Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 804/QĐ-STP | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 12 năm 2016 |
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ LƯU ĐỘNG NĂM 2017 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GIÁM ĐỐC SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Quyết định số 43/QĐ-UB ngày 27 tháng 3 năm 1982 và Quyết định số 32/2015/QĐ-UBND ngày 03 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;
Căn cứ Quyết định số 2289/QĐ-BTP ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Bộ Trưởng Bộ Tư pháp về ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình;
Căn cứ Quyết định số 5692/QĐ-UBND ngày 06 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Kế hoạch liên tịch số 8635/KHLT-SYT-STP ngày 03 tháng 12 năm 2015 của Sở Y tế - Sở Tư pháp về phối hợp trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, hỗ trợ và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Kế hoạch liên tịch số 10436/KHLT-STP-SLĐTBXH ngày 16 tháng 12 năm 2016 của Sở Tư pháp và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tại văn bản số 182/TGPL-NV2 ngày 07 tháng 12 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch trợ giúp pháp lý lưu động năm 2017 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Sở, Trưởng các phòng chuyên môn, Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước, Trưởng Phòng Tư pháp quận, huyện và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. GIÁM ĐỐC |
TRỢ GIÚP PHÁP LÝ LƯU ĐỘNG NĂM 2017 TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 804/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh)
- Nhằm tăng cường hoạt động trợ giúp pháp lý cho người dân có nhu cầu trợ giúp pháp lý trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, qua đó góp phần phổ biến giáo dục pháp luật ở cơ sở, nâng cao kiến thức pháp luật cho người dân.
- Tiếp tục phát huy sự phối hợp giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước với Phòng Tư pháp các quận, huyện và liên kết nhiều xã, phường, thị trấn để tổ chức những cuộc trợ giúp pháp lý lưu động trọng điểm chất lượng và hiệu quả.
- Yêu cầu tập trung vào việc tuyên truyền quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý, vấn đề liên quan đến cuộc sống hàng ngày, văn bản pháp luật mới được ban hành để người dân nắm vững, thực hiện.
- Tăng cường phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể để thực hiện trợ giúp pháp lý cho các đối tượng đặc biệt, yếu thế trong xã hội, trong đó tập trung hướng đến các đối tượng là trẻ em, học sinh, người nghèo, người khuyết tật và người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn Thành phố.
1. Thời gian: Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước dự kiến thời gian tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động trên địa bàn 24 quận, huyện như sau:
Quận, huyện | Thời gian |
Củ Chi, Nhà Bè, Bình Chánh, Quận 1, Phú Nhuận, Bình Tân, Bình Thạnh, Thủ Đức | Quý 1 |
Quận 2, Quận 3, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Tân Phú, Gò vấp | Quý 2 |
Quận 4, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Tân Bình, Cần Giờ, Hóc Môn | Quý 3 |
2. Địa điểm: Trên cơ sở kết quả khảo sát, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước, Phòng Tư pháp quận, huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chọn địa điểm trợ giúp pháp lý lưu động thuận lợi cho người dân có nhu cầu trợ giúp pháp lý (có thể tổ chức tại trụ sở phường, xã, thị trấn hoặc cơ quan, đoàn thể khác trên địa bàn khảo sát).
3. Thành phần tham dự:
Đại diện Trung tâm: Lãnh đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước, Trợ giúp viên pháp lý, Cộng tác viên trợ giúp pháp lý, chuyên viên pháp lý.
Đại diện lãnh đạo Phòng Tư pháp quận, huyện hoặc chuyên viên phụ trách.
Đại diện chính quyền địa phương nơi tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động và đại diện các tổ chức, đoàn thể (nếu phối hợp với các tổ chức, đoàn thể).
Người dân cho nhu cầu trợ giúp pháp lý.
Căn cứ các nhiệm vụ được phân công theo Kế hoạch, các cơ quan, tổ chức dự trù kinh phí thực hiện và sử dụng thanh quyết toán từ nguồn kinh phí chi hàng năm của cơ quan theo quy định pháp luật.
1. Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước:
- Phối hợp với Phòng Tư pháp quận, huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các tổ chức đoàn thể khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý, tổng hợp, phân tích kết quả khảo sát, đánh giá, lập biên bản kết quả khảo sát.
Đối tượng khảo sát: Các đối tượng được trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý, Điều 2 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 14/2013/NĐ-CP, trong đó tập trung vào đối tượng là trẻ em, người khuyết tật, người nghèo, cận nghèo, người nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ và các đối tượng khác có nhu cầu.
Cách thức thực hiện: phát phiếu khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý cho đối tượng khảo sát và thu phiếu khảo sát để tổng hợp kết quả khảo sát.
Tổng hợp kết quả khảo sát: trên cơ sở phiếu khảo sát tiến hành lập biên bản kết quả khảo sát.
- Chuẩn bị phương tiện, hồ sơ, tài liệu cho buổi trợ giúp pháp lý lưu động.
- Liên hệ mời cộng tác viên hoặc đại diện các cơ quan địa phương tham gia buổi trợ giúp pháp lý lưu động (từ 02 - 05 cộng tác viên tùy thuộc vào số lượng nhu cầu trợ giúp pháp lý đã khảo sát).
- Thông báo cho Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn nơi dự kiến tổ chức buổi trợ giúp pháp lý lưu động.
- Báo cáo, tuyên truyền một số quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý và các chuyên đề pháp luật khác theo nhu cầu tại địa phương.
- Tư vấn pháp luật cho người đến dự buổi trợ giúp pháp lý lưu động.
- Thông báo kết quả trợ giúp pháp lý cho Phòng Tư pháp và Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn nơi tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động.
- Lập báo cáo kết quả buổi trợ giúp pháp lý gửi Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động.
- Dự trù kinh phí và thanh toán chi phí cho buổi trợ giúp pháp lý lưu động (thù lao cho cộng tác viên, báo cáo viên, cán bộ trưng tập tham gia buổi trợ giúp pháp lý lưu động và các chi phí khác theo quy định (nếu có)).
2. Phòng Tư pháp quận, huyện; Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn:
- Phòng Tư pháp các quận, huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phối hợp, hỗ trợ tạo điều kiện cho Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước trong việc tiến hành khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý ở một hoặc nhiều xã, phường, thị trấn trên cơ sở đề xuất và thống nhất giữa Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước.
- Đề nghị thời gian và địa điểm tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động phù hợp với Kế hoạch trợ giúp pháp lý lưu động đã được phê duyệt hoặc thời gian khác phù hợp với công tác tại địa phương và thuận tiện cho người dân tham dự.
- Tạo điều kiện về hội trường và thiết bị âm thanh cần thiết cho buổi trợ giúp pháp lý lưu động.
- Tuyên truyền cho người dân biết về buổi trợ giúp pháp lý lưu động và mời người có nhu cầu trợ giúp pháp lý tham dự.
Lưu ý:
Trong quá trình triển khai thực hiện, Phòng Tư pháp các quận, huyện có thể chủ động khảo sát nhu cầu của người dân và điều chỉnh thời gian cho phù hợp với công tác của địa phương và thông báo cho Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước biết để kịp thời phối hợp.
Mỗi quận, huyện tổ chức ít nhất 01 đợt trợ giúp pháp lý lưu động/năm. Ngoài ra, các quận, huyện có thể tự tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động tùy theo nhu cầu của người dân tại địa phương.
Để đảm bảo công tác trợ giúp pháp lý lưu động đạt hiệu quả, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước chỉ phối hợp tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động nếu kết quả khảo sát có từ 10 người trở lên có nhu cầu trợ giúp pháp lý/01 lần tổ chức. Đối với trường hợp có dưới 10 nhu cầu, đề nghị Phòng Tư pháp các quận, huyện hướng dẫn người có nhu cầu liên hệ cộng tác viên trợ giúp pháp lý tại địa phương hoặc hướng dẫn đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý để được trợ giúp.
Cần quan tâm tổ chức trợ giúp pháp lý cho đối tượng trẻ em tại các trường học, mái ấm, nhà mở, người khuyết tật, người nghèo, người nhiễm HIV/AIDS và người lao động nhập cư trên địa bàn quận, huyện.
Năm 2017, đề nghị Phòng Tư pháp các quận, huyện tổ chức ít nhất một buổi trợ giúp pháp lý lưu động cho đối tượng này.
Để mở rộng quy mô cũng như nâng cao hiệu quả của buổi trợ giúp pháp lý lưu động, Phòng Tư pháp các quận, huyện nên tổ chức trợ giúp lưu động liên xã, phường, thị trấn hoặc phối hợp với các đoàn thể tại địa phương.
Trong quá trình phối hợp thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời liên hệ với Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước qua số điện thoại: 08.35079532, Fax: 08.38346080 để được trao đổi hướng dẫn./.
- 1Kế hoạch 01/KH-UBND thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác trợ giúp pháp lý năm 2023 do thành phố Cần Thơ ban hành
- 2Kế hoạch 13/KH-UBND thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính năm 2023 do tỉnh Nam Định ban hành
- 3Kế hoạch 16/KH-UBND thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý đối với người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính năm 2023 trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 1Luật trợ giúp pháp lý 2006
- 2Nghị định 07/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Trợ giúp pháp lý
- 3Quyết định 43/QĐ-UB năm 1982 về việc thành lập Sở Tư pháp trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Nghị định 14/2013/NĐ-CP sửa đổi hướng dẫn Luật trợ giúp pháp lý
- 5Quyết định 32/2015/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh
- 6Quyết định 2289/QĐ-BTP năm 2016 Kế hoạch triển khai Quyết định 32/2016/QĐ-TTg về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 7Kế hoạch 01/KH-UBND thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác trợ giúp pháp lý năm 2023 do thành phố Cần Thơ ban hành
- 8Kế hoạch 13/KH-UBND thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính năm 2023 do tỉnh Nam Định ban hành
- 9Kế hoạch 16/KH-UBND thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý đối với người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính năm 2023 trên địa bàn tỉnh Thái Bình
Quyết định 804/QĐ-STP năm 2016 phê duyệt Kế hoạch trợ giúp pháp lý lưu động năm 2017 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh do Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 804/QĐ-STP
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/12/2016
- Nơi ban hành: Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Phan Thị Bình Thuận
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/12/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra