- 1Quyết định 27/2015/QĐ-UBND về Quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quy trình tuyển dụng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và thôn, ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 2Quyết định 572/QĐ-UBND năm 2016 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2015
- 3Quyết định 1413/QĐ-UBND năm 2019 bổ sung Điều 1 Quyết định 391/QĐ-UBND về Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7933/2004/QĐ-UB | Vũng Tàu, ngày 21 tháng 10 năm 2004 |
QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN CỤ THỂ ĐỐI VỚI CÁN BỘ KHÔNG CHUYÊN TRÁCH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ THÔN, ẤP, KHU PHỐ THUỘC TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;
- Căn cứ Thông tư số 03/2004/TT-BNV ngày 16/10/2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;
- Căn cứ tình hình thực tế của tỉnh;
- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại tờ trình số 198/TT-SNV-TCCQ ngày 13/10/2004.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn và thôn, ấp, khu phố thuộc Bà Rịa - Vũng Tàu.
Điều 2: Chánh văn phòng HĐND và UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký.
| TM.UBND TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
QUY ĐỊNH
VỀ TIÊU CHUẨN CỤ THỂ ĐỐI VỚI CÁN BỘ KHÔNG CHUYÊN TRÁCH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ THÔN, ẤP, KHU PHỐ THUỘC TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 7933/2004/QĐ-UB ngày 21/10/2004 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
Điều 1: Tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn:
1- Lý lịch gia đình và bản thân rõ ràng. Bản thân không sai phạm về đạo đức, lối sống và không vi phạm pháp luật. Có đủ sức khỏe để làm việc.
2- Độ tuổi:
+ Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận: Không quá 55 tuổi đối với nam, 50 tuổi đối với nữ khi tham gia giữ chức vụ lần đầu.
+ Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ, Phó Chủ tịch Hội Nông dân: không quá 50 tuổi đối với nam, 45 tuổi đối với nữ khi tham gia giữ chức vụ lần đầu.
+ Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh: không quá 60 tuổi khi tham gia giữ chức vụ.
+ Phó Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: Không quá 25 tuổi khi tham gia giữ chức vụ.
+ Chủ tịch Hội người cao tuổi: Không quá 70 tuổi khi tham gia chức vụ.
+ Chủ tịch Hội chữ thập đỏ: Không quá 50 tuổi đối với nam, 45 tuổi đối với nữ khi tham gia giữ chức vụ lần đầu.
+ Nhân viên bảo vệ, tạp vụ: từ đủ 18 tuổi trở lên.
+ Đối với các chức danh còn lại: không quá 30 tuổi khi tuyển dụng lần đầu; những nơi có khó khăn về cán bộ, thì có thể bố trí cao hơn, nhưng không quá 33 tuổi.
3- Trình độ văn hóa:
a- Đối với chức danh: Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận; Phó các đoàn thể (Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh); Chủ tịch Hội người cao tuổi; Chủ tịch Hội chữ thập đỏ; Nhân viên bảo vệ, tạp vụ: Có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.
b- Đối với chức danh còn lại: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông.
4- Trình độ lý luận chính trị:
a- Cán bộ Tổ chức Đảng ủy, Cán bộ kiểm tra Đảng ủy, Cán bộ Tuyên giáo Đảng ủy, Cán bộ Dân vận Đảng ủy, Cán bộ Văn phòng Đảng ủy, Phó Trưởng công an, Phó Chỉ huy trưởng quân sự: Có trình độc trung cấp lý luận chính trị trở lên.
b- Đối với chức danh còn lại (trừ nhân viên bảo vệ, tạp vụ): được bồi dưỡng lý luận chính trị với trình độ tương đương sơ cấp trở lên.
5- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
5.1- Cán bộ Tổ chức Đảng ủy, Cán bộ kiểm tra Đảng ủy, Cán bộ Tuyên giáo Đảng ủy, Cán bộ Dân vận Đảng ủy, Cán bộ Văn phòng Đảng ủy: Có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng, nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước (nếu chưa qua lớp trung cấp hành chính), nghiệp vụ quản lý kinh tế. Sử dụng được kỹ thuật tin học phục vụ công tác chuyên môn.
5.2- Phó Trưởng Công an: Có trình độ trung cấp ngành công an, Luật, Pháp lý trở lên. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước (nếu chưa qua trung cấp hành chính). Sử dụng thành thạo trang thiết bị phù hợp với ngành chuyên môn.
5.3- Phó Chỉ huy trưởng quân sự: Có trình độ tương đương trung cấp về quân sự của sĩ quan dự bị cấp phân đội trở lên hoặc tốt nghiệp đào tạo chuyên môn ngành quân sự của Trường Quân sự cấp tỉnh. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng quản lý Nhà nước về quốc phòng cấp xã. Sử dụng được kỹ thuật tin học trong công tác chuyên môn.
5.4- Cán bộ giúp việc lĩnh vực Văn phòng - Thống kê: Có trình độ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành: Văn thư – Lưu trữ, Hành chính, Luật, Thống kê và các ngành liên quan đến lĩnh vực phụ trách của Cán bộ giúp việc công chức Văn phòng - Thống kê. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước (nếu chưa qua trung cấp hành chính). Sử dụng thành thạo trang thiết bị phù hợp với ngành chuyên môn; sử dụng được kỹ thuật tin học trong công tác.
5.5- Cán bộ giúp việc lĩnh vực Tài chính – Kế toán: Có trình độ trung cấp chuyên ngành Tài chính - Kế toán trở lên. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước (nếu chưa qua trung cấp hành chính). Sử dụng được kỹ thuật tin học trong công tác.
5.6- Cán bộ giúp việc lĩnh vực Tư pháp - Hộ tịch: Có trình độ trung cấp ngành Luật, Pháp lý trở lên. Sau khi được tuyển dụng phải qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tư pháp cấp xã và quản lý hành chính Nhà nước (nếu chưa qua trung cấp hành chính). Sử dụng được kỹ thuật tin học trong công tác.
5.7- Cán bộ giúp việc lĩnh vực Địa chính – Xây dựng: Có trình độ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành: Địa chính, Xây dựng, Quản lý đất đai, Trắc địa và các chuyên ngành có liên quan đến lĩnh vực phụ trách của Cán bộ giúp việc công chức Địa chính – Xây dựng. Sau khi được tuyển dụng phải qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đất đai (nếu chưa qua trung cấp Quản lý đất đai), đo đạc bản đồ (nếu chưa qua trung cấp Trắc địa), quản lý hành chính Nhà nước (nếu chưa qua trung cấp hành chính). Sử dụng được kỹ thuật tin học trong công tác.
5.8- Cán bộ thuỷ sản: Có trình độ trung cấp ngành thủy sản trở lên; nếu có trình độ chuyên môn khác thì phải qua bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về lĩnh vực này. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước (nếu chưa qua trung cấp hành chính). Sử dụng được kỹ thuật tin học phục vụ công tác chuyên môn.
5.9- Cán bộ nông, lâm nghiệp: Có trình độ trung cấp ngành nông, lâm nghiệp trở lên; nếu có trình độ chuyên môn khác thì phải qua bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về lĩnh vực này. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước (nếu chưa qua trung cấp hành chính). Sử dụng được kỹ thuật tin học phục vụ công tác chuyên môn.
5.10- Cán bộ thương mại, dịch vụ, du lịch: Có trình độ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành trên. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước (nếu chưa qua trung cấp hành chính). Sử dụng được kỹ thuật tin học phục vụ công tác chuyên môn.
5.11- Cán bộ kế hoạch – giao thông - thuỷ lợi…: Có trình độ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành trên. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước (nếu chưa qua trung cấp hành chính) và các ngành chuyên môn còn thiếu liên quan tới nhiệm vụ được giao. Sử dụng được kỹ thuật tin học phục vụ công tác chuyên môn.
5.12- Cán bộ lao động – thương binh và xã hội: Có trình độ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành: Lao động – thương binh - xã hội và các ngành liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách như: Sư phạm, Y tế, Thể dục thể thao; nếu có trình độ trung cấp chuyên môn khác thì phải qua bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về lĩnh vực này. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước (nếu chưa qua trung cấp hành chính). Sử dụng được kỹ thuật tin học phục vụ công tác chuyên môn.
5.13- Cán bộ dân số - gia đình và trẻ em: Có trình độ trung cấp trở lên. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước (nếu chưa qua trung cấp hành chính) và lĩnh vực chuyên môn còn thiếu liên quan tới nhiệm vụ được giao. Sử dụng được kỹ thuật tin học phục vụ công tác chuyên môn.
5.14- Thủ qũy - văn thư – lưu trữ: Có trình độ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành: Văn thư – Lưu trữ, Hành chính, Luật, Pháp lý, Thống kê. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước (nếu chưa qua trung cấp hành chính) và lĩnh vực chuyên môn còn thiếu liên quan tới nhiệm vụ được giao. Sử dụng thành thạo trang thiết bị phù hợp với ngành chuyên môn; sử dụng được kỹ thuật tin học trong công tác.
5.15- Cán bộ truyền thanh: Có trình độ trung cấp nghiệp vụ phát thanh - truyền hình, trung cấp điện tử; nếu có trình độ trung cấp chuyên môn khác thì phải qua bồi dưỡng nghiệp vụ phát thanh - truyền thanh. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước (nếu chưa qua trung cấp hành chính)Sử dụng thành thạo trang thiết bị phù hợp với ngành chuyên môn; sử dụng được kỹ thuật tin học phục vụ công tác chuyên môn.
5.16- Cán bộ quản lý nhà văn hóa (hoặc cán bộ chuyên môn Trung tâm, Tụ điểm văn hóa xã): Có trình độ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành: Văn hóa - thông tin, Văn hóa nghệ thuật, Văn hóa quần chúng, Thể dục thể thao trở lên; nếu có trình độ trung cấp chuyên môn khác thì phải qua bồi dưỡng nghiệp vụ về một trong các ngành trên. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước (nếu chưa qua trung cấp hành chính). Sử dụng được kỹ thuật tin học phục vụ công tác chuyên môn.
5.17- Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó các đoàn thể (Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh); Chủ tịch Hội chữ thập đỏ: được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ lĩnh vực công tác đang đảm nhiệm tương đương trình độ sơ cấp trở lên.
5.18- Cán bộ làm công tác giao nhận hồ sơ, thủ tục hành chính: Có trình độ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành: Văn thư – Lưu trữ, Hành chính, Luật, Pháp lý. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước (nếu chưa qua trung cấp hành chính) và ngành chuyên môn thuộc lĩnh vực công tác này. Sử dụng được kỹ thuật tin học trong công tác.
5.19- Công an viên thường trực ở xã, thị trấn (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy): Có trình độ trung cấp ngành công an, Luật, Pháp lý trở lên. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước (nếu chưa qua trung cấp hành chính). Sử dụng thành thạo trang thiết bị phù hợp với ngành chuyên môn.
5.20- Ủy viên Thường trực Mặt trận kiêm công tác trong Ban thanh tra nhân dân: được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ lĩnh vực công tác đang đảm nhiệm tương đương trình độ sơ cấp trở lên.
5.21- Cán bộ làm công tác thống kê xã đội: Có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước (nếu chưa qua trung cấp hành chính) và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Sử dụng được kỹ thuật tin học trong công tác.
Điều 2: Tieu chuẩn cụ thể đối với cán bộ không chuyên trách ở thôn, ấp, khu phố:
1- Lý lịch: gia đình và bản thân rõ ràng. Bản thân không sai phạm về đạo đức, lối sống và không vi phạm pháp luật. Có đủ sức khỏe để làm việc.
2- Độ tuổi: từ đủ 18 tuổi trở lên.
3- Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp trung học cở sở trở lên.
4- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: đựơc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ lĩnh vực công tác đang đảm nhiệm.
Điều 3: Tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ không chuyên trách ở khu dân cư thuộc huyện Côn Đảo: thực hiện như đối với cán bộ không chuyên trách ở thôn, ấp, khu phố.
