Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 759/QĐ-UBND | Điện Biên, ngày 29 tháng 8 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo nhanh bền vững giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Thông tư 01/2017/TT-UBDT ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Ủy ban Dân tộc quy định chi tiết thực hiện dự án 2 (Chương trình 135) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định 1440/QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên phê duyệt Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Văn bản số 176/HĐND-KTNS ngày 23 tháng 8 năm 2017 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về việc cho áp dụng mức hỗ trợ, nội dung, mức chi các dự án được quy định tại Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2017 của Bộ Tài chính trên địa bàn tỉnh Điện Biên;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tạm thời về cơ chế tổ chức thực hiện nội dung, mức chi hỗ trợ dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo nguồn kinh phí sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 238/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành Quy định tạm thời về cơ chế tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Điện Biên giai đoạn 2017 - 2020.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 tỉnh Điện Biên; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ CƠ CHẾ TỔ CHỨC THỰC HIỆN NỘI DUNG, MỨC CHI HỖ TRỢ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, ĐA DẠNG HÓA SINH KẾ VÀ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 759/QĐ-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên)
Quy định này quy định tạm thời về cơ chế tổ chức thực hiện nội dung, mức chi hỗ trợ dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo nguồn kinh phí sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2020 (viết tắt là Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững), bao gồm:
1. Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện nghèo (tiểu dự án 3 - Dự án 1, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững) thuộc Chương trình 30a;
2. Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, các thôn/bản đặc biệt khó khăn (tiểu dự án 2 - Dự án 2, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững) thuộc Chương trình 135;
3. Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135 (Dự án 3, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững).
Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người dân, nhóm hộ và cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện nghèo; xã đặc biệt khó khăn và thôn đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 và các xã ngoài Chương trình 30a, Chương trình 135, trong đó: Ưu tiêu người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, người khuyết tật còn khả năng lao động thuộc hộ nghèo, phụ nữ thuộc hộ nghèo; tạo điều kiện để người sau cai nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trở về thuộc hộ nghèo tham gia dự án.
* Hộ mới thoát nghèo là hộ gia đình đã từng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, qua điều tra, rà soát hằng năm có thu nhập bình quân đầu người cao hơn chuẩn cận nghèo theo quy định của pháp luật hiện hành, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận và thời gian hỗ trợ kể từ khi ra khỏi danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo tối đa là 3 năm.
Điều 3. Điều kiện, nguyên tắc và phương thức hỗ trợ
1. Nguyên tắc, điều kiện hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo
a) Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng đất, phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới của địa phương;
Đối với dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, lựa chọn mô hình mang tính đặc thù, phù hợp với lợi thế so sánh của từng địa phương, hoặc là mô hình phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cộng đồng và doanh nghiệp, hoặc là mô hình giảm nghèo gắn với củng cố quốc phòng, an ninh;
b) Phù hợp với điều kiện, đặc điểm, nhu cầu của hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo;
c) Không gây ô nhiễm môi trường;
d) Đảm bảo công khai, dân chủ, bình đẳng giới, có sự tham gia và cam kết của người dân trong việc xây dựng và thực hiện dự án;
đ) Ưu tiên hộ tham gia dự án có điều kiện về đất đai, lao động và tư liệu sản xuất đáp ứng với nội dung của dự án và cam kết thực hiện đúng các nội dung đã đăng ký;
e) Hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia dự án phải có đơn đăng ký thoát nghèo, thoát cận nghèo;
g) Hộ không nghèo (không bao gồm hộ mới thoát nghèo) tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tự đảm bảo kinh phí thực hiện. Ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.
2. Hình thức, phương thức hỗ trợ
a) Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo thông qua các dự án do cộng đồng đề xuất. Cộng đồng có thể là nhóm hộ hoặc tổ nhóm hợp tác do các tổ chức chính trị - xã hội làm đại diện, được Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận (trong đó tỷ lệ hộ không nghèo tham gia nhóm hộ, tổ, nhóm hợp tác tối đa là 30%). Người đại diện của cộng đồng là tổ trưởng, trưởng nhóm do các thành viên cộng đồng bầu ra. Hộ không nghèo tham gia dự án là hộ có kinh nghiệm làm kinh tế giỏi, hiệu quả do cộng đồng đề xuất.
b) Hình thức hỗ trợ: Hỗ trợ bằng tiền mặt cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tham gia dự án.
c) Tùy theo yêu cầu, điều kiện cụ thể và căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan, đơn vị được giao chủ trì thực hiện dự án phối hợp với đơn vị liên quan xây dựng dự án với các nội dung: Tên dự án, loại mô hình (nếu có), thời gian triển khai (tối đa không quá 03 năm), địa bàn thực hiện, số hộ tham gia (cụ thể số hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và hộ không nghèo), các hoạt động của dự án, dự toán kinh phí thực hiện dự án, nguồn kinh phí thực hiện (ngân sách nhà nước hỗ trợ, vốn vay tín dụng ưu đãi, vốn lồng ghép thực hiện các chính sách và vốn đối ứng của các hộ gia đình tham gia mô hình), dự kiến hiệu quả của dự án, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp.
d) Tùy điều kiện cụ thể và khả năng huy động nguồn vốn hợp pháp khác, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định thu hồi một phần chi phí hỗ trợ (tiền mặt hoặc hiện vật) hoặc luân chuyển trên địa bàn thực hiện dự án cho phù hợp với từng mô hình và điều kiện cụ thể của từng hộ nghèo tại địa phương để nâng cao trách nhiệm của từng hộ nghèo, bảo đảm nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được tham gia thực hiện mô hình (áp dụng đối với dự án, mô hình hỗ trợ vật nuôi trâu, bò, dê).
1. Chi hỗ trợ dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo
1.1. Mức hỗ trợ dự án
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định mức hỗ trợ cụ thể đảm bảo phù hợp với điều kiện, đặc điểm, tính chất của từng dự án, mô hình và khả năng ngân sách của địa phương và chế độ, định mức chi tiêu hiện hành, đảm bảo mức hỗ trợ không quá 500 triệu đồng/dự án (mô hình).
1.2. Chi xây dựng và quản lý dự án
a) Mức chi xây dựng và quản lý dự án: Mức chi không quá 5% tổng kinh phí thực hiện dự án và không quá 10% mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho dự án. Trong đó:
- Cấp huyện (thực hiện: Thẩm định dự án, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện dự án....), mức hưởng bằng 35% tổng kinh phí chi xây dựng và quản lý dự án.
- Cấp xã (thực hiện: Lập kế hoạch xây dựng dự án, triển khai thực hiện dự án, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện, quyết toán dự án..), mức hưởng bằng 35 % tổng kinh phí chi xây dựng và quản lý dự án.
- Thôn, bản (tuyên truyền chủ trương, chính sách, chủ trì bình xét, lựa chọn hộ tham gia dự án..), mức hưởng bằng 15% tổng kinh phí chi xây dựng và quản lý dự án.
- Nhóm hộ thực hiện dự án (đại diện cho nhóm dự án, thực hiện tuyên truyền, điều phối các hoạt động dự án, theo dõi, đôn đốc thực hiện dự án, ...), mức hưởng bằng 15% tổng kinh phí chi xây dựng và quản lý dự án.
b) Nội dung chi và mức chi cụ thể
- Chi nghiên cứu, lập dự án, lập mô hình mới, mô hình thí điểm và xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện mô hình; xây dựng dự án nhân rộng và xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện mô hình đã được thử nghiệm thành công: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2015 của liên Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;
- Chi khảo sát, xác định, lựa chọn địa bàn thực hiện dự án, lựa chọn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, các hộ khác có nhu cầu và điều kiện để hỗ trợ phát triển sản xuất, tham gia mô hình thí điểm và mô hình nhân rộng; triển khai, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm mô hình: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Quyết định số 29/2010/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định hiện hành;
- Chi các nội dung khác về quản lý dự án: Mức chi cụ thể do cấp phê duyệt dự án quyết định đảm bảo không vượt quá mức quy định tại tiết a điểm 1.2 Khoản 1 Điều 4 Quy định này.
1.3. Chi tập huấn, phổ biến kiến thức, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người tham gia dự án, mô hình
a) Chi thuê hội trường, phông, bạt, bàn ghế, thiết bị loa đài (nếu có), công cụ, dụng cụ, vật tư, văn phòng phẩm trực tiếp phục vụ cho công tác tập huấn, phổ biến kiến thức, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật: Mức chi thực hiện theo hợp đồng (trong trường hợp thuê dịch vụ) hoặc giá thị trường tại địa phương và chứng từ chi tiêu hợp pháp (giấy biên nhận hoặc hóa đơn).
b) Tiền nước uống, tài liệu cho người tham dự: Thực hiện theo Quyết định số 29/2010/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định hiện hành.
c) Hỗ trợ tiền ăn, thuê chỗ nghỉ, tiền phương tiện đi lại cho người tham dự không hưởng lương từ ngân sách nhà nước (nếu có): Thực hiện theo Quyết định số 29/2010/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định hiện hành.
d) Chi thù lao cho báo cáo viên
- Mức chi quy định tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và các văn bản điều chỉnh, bổ sung, thay thế (nếu có);
- Trường hợp báo cáo viên là cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, trung tâm khuyến công, các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; nông dân sản xuất giỏi cấp huyện trở lên: Áp dụng mức chi cho giảng viên, báo cáo viên là cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các đơn vị cấp huyện và tương đương theo quy định hiện hành;
- Trường hợp báo cáo viên là tiến sĩ khoa học, tiến sĩ trong lĩnh vực nông nghiệp, khai thác thủy sản, nghệ nhân cấp tỉnh trở lên: Áp dụng mức chi đối với giảng viên, báo cáo viên là Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Vụ trưởng và Phó Vụ trưởng thuộc Bộ, Viện trưởng và Phó Viện trưởng thuộc Bộ; Cục trưởng, Phó Cục trưởng và các chức danh tương đương; Phó giáo sư; tiến sĩ; giảng viên chính theo quy định hiện hành.
đ) Chi mua vật tư phục vụ các lớp tập huấn đầu bờ: theo giá thị trường tại địa phương và chứng từ chi tiêu hợp pháp.
1.4. Chi hỗ trợ cán bộ trực tiếp đến tận hộ gia đình hướng dẫn thực hiện dự án, mô hình cho đến khi có kết quả
a) Chi chế độ công tác phí cho cán bộ theo quy định tại Quyết định số 29/2010/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định hiện hành.
b) Chi hỗ trợ cho cán bộ (ngoài tiền công tác phí): Tối đa 70.000 đồng/người/ngày thực địa.
1.5. Chi tổ chức đi thực tế học tập các dự án, mô hình có hiệu quả giữa các địa phương do thủ trưởng đơn vị quyết định trong phạm vi dự toán được giao
a) Chi công tác phí cho cán bộ, thuê xe, tiền ăn, tiền thuê phòng ngủ (nếu có): Mức chi theo quy định tại Quyết định số 29/2010/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định hiện hành.
b) Chi thù lao cho báo cáo viên: Mức chi quy định tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Trường hợp báo cáo viên là cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, trung tâm khuyến công, các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; nông dân sản xuất giỏi cấp huyện trở lên: Áp dụng mức chi cho giảng viên, báo cáo viên là cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các đơn vị cấp huyện và tương đương theo quy định hiện hành. Trường hợp báo cáo viên là tiến sĩ khoa học, tiến sĩ trong lĩnh vực nông nghiệp, khai thác thủy sản, nghệ nhân cấp tỉnh trở lên: Áp dụng mức chi đối với giảng viên, báo cáo viên là Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Vụ trưởng và Phó Vụ trưởng thuộc Bộ, Viện trưởng và Phó Viện trưởng thuộc Bộ; Cục trưởng, Phó Cục trưởng và các chức danh tương đương; Phó giáo sư; tiến sĩ; giảng viên chính theo quy định hiện hành.
2. Chi xây dựng và nhân rộng mô hình tạo việc làm công thông qua đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ ở thôn, bản, mô hình sản xuất nông, lâm kết hợp tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng và bảo vệ rừng; mô hình giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu
Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định loại mô hình, quy mô mô hình, thời gian triển khai, địa bàn thực hiện, số người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tham gia mô hình và các nội dung chi mô hình theo chế độ và mức hỗ trợ dự án không quá quy định tại điểm 1.1 Khoản 1 Điều 4 Quy định này.
3. Nội dung và mức chi chuyên môn của dự án
3.1. Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và nhân rộng mô hình giảm nghèo trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp
a) Mức hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo
- Mức hỗ trợ hộ nghèo không quá 10 triệu đồng/hộ; hộ cận nghèo không quá 7 triệu đồng/hộ; hộ mới thoát nghèo không quá 5 triệu đồng/hộ;
- Với nhóm hộ: Mức hỗ trợ tối đa/nhóm hộ = Số hộ nghèo x 10 triệu đồng + Số hộ cận nghèo x 7 triệu đồng + Số hộ mới thoát nghèo x 5 triệu đồng.
b) Các nội dung thực hiện, nội dung hỗ trợ
- Đối với dự án trồng trọt: Hỗ trợ giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc, nông cụ sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch;
- Đối với dự án chăn nuôi: Hỗ trợ giống, chuồng trại, thức ăn chăn nuôi, vắc xin tiêm phòng, máy móc, công cụ sản xuất;
- Đối với dự án lâm nghiệp: Hỗ trợ lần đầu giống cây lâm nghiệp theo quy trình trồng rừng sản xuất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón;
- Đối với dự án ngư nghiệp (khai thác): Hỗ trợ hầm bảo quản;
- Đối với dự án nuôi trồng thủy sản: Hỗ trợ giống, thức ăn, vắc xin, cải tạo diện tích nuôi trồng thủy sản, ngư cụ đánh bắt.
Đối tượng tham gia các dự án quy định trên được hỗ trợ 100% tiền mua giống cây trồng, vật nuôi, vật tư... nhưng không quá mức hỗ trợ quy định tại tiết a điểm 3.1 Khoản 3 Điều 4 Quy định này và đảm bảo tổng mức hỗ trợ cho các đối tượng tham gia dự án không quá 500 triệu đồng/dự án quy định tại điểm 1.1 Khoản 1 Điều 4 Quy định này.
c) Định mức kĩ thuật
Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện nghèo; xã đặc biệt khó khăn, các thôn/bản đặc biệt khó khăn; các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135 áp dụng theo định mức kĩ thuật được ban hành theo: Quyết định số 20/2014/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên quy định mức hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2014-2015 trên địa bàn tỉnh Điện Biên, Quyết định số 35/2014/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên sửa đổi, bổ sung Định mức kinh tế - kỹ thuật tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 20/2014/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên (có Biểu số 01, 02, 03, 04 Phụ lục số 6 kèm theo).
3.2. Dự án hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ
a) Hỗ trợ nhà xưởng, máy móc, thiết bị, công cụ, vật tư sản xuất; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người nghèo trong phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm: Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định. Mức hỗ trợ theo hợp đồng thuê, mua, sửa chữa và các chứng từ chi tiêu hợp pháp, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, mức hỗ trợ dự án không quá quy định tại điểm 1.1 Khoản 1 Điều 4 Quy định này.
b) Hỗ trợ dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận thị trường, tạo việc làm: Nguồn kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách địa phương; kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016-2020. Mức hỗ trợ thực hiện theo các quy định về dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận thị trường, tạo việc làm hiện hành.
3.3. Hỗ trợ tạo đất sản xuất
a) Điều kiện được hỗ trợ
Hộ nghèo ở huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn và thôn đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thiếu đất sản xuất hoặc không có đất sản xuất theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
b) Mức hỗ trợ
15 triệu đồng/ha khai hoang, 10 triệu đồng/ha phục hóa, 15 triệu đồng/ha cải tạo thành ruộng bậc thang. Riêng đối với cải tạo thành nương xếp đá, mức hỗ trợ bằng mức cải tạo thành ruộng bậc thang.
3.4. Hỗ trợ khoán chăm sóc, bảo vệ rừng (chỉ áp dụng với huyện nghèo)
a) Đối tượng và nội dung hỗ trợ
- Hộ nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng: Được hỗ trợ tiền khoán chăm sóc, bảo vệ rừng và hưởng lợi từ rừng;
- Hộ gia đình thực hiện bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên được hỗ trợ tiền bảo vệ rừng, tiền trồng rừng bổ sung;
- Hộ gia đình nghèo tham gia trồng rừng thì được hỗ trợ gạo trong thời gian chưa tự túc được lương thực;
b) Mức hỗ trợ
Theo quy định tại Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020; Thông tư liên tịch số 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 27 tháng 6 năm 2016 của liên Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Nghị định số 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
4. Các quy định của Trung ương, của tỉnh áp dụng thực hiện cho các nội dung và mức chi hỗ trợ tại Khoản 1, 2, 3 Điều này khi cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng thực hiện theo quy định mới ban hành.
Điều 5. Trình tự, thủ tục xây dựng dự án
1. Bước 1: Lập Kế hoạch dự án
a) Cấp huyện
- Ban hành Kế hoạch về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế theo quy hoạch trên địa bàn huyện;
- Trên cơ sở Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo dự kiến nguồn vốn phân bổ đối với từng dự án của từng xã, làm cơ sở để Ủy ban nhân dân cấp xã lập Kế hoạch xây dựng dự án.
b) Cấp xã
- Căn cứ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Kế hoạch về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế theo quy hoạch của địa phương;
- Thông báo chủ trương đầu tư và chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và nhân rộng mô hình giảm nghèo; tuyên truyền, phổ biến tới các thôn/bản để nhân dân trên địa bàn biết, xác định nhu cầu và xây dựng dự án.
2. Bước 2: Xây dựng Dự án
a) Trưởng thôn, bản
- Phổ biến chủ trương của xã về dự kiến dự án hỗ trợ, tập hợp không bỏ sót đối tượng và phát phiếu cho các hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đăng ký nhu cầu tham gia dự án (Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quyết định này);
- Căn cứ vào phiếu đăng ký tham gia dự án của các hộ và đề xuất trưởng nhóm của các hộ; trưởng thôn/bản tổ chức họp thôn, bản bình xét chọn lựa hộ tham gia dự án, lập biên bản (theo Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quyết định này) sau đó lập danh sách hộ, nhóm hộ (theo Phụ lục 03 ban hành kèm theo Quyết định này), hồ sơ gồm 04 bộ và gửi về Ủy ban nhân dân cấp xã 03 bộ hồ sơ, 01 bộ lưu tại thôn, bản.
b) Ủy ban nhân dân cấp xã (chủ đầu tư)
Thành lập Ban quản lý cấp xã, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã làm Trưởng ban, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã làm Phó trưởng ban, thành viên Ban quản lý gồm: Đại diện cán bộ chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện các tổ chức đoàn thể và đại diện cộng đồng dân cư. Ban quản lý cấp xã có trách nhiệm tổng hợp danh sách các hộ đăng ký tham gia dự án, lập hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định, phê duyệt. Hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt dự án;
- Phiếu đăng ký của các hộ tham gia dự án (theo Phụ lục 01 kèm theo Quyết định này);
- Biên bản họp thôn, bản (theo Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quyết định này);
- Danh sách hộ đăng ký tham gia dự án (theo Phụ lục 03 ban hành kèm theo Quyết định này);
- Thuyết minh dự án (theo Phụ lục 04 ban hành kèm theo Quyết định này);
- Bảng kê hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp, hợp tác xã với nông dân tham gia dự án (nếu có) (theo Phụ lục 05 kèm theo Quyết định này);
- Hồ sơ dự án hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo, trong đó quy định cụ thể cơ chế thu hồi, quay vòng vốn phù hợp với từng loại dự án (nếu có);
- Bảng kê hỗ trợ hộ gia đình (nếu có); cam kết hoàn lại một phần kinh phí hỗ trợ (bằng tiền hoặc hiện vật) của hộ gia đình được hỗ trợ (nếu có);
- Đơn đăng ký thoát nghèo thoát cận nghèo của hộ tham gia dự án;
- Giấy ủy quyền đại diện hộ nhận hỗ trợ.
Hồ sơ trên lập thành 03 bộ: 01 bộ gửi đến Ủy ban nhân dân cấp huyện; 01 bộ lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã, 01 bộ chuyển về thôn, bản.
3. Bước 3. Thẩm định, phê duyệt dự án
Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp nhận hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp xã trình, sau đó giao cho các phòng chuyên môn thẩm định lại thủ tục hồ sơ, nội dung dự án trong 12 ngày làm việc Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định phê duyệt dự án và gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã triển khai thực hiện. Trường hợp thủ tục hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ các phòng chuyên môn phải thông báo rõ lý do bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã biết trong 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
4. Bước 4: Tổ chức thực hiện dự án
Trên cơ sở dự án được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện như sau:
- Thông báo cho người dân, doanh nghiệp, hợp tác (nếu có) về nội dung của dự án; chế độ chính sách hỗ trợ; danh sách hộ tham gia dự án, đại diện nhóm trưởng của dự án;
- Giao Trưởng nhóm dự án có trách nhiệm: Điều phối các hoạt động dự án; theo dõi, đôn đốc các hộ gia đình trong nhóm triển khai thực hiện dự án; đại diện ký nhận hoặc xác nhận về các khoản hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho các hộ, nhóm hộ thực hiện dự án;
- Phối hợp với các đoàn thể chính trị-xã hội ở địa phương tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát dự án theo nội dung được phê duyệt.
5. Bước 5: Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện
a) Cấp huyện
- Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Tổ công tác giúp việc cho Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện. Thành viên tổ công tác gồm: Đại diện cán bộ của phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Dân tộc, Trạm Khuyến nông, phân công trách nhiệm thành viên trong Tổ, phụ trách theo địa bàn xã hoặc theo loại hình dự án;
- Tổ công tác có nhiệm vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện dự án tại các xã và định kỳ hàng Quý, 6 tháng, năm tổ chức họp Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện, kịp thời đề xuất, kiến nghị giải quyết các vướng mắc phát sinh trong tổ chức thực hiện.
b) Cấp xã
- Chủ động triển khai quy trình lập kế hoạch đầu tư cấp xã thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (theo quy định tại Thông tư số 01/2017/TT-BKHĐT ngày 14 tháng 02 năm 2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn quy trình lập kế hoạch đầu tư cấp xã thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia).
- Ban quản lý cấp xã phân công trách nhiệm thành viên Ban quản lý, phụ trách theo địa bàn thôn/bản hoặc theo loại hình dự án; cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, kiểm tra, giám sát trong suốt quá trình thực hiện dự án;
- Tổng hợp, đánh giá và báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện dự án về Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Điều 6. Quản lý, cấp phát, thanh quyết toán nguồn kinh phí
1. Quyết toán vốn hỗ trợ các dự án hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo
Thực hiện theo Điều 12 Mục 2 Chương II Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.
2. Việc quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán kinh phí để thực hiện các dự án quy định tại Quyết định này cho các cơ quan, đơn vị và cho từng hộ dân phải chặt chẽ, đảm bảo đúng mục tiêu, đúng đối tượng, theo chế độ quy định. Đối với những khoản thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt cho các hộ dân, Ủy ban nhân dân cấp xã phải lập danh sách cho từng hộ dân ký nhận, có xác nhận của trưởng thôn, bản và thực hiện đầy đủ thủ tục, chứng từ theo chế độ quy định.
3. Đối với giống cây trồng, vật nuôi và những hàng hóa khác mua của dân để sử dụng vào các dự án của Chương trình thì giá cả phải phù hợp mặt bằng chung của giá cả trên địa bàn cùng thời điểm (Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện có trách nhiệm thẩm định đảm bảo phù hợp với mặt bằng chung của giá cả trên địa bàn cùng thời điểm); chứng từ để thanh toán là giấy biên nhận mua bán với các hộ dân, có xác nhận của trưởng thôn, bản nơi bán, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
4. Hộ gia đình, nhóm hộ được xem xét cấp tạm ứng kinh phí tối đa không quá 70% giá trị hỗ trợ, thời điểm cấp tạm ứng được ghi trong nội dung dự án đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. Sau khi các hộ gia đình hoặc nhóm hộ đã mua cây trồng, vật nuôi... có biên bản nghiệm thu của Ủy ban nhân dân cấp xã và đại diện Trưởng thôn, bản, Trưởng nhóm hộ thì được Ủy ban nhân dân cấp xã thanh toán số kinh hỗ trợ còn lại cho các hộ dân tham gia dự án. Trường hợp các hộ gia đình đã ứng vốn mà không mua cây trồng, vật nuôi phải có trách nhiệm hoàn trả ngay số tiền đã ứng cho Ủy ban nhân dân cấp xã.
5. Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm lập hồ sơ thanh toán gửi cơ quan kiểm soát chi theo quy định, hồ sơ gồm:
- Quyết định phê duyệt dự án (mô hình) hỗ trợ phát triển sản xuất của Ủy ban nhân dân cấp huyện (kèm theo các phụ lục được lập theo hướng dẫn tại Quyết định này);
- Hồ sơ dự án hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo, trong đó quy định cụ thể cơ chế thu hồi, quay vòng vốn phù hợp với từng loại dự án (nếu có);
- Bảng kê hỗ trợ hộ gia đình (nếu có); cam kết hoàn lại một phần kinh phí hỗ trợ (bằng tiền hoặc hiện vật) của hộ gia đình được hỗ trợ (nếu có);
- Hồ sơ đề nghị tạm ứng: Chứng từ đề nghị cấp tạm ứng, kèm theo danh sách hộ, nhóm hộ đề nghị tạm ứng;
- Hồ sơ đề nghị thanh toán:
+ Chứng từ đề nghị thanh toán, thu hồi tạm ứng;
+ Bảng kê danh sách nhận tiền tạm ứng có chữ ký của đại diện hộ, nhóm hộ và có xác nhận của trưởng thôn, bản và Ủy ban nhân dân cấp xã;
+ Giấy biên nhận mua bán của các hộ dân, có xác nhận của trưởng thôn, bản nơi bán, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận: Bảng kê danh sách hộ, nhóm hộ và số tiền đề nghị thanh toán hỗ trợ theo các giấy biên nhận; Biên bản nghiệm thu cây trồng, vật nuôi ... của Ủy ban nhân dân cấp xã và đại diện của trưởng thôn, bản, trưởng nhóm hộ;
+ Các chứng từ khác theo nội dung, mức chi của dự án.
6. Cơ quan kiểm soát, thanh toán
Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, các thôn, bản đặc biệt khó khăn và các xã ngoài Chương trình 30a, Chương trình 135 do Kho bạc Nhà nước cấp huyện thực hiện việc kiểm soát, thanh toán theo quy định.
Điều 7. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đối với các dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, thuộc dự án Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Điện Biên;
- Ban hành hướng dẫn cụ thể đối với các dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế thuộc dự án Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Điện Biên;
- Định kỳ sơ kết 6 tháng, tổng kết năm báo cáo cơ quan thường trực Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) theo mẫu tại Thông tư số 39/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình kiểm tra, giám sát đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đối với các dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc dự án Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Điện Biên;
- Ban hành hướng dẫn cụ thể đối với các dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc dự án Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Điện Biên;
- Định kỳ sơ kết 6 tháng, tổng kết năm báo cáo chung toàn tỉnh về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh theo mẫu tại Thông tư số 39/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình kiểm tra, giám sát đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
3. Ban Dân tộc tỉnh
- Phối hợp hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đối với các dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, các thôn/bản đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135;
- Tổng hợp, đánh giá và báo cáo về kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ theo Chương trình 135 định kỳ 6 tháng, 01 năm về Ủy ban nhân dân tỉnh và cơ quan thường trực Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) theo mẫu tại Thông tư số 39/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình kiểm tra, giám sát đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
4. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổng hợp, trình UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc cấp phát, quản lý, thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ quy định tại Quyết định này.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã triển khai quy trình lập Kế hoạch đầu tư cấp xã thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia theo Thông tư số 01/2017/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
6. Kho bạc Nhà nước tỉnh
- Tổ chức công tác kiểm soát, thanh toán vốn theo quy trình nghiệp vụ và quy định của Nhà nước;
- Kho bạc Nhà nước chỉ kiểm soát thanh toán căn cứ các tài liệu do chủ đầu tư cung cấp và theo nguyên tắc đã quy định, không chịu trách nhiệm về tính chính xác của đối tượng, đơn giá, khối lượng, chất lượng và giá trị đề nghị hỗ trợ. Trường hợp phát hiện quyết định của cấp có thẩm quyền trái với quy định hiện hành, Kho bạc Nhà nước có văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét và nêu rõ ý kiến đề xuất. Nếu quá thời gian quy định mà không có trả lời hoặc trả lời thấy chưa phù hợp với quy định phải có văn bản báo cáo lên cấp có thẩm quyền cao hơn để xem xét, xử lý.
7. Các Sở, ban, ngành có liên quan trong phạm vi, chức năng nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện các quy định tại Quyết định này.
Điều 8. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng dự toán chi thực hiện các chính sách hỗ trợ các dự án trên cùng với thời kỳ, xây dựng dự toán ngân sách hàng năm của địa phương;
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chính sách hỗ trợ thực hiện các dự án đến cơ quan, đơn vị và nhân dân trên địa bàn;
- Ban hành Kế hoạch về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế theo quy hoạch trên địa bàn huyện; thông báo dự kiến vốn phân bổ đối với từng dự án của từng xã, để biết lập Kế hoạch xây dựng dự án;
- Thành lập Tổ công tác giúp việc cho Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình MTQG cấp huyện để hướng dẫn, kiểm tra cấp xã thực hiện dự án;
- Chỉ đạo các phòng chức năng tổ chức thẩm định thủ tục hồ sơ, nội dung dự án do Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị; phê duyệt và chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện Dự án; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện dự án. Chỉ đạo việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán nguồn kinh phí theo quy định;
- Đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ cấp xã thực hiện tốt nhiệm vụ của chủ đầu tư;
- Chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên;
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ quý, 6 tháng, 01 năm với Ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở, ban ngành có liên quan về kết quả và tiến độ thực hiện dự án.
Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
- Thành lập Ban quản lý cấp xã để tổ chức triển khai thực hiện dự án trên địa bàn;
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến tới các thôn/bản để nhân dân trên địa bàn biết, làm cơ sở xác định nhu cầu và xây dựng dự án;
- Chỉ đạo Trưởng thôn, bản hướng dẫn các hộ lập phiếu đăng ký tham gia dự án và đề xuất trưởng nhóm của các hộ; tổ chức hợp bình xét, chọn lựa hộ tham gia dự án;
- Giao Ban quản lý cấp xã có trách nhiệm tổng hợp danh sách các hộ đăng ký tham gia dự án, tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định, phê duyệt;
- Thông báo kết quả phê duyệt dự án của Ủy ban nhân dân cấp huyện, chế độ chính sách hỗ trợ và tiến độ thực hiện dự án; công khai mức hỗ trợ cho từng hộ dân theo từng chính sách, chế độ được hỗ trợ. Công khai hỗ trợ trực tiếp cho các hộ dân tham gia dự án. Trường hợp người dân đã lập phiếu đăng ký tham gia dự án nhưng không được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt thì phải thông báo lý do để người dân biết;
- Phối hợp với các đoàn thể chính trị xã hội ở địa phương để tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát dự án theo nội dung được phê duyệt;
- Cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, kiểm tra, giám sát trong suốt quá trình thực hiện dự án trên địa bàn xã;
- Quản lý, sử dụng, thanh quyết toán nguồn kinh phí thực hiện dự án theo quy định. Chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp huyện về tổ chức triển khai thực hiện dự án trên địa bàn;
- Tổng hợp, đánh giá và báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện dự án định kỳ quý, 6 tháng 01 năm về Ủy ban nhân dân cấp huyện.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy định này; báo cáo, đánh giá việc thực hiện Quy định này theo quy định của pháp luật.
2. Quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh, các cơ quan, tổ chức và cá nhân phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung Quy định cho phù hợp.
Trên đây là Quy định tạm thời về cơ chế tổ chức thực hiện, mức hỗ trợ chính sách hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo nguồn kinh phí sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm ý nghèo bền vững tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2020. Các Sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai thực hiện./.
PHIẾU ĐĂNG KÝ THAM GIA DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, NGÀNH NGHỀ, DỊCH VỤ DU LỊCH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 759/QĐ-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên)
UBND Xã………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| …………., ngày …. tháng …. năm …….. |
PHIẾU ĐĂNG KÝ THAM GIA DỰ ÁN……………..
Họ tên chủ hộ:
Địa chỉ: (Thôn, xã, huyện)
1. Điều kiện sản xuất của hộ gia đình
TT | Nội dung | Đơn vị tính | Số lượng | Ghi chú |
1 | Diện tích đất để tham gia dự án | m2 |
|
|
2 | Lao động trong độ tuổi |
|
|
|
3 | Điều kiện khác |
|
|
|
2. Nội dung đăng ký tham gia dự án
TT | Nội dung | Đơn vị tính | Số lượng | Ghi chú |
1 | Giống cây trồng |
|
|
|
2 | Giống vật nuôi |
|
|
|
3 | Phân bón |
|
|
|
4 | Máy móc, thiết bị |
|
|
|
5 | ………………………………….. |
|
|
|
- Nội dung đăng ký tham gia dự án: (địa điểm, mục tiêu)
- Theo dự kiến dự án…………………. của xã, cam kết có đủ nguồn lực (đất đai, nhân công, chuồng trại...vv) để thực hiện các hoạt động nói trên. Cam kết thực hiện đầy đủ các nội dung, quy định của dự án;
Hộ xin cam đoan thực hiện đầy đủ các điều đã cam kết trên; nếu sai hộ xin chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Đại diện trưởng nhóm | Chủ hộ đăng ký (Ký tên) |
BIÊN BẢN HỌP THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên)
UBND Xã………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| …………., ngày …. tháng …. năm …….. |
BIÊN BẢN HỌP THÔN
Hôm nay, ngày tháng năm 20...., tại (ghi rõ địa điểm tổ chức họp) thôn …………Đã tổ chức họp để: (nêu mục đích cuộc họp).
- Chủ trì cuộc họp: (ghi rõ họ, tên, chức danh người chủ trì).
- Thư ký cuộc họp: (ghi rõ họ, tên, chức danh).
- Thành phần tham gia:
+ Đại diện các tổ chức, đoàn thể tham gia: .......................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
+ Số lượng hộ tham gia: ……………..hộ
1. Nội dung cuộc họp
- Phổ biến dự kiến dự án về hỗ trợ phát triển sản xuất, ngành nghề, dịch vụ du lịch nông nghiệp, nông thôn của xã (tên dự án cụ thể);
- Phổ biến chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình giảm nghèo
- Bình xét hộ đủ điều kiện về đất đai, lao động tham gia dự án
- Quyết định hộ tham gia dự án.
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
- Do Ông/Bà: …………………………….Nhóm trưởng (đại diện nhóm).
2. Kết quả cuộc họp
- Danh sách các hộ được lựa chọn tham gia dự án... hộ (có danh sách kèm theo)
- Nội dung dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đề nghị chỉnh sửa, bổ sung …………….
- Phương thức tổ chức thực hiện dự án...............................................................................
Cuộc họp đã kết thúc vào.. ..giờ …….cùng ngày. Các thành viên tham dự đã thống nhất nội dung biên bản./.
Đại diện hộ dân | Thư ký | Chủ trì (Trưởng thôn) |
DANH SÁCH HỘ THAM GIA DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, NGÀNH NGHỀ, DỊCH VỤ DU LỊCH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 759/QĐ-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên)
UBND Xã………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| …………., ngày …. tháng …. năm …….. |
DANH SÁCH HỘ THAM GIA
DỰ ÁN………………….
Căn cứ vào biên bản họp thôn... ngày…. tháng ….năm …….về lựa chọn danh sách hộ tham gia và nội dung thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình giảm nghèo năm 20...;
Căn cứ nhu cầu của các hộ tham gia thực hiện dự án;
Danh sách các hộ đăng ký tham gia dự án và nhận hỗ trợ như sau:
TT | Họ và tên | Địa chỉ | Diện tích đất SX | Lao động | Đăng ký hỗ trợ | Ghi chú | |||||
Giống cây trồng, vật nuôi | Vật tư | Phân bón | Đóng góp đối ứng bằng vốn tự có | Đăng ký vay từ NHCSXH | ……… |
| |||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số hộ tham gia:.........................................................................................................
Người lập | Xác nhận của UBND xã |
THUYẾT MINH DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, NGÀNH NGHỀ, DỊCH VỤ DU LỊCH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 759/QĐ-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên)
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| …………., ngày …. tháng …. năm …….. |
THUYẾT MINH DỰ ÁN
Tên dự án ……………..
1. Mục tiêu dự án
- Phát triển sản xuất để tạo việc làm, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu nhập từ sản xuất …………..
- Thu nhập tăng thêm của các hộ nghèo tham gia dự án.
- Số hộ thoát nghèo sau khi tham gia dự án.
2. Nội dung dự án
- Địa điểm triển khai: (thôn, bản).
- Tóm tắt nội dung dự án (loại hình sản xuất, qui mô, tổng số hộ tham gia, doanh nghiệp liên kết tiêu thụ, kèm theo danh sách hộ, doanh nghiệp, HTX tham gia dự án).
- Các yêu cầu về kỹ thuật: giải thích rõ các yêu cầu chi tiết về mặt kỹ thuật liên quan đến các hoạt động dự án. Ví dụ: Tên giống, chủng loại, yêu cầu chất lượng, số lượng hỗ trợ, các loại vật tư, thiết bị cần thiết hỗ trợ (tên, chủng loại, thông số kỹ thuật, số lượng hỗ trợ,...), quy trình kỹ thuật áp dụng...vv.
- Thời gian triển khai
- Dự kiến đạt được ………..
3. Các hoạt động của dự án (nếu dự án bao gồm nhiều năm thì mỗi năm làm 1 bảng và 1 bảng tổng hợp chung theo mẫu sau).
a) Hoạt động sản xuất | Đơn vị tính: triệu đồng |
TT | Tên hoạt động | Số hộ, nhóm hộ tham gia | Số lượng, khối lượng | Đơn giá | Thành tiền | Dự án hỗ trợ | Dân đóng góp | Thời gian thực hiện và các ghi chú khác | |
Vốn tự có | Vay từ NH CSXH | ||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ……….. | …… | ……… |
|
| ….. | …. | .... | …… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng kinh phí |
|
|
|
|
|
|
|
|
b) Hoạt động tiêu thụ sản phẩm
- Tên Doanh nghiệp liên kết tiêu thụ sản phẩm
- Hình thức tiêu thụ sản phẩm
- Khối lượng và giá trị sản phẩm cần tiêu thụ:
TT | Tên sản phẩm | ĐVT | Khối lượng | Đơn giá dự kiến | Giá trị (Triệu đồng) | Số Km cần vận chuyển | Số tiền đề nghị hỗ trợ | Ghi chú |
1 | Cây | Tấn |
|
|
|
|
|
|
2 | Con | Tấn |
|
|
|
|
|
|
3 | Các sản phẩm khác | Tấn |
|
|
|
|
|
|
…… |
|
|
|
|
|
|
|
|
4. Kinh phí thực hiện dự án
4.1 - Tổng kinh phí thực hiện dự án:
Trong đó:
- Nhà nước hỗ trợ: ………..triệu đồng;
- Đối ứng bằng vốn tự có của hộ: ……………….Triệu đồng;
- Vay ngân hàng CSXH (hộ vay)…………………Triệu đồng;
- Nguồn vốn khác ………………….Triệu đồng;
4.2 - Tạm ứng kinh phí:
- Số kinh phí tạm ứng: ……….(…….%);
- Thời điểm tạm ứng: …………………..
5. Tổ chức thực hiện dự án:
- Nêu rõ phương thức tổ chức thực hiện: .........................................................................
- Trách nhiệm của các hộ tham gia dự án: .......................................................................
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã, trưởng thôn, bản và cán bộ tham gia thực hiện dự án:
6. Kiểm tra, đánh giá, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện dự án
- Nêu rõ nội dung hình thức kiểm tra, đánh giá thực hiện dự án;
- Phân công tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm tra, đánh giá, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện dự án.
| Ngày tháng năm 20 …… |
BẢNG ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 759/QĐ-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên)
Đơn vị tính: triệu đồng
Căn cứ vào hợp đồng và Biên bản thanh lý hợp đồng giữa Ủy ban nhân dân xã …………….và Công ty (Hợp tác xã)…………. Ngày…… tháng….. năm………. về tiêu thụ sản phẩm cho dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình giảm nghèo năm 20…..;
Nội dung nhận hỗ trợ như sau:
TT | Nội dung sản phẩm tiêu thụ (Theo hợp đồng) | ĐVT | Địa chỉ | Số km | Thành tiền (Triệu đồng) | Ghi chú |
1 | Cây | Tấn |
|
|
|
|
2 | Con | Tấn |
|
|
|
|
3 | Các sản phẩm khác | Tấn |
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số tiền đề nghị được hỗ trợ: …………đồng (bằng chữ………………………………….. )
Ghi chú: số km là khoảng cách được tính từ địa điểm sản xuất của nông dân đến cơ sở chế biến hoặc sơ chế sản phẩm của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Doanh nghiệp (Hợp tác xã) | Xác nhận của UBND xã |
ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 759/QĐ-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên)
A. ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT TRỒNG CÂY HÀNG NĂM
TT | Tên vật tư | ĐVT | Định mức | Nhà nước hỗ trợ | Nông dân đóng góp |
I | CÂY LƯƠNG THỰC |
|
|
|
|
1 | LÚA THUẦN |
|
|
|
|
1.1 | Giống | Kg/ha | 80 | 100% |
|
1.2 | Ure | Kg/ha | 180 | 100% |
|
1.3 | Lân văn điển | Kg/ha | 350 | 100% |
|
1.4 | Kali Clorua | Kg/ha | 120 | 100% |
|
1.5 | Vôi bột | Kg/ha | 500 | 100% |
|
1.6 | Thuốc bảo vệ thực vật | Đồng/ha | 600.000 | 100% |
|
1.7 | Thuốc trừ cỏ | Đồng/ha | 300.000 | 100% |
|
1.8 | Phân hữu cơ | Tấn/ha | 5-8 |
| 100% |
1.9 | Công lao động | Công/ha | 200 |
| 100% |
2 | LÚA LAI |
|
|
|
|
2.1 | Giống | Kg/ha | 30 | 100% |
|
2.2 | Ure | Kg/ha | 220 | 100% |
|
2.3 | Lân văn điển | Kg/ha | 450 | 100% |
|
2.4 | Kali Clorua | Kg/ha | 140 | 100% |
|
2.5 | Vôi bột | Kg/ha | 600 | 100% |
|
2.6 | Thuốc bảo vệ thực vật | Đồng/ha | 500.000 | 100% |
|
2.7 | Thuốc trừ cỏ | Đồng/ha | 300.000 | 100% |
|
2.8 | Phân hữu cơ | Tấn/ha | 5-8 |
| 100% |
2.9 | Công lao động | Công/ha | 200 |
| 100% |
3 | LÚA CẠN |
|
|
|
|
3.1 | Giống | Kg/ha | 120 | 100% |
|
3.2 | Ure | Kg/ha | 150 | 100% |
|
3.3 | Lân văn điển | Kg/ha | 250 | 100% |
|
3.4 | Kali Clorua | Kg/ha | 100 | 100% |
|
3.5 | Thuốc bảo vệ thực vật | Đồng/ha | 300.000 | 100% |
|
3.6 | Thuốc trừ cỏ | Đồng/ha | 300.000 | 100% |
|
3.7 | Phân hữu cơ | Tấn/ha | 5 |
| 100% |
3.8 | Công lao động | Công/ha | 150 |
| 100% |
4 | NGÔ LAI |
|
|
|
|
3.1 | Giống | Kg/ha | 17 | 100% |
|
3.2 | Ure | Kg/ha | 300 | 100% |
|
3.3 | Lân văn điển | Kg/ha | 500 | 100% |
|
3.4 | Kali Clorua | Kg/ha | 120 | 100% |
|
3.5 | Thuốc bảo vệ thực vật | Đồng/ha | 400.000 | 100% |
|
3.6 | Thuốc trừ cỏ | Đồng/ha | 300.000 | 100% |
|
3.7 | Phân hữu cơ | Tấn/ha | 5-8 |
| 100% |
3.8 | Công lao động | Công/ha | 150 |
| 100% |
II | CÂY CÔNG NGHIỆP NGẮN NGÀY |
|
|
| |
1 | ĐẬU TƯƠNG |
|
|
|
|
1.1 | Giống | Kg/ha | 70 | 100% |
|
1.2 | Ure | Kg/ha | 70 | 100% |
|
1.3 | Lân văn điển | Kg/ha | 280 | 100% |
|
1.4 | Kali Clorua | Kg/ha | 100 | 100% |
|
1.5 | Vôi bột | Kg/ha | 500 | 100% |
|
1.6 | Thuốc bảo vệ thực vật | Đồng/ha | 500.000 | 100% |
|
1.7 | Phân hữu cơ | Tấn/ha | 5 |
| 100% |
1.8 | Công lao động | Công/ha | 150 |
| 100% |
2 | LẠC |
|
|
|
|
2.1 | Giống | Kg/ha | 180 | 100% |
|
2.2 | Ure | Kg/ha | 80 | 100% |
|
2.3 | Lân văn điển | Kg/ha | 380 | 100% |
|
2.4 | Kali Clorua | Kg/ha | 100 | 100% |
|
2.5 | Vôi bột | Kg/ha | 500 | 100% |
|
2.6 | Thuốc bảo vệ thực vật | Đồng/ha | 500.000 | 100% |
|
2.7 | Phân hữu cơ | Tấn/ha | 5 |
| 100% |
2.8 | Công lao động | Công/ha | 150 |
| 100% |
III | CÂY HOA MẦU |
|
|
|
|
1 | KHOAI TÂY |
|
|
|
|
1.1 | Giống | Kg/ha | 1.200 | 100% |
|
1.2 | Ure | Kg/ha | 250 | 100% |
|
1.3 | Lân văn điển | Kg/ha | 500 | 100% |
|
1.4 | Kali Clorua | Kg/ha | 250 | 100% |
|
1.5 | Vôi bột | Kg/ha | 500 | 100% |
|
1.6 | Thuốc bảo vệ thực vật | Đồng/ha | 500.000 | 100% |
|
1.7 | Phân hữu cơ | Tấn/ha | 5 |
| 100% |
1.8 | Công lao động | Công/ha | 150 |
| 100% |
B. ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ĂN QUẢ
TT | Tên vật tư | ĐVT | Định mức | Nhà nước hỗ trợ | Nông dân đóng góp |
I | CÂY BƯỞI |
|
|
|
|
1 | Giống trồng mới | Cây/ha | 500 | 100% |
|
2 | Giống trồng dặm | Cây/ha | 25 | 100% |
|
3 | Ure | Kg/ha | 85 | 100% |
|
4 | Lân văn điển | Kg/ha | 750 | 100% |
|
5 | Kali Clorua | Kg/ha | 120 | 100% |
|
6 | Vôi bột | Kg/ha | 500 | 100% |
|
7 | Thuốc bảo vệ thực vật | Đồng/ha | 300.000 | 100% |
|
8 | Thuốc mối | Kg/ha | 4 | 100% |
|
9 | Phân hữu cơ | Tấn/ha | 15-20 |
| 100% |
10 | Công lao động | Công/ha | 150 |
| 100% |
11 | Bình phun, cưa, kéo ... | Bộ/ha | 5 |
| 100% |
II | CAM, QUÝT |
|
|
|
|
1 | Giống trồng mới | Cây/ha | 600 | 100% |
|
2 | Giống trồng dặm | Cây/ha | 30 | 100% |
|
3 | Ure | Kg/ha | 100 | 100% |
|
4 | Lân văn điển | Kg/ha | 900 | 100% |
|
5 | Kali Clorua | Kg/ha | 120 | 100% |
|
6 | Vôi bột | Kg/ha | 600 | 100% |
|
7 | Thuốc bảo vệ thực vật | Đồng/ha | 600.000 | 100% |
|
8 | Thuốc mối | Kg/ha | 4 | 100% |
|
9 | Phân hữu cơ | Tấn/ha | 15-25 |
| 100% |
10 | Công lao động | Công/ha | 200 |
| 100% |
11 | Bình phun, cưa, kéo ... | Bộ/ha | 5 |
| 100% |
III | HỒNG |
|
|
|
|
1 | Giống trồng mới | Cây/ha | 400 | 100% |
|
2 | Giống trồng dặm | Cây/ha | 20 | 100% |
|
3 | Ure | Kg/ha | 70 | 100% |
|
4 | Lân văn điển | Kg/ha | 600 | 100% |
|
5 | Kali Clorua | Kg/ha | 60 | 100% |
|
6 | Vôi bột | Kg/ha | 600 | 100% |
|
7 | Thuốc bảo vệ thực vật | Đồng/ha | 400.000 | 100% |
|
8 | Thuốc mối | Kg/ha | 4 | 100% |
|
9 | Phân hữu cơ | Tấn/ha | 10-15 |
| 100% |
10 | Công lao động | Công/ha | 150 |
| 100% |
IV | NA |
|
|
|
|
1 | Giống trồng mới | Cây/ha | 1.100 | 100% |
|
2 | Giống trồng dặm | Cây/ha | 55 | 100% |
|
3 | Ure | Kg/ha | 200 | 100% |
|
4 | Lân văn điển | Kg/ha | 1.700 | 100% |
|
5 | Kali Clorua | Kg/ha | 130 | 100% |
|
6 | Vôi bột | Kg/ha | 600 | 100% |
|
7 | Thuốc bảo vệ thực vật | Đồng/ha | 400.000 | 100% |
|
8 | Thuốc mối | Kg/ha | 4 | 100% |
|
9 | Phân hữu cơ | Tấn/ha | 16-20 |
| 100% |
10 | Công lao động | Công/ha | 150 |
| 100% |
V | NHÃN, VẢI, XOÀI |
|
|
|
|
1 | Giống trồng mới | Cây/ha | 400 | 100% |
|
2 | Giống trồng dặm | Cây/ha | 40 | 100% |
|
3 | Ure | Kg/ha | 70 | 100% |
|
4 | Lân văn điển | Kg/ha | 400 | 100% |
|
5 | Kali Clorua | Kg/ha | 60 | 100% |
|
6 | Vôi bột | Kg/ha | 500 | 100% |
|
7 | Thuốc bảo vệ thực vật | Đồng/ha | 400.000 | 100% |
|
8 | Thuốc mối | Kg/ha | 4 | 100% |
|
9 | Phân hữu cơ | Tấn/ha | 5 |
| 100% |
10 | Công lao động | Công/ha | 150 |
| 100% |
11 | Bình phun, cưa, kéo ... | Bộ/ha | 5 |
| 100% |
VI | CHUỐI |
|
|
|
|
1 | Giống trồng mới | Cây/ha | 2.000 | 100% |
|
2 | Giống trồng dặm | Cây/ha | 100 | 100% |
|
3 | Ure | Kg/ha | 600 | 100% |
|
4 | Lân văn điển | Kg/ha | 1.000 | 100% |
|
5 | Kali Clorua | Kg/ha | 600 | 100% |
|
6 | Vôi bột | Kg/ha | 1.000 | 100% |
|
7 | Thuốc bảo vệ thực vật | Đồng/ha | 300.000 | 100% |
|
8 | Phân hữu cơ | Tấn/ha | 10-20 |
| 100% |
9 | Công lao động | Công/ha | 150 |
| 100% |
C. ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY
TT | Tên vật tư | ĐVT | Định mức | Nhà nước hỗ trợ | Nông dân đóng góp |
I | CHÈ SHAN TỦA CHÙA |
|
|
|
|
1 | Giống trồng mới | Cây/ha | 8.000 | 100% |
|
2 | Giống trồng dặm | Cây/ha | 800 | 100% |
|
3 | Ure | Kg/ha | 100 | 100% |
|
4 | Lân văn điển | Kg/ha | 1.280 | 100% |
|
5 | Kali Clorua | Kg/ha | 100 | 100% |
|
6 | Thuốc cỏ | Kg/ha | 2 | 100% |
|
7 | Thuốc bảo vệ thực vật | Đồng/ha | 300.000 | 100% |
|
8 | Phân hữu cơ | Tấn/ha | 20-24 |
| 100% |
9 | Công lao động | Công/ha | 200 |
| 100% |
II | CÀ PHÊ CATIMO |
|
|
|
|
1 | Giống trồng mới | Cây/ha | 4.300 | 100% |
|
2 | Giống trồng dặm | Cây/ha | 215 | 100% |
|
3 | Ure | Kg/ha | 140 | 100% |
|
4 | Lân văn điển | Kg/ha | 650 | 100% |
|
5 | Kali Clorua | Kg/ha | 60 | 100% |
|
6 | Vôi bột | Kg/ha | 700 | 100% |
|
7 | Thuốc bảo vệ thực vật | Đồng/ha | 500.000 | 100% |
|
8 | Phân hữu cơ | Tấn/ha | 10-15 |
| 100% |
9 | Thuốc trừ mối | Kg/ha | 4 |
|
|
10 | Cây che bóng (sử dụng 01 loại trong các loại cây sau) |
|
|
|
|
10.1 | Mắc ca | Cây/ha | 100 | 100% |
|
10.2 | Cây ăn quả các loại | Cây/ha | 150 |
| |
10.3 | Cây trám đen, trẩu... | Cây/ha | 200 |
| |
10.4 | Cây muồng | Cây/ha | 150 |
| |
10.5 | Keo lá tràm | Cây/ha | 200 |
| |
10.6 | Keo dậu Cu Ba | Cây/ha | 138 |
| |
11 | Cây chắn gió (cây lâm nghiệp, cây ăn quả) |
|
|
|
|
11.1 | Cây trám, mỡ, keo... | Cây/ha | 150-200 |
| 100% |
11.2 | Xoài, mít, bơ... | Cây/ha | 100-150 |
| |
12 | Cây giữ ẩm và cải tạo đất |
|
|
|
|
12.1 | Lạc dại | Kg/ha | 500 |
| 100% |
12.2 | Hạt cốt khí | Kg/ha | 3 |
| |
13 | Công lao động | Công/ha | 300 |
| 100% |
D. ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT TRỒNG CÂY LÂM NGHIỆP
TT | Tên vật tư | ĐVT | Định mức | Nhà nước hỗ trợ | Nông dân đóng góp |
I | TRE LẤY MĂNG (Tre bát độ, tre điền trúc) | ||||
1 | Giống trồng mới | Cây/ha | 400 | 100% |
|
2 | Giống trồng dặm | Cây/ha | 40 | 100% |
|
3 | Phân NPK (5:10:3) | Kg/ha | 80 | 100% |
|
4 | Thuốc mối | Kg/ha | 5 | 100% |
|
5 | Vôi bột | Kg/ha | 500 | 100% |
|
6 | Phân hữu cơ | Tấn/ha | 10 |
| 100% |
7 | Nhân công (trồng và chăm sóc) | Công/ha | 90 |
| 100% |
II | LUỒNG THANH HOÁ, TRE ĐỊA PHƯƠNG |
|
|
|
|
1 | Giống trồng mới | Cây/ha | 400 | 100% |
|
2 | Giống trồng dặm | Cây/ha | 40 | 100% |
|
3 | Phân NPK (5:10:3) | Kg/ha | 80 | 100% |
|
4 | Thuốc bảo vệ thực vật | Đồng/ha | 500.000 | 100% |
|
5 | Thuốc mối | Kg/ha | 5 | 100% |
|
6 | Vôi bột | Kg/ha | 500 | 100% |
|
7 | Phân hữu cơ | Tấn/ha | 4 |
| 100% |
8 | Nhân công (trồng và chăm sóc) | Công/ha | 90 |
| 100% |
III | TRÁM TRẮNG |
|
|
|
|
1 | Giống trồng mới | Cây/ha | 400 | 100% |
|
2 | Giống trồng dặm | Cây/ha | 40 | 100% |
|
3 | Phân NPK (5:10:3) | Kg/ha | 80 | 100% |
|
4 | Thuốc bảo vệ thực vật | Đồng/ha | 500.000 | 100% |
|
5 | Phân hữu cơ | Tấn/ha | 2 |
| 100% |
6 | Nhân công (trồng và chăm sóc) | Công/ha | 90 |
| 100% |
IV | LÁT MEXICO |
|
|
|
|
1 | Giống trồng mới | Cây/ha | 800 | 100% |
|
2 | Giống trồng dặm | Cây/ha | 80 | 100% |
|
3 | Phân NPK (5:10:3) | Kg/ha | 160 | 100% |
|
4 | Thuốc bảo vệ thực vật | Đồng/ha | 500.000 | 100% |
|
5 | Phân hữu cơ | Tấn/ha | 2,5 |
| 100% |
6 | Vôi bột | Kg/ha | 240 | 100% |
|
7 | Nhân công (trồng và chăm sóc) | Công/ha | 103 |
| 100% |
V | KEO CÁC LOẠI |
|
|
|
|
1 | Giống trồng mới | Cây/ha | 1.600 | 100% |
|
2 | Giống trồng dặm | Cây/ha | 240 | 100% |
|
3 | Phân NPK (5:10:3) | Kg/ha | 160 | 100% |
|
4 | Thuốc mối | Kg/ha | 5 | 100% |
|
5 | Thuốc Bảo vệ thực vật | Đồng/ha | 500.000 | 100% |
|
6 | Phân hữu cơ | Tấn/ha | 1,5 |
| 100% |
7 | Nhân công (trồng và chăm sóc) | Công/ha | 147 |
| 100% |
VI | XOAN TA |
|
|
|
|
1 | Giống trồng mới | Cây/ha | 1.600 | 100% |
|
2 | Giống trồng dặm | Cây/ha | 160 | 100% |
|
3 | Phân NPK (5:10:3) | Kg/ha | 320 | 100% |
|
4 | Thuốc Bảo vệ thực vật | Đồng/ha | 500.000 | 100% |
|
5 | Phân hữu cơ | Tấn/ha | 1,5 |
| 100% |
6 | Nhân công (trồng và chăm sóc) | Công/ha | 147 |
| 100% |
VII | TẾCH |
|
|
|
|
1 | Giống trồng mới | Cây/ha | 1.600 | 100% |
|
2 | Giống trồng dặm | Cây/ha | 160 | 100% |
|
3 | Phân NPK (5:10:3) | Kg/ha | 320 | 100% |
|
4 | Nhân công (trồng và chăm sóc) | Công/ha | 147 |
| 100% |
E. ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG
TT | Tên vật tư | ĐVT | Định mức | Nhà nước hỗ trợ | Nông dân đóng góp |
I | SA NHÂN |
|
|
|
|
1 | Giống trồng mới | Cây/ha | 2.000 | 100% |
|
2 | Giống trồng dặm | Cây/ha | 200 | 100% |
|
3 | Phân NPK (5:10:3) | Kg/ha | 400 | 100% |
|
4 | Nhân công (trồng và chăm sóc) | Công/ha | 150 |
| 100% |
II | THẢO QUẢ |
|
|
|
|
1 | Giống trồng mới | Cây/ha | 1.660 | 100% |
|
2 | Giống trồng dặm | Cây/ha | 166 | 100% |
|
3 | Phân NPK (5:10:3) | Kg/ha | 332 | 100% |
|
F. ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GIA SÚC, GIA CẦM
TT | Diễn giải | ĐVT | Định mức | Nhà nước hỗ trợ | Nông dân đóng góp | Ghi chú |
I | Chăn nuôi lợn thịt hướng nạc đảm bảo vệ sinh môi trường | |||||
1 | Giống | Kg/con | 20 | 100% |
| Lợn ngoại hoặc lai |
2 | Thức ăn hỗn hợp cho lợn 20kg đến khi xuất chuồng | Kg/con | 175 | 100% |
| Thức ăn có tỷ lệ đạm 13-17% |
3 | Thức ăn xanh | Kg/con/ngày | 3-4 |
| 100% |
|
4 | Thuốc thú y, hoá chất sát trùng | Đồng/con | 20.000 | 100% |
|
|
II | Chăn nuôi ngan, vịt thịt an toàn sinh học | |||||
1 | Giống | Ngày tuổi | 7 | 100% |
| Vịt ngoại và vịt lai; ngan pháp |
2 | Thức ăn hỗn hợp 1 -3 tuần tuổi | Kg/con | 1,3 | 100% |
| Thức ăn có tỷ lệ đạm 20-22% |
3 | Thức ăn hỗn hợp 4-10 tuần tuổi | Kg/con | 7 | 100% |
| Thức ăn có tỷ lệ đạm 18-20% |
4 | Thuốc thú y, hoá chất sát trùng | Đồng/con | 7.000 | 100% |
|
|
III | Chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học | |||||
1 | Giống | Ngày tuổi | 7 | 100% |
| gà hướng thịt |
2 | Thức ăn hỗn hợp 1 -3 tuần tuổi |
|
| 100% |
| Thức ăn có tỷ lệ đạm 21-22% |
| Gà lông trắng | Kg/con | 0,7 |
|
|
|
| Gà lông màu | Kg/con | 0,6 |
|
|
|
| Gà lai | Kg/con | 0,5 |
|
|
|
3 | Thức ăn hỗn hợp 4-10 tuần tuổi |
|
| 100% |
| Thức ăn có tỷ lệ đạm 17-19% |
| Gà lông trắng | Kg/con | 4,5 |
|
|
|
| Gà lông màu | Kg/con | 4,5 |
|
|
|
| Gà lai | Kg/con | 5 |
|
|
|
4 | Vắc xin | Liều/con | 6 | 100% |
| 2 liều gum, 1 đậu, 2 new, 1 IB |
5 | Thuốc thú y, hoá chất sát trùng | Đồng/con | 7.000 | 100% |
|
|
IV | Chăn nuôi dê sinh sản | |||||
1 | Giống |
|
| 100% |
|
|
| Dê cái ngoại | kg/con | ≥ 25 |
|
|
|
| Dê cái nội và lai | kg/con | ≥ 20 |
|
|
|
| Dê đực | kg/con | ≥ 40 |
|
|
|
2 | Thức ăn |
|
|
|
|
|
| Thức ăn tinh cho dê đực (bột ngô, sắn, cám gạo…) | kg/con | 36 | 100% |
| Bổ sung 0,4 kg/con/ngày trong 90 ngày kể từ khi mua về |
| Thức ăn tinh cho dê cái lứa đầu (bột ngô, sắn, cám gạo...) | kg/con | 18 | 100% |
| Bổ sung 0,3 kg/con/ngày trong 60 ngày chửa. |
| Thức ăn xanh | kg/con/ngày | 4-5 |
| 100% |
|
3 | Thuốc thú y, hoá chất sát trùng | đồng/con | 70.000 | 100% |
|
|
V | Chăn nuôi lợn sinh sản hướng nạc đảm bảo vệ sinh môi trường | |||||
1 | Giống |
|
| 100% |
|
|
| Đực hậu bị | kg/con | ≥80 |
|
|
|
| Cái hậu bị | kg/con | ≥20 |
|
|
|
2 | Thức ăn |
|
|
|
|
|
| - Thức ăn hỗn hợp lợn cái hậu bị |
|
| 100% |
| Thức ăn có tỷ lệ đạm 13-15% |
| Lợn lai | kg/con | 120 |
|
|
|
| Lợn ngoại | kg/con | 218 |
|
|
|
| - Thức ăn hỗn hợp lợn con |
|
| 100% |
| Thức ăn có tỷ lệ đạm 18 - 20% |
| Lứa 1 | kg/nái | 40 |
|
|
|
| Lứa 2 | kg/nái | 42,5 |
|
|
|
| - Thức ăn xanh | kg/nái/ngày | 3-4 |
| 100% |
|
3 | Vắc xin cho lợn con | Liều/con | 7 | 100% |
| 2 liều sắt, 1 liều dịch tả, 2 liều phó thương hàn, 2 liều sưng phù đầu. |
4 | Thuốc thú y, hoá chất sát trùng | đ/nái | 100.000 | 100% |
|
|
VI | Chăn nuôi gà sinh sản an toàn sinh học | |||||
1 | Giống | ngày tuổi | 7 | 100% |
|
|
2 | Thức ăn |
|
| 100% |
|
|
| - Thức ăn hỗn hợp gà 1-6 tuần tuổi |
|
|
|
| Thức ăn có tỷ lệ đạm 18-21% |
| Gà hướng thịt | kg/con | 2,1 |
|
|
|
| Gà hướng trứng, gà nội | kg/con | 1,7 |
|
|
|
| - Thức ăn hỗn hợp gà hậu bị (7-20 tuần tuổi) |
|
|
|
| Thức ăn có tỷ lệ đạm 15-16% |
| Gà hướng thịt | kg/con | 10,5 |
|
|
|
| Gà hướng trứng, gà nội | kg/con | 8 |
|
|
|
3 | Vắc xin | Liều/con | 13 | 100% |
| 4 liều Gumboro, 1 liều đậu, 4 liều Newcastle, 4 liều IB |
4 | Thuốc thú y, hoá chất sát trùng | đồng/con | 15.000 | 100% |
|
|
VII | Chăn nuôi vịt sinh sản an toàn sinh học | |||||
1 | Giống | Ngày tuổi | 7 | 100% |
| Vịt ngoại và nội |
2 | Thức ăn |
|
| 100% |
|
|
| - Thức ăn hỗn hợp vịt 1 - 8 tuần tuổi |
|
| 100% |
|
|
| Vịt hướng thịt | kg/con | 5,8 |
|
| Thức ăn có tỷ lệ đạm 18 - 20% |
| Vịt hướng trứng | kg/con | 3,3 |
|
| Thức ăn có tỷ lệ đạm 20 - 22% |
| -Thức ăn hỗn hợp vịt hậu bị |
|
| 100% |
|
|
| Vịt hướng thịt | kg/con | 16 |
|
| Thức ăn có tỷ lệ đạm 14 - 15% |
| Vịt hướng trứng | kg/con | 6,5 |
|
| Thức ăn có tỷ lệ đạm 15 - 15,5% |
3 | Vắc xin | Liều/con | 6 | 100% |
| 4 liều dịch tả, 2 liều tụ huyết trùng |
4 | Thuốc thú y, hoá chất sát trùng | đ/con | 15.000 | 100% |
|
|
VIII | Chăn nuôi gà thịt giống nội | |||||
1 | Gà giống | ngày | 7 | 100% |
| Thức ăn có tỷ lệ đạm 19% |
2 | Thức ăn |
|
| 100% |
| Thức ăn sau khi phối trộn có tỷ lệ đạm 16 - 18% |
| Thức ăn hỗn hợp gà 1 - 3 tuần tuổi | kg/con | 0,5 |
|
|
|
| Thức ăn cho gà 4 - 20 tuần tuổi | kg/con | 7 |
|
|
|
- Thức ăn dùng để phối trộn: | ||||||
+ Thức ăn giàu đạm | ||||||
+ Thức ăn giàu năng lượng | ||||||
3 | Vắc xin | liều/con | 7 | 100% |
| 2 liều Lasota, 2 liều Gumboro, 1 liều đậu, 1 liều Newcatle, 1 liều tụ huyết trùng |
4 | Thuốc thú y, hóa chất sát trùng | đồng/con | 7.000 | 100% |
|
|
G. ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT ƯƠNG NUÔI MỘT SỐ LOÀI THỦY SẢN
TT | Diễn giải | ĐVT | Định mức | Nhà nước hỗ trợ | Nông dân đóng góp | Ghi chú |
I | ƯƠNG TỪ CÁ HƯƠNG LÊN CÁ GIỐNG | |||||
1 | Cá trắm cỏ | |||||
1.1 | Giống | Con/ha | 400.000 | 100% |
| Quy cỡ giống từ 2,5- 3cm/con |
1.2 | Thức ăn hỗn hợp (dạng viên, mảnh) | Tấn/ha | 1,36 | 100% |
| Có hàm lượng protein 27- 30% |
| Thức ăn xanh | Tấn/ha | 20,4 |
| 100% |
|
1.3 | Vôi | Tấn/ha | 1,68 | 100% |
|
|
1.4 | Phân bón vô cơ |
|
| 100% |
|
|
| Đạm | Kg/ha | 102 |
|
|
|
| Lân | Kg/ha | 51 |
|
|
|
1.5 | Phân hữu cơ | Tấn/ha | 6 |
| 100% |
|
1.6 | Thuốc thú y thủy sản | Đồng/ha | 1.500.000 | 100% |
|
|
2 | Cá rô phi đơn tính | |||||
2.1 | Giống | Con/ha | 200.000 | 100% |
| Quy cỡ giống từ 2,5- 3cm/con |
2.2 | Thức ăn hỗn hợp (dạng viên, mảnh) | Tấn/ha | 0,56 | 100% |
| Có hàm lượng protein 27- 30% |
2.3 | Vôi | Tấn/ha | 1,77 | 100% |
|
|
2.4 | Phân bón vô cơ |
|
| 100% |
|
|
| Đạm | Kg/ha | 70 |
|
|
|
| Lân | Kg/ha | 35 |
|
|
|
2.5 | Phân hữu cơ | Tấn/ha | 10 |
| 100% |
|
2.6 | Thuốc thú y thủy sản | Đồng/ha | 800.000 | 100% |
|
|
3 | Cá mè |
|
|
|
|
|
3.1 | Giống | con/ha | 400.000 | 100% |
| Quy cỡ giống từ 2,5-3 cm/con |
3.2 | Thức ăn hỗn hợp (dạng viên, mảnh) | tấn/ha | 1,19 | 100% |
| Có hàm lượng protein 27- 30% |
3.3 | Vôi | tấn/ha | 1,68 | 100% |
|
|
3.4 | Phân bón vô cơ |
|
|
|
|
|
| + Đạm | kg/ha | 204 | 100% |
|
|
| + Lân | kg.ha | 102 | 100% |
|
|
3.5 | Phân bón hữu cơ | tấn/ha | 30 |
| 100% |
|
3.6 | Thuốc thú y thủy sản | đồng/ha | 1.200.000 | 100% |
|
|
4 | Cá Rô hu, Mrigal |
|
|
|
|
|
4.1 | Giống | con/ha | 250.000 | 100% |
| Quy cỡ giống từ 2,5-3 cm/con |
4.2 | Thức ăn hỗn hợp (dạng viên, mảnh) | kg/ha | 875 | 100% |
| Có hàm lượng protein 27- 30% |
4.3 | Vôi | tấn/ha | 1,788 | 100% |
|
|
4.4 | Phân bón vô cơ |
|
| 100% |
|
|
| + Đạm | kg/ha | 70 |
|
|
|
| + Lân | kg/ha | 35 |
|
|
|
4.5 | Phân bón hữu cơ | tấn/ha | 10 |
| 100% |
|
4.6 | Thuốc thú y thủy sản | đồng/ha | 1.200.000 | 100% |
|
|
5 | Cá chép V1 |
|
|
|
|
|
5.1 | Giống | con/ha | 150.000 | 100% |
| Quy cỡ giống từ 2,5-3 cm/con |
5.2 | Thức ăn hỗn hợp (dạng viên, mảnh) | kg/ha | 300 | 100% |
| Có hàm lượng protein 27- 30% |
5.3 | Vôi | tấn/ha | 1,53 | 100% |
|
|
5.4 | Phân bón vô cơ |
|
| 100% |
|
|
| + Đạm | kg/ha | 38 |
|
|
|
| + Lân | kg/ha | 18 |
|
|
|
5.5 | Phân bón hữu cơ | tấn/ha | 8 |
| 100% |
|
5.6 | Thuốc thú y thủy sản | đồng/ha | 800.000 | 100% |
|
|
II | NUÔI CÁ THƯƠNG PHẨM | |||||
1 | Cá ao nước tĩnh hệ VAC trắm cỏ là đối tượng nuôi chính |
|
|
|
| Đối tượng chính chiếm 50% số lượng cá nuôi, còn lại là các loài cá khác. |
1.1 | Giống | Con/ha | 20.000 | 100% |
| Trắm cỏ 12-15cm; Mè 10- 12cm; Rô hu hoặc Mrigal 8- 10cm; Chép V1 5- 7cm; Rô phi 5-6cm. |
1.2 | Thức ăn tinh (cám: ngô, gạo, sắn ...) | Tấn/ha | 5 | 100% |
|
|
| Thức ăn xanh | Tấn/ha | 50 |
| 100% |
|
1.3 | Vôi | Tấn/ha | 3.4 | 100% |
|
|
1.4 | Phân hữu cơ | Tấn/ha | 42 |
| 100% |
|
1.5 | Thuốc thú y thủy sản | Đồng/ha | 3.000.000 | 100% |
|
|
III | NUÔI CÁ TRONG RUỘNG LÚA | |||||
1 | Giống | Con/ha | 3.000- 5.000 | 100% |
| Chép V1 5- 7cm; Trắm cỏ 12- 15cm; Mè 10-12cm; Rô hu hoặc Mrigal 8- 10cm; Rô phi đơn tính 5-6cm. |
2 | Thức ăn tinh (cám: ngô, gạo, sắn ...) | Tấn/ha | 1 | 100% |
|
|
3 | Vôi | Tấn/ha | 1 | 100% |
|
|
ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT HỖ TRỢ NHÓM HỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 759/QĐ-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên)
TT | Diễn giải | ĐVT | Định mức | Nhà nước hỗ trợ | Nông dân đóng góp | Ghi chú |
I | Chăn nuôi trâu, bò cái sinh sản |
|
|
|
|
|
1 | Giống |
|
| 100% |
|
|
| Bò cái giống | Kg/con | 180- 210 |
|
| Bò cái lai và nội, 2-3 tuổi |
| Trâu cái | Kg/con | 300- 320 |
|
| Trâu nội, 3- 4 tuổi |
2 | Thuốc thú y, hoá chất sát trùng | Đồng/con | 200,000 | 100% |
|
|
II | Cải tạo đàn bò theo hướng chuyên thịt |
|
|
|
|
|
1 | Bò đực | Kg/con | 250- 300 | 100% |
| Đực lai F2 3/4 Zebu, 2 năm tuổi. |
2 | Thuốc thú y, hoá chất sát trùng | Đồng/con | 200.000 | 100% |
|
|
III | Cải tạo đàn trâu theo hướng chuyên thịt | con/nhóm hộ |
|
|
|
|
1 | Trâu đực | Kg/con | 450 | 100% |
| Đực nội |
2 | Thuốc thú y, hoá chất sát trùng | Đồng/con | 200.000 | 100% |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nhóm hộ phải có quy chế quản lý, luân chuyển trâu, bò cụ thể; có trưởng nhóm do các hộ bầu ra để quản lý điều hành hoạt động của nhóm.
Ưu tiên hộ nghèo hơn trong nhóm được nhận nuôi trâu, bò trước; hộ không nghèo nhận luân chuyển trâu, bò sau.
ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT MUA SẮM TRANG THIẾT BỊ MÁY MÓC, CÔNG CỤ SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN ĐỐI VỚI NHÓM HỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 759/QĐ-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên)
TT | Tên vật tư | ĐVT | Định mức | Nhà nước hỗ trợ | Nông dân đóng góp |
1 | Máy tẽ ngô thủ công quay tay | Máy | 1 | 100% |
|
2 | Máy tẽ ngô thủ công đạp chân | Máy | 1 | 100% |
|
3 | Máy tuốt lúa thủ công đạp chân | Máy | 1 | 100% |
|
4 | Máy tuốt lúa liên hoàn động cơ diezen (d15) | Bộ | 1 | 100% | Nhà xưởng, công cụ sửa chữa máy móc, xăng dầu. |
5 | Máy xay xát N400 dùng động cơ diezen (d15) | Bộ | 1 | 100% | |
| - Máy không có khung thép |
|
|
| |
| - Máy gắn khung thép |
|
|
| |
6 | Máy xát động động cơ điện (1 pha hoặc 3 pha) | Bộ | 1 | 100% | |
7 | Máy nghiền thức ăn gia súc dùng động cơ diezen (H15) | Bộ | 1 | 100% | |
| - Máy không có khung bệ thép |
|
|
| |
| - Máy có khung bệ thép |
|
|
| |
8 | Máy tẽ ngô dùng động cơ diezen (d15) | Bộ | 1 | 100% | |
9 | Máy kéo hãng Bông Sen (gồm cày, phay, bừa) | Bộ | 1 | 100% | |
10 | Các loại máy, công cụ nông nghiệp khác... |
|
| 100% | |
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Nhóm hộ phải có quy chế quản lý, sử dụng cụ thể; có trưởng nhóm do các hộ bầu ra để quản lý điều hành hoạt động của nhóm. |
ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 759/QĐ-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên)
TT | Tên vật tư | ĐVT | Định mức | Nhà nước hỗ trợ | Nông dân đóng góp |
I | BÍ ĐỎ |
|
|
|
|
1 | Giống Bí: - Hạt giống | Gam/ha | 700 | 100% |
|
| Hoặc cây giống | Cây/ha | 7.000 | 100% |
|
2 | Urê | Kg/ha | 200 | 100% |
|
3 | Lân văn điển | Kg/ha | 400 | 100% |
|
4 | Kali clorua | Kg/ha | 200 | 100% |
|
5 | Phân hữu cơ sinh học | Kg/ha | 2.000 |
| 100% |
6 | Vôi bột | Kg/ha | 500 | 100% |
|
7 | Thuốc Bảo vệ thực vật | Đồng/ha | 400.000 | 100% |
|
8 | Công lao động | Công/ha | 100 |
| 100% |
II | CÂY CHANH |
|
|
|
|
1 | Giống trồng mới | Cây/ha | 800 | 100% |
|
2 | Trồng dặm (5%) | Cây/ha | 40 | 100% |
|
3 | Urê | Kg/ha | 100 | 100% |
|
4 | Lân văn điển | Kg/ha | 800 | 100% |
|
5 | Kali clorua | Kg/ha | 150 | 100% |
|
6 | Vôi bột | Kg/ha | 500 | 100% |
|
7 | Thuốc Bảo vệ thực vật | Đồng/ha | 500.000 | 100% |
|
8 | Phân hữu cơ | Tấn/ha | 10-15 |
| 100% |
9 | Công lao động | Công/ha | 200 |
| 100% |
III | TRÁM ĐEN |
|
|
|
|
1 | Cây giống | Cây/ha | 400 | 100% |
|
2 | Cây trồng dặm | Cây/ha | 40 | 100% |
|
3 | Phân NPK (5:10:3) | Kg/ha | 80 | 100% |
|
4 | Thuốc Bảo vệ thực vật | Đồng/ha | 500.000 | 100% |
|
5 | Phân hữu cơ | Tấn/ha | 2 |
| 100% |
6 | Nhân công (trồng và chăm sóc) | Công/ha | 90 |
| 100% |
IV | SẤU |
|
|
|
|
1 | Cây giống | Cây/ha | 208 | 100% |
|
2 | Cây trồng dặm | Cây/ha |
|
|
|
3 | Phân NPK (5:10:3) | Kg/ha | 83,2 | 100% |
|
4 | Phân hữu cơ | Tấn/ha | 1 |
| 100% |
5 | Nhân công (trồng và chăm sóc) | Công/ha | 50 |
| 100% |
V | CÂY MẮC CA |
|
|
|
|
1 | Giống trồng mới | Cây/ha | 300 | 100% |
|
2 | Trồng dặm (10%) | Cây/ha | 30 | 100% |
|
3 | Urê | Kg/ha | 100 | 100% |
|
4 | Lân văn điển | Kg/ha | 400 | 100% |
|
5 | Kali clorua | Kg/ha | 80 | 100% |
|
6 | Vôi bột | Kg/ha | 500 | 100% |
|
7 | Thuốc Bảo vệ thực vật | Đồng/ha | 500.000 | 100% |
|
8 | Phân hữu cơ | Tấn/ha | 10 |
| 100% |
9 | Công lao động | Công/ha | 200 |
| 100% |
- 1Quyết định 27/2014/QĐ-UBND quy định mức chi hỗ trợ thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 cho các xã, các ấp đặc biệt khó khăn giai đoạn 2014 - 2015 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 2Quyết định 15/2016/QĐ-UBND bổ sung Quy định nội dung, định mức hỗ trợ thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2014-2015 và 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam kèm theo Quyết định 18/2014/QĐ-UBND
- 3Nghị quyết 19/2017/NQ-HĐND quy định về mức hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phương tiện nghe - xem và công tác quản lý giảm nghèo ở cấp xã thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 4Nghị quyết 90/2017/NQ-HĐND về quy định nội dung và mức hỗ trợ kinh phí sự nghiệp từ ngân sách nhà nước để thực hiện Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 5Nghị quyết 43/2017/NQ-HĐND về quy định mức chi hỗ trợ công tác quản lý về giảm nghèo ở cấp xã của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 6Nghị quyết 53/2017/NQ-HĐND về quy định một số nội dung và mức hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020
- 7Nghị quyết 25/2017/NQ-HĐND về quy định nội dung và mức chi hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo, công tác quản lý giảm nghèo ở cấp xã thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2018-2020
- 8Nghị quyết 29/2017/NQ-HĐND về quy định mức hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo tại 30 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang và xã ngoài xã bãi ngang thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 9Nghị quyết 43/2017/NQ-HĐND về quy định mức chi hỗ trợ dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 10Quyết định 3766/QĐ-UBND năm 2017 về định mức chi hỗ trợ mô hình giảm nghèo giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh An Giang
- 11Quyết định 03/2018/QĐ-UBND về quy định nội dung chi, mức chi hỗ trợ; quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 12Quyết định 208/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên trong kỳ 2014-2018
- 1Quyết định 03/2018/QĐ-UBND về quy định nội dung chi, mức chi hỗ trợ; quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 2Quyết định 208/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên trong kỳ 2014-2018
- 1Thông tư 139/2010/TT-BTC quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức do Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 29/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành
- 3Quyết định 20/2014/QĐ-UBND quy định mức hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2014-2015 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 4Quyết định 27/2014/QĐ-UBND quy định mức chi hỗ trợ thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 cho các xã, các ấp đặc biệt khó khăn giai đoạn 2014 - 2015 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 5Quyết định 35/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 20/2014/QĐ-UBND hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2014 - 2015 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 6Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN về hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính ban hành
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8Nghị định 75/2015/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020
- 9Quyết định 15/2016/QĐ-UBND bổ sung Quy định nội dung, định mức hỗ trợ thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2014-2015 và 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam kèm theo Quyết định 18/2014/QĐ-UBND
- 10Thông tư liên tịch 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Nghị định 75/2015/NĐ-CP về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 11Thông tư 01/2017/TT-BKHĐT hướng dẫn quy trình lập kế hoạch đầu tư cấp xã thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 12Thông tư 39/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quy trình kiểm tra và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 13Quyết định 1722/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Thông tư 15/2017/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 15Quyết định 1440/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2016-2020
- 16Thông tư 01/2017/TT-UBDT quy định chi tiết thực hiện Dự án 2 (Chương trình 135) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 17Nghị quyết 19/2017/NQ-HĐND quy định về mức hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phương tiện nghe - xem và công tác quản lý giảm nghèo ở cấp xã thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 18Nghị quyết 90/2017/NQ-HĐND về quy định nội dung và mức hỗ trợ kinh phí sự nghiệp từ ngân sách nhà nước để thực hiện Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 19Nghị quyết 43/2017/NQ-HĐND về quy định mức chi hỗ trợ công tác quản lý về giảm nghèo ở cấp xã của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 20Nghị quyết 53/2017/NQ-HĐND về quy định một số nội dung và mức hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020
- 21Nghị quyết 25/2017/NQ-HĐND về quy định nội dung và mức chi hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo, công tác quản lý giảm nghèo ở cấp xã thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2018-2020
- 22Nghị quyết 29/2017/NQ-HĐND về quy định mức hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo tại 30 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang và xã ngoài xã bãi ngang thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 23Nghị quyết 43/2017/NQ-HĐND về quy định mức chi hỗ trợ dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 24Quyết định 3766/QĐ-UBND năm 2017 về định mức chi hỗ trợ mô hình giảm nghèo giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh An Giang
Quyết định 759/QĐ-UBND năm 2017 quy định tạm thời về cơ chế tổ chức thực hiện nội dung, mức chi hỗ trợ dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo nguồn kinh phí sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2020
- Số hiệu: 759/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/08/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên
- Người ký: Mùa A Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra