Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 819/QĐ-UBND | Thái Nguyên, ngày 05 tháng 4 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Khoáng sản năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1488/QĐ-TTg ngày 29/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020; Quyết định số 260/QĐ-TTg ngày 27/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 16/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung;
Căn cứ Quyết định số 1586/QĐ-BXD ngày 30/12/2014 của Bộ Xây dựng phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu gốm, sứ xây dựng và đá ốp lát ở Việt Nam đến năm 2020; Quyết định số 507/QĐ-BXD ngày 27/4/2015 của Bộ Xây dựng phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp vôi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 17/2015/QĐ-UBND ngày 24/6/2015 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035; Quyết định số 1489/QĐ-UBND ngày 17/6/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020; Quyết định số 1749/QĐ-UBND ngày 09/9/2013 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020; Quyết định số 2536/QĐ-UBND ngày 30/9/2016 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt đề cương và dự toán điều chỉnh Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 526/TTr-SXD ngày 27/3/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau:
I. Quan điểm và mục tiêu quy hoạch:
1. Quan điểm quy hoạch:
- Quy hoạch vật liệu xây dựng (VLXD) phải gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm VLXD thông thường, quy hoạch các ngành, các lĩnh vực kinh tế khác của tỉnh, đồng thời phải phù hợp với quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp VLXD và quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm VLXD của cả nước để đảm bảo tính khoa học và khả thi cao. Phát triển sản xuất VLXD phải đi đôi với quản lý Nhà nước trong lĩnh vực VLXD để đảm bảo bền vững, gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội, bảo vệ tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, di tích văn hóa, lịch sử, cảnh quan và đảm bảo an ninh quốc phòng.
- Phát triển sản xuất VLXD trên cơ sở phát huy nội lực của ngành và của tỉnh, tận dụng tốt tiềm năng thiên nhiên, lao động, điều kiện hạ tầng cơ sở và nguồn lực cho đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế. Xem năng lực nội sinh của ngành là nền tảng để phát triển nhằm tiết kiệm vốn đầu tư, đưa nhanh sản phẩm vào thị trường, tạo ra hiệu quả cao trong sản xuất và kinh doanh. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất VLXD nhằm chống độc quyền trong sản xuất và lưu thông VLXD, tạo động lực cho việc cải tiến công nghệ, cải tiến công tác quản lý nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm VLXD trên thị trường trong tỉnh và ngoài tỉnh.
- Tập trung phát triển sản xuất xi măng, vật liệu xây, vật liệu lợp và khai thác chế biến đá, cát sỏi xây dựng,... xem đây là những hướng đầu tư chính của ngành VLXD ở tỉnh trong giai đoạn tới. Đồng thời chú trọng phát triển các chủng loại VLXD mới có chất lượng cao phục vụ cho xây dựng đô thị, các khu thương mại và du lịch. Quan tâm đúng mức đến việc phát triển các chủng loại VLXD từ nguồn nguyên liệu tại chỗ, công nghệ sản xuất đơn giản, vốn đầu tư ban đầu thấp, trước mắt là các loại vật liệu xây, vật liệu lợp không nung cho xây dựng nhà ở tại các khu vực có khả năng chi trả hạn chế.
- Lựa chọn quy mô đầu tư hợp lý đối với từng chủng loại VLXD, bố trí sản xuất gần các vùng nguyên liệu và vùng tiêu thụ để phù hợp với đặc thù của đa số các chủng loại VLXD là nặng và cồng kềnh, khối lượng sử dụng thường lớn, đồng thời thích ứng với từng thời kỳ tùy theo năng lực tiếp thu công nghệ sản xuất và tập quán sử dụng VLXD của tỉnh. Từng bước loại bỏ các công nghệ lạc hậu, công nghệ tiêu tốn nhiều nguyên liệu, nhiên liệu và gây ô nhiễm môi trường, phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
- Quy hoạch phải được thường xuyên rà soát, trên cơ sở đó điều chỉnh, bổ sung cục bộ các cơ sở sản xuất VLXD, khai thác chế biến khoáng sản làm VLXD cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
2. Mục tiêu quy hoạch:
Tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có để đầu tư phát triển sản xuất VLXD nhằm đáp ứng nhu cầu VLXD của tỉnh và cung ứng một phần ra ngoài tỉnh. Tập trung đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất các chủng loại VLXD mới với công nghệ tiên tiến, đồng thời chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ cho các cơ sở sản xuất thủ công hiện có nhằm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành công nghiệp VLXD ở tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh. Tạo tích lũy cho việc tái sản xuất mở rộng của ngành và giải quyết việc làm cho người lao động.
Tận dụng tối đa lượng tro, xỉ thải của khu gang thép và nhà máy nhiệt điện để phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh, góp phần bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản.
II. Phương án điều chỉnh Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Thái Nguyên đến 2020:
1. Xi măng:
- Tiếp tục đầu tư cải tiến kỹ thuật, tăng cường năng lực quản lý để phát huy hết công suất 03 nhà máy xi măng lò quay hiện có.
- Duy trì sản xuất theo phương án mua clanhke về nghiền thành xi măng tại 02 cơ sở trước đây đầu tư công nghệ lò đứng.
2. Vật liệu xây:
a. Đối với gạch nung:
- Tiếp tục đầu tư, cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu quả công tác quản lý để 07 cơ sở gạch tuynel hiện có phát huy đạt và vượt công suất thiết kế.
- Hoàn thành đầu tư 11 cơ sở sản xuất gạch tuynel đã có trong Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 phê duyệt tại Quyết định số 1489/QĐ-UBND ngày 17/6/2011 và điều chỉnh Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 phê duyệt tại Quyết định số 1749/QĐ-UBND ngày 09/9/2013.
- Đầu tư bổ sung 09 cơ sở sản xuất gạch tuynel trong quy hoạch điều chỉnh.
Sản lượng gạch nung dự kiến trong quy hoạch điều chỉnh là: 644 triệu viên/năm.
b. Đối với vật liệu xây không nung:
- Tiếp tục đầu tư, cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu quả công tác quản lý để 13 cơ sở sản xuất gạch không nung hiện có phát huy đạt và vượt công suất thiết kế.
- Đầu tư bổ sung 03 cơ sở sản xuất gạch không nung trong quy hoạch.
Dự kiến sản lượng gạch không nung trong quy hoạch điều chỉnh là: 935 triệu viên/năm. Phấn đấu sản lượng vật liệu xây trong kỳ quy hoạch đạt 1.580 triệu viên/năm, đảm bảo cung cấp cho nhu cầu xây dựng trên địa bàn và cung cấp một lượng lớn sản phẩm cho các tỉnh, thành lân cận.
3. Vật liệu lợp:
a. Đối với tấm lợp amiăng - xi măng: Hạn chế dần sản lượng sản xuất tấm lợp amiăng - xi măng đối với 04 cơ sở hiện có (chỉ duy trì sản xuất với công suất 8,0 triệu m2/năm).
b. Đối với tấm lợp kim loại:
- Đầu tư bổ sung 02 cơ sở gia công tấm lợp kim loại công suất 1,0 triệu m2/năm tại Phú Lương và Đồng Hỷ để nâng tổng công suất lên 2,0 triệu m2/năm.
- Đối với ngói xi măng - cát: Duy trì 04 cơ sở sản xuất tại Định Hóa, bổ sung 01 cơ sở tại phường Tân Long - thành phố Thái Nguyên với tổng công suất: 1,0 triệu m2/năm.
Trong giai đoạn này tổng công suất vật liệu lợp trên địa bàn là 11 triệu m2/năm.
4. Đá xây dựng:
Giữ nguyên số lượng 17 cơ sở khai thác, chế biến đá hiện có, không ngừng tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ, tăng cường năng lực quản lý, điều hành để các cơ sở này phát huy tối đa sản lượng đạt công suất thiết kế. Bổ sung thêm 26 cơ sở khai thác, chế biến để giai đoạn này năng lực khai thác chế biến đá đạt: 4.000,0 nghìn m³/ năm, đảm bảo khai thác đáp ứng nhu cầu cho xây dựng trên địa bàn tỉnh và cung cấp một phần cho thị trường các tỉnh lân cận.
5. Cát xây dựng:
Giữ nguyên số lượng 09 cơ sở khai thác, chế biến cát hiện có, không ngừng tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ, tăng cường năng lực quản lý, điều hành để các cơ sở phát huy tối đa sản lượng đạt công suất thiết kế. Bổ sung thêm 19 cơ sở khai thác, chế biến để giai đoạn này năng lực khai thác chế biến cát, sỏi đạt: 747,1 nghìn m³/ năm, đảm bảo khai thác đáp ứng nhu cầu xây dựng trên địa bàn tỉnh.
6. Vật liệu trang trí hoàn thiện:
- Giữ nguyên 02 cơ sở sản xuất gạch gốm ốp lát với tổng công suất 14 triệu m2/năm, 01 cơ sở sản xuất gạch terrazzo tại xã Cao Ngạn với công suất: 60.000 m2/năm.
- Đầu tư 1 dây chuyền sản xuất gạch lát bê tông màu gồm các loại gạch lát vỉa hè chất lượng cao tại xã La Hiên, huyện Võ Nhai. Công suất: 5.000 m2/năm.
- Đầu tư 1 dây chuyền sản xuất đá thạch anh nhân tạo tại Cụm công nghiệp Sơn Cẩm, huyện Phú Lương. Công suất: 500.000 m2/năm.
7. Bê tông:
- Đối với các cơ sở sản xuất hiện có (05 cơ sở sản xuất bê tông thương phẩm, 09 cơ sở sản xuất cấu kiện bê tông với tổng công suất 978.000 m³/năm): Tiếp tục duy trì, ngoài ra cần không ngừng đầu tư nâng cấp thiết bị, máy móc để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Mục tiêu trong giai đoạn đạt 80% công suất thiết kế.
- Bổ sung thêm 03 cơ sở sản xuất (01 cơ sở sản xuất bê tông thương phẩm, 02 cơ sở sản xuất cấu kiện bê tông), mục tiêu nâng tổng công suất trong giai đoạn này lên 1.005.000 m³/năm, sản lượng đạt 800.000 m³/năm. Trong đó bê tông thương phẩm là: 600.000 m³/năm.
(Chi tiết danh mục các cơ sở sản xuất VLXD, khai thác chế biến khoáng sản làm VLXD theo quy hoạch điều chỉnh tại Phụ lục I và Phụ lục II kèm theo)
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
1. Sở Xây dựng:
- Tổ chức phổ biến rộng rãi cho các ngành, các cấp chính quyền, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh sau khi quy hoạch được phê duyệt.
- Thực hiện kiểm tra, có ý kiến bằng văn bản về sự phù hợp với quy hoạch đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư dự án sản xuất VLXD, khai thác, chế biến khoáng sản làm VLXD trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra tình hình hoạt động của các cơ sở sản xuất VLXD, khai thác, chế biến khoáng sản làm VLXD trên địa bàn tỉnh. Thực hiện việc tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Xây dựng về tình hình sản xuất VLXD trên địa bàn theo quy định. Xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm các trường hợp không tuân thủ quy hoạch, vi phạm các quy định của pháp luật.
- Thường xuyên rà soát, trình UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung cục bộ quy hoạch danh mục các cơ sở sản xuất VLXD, khai thác, chế biến khoáng sản làm VLXD trên địa bàn tỉnh cho phù hợp với thực tế tình hình phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương và trên toàn tỉnh.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Triển khai công tác điều tra cơ bản khoáng sản làm VLXD, đánh giá cụ thể về chất lượng, trữ lượng đối với một số mỏ khoáng sản có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế như đá vôi xi măng, đất sét xi măng, đất sét làm gạch ngói, đá cát xây dựng, cao lanh,...
- Tiếp nhận hồ sơ xin cấp phép khai thác khoáng sản làm VLXD, tổ chức Hội nghị thẩm định và cấp giấy phép khai thác và chế biến khoáng sản làm VLXD. Phối hợp với Sở Xây dựng thực hiện việc thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác, sản xuất VLXD.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan nghiên cứu chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các dự án đầu tư sản xuất VLXD phù hợp với quy hoạch sớm được thực hiện.
- Không cấp phép đầu tư mới cho các cơ sở sản xuất VLXD không phù hợp với quy hoạch, công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nguyên liệu, nhiên liệu và không có phương án xử lý ô nhiễm môi trường hoặc phương án xử lý môi trường không hiệu quả.
4. Sở Công Thương:
Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, giúp các doanh nghiệp khai thác thị trường trong và ngoài tỉnh, mở các phòng trưng bày sản phẩm mới, hình thành siêu thị VLXD tại thành phố Thái Nguyên, tổ chức các hội chợ triển lãm hàng hóa VLXD và là cầu nối giúp các doanh nghiệp trong tỉnh được tham gia các hội chợ triển lãm VLXD trong nước và quốc tế để quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác cũng như nắm bắt thông tin về công nghệ mới, sản phẩm mới.
5. Sở Khoa học và Công nghệ:
- Thẩm định về công nghệ các dự án đầu tư phát triển VLXD mới, đảm bảo công nghệ tiên tiến, không gây ô nhiễm môi trường. Tổ chức các hoạt động khoa học kỹ thuật để giới thiệu và phổ biến những công nghệ hiện đại trong nước và thế giới.
- Lập chương trình khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở chuyển đổi sản xuất gạch nung lò thủ công sang lò tuynel.
- Xây dựng và đề xuất cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư sản xuất và sử dụng gạch không nung, đặc biệt các loại VLXD sản xuất sử dụng tro xỉ nhiệt điện làm nguyên liệu.
- Tuyên truyền, quảng cáo, khuyến khích sản xuất và sử dụng gạch không nung thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phổ biến các chính sách ưu đãi cho đầu tư sử dụng gạch xây không nung như: Ưu đãi về thuế, ưu đãi về vốn, ưu đãi về sử dụng phế thải, các chính sách về sử dụng gạch xây không nung theo chương trình phát triển gạch xây không nung đến năm 2020 của Chính phủ.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Phối hợp cùng các ngành, các địa phương trong việc xác định sự phù hợp của địa điểm khu vực mỏ khoáng sản làm VLXD, quản lý hoạt động khai thác cát sỏi lòng sông đảm bảo việc khơi thông dòng chảy và đảm bảo không ảnh hưởng đến các công trình đê, kè sông suối trên địa bàn tỉnh.
7. UBND các huyện, thành phố, thị xã:
- Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản làm VLXD, môi trường, an toàn lao động. Giải quyết theo thẩm quyền thủ tục cho thuê đất, giao đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, sử dụng cơ sở hạ tầng cho tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản tại địa phương. Xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Có trách nhiệm quản lý, theo dõi tổng hợp về hoạt động của các doanh nghiệp khai thác và sản xuất VLXD trên địa bàn, định kỳ hằng quý, 6 tháng và một năm gửi báo cáo về Sở Xây dựng.
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục và giám sát việc thi hành pháp luật của các cơ sở khai thác, sản xuất VLXD. Cùng cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định đình chỉ, giải tỏa các tổ chức cá nhân hoạt động khai thác, sản xuất VLXD trái phép.
8. Các doanh nghiệp, các nhà đầu tư:
- Đầu tư các dự án khai thác, sản xuất VLXD phải tuân thủ các quy định hiện hành của nhà nước và phù hợp với quy hoạch phát triển VLXD, quy hoạch khai thác, sử dụng khoáng sản làm VLXD được phê duyệt.
- Có trách nhiệm trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, mạng lưới đường chuyên dụng cho sản xuất, khai thác và vận chuyển vật liệu trong phạm vi nội bộ đến đường giao thông công cộng.
Điều 3. Sở Xây dựng căn cứ quan điểm, mục tiêu và các chỉ tiêu cụ thể được giữ nguyên theo quy hoạch trước đây hoặc thay đổi, bổ sung trong quy hoạch điều chỉnh để theo dõi, chỉ đạo thực hiện. Hằng năm tổ chức đánh giá việc thực hiện quy hoạch, đề xuất các nội dung cần điều chỉnh báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ngành: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 148/KH-UBND năm 2017 thực hiện đồ án Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 2Quyết định 512/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Hậu Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 3Quyết định 2324/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2035
- 4Quyết định 3203/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt bổ sung điểm mỏ cát trên sông Chảy thuộc Bản 6, xã Long Khánh, huyện Bảo Yên vào quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 5Quyết định 2945/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 6Quyết định 2591/QĐ-UBND năm 2017 về điều chỉnh Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030
- 1Quyết định 567/QĐ-TTg năm 2010 Phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật khoáng sản 2010
- 3Quyết định 1488/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2012 về tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1469/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 1586/QĐ-BXD phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu gốm sứ xây dựng và đá ốp lát Việt Nam đến năm 2020 do Bộ Xây dựng ban hành
- 7Quyết định 260/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 507/QĐ-BXD năm 2015 về Quy hoạch phát triển công nghiệp vôi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Bộ Xây dựng ban hành
- 9Quyết định 1749/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020
- 10Quyết định 1489/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt quy hoạch phát triển Vật liệu xây dựng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020
- 11Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 12Quyết định 17/2015/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035
- 13Nghị định 24a/2016/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng
- 14Kế hoạch 148/KH-UBND năm 2017 thực hiện đồ án Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 15Quyết định 512/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Hậu Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 16Quyết định 2324/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2035
- 17Quyết định 3203/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt bổ sung điểm mỏ cát trên sông Chảy thuộc Bản 6, xã Long Khánh, huyện Bảo Yên vào quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 18Quyết định 2945/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 19Quyết định 2591/QĐ-UBND năm 2017 về điều chỉnh Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030
Quyết định 819/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020
- Số hiệu: 819/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/04/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên
- Người ký: Đoàn Văn Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/04/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra