Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 79/2007/QĐ-BGDĐT | Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2007 |
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ kết luận tại Biên bản nghiệm thu số 1824/TM-HĐTĐ ngày 22 tháng 11 năm 2007 của Hội đồng thẩm định chương trình giáo trình, sách giáo khoa giáo dục quốc phòng - an ninh;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục quốc phòng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh cấp trung học phổ thông.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế chương trình môn học giáo dục quốc phòng - an ninh trong chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học phổ thông ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bị bãi bỏ. Việc áp dụng Chương trình ban hành theo Quyết định này đối với lớp 10, lớp 11, lớp 12 thực hiện từ năm học 2008-2009.
Điều 3. Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục quốc phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; giám đốc các sở giáo dục và đào tạo; hiệu trưởng các trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học và thủ trưởng các cơ sở giáo dục có cấp học trung học phổ thông, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 79/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
1. Giáo dục quốc phòng - an ninh là bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; là môn học chính khóa trong chương trình giáo dục của cấp trung học phổ thông.
2. Môn học giáo dục quốc phòng - an ninh góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh về lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; có ý thức cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; có kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
1. Về kiến thức: Có những hiểu biết ban đầu về nền quốc phòng toàn dân - an ninh nhân dân; về truyền thống chống ngoại xâm vẻ vang của dân tộc, của quân đội, công an và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của ông cha. Có những kiến thức tối thiểu về phòng thủ dân sự, tính năng kỹ thuật, chiến thuật một số loại vũ khí bộ binh.
2. Về kỹ năng: Có kỹ năng tối thiểu về điều lệnh đội ngũ; kỹ thuật, chiến thuật bộ binh; biết sử dụng súng tiểu liên AK hoặc súng trường CKC; thực hành tập bắn trúng mục tiêu cố định bài 1b ban ngày, bằng súng thật hoặc bằng thiết bị điện tử, laser. Làm được các động tác từng người trong chiến đấu; có khả năng tự bảo vệ mình.
3. Về thái độ: Xây dựng niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Xác định nghĩa vụ, trách nhiệm của người thanh niên - học sinh tham gia vào các hoạt động về công tác quốc phòng - an ninh ở nhà trường, địa phương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; góp phần hình thành lối sống có ý thức tổ chức kỷ luật của thế hệ trẻ học sinh.
III. QUAN ĐIỂM VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH
1. Thực hiện Nghị định 219/CP ngày 28/12/1961 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) về việc huấn luyện quân sự cho quân nhân dự bị và dân quân tự vệ, việc huấn luyện quân sự phổ thông đã được đưa vào giảng dạy cho học sinh, sinh viên từ cấp trung học phổ thông đến trình độ đại học với mục đích chuẩn bị cho thế hệ trẻ cả về mặt tinh thần và kỹ năng quân sự cơ bản nhằm sẵn sàng tham gia quân đội, dân quân tự vệ đáp ứng sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
Chiến tranh kết thúc, đất nước bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời bình. Từ thực tiễn phát triển của kinh tế - xã hội và sự đổi mới của giáo dục đào tạo, năm 1991 chương trình giáo dục quốc phòng ban hành theo Quyết định 2732/QĐ của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những thay đổi lớn về tên gọi, về kết cấu nội dung theo hướng tăng thời lượng giáo dục truyền thống và nhận thức, giảm bớt phần thực hành kỹ năng quân sự cho phù hợp với điều kiện thời bình.
Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục đào tạo và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, năm 2000 chương trình giáo dục quốc phòng cho học sinh, sinh viên tiếp tục được sửa đổi, bổ sung và ban hành theo Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Để bảo đảm hòa nhập trong quá trình đổi mới giáo dục ở các cấp học phổ thông ngày 05 tháng 5 năm 2006 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT về chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học phổ thông, trong đó có môn học giáo dục quốc phòng - an ninh với thời gian 35 tiết cho mỗi lớp, 105 tiết cho cả cấp học, đáp ứng yêu cầu tổ chức dạy, học theo phân phối chương trình. Tuy nhiên, kiến thức về an ninh chưa được quy định cụ thể, cơ bản số tiết bổ sung được điều chỉnh bởi các nội dung trong chương trình ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT.
Ngày 10 tháng 7 năm 2007 Chính phủ ban hành Nghị định số 116/2007/NĐ-CP về giáo dục quốc phòng - an ninh, theo đó chương trình giáo dục quốc phòng cho học sinh, sinh viên được sửa đổi lồng ghép nội dung an ninh và cập nhật kiến thức quốc phòng, quân sự. Chương trình được ban hành theo các Quyết định riêng cho mỗi cấp học và trình độ đào tạo đã đánh dấu bước thay đổi lớn cả về hình thức và nội dung trong quá trình phát triển của môn học.
2. Hệ thống kiến thức giáo dục quốc phòng - an ninh được đưa vào chương trình trung học phổ thông là những kiến thức ban đầu, cần thiết cho việc nhận thức về quốc phòng - an ninh và thực hành các kỹ năng quân sự phục vụ trực tiếp cho việc hình thành nếp sống có kỷ luật trong sinh hoạt tập thể, ý thức cộng đồng ở trường, lớp và sẵn sàng tham gia vào lực lượng vũ trang. Nội dung chương trình đã được lựa chọn phù hợp với năng lực tư duy, khả năng hoạt động thực tiễn theo lứa tuổi và điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.
3. Hệ thống kiến thức trong chương trình môn học được cấu trúc theo hệ thống hình bậc thang từ thấp đến cao, luôn có sự kế thừa và phát triển; những kiến thức và kỹ năng ở lớp dưới là tiền đề để nhận thức tốt hơn những kiến thức và kỹ năng ở lớp trên. Mặc dù trong mỗi mạch nội dung kiến thức và thực hành đều có tính độc lập tương đối song tổng hợp của mỗi lớp sẽ tạo cho học sinh một mảng kiến thức tương đối cơ bản về quốc phòng - an ninh.
4. Môn học giáo dục quốc phòng - an ninh ở cấp trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay cần coi trọng việc giáo dục nhận thức về quốc phòng - an ninh cho học sinh, giáo dục lịch sử, truyền thống của dân tộc gắn với lịch sử, truyền thống của địa phương; gắn liền với phần thực hành các kỹ năng quân sự, an ninh và tổ chức hội thao giáo dục quốc phòng - an ninh theo quy định.
1. Mạch nội dung
Chủ đề | Nội dung | Lớp 10 | Lớp 11 | Lớp 12 |
1. Một số hiểu biết chung về quốc phòng - an ninh | 1. Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam | * |
|
|
2. Lịch sử, truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam | * |
|
| |
3. Một số hiểu biết về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân |
|
| * | |
4. Luật Nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh |
| * |
| |
5. Giới thiệu Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Công an |
|
| * | |
6. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia |
| * |
| |
7. Tổ chức Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam |
|
| * | |
8. Nhà trường quân đội, công an và tuyển sinh đào tạo |
|
| * | |
9. Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc |
|
| * | |
10. Tác hại của ma tuý và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma tuý | * |
|
| |
2. Điều lệnh | 1. Đội ngũ từng người không có súng | * |
|
|
2. Đội ngũ đơn vị | * | * | * | |
3. Kỹ thuật | 1. Giới thiệu súng tiểu liên AK và súng trường CKC |
| * |
|
2. Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC |
| * |
| |
3. Kỹ thuật sử dụng lựu đạn |
| * |
| |
4. Chiến thuật | 1. Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường |
|
| * |
2. Lợi dụng địa hình, địa vật |
|
| * | |
5. Một số hiểu biết về phòng thủ dân sự | 1. Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai | * |
|
|
2. Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương | * |
|
| |
3. Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương |
| * |
| |
4. Kiến thức cơ bản về phòng không nhân dân |
|
| * |
2. Kế hoạch dạy học
Căn cứ nội dung, điều kiện thực tế của môn học và để đảm bảo thuận lợi cho việc phân phối chương trình 1 tiết/ tuần trong 35 tuần thực học, thời lượng chương trình cho cả cấp học là 105 tiết, trong đó: lớp 10: 35 tiết, lớp 11: 35 tiết và lớp 12: 35 tiết; mỗi tiết 45 phút.
a) Lớp 10: 1 tiết/ tuần x 35 tuần = 35 tiết
Stt | Nội dung | Thời gian | ||
Tổng số tiết | Lý thuyết | Thực hành | ||
1 | Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam | 4 | 4 |
|
2 | Lịch sử, truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam | 5 | 5 |
|
3 | Đội ngũ từng người không có súng | 4 | 1 | 3 |
4 | Đội ngũ đơn vị | 7 | 1 | 6 |
5 | Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai | 2 | 2 |
|
6 | Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương | 5 | 2 | 3 |
7 | Tác hại của ma tuý và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma tuý | 4 | 4 |
|
8 | Kiểm tra | 4 | 2 | 2 |
| Cộng: | 35 | 21 | 14 |
b) Lớp 11: 1 tiết/ tuần x 35 tuần = 35 tiết
Stt | Nội dung | Thời gian | ||
Tổng số tiết | Lý thuyết | Thực hành | ||
1 | Đội ngũ đơn vị | 2 |
| 2 |
2 | Luật Nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh | 4 | 4 |
|
3 | Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia | 5 | 5 |
|
4 | Giới thiệu súng tiểu liên AK và súng trường CKC | 4 | 1 | 3 |
5 | Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC | 8 | 2 | 6 |
6 | Kỹ thuật sử dụng lựu đạn | 3 | 1 | 2 |
7 | Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương | 5 | 1 | 4 |
8 | Kiểm tra | 4 | 1 | 3 |
| Cộng: | 35 | 15 | 20 |
c) Lớp 12: 1tiết/ tuần x 35 tuần = 35 tiết
Stt | Nội dung | Thời gian | ||
Tổng số tiết | Lí thuyết | Thực hành | ||
1 | Đội ngũ đơn vị | 2 |
| 2 |
2 | Một số hiểu biết về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân | 5 | 5 |
|
3 | Tổ chức Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam | 3 | 3 |
|
4 | Nhà trường quân đội, công an và tuyển sinh đào tạo | 2 | 2 |
|
5 | Giới thiệu Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Công an | 4 | 4 |
|
6 | Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường | 6 |
| 6 |
7 | Lợi dụng địa hình, địa vật | 2 | 1 | 1 |
8 | Kiến thức cơ bản về phòng không nhân dân | 4 | 4 |
|
9 | Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc | 3 | 3 |
|
10 | Kiểm tra | 4 | 2 | 2 |
| Cộng: | 35 | 24 | 11 |
3. Nội dung dạy học ở các lớp
Những nội dung trong kế hoạch dạy học ở trên cũng là những nội dung dạy học được xác định ở các lớp.
1. Về phương pháp dạy học
a) Giáo dục quốc phòng - an ninh là môn học đặc thù cả về nội dung, phương pháp và hình thức thực hiện. Phương pháp giảng dạy giáo dục quốc phòng - an ninh nhằm đạt được hiệu quả tối ưu các mục tiêu của môn học.
b) Trong mỗi chủ đề, mỗi bài của chương trình cần có những phương pháp riêng thể hiện tính đặc thù của môn học. Trong phần dạy thực hành các kỹ năng quân sự, giáo viên phải thuần thục động tác, vừa giảng vừa thực hiện động tác mẫu, vừa sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp nhuần nhuyễn với việc sử dụng các giáo cụ trực quan. Trong những điều kiện cụ thể cần tận dụng tối đa các phương tiện dạy học hiện đại để thực hành giảng dạy.
c) Khi thực hành giảng các bài về lịch sử, truyền thống đánh giặc giữ nước, giáo viên không giảng theo thông sử mà trong mỗi giai đoạn lịch sử phải biết hệ thống lại và đúc kết được những điểm nổi bật về nghệ thuật đánh giặc giữ nước, những danh nhân lớn của dân tộc; phải nêu bật được những bài học kinh nghiệm đã được rút ra qua các cuộc đấu tranh giữ nước.
d) Rèn luyện từng bước cho học sinh những kỹ năng thực hành, trong đó cần chú ý cách thức tổ chức để tạo điều kiện học sinh có thể quan sát và tiến hành luyện tập hiệu quả nhất.
đ) Chú trọng phương pháp nghiên cứu, nêu vấn đề, tạo tình huống để học sinh độc lập suy nghĩ, giải quyết và phát biểu ý kiến hoặc thể hiện bằng hành động của mình.
2. Về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
a) Môn học giáo dục quốc phòng - an ninh phải được kiểm tra, ghi điểm vào học bạ, tính điểm trung bình chung với các môn học khác để đánh giá học lực của từng học sinh. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phải căn cứ vào mục tiêu của môn học với chuẩn kiến thức và kỹ năng đã được xác định; căn cứ vào tinh thần, thái độ học tập với động cơ học tập đúng đắn, có ý thức tổ chức kỷ luật; căn cứ vào khả năng tiếp thu kiến thức và kỹ năng thực hành động tác theo yêu cầu của từng bài.
b) Đánh giá kết quả học tập của học sinh phải có đủ 4 điểm kiểm tra sau:
- Kiểm tra miệng;
- Kiểm tra 15 phút;
- Kiểm tra 1 tiết;
- Kiểm tra học kỳ (lý thuyết hoặc thực hành).
3. Về vận dụng chương trình theo vùng, miền và các đối tượng học sinh
a) Chương trình được xây dựng để bố trí giảng dạy theo phân phối chương trình là 1 tiết/tuần. Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện thực tế, hằng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có hướng dẫn thực hiện chương trình cụ thể.
b) Các bài trong chương trình đều có tính độc lập tương đối, nên có thể thay đổi trình tự của một số bài ở mỗi lớp.
c) Có thể đưa thêm những kiến thức gắn với thực tiễn ở địa phương, đặc biệt đối với các bài về lịch sử và truyền thống của địa phương trong các phần liên hệ, mở rộng.
VI. CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CỦA MÔN HỌC
1. Lớp 10
Chủ đề | Mức độ cần đạt | Ghi chú |
1. Một số hiểu biết chung về quốc phòng, an ninh a) Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam; b) Lịch sử, truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam. | - Hiểu được những nội dung cơ bản về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, tài thao lược đánh giặc của tổ tiên; - Hiểu được những nét chính về lịch sử, bản chất, truyền thống anh hùng của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam; - Từ những truyền thống anh hùng của lực lượng vũ trang, rút ra được nét cơ bản của nghệ thuật quân sự qua mỗi giai đoạn. |
Những bài về nhận thức không xác định chuẩn về kỹ năng. |
2. Điều lệnh a) Đội ngũ từng người không có súng; b) Đội ngũ đơn vị. | 1. Kiến thức: - Hiểu được các động tác đội ngũ từng người không có súng; - Hiểu được thứ tự động tác tập hợp các đội hình cơ bản của tiểu đội, trung đội, làm cơ sở để vận dụng trong các hoạt động chung của nhà trường. 2. Kỹ năng: Thực hiện được các động tác từng người không có súng và biết điều khiển (chỉ huy) tập hợp các đội hình cơ bản của tiểu đội, trung đội. |
Đứng trên cương vị tiểu đội trưởng hoặc trung đội trưởng để tập hợp đội hình. |
3. Một số hiểu biết về phòng thủ dân sự a) Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai; b) Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương; c) Tác hại của ma tuý và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma tuý. | 1. Kiến thức: - Hiểu được tác hại và cách phòng tránh thông thường đối với một số loại bom, đạn và thiên tai, vận dụng vào điều kiện thực tế của địa phương; - Hiểu được nguyên nhân, cách cấp cứu ban đầu và dự phòng một số tai nạn thường gặp bằng biện pháp đơn giản; - Hiểu được tác hại của ma tuý và những hình thức, con đường gây nghiện. 2. Kỹ năng: - Biết cách phòng tránh thông thường đối với một số loại bom, đạn và thiên tai; - Biết cách xử lý đơn giản ban đầu các tai nạn thông thường; - Biết băng những vết thương bằng băng cuộn và ứng dụng các phương tiện sẵn có tại chỗ; - Biết cách phòng, chống ma tuý đối với bản thân và cộng đồng. |
|
2. Lớp 11
Chủ đề | Mức độ cần đạt | Ghi chú |
1. Một số hiểu biết chung về quốc phòng - an ninh a) Luật Nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh; b) Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia. | - Hiểu rõ những nội dung cơ bản của Luật Nghĩa vụ quân sự, đặc biệt là những quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự, sẵn sàng nhập ngũ, sẵn sàng phục vụ trong ngạch dự bị động viên. - Hiểu được những nội dung cơ bản về chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia; những khái niệm về biên giới và đường biên giới trên biển, thềm lục địa, đất liền và trên không. Xác định được trách nhiệm của mỗi công dân trong quản lý, xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia. |
|
2. Điều lệnh Đội ngũ đơn vị | 1. Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa của điều lệnh đội ngũ góp phần xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật trong học tập rèn luyện của mỗi học sinh và lớp học. Nắm vững những động tác đội ngũ từng người không có súng và thứ tự động tác tập hợp đội hình tiểu đội, trung đội. 2. Kỹ năng: Làm được động tác chỉ huy tập hợp các đội hình cơ bản của tiểu đội và trung đội. |
|
3. Kỹ thuật a) Giới thiệu súng tiểu liên AK và súng trường CKC; b) Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC; c) Kỹ thuật sử dụng lựu đạn. | 1. Kiến thức: - Nhận biết được súng tiểu liên AK và súng trường CKC; biết tính năng, cấu tạo, nguyên lý chuyển động và nguyên tắc tháo, lắp thông thường; - Hiểu được một số nội dung cơ bản về lý thuyết bắn và động tác bắn mục tiêu cố định; - Nắm chắc tính năng, cấu tạo, chuyển động gây nổ của lựu đạn; quy tắc dùng lựu đạn và tư thế động tác ném trúng đích, bảo đảm an toàn. 2. Kỹ năng: - Biết thực hành tháo, lắp thông thường súng tiểu liên AK hoặc súng trường CKC; biết thực hành bắn trúng mục tiêu cố định bằng súng tiểu liên AK hoặc súng trường CKC. - Thực hành được động tác ném lựu đạn trúng đích, đảm bảo an toàn. |
Có thể dự hội thao, hội thi tháo lắp thông thường súng tiểu liên AK ban ngày và bắn súng tiểu liên AK bài 1b. |
4. Một số hiểu biết về phòng thủ dân sự Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương. | 1. Kiến thức: Có kiến thức cơ bản, ban đầu về các kỹ thuật cầm máu tạm thời, cố định xương gãy, sơ cứu bỏng, hô hấp nhân tạo, chuyển thương. 2. Kỹ năng: Làm được các động tác cầm máu tạm thời, cố định xương gãy, hô hấp nhân tạo, chuyển thương. |
|
3. Lớp 12
Chủ đề | Mức độ cần đạt | Ghi chú |
1. Một số hiểu biết chung về quốc phòng - an ninh a) Một số hiểu biết về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; b) Tổ chức Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam; c) Nhà trường quân đội, công an và tuyển sinh đào tạo; d) Giới thiệu Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Công an; đ) Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc. | - Hiểu được những nội dung tối thiểu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân và xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh. Xây dựng ý thức trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc; - Hiểu được những chức năng, nhiệm vụ chính của một số tổ chức cơ bản trong Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam. Nhận biết được cấp bậc quân hàm, quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam; - Hiểu được hệ thống nhà trường quân đội, công an và chế độ tuyển sinh vào các trường quân sự, công an; giúp định hướng nghề nghiệp quân sự, công an; - Hiểu được những nội dung cơ bản của Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam và Luật Công an, những điều kiện tuyển chọn đào tạo, bổ sung vào đội ngũ sĩ quan thường trực và sĩ quan dự bị; hiểu được nghĩa vụ, quyền lợi của sĩ quan quân đội và sĩ quan công an; - Hiểu được tầm quan trọng của an ninh quốc gia và một số nội dung cơ bản trong phong trào toàn dân bảo vệ Tổ quốc; xây dựng ý thức trách nhiệm của học sinh đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc. |
|
2. Điều lệnh Đội ngũ đơn vị. | 1. Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa của điều lệnh đội ngũ là tạo được sức mạnh trong chấp hành kỷ luật, kỷ cương, trong thống nhất ý chí và hành động. 2. Kỹ năng: Thực hiện thuần thục các động tác đội ngũ từng người không có súng và động tác chỉ huy đội hình cơ bản của tiểu đội, trung đội bằng các khẩu lệnh. |
|
3. Chiến thuật a) Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường; b) Lợi dụng địa hình, địa vật. | 1. Kiến thức: - Hiểu được ý nghĩa, tác dụng các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường của cá nhân; - Hiểu rõ khái niệm, ý nghĩa, yêu cầu của các tư thế, động tác lợi dụng địa hình, địa vật. 2. Kỹ năng: Thực hành được các động tác vận động trong chiến đấu và bước đầu biết vận dụng phù hợp với các loại địa hình và trong các tình huống diễn ra. |
|
4. Một số hiểu biết về phòng thủ dân sự Kiến thức cơ bản về phòng không nhân dân. | 1. Kiến thức: Hiểu được những nội dung cơ bản, ban đầu về phòng không nhân dân, sự phá hoại của kẻ thù bằng đường không. 2. Kỹ năng: Biết cách phòng tránh đơn giản khi kẻ thù tiến công bằng đường không. |
|
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi 2005
- 2Luật Công an nhân dân 2005
- 3Luật nghĩa vụ quân sự 1981
- 4Luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi 1990
- 5Luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi 1994
- 6Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999
- 7Thông tư 31/2012/TT-BGDĐT về Chương trình Giáo dục quốc phòng - an ninh do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8Công văn 6353/BGDĐT-GDQP hướng dẫn thực hiện chương trình Giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 9Thông tư 02/2017/TT-BGDĐT Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 10Quyết định 322/QĐ-BGDĐT năm 2018 về công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo hết hiệu lực năm 2017
- 11Quyết định 287/QĐ-BGDĐT năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo kỳ 2014-2018
- 1Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Thông tư 02/2017/TT-BGDĐT Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Quyết định 322/QĐ-BGDĐT năm 2018 về công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo hết hiệu lực năm 2017
- 4Quyết định 287/QĐ-BGDĐT năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo kỳ 2014-2018
- 1Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi 2005
- 2Luật Công an nhân dân 2005
- 3Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục
- 4Nghị định 219-CP năm 1961 về việc huấn luyện quân sự cho quân nhân dự bị và dân quân tự vệ do Hội Đồng Chính Phủ ban hành
- 5Luật nghĩa vụ quân sự 1981
- 6Luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi 1990
- 7Luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi 1994
- 8Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999
- 9Nghị định 85/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 10Nghị định 116/2007/NĐ-CP về giáo dục quốc phòng - an ninh
- 11Nghị định 178/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 12Thông tư 31/2012/TT-BGDĐT về Chương trình Giáo dục quốc phòng - an ninh do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 13Công văn 6353/BGDĐT-GDQP hướng dẫn thực hiện chương trình Giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Quyết định 79/2007/QĐ-BGDĐT về Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh cấp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 79/2007/QĐ-BGDĐT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 24/12/2007
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Bành Tiến Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 849 đến số 850
- Ngày hiệu lực: 14/01/2008
- Ngày hết hiệu lực: 01/03/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra