các đơn vị sử dụng

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai, vận hành Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh gắn với đánh giá sự hài lòng thủ tục hành chính

- Căn cứ vào mục tiêu, nội dung và giải pháp của Đề án cụ thể hoá nội dung triển khai trong các chương trình, kế hoạch, đề án về chuyển đổi số, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 839/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án triển khai đồng bộ các nền tảng số và hạ tầng hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Sơn La

  • Số hiệu: 839/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 19/05/2023
  • Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
  • Người ký: Đặng Ngọc Hậu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 19/05/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản