Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 813/QĐ-UBND

Lào Cai, ngày 17 tháng 4 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BỔ SUNG VÙNG PHÁT TRIỂN CAO SU TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2010 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 46/2008/QĐ-TTg ngày 31/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020;

Căn cứ Thông báo số 370/TB-VPCP ngày 31/12/2009 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lào Cai;

Căn cứ Thông tư số 127/2008/TT-BNN ngày 31/12/2008; Thông tư số 58/2009/TT-BNN ngày 09/09/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp;

Căn cứ Biên bản ghi nhớ ngày 03/7/2009 giữa UBND tỉnh Lào Cai và Tập Đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam về việc trồng thử nghiệm cao su và điều tra khảo sát đất có khả năng phát triển cao su trên địa hàn;

Căn cứ Văn bản số 2796/BNN-TT ngày 27/9/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc bổ sung quy hoạch phát triển cao su tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2011 - 2020;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 77/TTr-SKH ngày 22/3/2012 về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch bổ sung vùng phát triển cao su tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010 - 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch bổ sung vùng phát triển cao su tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010 - 2020 như sau:

1. Hiện trạng sử dụng đất

- Trên cơ sở vùng quy hoạch phát triển cây cao su tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010 - 2020 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 634/QĐ-UBND ngày 18/3/2010, tiến hành khảo sát bổ sung quy hoạch vùng trồng cao su thuộc địa bàn 16 xã, phường của các huyện Bát Xát, Bảo Thắng, Văn Bàn, Mường Khương và thành phố Lào Cai.

- Tổng diện tích tự nhiên khu vực quy hoạch phát triển cây cao su của toàn tỉnh: 40.073,3 ha; trong đó diện tích tự nhiên vùng bổ sung quy hoạch phát triển cây cao su: 17.664,3 ha, gồm:

- Đất sản xuất nông nghiệp: 2.359,4 ha.

- Đất sản xuất lâm nghiệp: 14.467,4 ha.

+ Đất phi nông nghiệp: 837,5 ha,

(có phụ biểu 01 kèm theo)

2. Quy hoạch vùng trồng cao su

2.1. Quy hoạch bổ sung đất trong cao su

- Tổng diện tích đất quy hoạch bổ sung trồng cao su của tỉnh: 14.467,4 ha; trong đó phân theo loại đất, loại rừng:

+ Đất có rừng sản xuất: 10.061,4 ha.

+ Đất trống trồng rừng: 4.406 ha.

- Diện tích thực trồng cây cao su theo quy hoạch bổ sung 9.403,8 ha (chiếm 65% diện tích 14.467,4 ha quy hoạch bổ sung vùng trồng cây cao su).

(có phụ biểu 02 kèm theo)

2.2. Quy hoạch vùng phát triển cây cao su sau bổ sung

a) Diện tích phát triển cao su theo Quyết định số 634/QĐ-UBND, điều chỉnh:

Diện tích cây đứng đã phê duyệt theo Quyết định số 634/QĐ-UBND là: 7.483 ha; điều chỉnh xuống 7.249 ha (giảm 234 ha) cây cao su đứng do các nguyên nhân sau:

+ Điều chỉnh giảm tiểu khu 83, thôn Châu Giàng nằm trong vùng quy hoạch mở rộng thị trấn Bát Xát đã được UBND tỉnh phê duyệt 263,0 ha tương ứng với 171,0 ha cây cao su đứng,

+ Điều chỉnh giảm 97,0 ha tương ứng với 63,0 ha cây cao su đứng tại tiểu khu 75 xã Bản Qua, thuộc khu vực thao trường, của Ban chỉ huy Quân sự huyện Bát Xát.

b) Diện tích phát triển cây cao su đứng sau quy hoạch bổ sung:

- Tổng diện tích thực trồng cây cao su của tỉnh: 16.652,8 ha, trong đó: Quy hoạch theo Quyết định 634/QĐ-UBND; 7.249 ha; quy hoạch bổ sung: 9.403,8 ha.

- Diện tích quy hoạch theo địa giới hành chính:

+ Huyện Bát Xát gồm 08 xã: A Mú Sung, Nậm Chạc, Trịnh Tường, Quang Kim, Cốc San; quy hoạch bổ sung thêm diện tích tại các xã Bản Qua, Bản Vược, Cốc Mỳ.

+ Huyện Bảo Thắng gồm 05 xã: Bản Phiệt, Bản Cầm, Thái Niên, Phong Niên, Phong Hải.

+ Huyện Mường Khương gồm 02 xã: Bản Lầu, Lùng Vai.

+ Huyện Văn Bàn gồm 05 xã: Tân An, Tân Thượng, Võ Lao, Chiềng Ken, Nậm Tha.

+ Thành phố Lào Cai gồm 04 xã, phường: xã Đồng Tuyền, phường Lào Cai; bổ sung quy hoạch mới tại xã Vạn Hòa, phường Phố Mới,

(có phụ biểu số 03 kèm theo)

2.3. Tiến độ trồng và xây dựng nhà máy chế biến:

- Trong thời gian từ năm 2010-2020, toàn tỉnh trồng 16.652,8 ha cây cao su đứng; trong đó: giai đoạn 2010-2015, trồng 10.000 ha, giai đoạn 2016-2020 trồng 6.652,8 ha tạo vùng nguyên liệu cao su ổn định phục vụ 3 nhà máy sơ chế mủ cao su.

(có phụ biểu số 04 kèm theo)

- Xây dựng 03 nhà máy sơ chế mủ tại huyện Bát Xát, Bảo Thắng, Văn Bàn công suất phù hợp với sản lượng mủ và diện tích vùng nguyên liệu cao su.

2.4. Quy trình kỹ thuật trồng:

Áp dụng quy trình kỹ thuật trồng cao su của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, đặc biệt lưu ý đến biện pháp khai hoang trên vùng đất dốc.

Tuân thủ quy trình kỹ thuật chăm sóc xây dựng vườn cây giống, kết hợp với việc chọn giống cho phù hợp theo khuyến cáo, hướng dẫn của Ban kỹ thuật và viện nghiên cứu cao su Việt Nam.

2.5. Về chọn lựa cơ cấu giống:

Để đáp ứng nhu cầu phát triển, căn cứ vào các cơ sở dữ liệu đã có đề xuất áp dụng cơ cấu giống tạm thời cho vùng núi phía Bắc như sau: RRIC 121, RRIM 600, IAN 873 (vùng thấp); riêng đối với các giống Trung Quốc như: YITC 77-2, YITC 77-4 là những giống có khả năng chịu lạnh tốt. Các Công ty cao su sẽ từng bước trồng thử nghiệm theo dõi, thanh lọc và tuyển chọn được đúng giống trước khi trồng trên diện rộng.

2.6. Xây dựng cơ sở hạ tầng:

- Giai đoạn I: Khi vùng nguyên liệu đảm bảo đủ diện tích và sản lượng sẽ xây dựng từ 1 đến 2 nhà máy sơ chế mủ cao su tại huyện Bảo Thắng và huyện Bát Xát.

- Giai đoạn II: Xây dựng 01 nhà máy sơ chế mủ cao su tại huyện Văn Bàn. Xây dựng Trung tâm nghiên cứu cây cao su chịu lạnh có trụ sở đặt tại huyện Bát Xát.

- Từng bước xây dựng, hoàn thiện, nâng cấp hệ thống nhà trụ sở làm việc, nhà trẻ, trường học, nhà tập thể theo quy mô các dự án trồng cây cao su được duyệt.

- Đầu tư làm mới, nâng cấp hệ thống giao thông, điện, nước nội vùng quy hoạch cao su.

2.7. Sử dụng lao động:

- Người dân góp vốn bằng đối với Công ty cao su để cùng đầu tư và chia sẻ lợi nhuận; được tuyển dụng vào làm công nhân tại Công ty cao su đã góp vốn, được hưởng lương và các chế độ khác theo quy định của Luật lao động. Đối với hộ gia đình có đất góp vốn với công ty cao su để đầu tư nhưng quá độ tuổi tuyển dụng lao động, Công ty cao su sẽ khoán diện tích để hộ gia đình trồng chăm sóc nhằm đảm bảo thu nhập ổn định.

- Nhu cầu lao động cần khoảng 10.000 - 15.000 người, lao động địa phương chiếm từ 9.000 - 13.500 người. Công ty cao su có trách nhiệm xây dựng đề án lao động và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển cây cao su trình UBND tỉnh phê duyệt. Đối với cán bộ quản lý ưu tiên tuyển dụng kỹ sư nông lâm nghiệp qua đào tạo chính quy có nguyện vọng gắn bó với sự nghiệp phát triển cây cao su tại Lào Cai (hoặc Công ty tuyển dụng và gửi cán bộ học tập tại các cơ sở đào tạo về kỹ thuật của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam). Lao động phổ thông, Công ty cao su có kế hoạch tập huấn nghiệp vụ, đào tạo tay nghề tại chỗ.

2.8. Bảo vệ môi trường: Phát triển cây cao su góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc, nâng cao độ che phủ rừng, cải thiện môi trường sinh thái hạn chế rửa trôi, xói mòn đất, lũ ống, lũ quét. Trong thời gian kiến thiết vườn cây cao su cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác trên đất dốc; khuyến khích trồng xen các loại cây lương thực, cây họ đậu để tăng thêm thu nhập hạn chế rửa trôi, xói mòn đất.

3. Cơ chế chính sách

3.1. Chính sách về đất đai:

Trên cơ sở quy hoạch trồng cao su được phê duyệt, các huyện và thành phố nằm trong vùng quy hoạch cân đối quỹ đất trên địa bàn để có kế hoạch giao quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình.

Đối với những trường hợp đất của người dân sử dụng ổn định trước khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực mà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không có tranh chấp thì được xem xét cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm căn cứ để góp vốn. Những diện tích của hộ gia đình có biến động thì đo đạc lại địa chính để cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

3.2. Chính sách hỗ trợ: Thực hiện theo chính sách hỗ trợ phát triển cây cao su của UBND tỉnh.

4. Nguồn vốn đầu tư

Bao gồm vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ, vốn của các tổ chức Doanh nghiệp vốn góp giá trị quyền sử dụng đất và vốn vay tín dụng.

- Tổng nhu cầu vốn: 2.764.398 triệu đồng, gồm:

+ Đầu tư chi phí sản xuất: 2.664.480 triệu đồng;

+ Vốn ngân sách hỗ trợ: 99.918 triệu đồng

- Nguồn vốn đầu tư:

+ Vốn ngân sách hỗ trợ: 99.918 triệu đồng;

+ Vốn tự có của Doanh nghiệp và của dân: 1.332.240 triệu đồng;

+ Vốn vay tín dụng (TM): 1.332.240 triệu đồng.

- Phân ký vốn theo giai đoạn đầu tư;

- Giai đoạn 2010 - 2015: Vốn đầu tư: 1.660.017 triệu đồng, bình quân 276.669,5 triệu đồng/năm;

- Giai đoạn 2016 - 2020: vốn đầu tư: 1.104.381 triệu đồng, bình quân 220.876,2 triệu đồng/năm.

5. Về hiệu quả thực hiện

5.1. Hiệu quả kinh tế: Toàn bộ diện tích cây cao su đi vào khai thác, năng suất ổn định, giá trị tổng sản lượng cao su đạt 29.225 tỷ đồng (năng suất bình quân toàn chu kỳ 1,5 tấn mủ khô/ha/năm, giá cao su ước tính khoảng 65 triệu đồng/tấn mủ khô).

5.2. Hiệu quả về xã hội: Người dân tham gia trồng cao su có thu nhập ổn định, lâu dài, góp phần xóa đói giảm nghèo; đồng thời thu hút được lao động nhàn rỗi tham gia phát triển cao su.

5.3. Hiệu quả về môi trường: Góp phần nâng cao độ che phủ của rừng, giảm nhẹ thiên tai, giảm xói mòn đất, điều hòa nguồn nước, giữ vững cân bằng sinh thái, góp phần ổn định phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.

6. Tổ chức thực hiện

Ban Chỉ đạo, Tổ chuyên trách phát triển cây cao su tham mưu cho UBND tỉnh các chính sách có liên quan đến chương trình phát triển cây cao su, phối hợp với UBND các huyện, thành phố các đơn vị trồng cao su triển khai các nội dung quy hoạch. Phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan, cụ thể hóa các chính sách và giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy quá trình thực hiện chương trình phát triển cao su được UBND tỉnh chấp thuận.

Các sở, ngành liên quan, theo chức năng của mình tạo điều kiện để dự án triển khai theo đúng nội dung và tiến độ.

UBND các cấp, các đơn vị chức năng có biện pháp tuyên truyền, vận động để người dân thấy rõ lợi ích, tích cực tham gia góp đất trồng cây cao su; giải quyết những thủ tục cần thiết để việc giao đất cho đơn vị thực hiện trồng cao su được thuận lợi.

Có hai loại hình tổ chức sản xuất, trồng cây cao su (Đại điền và tiểu điền). Đại điền sẽ thu hút nhân dân góp đất dưới hình thức cổ phần vào các Công ty cao su, làm hạt nhân để phát triển cao su tiểu điền thông qua công tác cung ứng vật tư, cung cấp cây giống chất lượng cao; đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật, chuyển giao kỹ thuật công nghệ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Hàng năm các tổ chức, cá nhân được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư lập kế hoạch khai hoang, làm đất trồng cao su gửi về UBND huyện tổng hợp báo cáo UBND tỉnh thông qua cơ quan thường trực để đăng ký kế hoạch.

Các tổ chức, đơn vị thực hiện dự án theo quy hoạch phát triển cây cao su của tỉnh Lào Cai cần có giải pháp tích cực trong quá trình triển khai thực hiện.

Điều 2. Căn cứ quy hoạch bổ sung vùng phát triển cao su Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn UBND các huyện, thành phố, các doanh nghiệp triển khai xây dựng và thực hiện dự án phù hợp quy hoạch vùng trồng cây cao su trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố: Bát Xát, Bảo Thắng, Văn Bàn, Mường Khương, thành phố Lào Cai và các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Lâm nghiệp,
- TT. TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Tập Đoàn CN cao Su Việt Nam;
- Lãnh đạo VP;
- Lưu: VT, TH, NLN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Doãn Văn Hưởng

 

Phụ biểu 01: HIỆN TRẠNG VÙNG KHẢO SÁT DỰ KIẾN QUY HOẠCH BỔ SUNG

(Kèm theo Quyết định số: 813/QĐ-UBND ngày 17/4/2012 của UBND tỉnh Lào Cai)

ĐVT: ha

TT

Tên huyện/xã

Diện tích tự nhiên vùng QHBS

Đất phi nông nghiệp

Đất sản xuất nông nghiệp

Đất lâm nghiệp sản xuất

Tổng

Đất có rừng

Đất chưa có rừng

Cộng

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

 

Tổng cộng

17.664,3

837,5

2.359,4

14.467,4

10.061,4

6.819,4

3.242,0

4.406,0

I

Bát Xát

2.143,8

128,2

198,0

1.817,6

1.334,6

248,1

1.086,5

483,0

1

Bản Qua

1.113,9

23,1

91,5

999,3

836,8

99,3

737,5

162,5

2

Bản Vược

612,2

89,8

71,7

450,7

228,2

118,8

109,4

222,5

3

Cốc Mỳ

417,7

15,3

34,8

367,6

269,6

30,0

239,6

98,0

II

Bảo Thắng

6.039,4

272,2

650,3

5.116,9

4.235,8

2.880,9

1.354,9

881,1

1

Bản Cầm

469,1

22,7

78,0

368,4

334,2

254,0

80,2

34,2

2

Bản Phiệt

1.186,7

50,6

91,5

1.045,0

993,3

879,8

113,5

51,7

3

Phong Hải

1.072,6

39,4

155,5

877,7

633,5

392,3

241,2

244,2

4

Phong Niên

422,2

25,9

99,0

297,3

209,7

188,6

21,1

87,6

5

Thái Niên

2.888,8

133,6

226,7

2.528,5

2.065,1

1.166,2

898,9

463,4

IV

Văn Bàn

7.585,0

317,0

1.458,4

5.809,6

2.854,0

2.429,9

424,1

2.955,6

1

Tân An

1.242,3

72,1

119,7

1.050,5

74,1

14,8

59,3

976,4

2

Tân Thượng

1.251,5

113,2

385,1

753,2

40,5

-

40,5

712,7

3

Võ Lao

1.955,5

67,4

663,8

1.224,3

594,5

445,5

149,0

629,8

4

Nậm Tha

1.739,6

49,4

165,2

1.525,0

1.113,0

1.074,0

39,0

412,0

5

Chiềng Ken

1.396,1

14,9

124,6

1.256,6

1.031,9

895,6

136,3

224,7

V

TP. Lào Cai

1.896,1

120,1

52,7

1.723,3

1.637,0

1.260,5

376,5

86,3

1

Vạn Hòa

1.630,0

120,1

52,7

1.457,2

1.370,9

1.087,6

283,3

86,3

2

Phố Mới

266,1

-

-

266,1

266,1

172,9

93,2

-

 

Phụ biểu 02: THỐNG KÊ DIỆN TÍCH VÙNG QUY HOẠCH BỔ SUNG

(Kèm theo Quyết định số: 813/QĐ-UBND ngày 17/4/2012 của UBND tỉnh Lào Cai)

ĐVT: ha

TT

Tên huyện/xã

DT quy hoạch bổ sung

DT thực trồng 65%

Đất lâm nghiệp sản xuất

Đất có rừng

Đất chưa có rừng

Cộng

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

(1)

(2)

(3)=(5)+(8)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

 

Tổng cộng

14.467,4

9.403,8

10.061,4

6.819,4

3.242,0

4.406,0

I

Bát Xát

1.817,6

1.181,4

1.334,6

248,1

1.086,5

483,0

1

Bản Qua

999,3

649,5

836,3

99,3

737,5

162,5

2

Bản Vược

450,7

293,0

228,2

118,8

109,4

222,5

3

Cốc Mỳ

367,6

238,9

269,6

30,0

239,6

98,0

II

Bảo Thắng

5.116,9

3.326,0

4.235,8

2.880,9

1.354,9

881,1

1

Bản Cầm

368,4

239,5

334,2

254,0

80,2

34,2

2

Bản Phiệt

1.045,0

679,3

993,3

879,8

113,5

51,7

3

Phong Hải

877,7

570,5

633,5

392,3

241,2

244,2

4

Phong Niên

297,3

193,2

209,7

188,6

21,1

87,6

5

Thái Niên

2.528,5

1.643,5

2.065,1

1.166,2

898,9

463,4

IV

Văn Bàn

5.809,6

3.776,2

2.854,0

2.429,9

424,1

2.955,6

1

Tân An

1.050,5

682,8

74,1

14,8

59,3

976,4

2

Tân Thượng

753,2

489,6

40,5

-

40,5

712,7

3

Võ Lao

1.224,3

795,8

594,5

445,5

149,0

629,8

4

Nậm Tha

1.525,0

991,3

1.113,0

1.074,0

39,0

412,0

5

Chiềng Ken

1.256,6

816,8

1.031,9

895,6

136,3

224,7

V

TP. Lào Cai

1.723,3

1.120,1

1.637,0

1.260,5

376,5

86,3

1

Vạn Hòa

1.457,2

947,2

1.370,9

1.087,6

283,3

86,3

2

Phố Mới

266,1

173,0

266,1

172,9

93,2

-

 

Phụ biểu 03: DIỆN TÍCH PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU ĐỨNG SAU BỔ SUNG

(Kèm theo Quyết định số: 813/QĐ-UBND ngày 17/4/2012 của UBND tỉnh Lào Cai)

ĐVT: ha

TT

Tên huyện/xã

Tổng số

Diện tích theo Quyết định số 634/QĐ-UBND

Diện tích quy hoạch bổ sung

 

Tổng cộng

16.652,8

7.249

9.403,8

I

Huyện Bát Xát

5.367,4

4.186

1.181,4

1

A Mú Sung

564

564

 

2

Bản Qua

967,5

318

649,5

3

Bản Vược

923

630

293

4

Cốc Mỳ

820,9

582

238,9

5

Cốc San

498

498

 

6

Nậm Chạc

574

574

 

7

Quang Kim

260

260

 

8

Trịnh Tường

760

760

 

II

Huyện Bảo Thắng

5.502

2.176

3.326

1

Bản Cầm

616,5

377

239,5

2

Bản Phiệt

1.381,3

702

679,3

3

Phong Hải

570,5

 

570,5

4

Phong Niên

193,2

 

193,2

5

Thái Niên

2.740,5

1.097

1.643,5

III

Huyện Mường Khương

661

661

0

1

Bản Lầu

222

222

 

2

Lùng Vai

439

439

 

IV

Thành phố Lào Cai

1.346,1

226

1.120,1

1

Phường Lào Cai

74

74

 

2

Đồng Tuyển

152

152

 

3

Vạn Hòa

947,2

 

947,2

4

Phường Phố Mới

173

 

173

V

Huyện Văn Bàn

3.776,2

0

3.776,2

1

Tân An

682,8

 

682,8

2

Tân Thượng

489,6

 

489,6

3

Võ lao

795,8

 

795,8

4

Nậm Tha

991,3

 

991,3

5

Chiềng Ken

816,8

 

816,8

 

Phụ biểu 04: TIẾN ĐỘ TRỒNG CAO SU THEO GIAI ĐOẠN

(Kèm theo Quyết định số: 813/QĐ-UBND ngày 17/4/2012 của UBND tỉnh Lào Cai)

ĐVT: ha

TT

Tên huyện/xã

Tổng số

Phân theo giai đoạn

Giai đoạn 2010-2015

Giai đoạn 2016-2020

Quyết định 634/QĐ-UBND

Quy hoạch bổ sung

Quy hoạch bổ sung

 

Tổng cộng

16.652,8

7.249

2.751

6.652,8

I

Huyện Bát Xát

5.367,4

4.186

1.181,4

-

1

A Mú Sung

564

564

 

-

2

Bản Qua

967,5

318

649,5

-

3

Bản Vược

923

630

293

-

4

Cốc Mỳ

820,9

582

238,9

-

5

Cốc San

498

498

 

-

6

Nậm Chạc

574

574

 

-

7

Quang Kim

260

260

 

-

8

Trịnh Tường

760

760

 

-

II

Huyện Bảo Thắng

5.502

2.176

1.101,6

2.224,4

1

Bản Cầm

616,5

377

 

239,5

2

Bản Phiệt

1.381,3

702

451,6

227,7

3

Phong Hải

570,5

 

 

570,5

4

Phong Niên

193,2

 

 

193,2

5

Thái Niên

2.740,5

1.097

650

993,5

III

Huyện Mường Khương

661

661

-

-

1

Bản Lầu

222

222

 

-

2

Lùng Vai

439

439

 

-

IV

Thành phố Lào Cai

1.346,1

226

468,0

652,1

1

Phường Lào Cai

74,0

74

 

-

2

Đồng Tuyển

152,0

152

 

-

3

Vạn Hòa

947,2

-

468

479,2

4

Phường Phố Mới

173,0

 

 

173,0

V

Huyện Văn Bàn

3.776,2

-

-

3.776,2

1

Tân An

682,8

 

 

682,8

2

Tân Thượng

489,6

 

 

489,6

3

Võ lao

795,8

 

 

795,8

4

Nậm Tha

991,3

 

 

991,3

5

Chiềng Ken

816,8

 

 

816,8

 

Phụ biểu số 05: KHÁI TOÁN NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ TRỒNG CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2010-2020

(Kèm theo Quyết định số: 813/QĐ-UBND ngày 17/4/2012 của UBND tỉnh Lào Cai)

STT

Hạng mục

Tổng vốn (Tr.đồng)

Tiến độ thực hiện

Giai đoạn 2010-2015

Giai đoạn 2016-2020

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

 

Tổng vốn

2.764.398

27.473

141.100

343.288

374.911

405.555

367.690

223.403

216.348

224.150

196.378

244.103

A

Chi phí sản xuất

2.664.480

26.480

136.000

330.880

361.360

390.896

354.400

215.328

208.528

216.048

189.280

235.280

I

Chi phí công lao động

747.754

7.431

38.167

92.857

101.411

109.700

99.458

60.429

58.521

60.631

53.119

66.028

 

Trồng + chăm sóc bảo vệ

747.754

7.431

38.167

92.857

101.411

109.700

99.458

60.429

58.521

60.631

53.119

66.028

II

Chi phí nguyên vật liệu

415.839

4.133

21.225

51.640

56.397

61.006

55.310

33.606

32.544

33.718

29.540

36.720

1

Giống

156.871

1.559

8.007

19.481

21.275

23.014

20.865

12.677

12.277

12.720

11.144

13.852

2

Phân bón

235.820

2.344

12.037

29.285

31.982

34.596

31.366

19.058

18.456

19.121

16.752

20.823

3

Dụng cụ lao động

23.148

230

1.182

2.875

3.139

3.396

3.079

1.871

1.812

1.877

1.644

2.044

III

Chi phí khc

1.500.887

14.916

76.608

186.383

203.552

220.190

199.632

121.293

117.463

121.699

106.620

132.532

1

XD cơ sở hạ tầng và thiết bị

1.251.092

12.434

63.858

155.363

169.675

183.543

166.407

101.106

97.913

101.444

88.875

110.474

2

Quản lý phí

249.795

2.483

12.750

31.020

33.878

36.647

33.225

20.187

19.550

20.255

17.745

22.058

B

Vốn hỗ trợ chuyển đổi mục đích sử dụng đất

99.918

993

5.100

12.408

13.551

14.659

13.290

8.075

7.820

8.102

7.098

8.823

 

Phụ biểu số 06: KHÁI TOÁN NHU CẦU VỐN NGÂN SÁCH TỈNH ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU GIAI ĐOẠN 2010-2020

(Kèm theo Quyết định số: 813/QĐ-UBND ngày 17/4/2012 của UBND tỉnh Lào Cai)

ĐVT vốn: Tr.đồng

STT

Hng mục

ĐVT

Khối lượng

Mức hỗ trợ

(Tr.đồng)

Tổng vốn

Phân kỳ vốn theo giai đoạn 2010-2015

Phân kỳ vốn theo giai đoạn 2016-2020

Tổng cộng

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Tổng cộng

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

Hỗ trợ chuyển đổi cây hàng năm sang trồng cao su

Ha

8.300

3

24.900

14.953

247

1.271

3.092

3.377

3.653

3.312

9.948

2.012

1.949

2.019

1.769

2.199

2

Hỗ trợ chuyển đổi từ rừng trồng sản xuất sang trồng cao su

Ha

6.000

4

24.000

14.412

239

1.225

2.980

3.255

3.521

3.192

9.588

1.940

1.878

1.946

1.705

2.119

3

Hỗ trợ trồng xen cây ngắn ngày trong thời kỳ kiến thiết cơ bản cây cao su (60% diện tích thực trồng cao su)

Ha

9.992

3

34.800

20.898

346

1.776

4.322

4.720

5.105

4.629

13.902

2.812

2.724

2.822

2.472

3.072

4

Hỗ trợ di chuyển nhà ở trong vùng phát triển cây cao su

Nh

300

10

3.000

1.802

30

153

373

407

440

399

1.199

242

235

243

213

265

5

Đo đạc địa chính, quy chủ sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền Sử dụng đất

Ha

25.542

0

10.217

6.135

102

521

1.269

1.386

1.499

1.359

4.082

826

800

828

726

902

6

Chi phí hoạt động ban chỉ đạo phát triển cây cao su tỉnh, huyện, ban vận động phát triển cây cao su cấp xã

Tr.đồng

 

 

3.000

1.500

 

300

300

300

300

300

1.500

300

300

300

.300

300

 

Tổng cộng

 

 

 

99.918

60.001

993

5.100

12.408

13.551

14.659

13.290

39.917

8.075

7.820

8.102

7098

8823