Điều 4: Thời gian hoàn thiện trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn:
1- Cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn thuộc các chức danh: Cán bộ giúp việc lĩnh vực Văn phòng - Thống kê; Cán bộ giúp việc lĩnh vực Tư pháp - Hộ tịch; Cán bộ giúp việc lĩnh vực Địa chính – Xây dựng; Cán bộ giúp việc lĩnh vực Tài chính - Kế toán; Cán bộ kế hoạch – giao thông - thủy lợi…; Cán bộ thương mại, dịch vụ, du lịch…; Cán bộ thủy sản; Cán bộ nông, lâm nghiệp; Cán bộ lao động – thương binh và xã hội; Cán bộ dân số - gia đình và trẻ em; Cán bộ truyền thanh; Cán bộ quản lý Nhà văn hóa hoặc cán bộ chuyên môn Trung tâm, Tụ điểm văn hóa; Thủ quỹ - văn thư – lưu trữ và Cán bộ làm công tác giao nhận hồ sơ, thủ tục hành chính đang công tác chưa tốt nghiệp đào tạo chuyên môn theo quy định thì chậm nhất đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 phải hoàn thiện. Sau đó nếu không đảm bảo trình độ chuyên môn theo Quy định này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đềnghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố xem xét, có ý kiến cụ thể từng trường hợp để quyết định.
2- Cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn thuộc các chức danh: Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó các đoàn thể (Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh); Chủ tịch Hội chữ thập đỏ; Chủ tịch Hội người cao tuổi; Ủy viên Thường trực. Mặt trận kiêm công tác trong Ban thanh tra nhân dân nhiệm kỳ sau áp dụng tiêu chuẩn này.
3- Cán bộ không chuyên trách thuộc các chức danh còn lại: Khi tuyển mới lần đầu phải áp dụng tiêu chuẩn này.
Điều 5: Tổ chức thực hiện:
1- Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy định này.
2- Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Quy định này và đôn đốc kiểm tra việc thực hiện của UBND các xã, phường, thị trấn trực thuộc.
3- Quy định này được sửa đổi, bổ sung khi không còn phù hợp.
- 1Quyết định 27/2015/QĐ-UBND về Quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quy trình tuyển dụng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và thôn, ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 2Quyết định 572/QĐ-UBND năm 2016 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2015
- 3Quyết định 1413/QĐ-UBND năm 2019 bổ sung Điều 1 Quyết định 391/QĐ-UBND về Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 4Kế hoạch 290/KH-UBND về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã theo Đề án 124 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông năm 2020
- 5Nghị quyết 07/2020/NQ-HĐND về hỗ trợ đối với cán bộ, công chức cấp xã, viên chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã phải nghỉ công tác do thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ở thôn, tổ dân phố phải nghỉ công tác do thực hiện Đề án 21-ĐA/TU và chức danh ở thôn, tổ dân phố nghỉ công tác do sáp nhập thôn, tổ dân phố theo Đề án tiếp tục kiện toàn thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 6Nghị quyết 276/2020/NQ-HĐND sửa đổi Khoản 8 Điều 4 Nghị quyết 220/2019/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, bản, khu phố chịu tác động do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; sắp xếp thôn, bản, khu phố thuộc tỉnh Quảng Ninh
- 1Quyết định 27/2015/QĐ-UBND về Quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quy trình tuyển dụng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và thôn, ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 2Quyết định 572/QĐ-UBND năm 2016 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2015
- 3Quyết định 1413/QĐ-UBND năm 2019 bổ sung Điều 1 Quyết định 391/QĐ-UBND về Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Nghị định 114/2003/NĐ-CP về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Thông tư 03/2004/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 114/2004/NĐ-CP về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn do Bộ Nội vụ ban hành
- 4Kế hoạch 290/KH-UBND về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã theo Đề án 124 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông năm 2020
- 5Nghị quyết 07/2020/NQ-HĐND về hỗ trợ đối với cán bộ, công chức cấp xã, viên chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã phải nghỉ công tác do thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ở thôn, tổ dân phố phải nghỉ công tác do thực hiện Đề án 21-ĐA/TU và chức danh ở thôn, tổ dân phố nghỉ công tác do sáp nhập thôn, tổ dân phố theo Đề án tiếp tục kiện toàn thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 6Nghị quyết 276/2020/NQ-HĐND sửa đổi Khoản 8 Điều 4 Nghị quyết 220/2019/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, bản, khu phố chịu tác động do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; sắp xếp thôn, bản, khu phố thuộc tỉnh Quảng Ninh
Quyết định 7933/2004/QĐ-UB quy định về tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn và thôn, ấp, khu phố thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Số hiệu: 7933/2004/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/10/2004
- Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Người ký: Hồ Văn Niên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/10/2004
- Ngày hết hiệu lực: 16/07/2015
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực