Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 755/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 08 tháng 3 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA TỈNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XII CỦA ĐẢNG VÀ NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIX ĐẢNG BỘ TỈNH VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 20/10/2016 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020;

Xét đề nghị của Sở Du lịch tại Tờ trình số 100/TTr - SDL ngày 02/3/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch kèm theo Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Du lịch, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Văn hóa và Thể thao, Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Hồ Quốc Dũng

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA TỈNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XII CỦA ĐẢNG VÀ NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIX ĐẢNG BỘ TỈNH VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 755/QĐ-UBND ngày 08 tháng 3 năm 2017 của UBND tỉnh)

I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

1. Mục tiêu:

- Phát triển du lịch Bình Định nhanh và bền vững để đến năm 2020 du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu chung của tỉnh. Khai thác hiệu quả những tiềm năng, lợi thế về tài nguyên du lịch trong đó lấy du lịch biển, đảo, núi, hồ, đầm làm mũi nhọn; du lịch văn hóa, lịch sử, cách mạng… làm nền tảng.

- Đẩy mạnh thu hút đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch nhất là phương tiện vận tải, cơ sở lưu trú, khu nghỉ dưỡng du lịch chất lượng cao; không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, chú trọng các sản phẩm mang tính đặc thù của địa phương, có tính hấp dẫn cao để thu hút khách tham quan du lịch.

- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật về du lịch bổ sung kịp thời cho các cơ quan quản lý và cơ sở kinh doanh dịch vụ kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Về khách du lịch: Phấn đấu đến năm 2020 đón 5.500.000 lượt khách, trong đó có 800.000 lượt khách quốc tế. Tốc độ tăng trưởng khách bình quân hàng năm đạt 14,5%/năm.

- Về doanh thu du lịch: Dự kiến đến năm 2020 đạt khoảng 10.000 tỷ đồng, tăng bình quân 63,4%/năm.

- Tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh ước đạt 260 cơ sở, với số lượng buồng, phòng là 7.200 phòng (tăng 4.300 phòng so với hiện nay).

- Thời gian lưu trú trung bình khách du lịch là 2,4 ngày, trong đó khách quốc tế đạt 2,3 ngày; khách nội địa đạt 2,5 ngày.

- Đến năm 2020, tạo được 26.500 lao động, trong đó giải quyết việc làm cho 8.500 lao động trực tiếp du lịch. Phấn đấu đến năm 2020, đội ngũ lao động ngành du lịch qua đào tạo đạt trên 85%.

II. NỘI DUNG NHIỆM VỤ

Nội dung nhiệm vụ cụ thể thực hiện Chương trình hành động về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020 theo phụ lục đính kèm Kế hoạch này.

III. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển du lịch

- Tổ chức phổ biến, triển khai quán triệt sâu rộng trong các cấp, các ngành và toàn xã hội nội dung Chương trình hành động của Tỉnh ủy về phát triển du lịch, nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của phát triển du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Qua đó, khuyến khích, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia đầu tư phát triển du lịch; xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

- Thực hiện truyền thông bằng nhiều hình thức và nội dung thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, trang mạng xã hội, xuất bản các ấn phẩm, video clip… về du lịch Bình Định; vận động đội ngũ cán bộ, nhân viên trong lĩnh vực du lịch - dịch vụ và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh thực hiện nếp sống văn minh; ứng xử lịch sự, thân thiện với khách du lịch.

- Khuyến khích đào tạo tại chỗ hoặc tự đào tạo theo nhu cầu của các doanh nghiệp và xã hội; tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ du lịch, kiến thức đảm bảo an ninh, an toàn giao thông đường bộ, đường thủy; các khóa tập huấn, đào tạo, nâng cao nhận thức về du lịch; bảo vệ môi trường, sinh thái và an ninh, an toàn trong phát triển du lịch.

2. Quy hoạch, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

a. Quy hoạch, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng, mở rộng sân bay Phù Cát và tuyến giao thông đường bộ từ sân bay Phù Cát đến Khu kinh tế Nhơn Hội; nâng cấp và mở rộng ga Diêu Trì để đáp ứng nhu cầu đi lại của khách tham quan, du lịch khi đến với du lịch Bình Định.

- Điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch của địa phương để phân loại và xếp hạng các điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, rà soát đưa vào khai thác, sử dụng các điểm du lịch hiện có.

- Khảo sát, quy hoạch phát triển du lịch các huyện phía bắc của tỉnh.

- Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể khu du lịch quốc gia Phương Mai - Núi Bà.

- Đầu tư chỉnh trang đô thị, tôn tạo cảnh quan thành phố Quy Nhơn sáng, xanh, sạch, đẹp (đẩy nhanh tiến độ trồng rừng cảnh quan núi Bà Hỏa, Xuân Vân, Vũng Chua, Phương Mai, trước mắt ưu tiên cải tạo cảnh quan phía Đông Quốc lộ 1D, bố trí các điểm dừng chân ngắm cảnh thành phố Quy Nhơn; xây dựng cầu tàu phục vụ du lịch); xây dựng chợ đêm và tuyến phố đi bộ phục vụ du lịch (phố ẩm thực, mua sắm, vui chơi giải trí, không gian văn hóa nghệ thuật Xuân Diệu… theo quy hoạch không gian du lịch vịnh Quy Nhơn đã được phê duyệt; tổ chức các tuyến xe điện phục vụ tham quan nội thành, thành phố Quy Nhơn.

- Xây dựng nhà vệ sinh và nhà tắm công cộng ngầm đạt chuẩn phục vụ khách du lịch dọc biển Quy Nhơn và một số điểm tham quan du lịch trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng, nâng cấp, mở rộng đường vào các võ đường tiêu biểu tại các huyện Tây Sơn, Tuy Phước và thị xã An Nhơn... đường vào các làng nghề truyền thống; đường kết nối các di sản văn hóa lịch sử quốc gia trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường vào các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

b. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

- Ưu tiên thu hút đầu tư các thương hiệu khách sạn nổi tiếng trong và ngoài nước. Khuyến khích, thúc đẩy hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và xây dựng quy trình phục vụ tại các nhà hàng, khách sạn đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế. Hướng dẫn, tạo điều kiện để các cơ sở lưu trú du lịch có quy mô nhỏ đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, các dịch vụ du lịch đạt chất lượng tương đương hạng 2, 3 sao trở lên.

- Khuyến khích sử dụng nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng hiện đại, phù hợp tại các điểm du lịch tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai các kênh thông tin phản ánh du lịch cho cộng đồng, trong đó có các thông tin quảng bá về du lịch, đường dây nóng nhằm quản lý tốt hơn cho du khách như:

+ Phát triển wifi công cộng, Facebook…

+ Xây dựng Logo, Slogan chuẩn của du lịch Bình Định.

+ Xây dựng phần mềm di động của Sở Thông tin và Truyền thông.

3. Phát triển sản phẩm du lịch

a. Hình thành các tour du lịch mới: Xây dựng và hình thành 10 tour du lịch hấp dẫn như: Du lịch MICE; Du lịch văn hóa; Du lịch nghỉ dưỡng; Du lịch lễ hội; Du lịch khám phá; Du lịch khoa học; Du lịch thể thao (Golf tour); Du lịch ẩm thực; Du lịch tâm linh; Du lịch tham quan thành phố.

b. Sản phẩm du lịch sinh thái biển, núi, đảo, hồ, đầm…

- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các khu nghỉ dưỡng ven biển trọng điểm (khu du lịch Hải Giang, khu du lịch Vĩnh Hội...) với các loại hình dịch vụ phong phú, đa dạng để trở thành Khu du lịch quốc gia về nghỉ dưỡng biển chất lượng cao Phương Mai - Núi Bà gắn với thành phố Quy Nhơn và du lịch biển; phát triển Trung tâm Quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành, tổ hợp không gian khoa học, công viên khoa học để trở thành điểm đến du lịch đặc trưng riêng của du lịch Bình Định.

- Tiếp tục kêu gọi các tổ chức, cá nhân có kinh nghiệm và năng lực tài chính đầu tư các đội tàu du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch biển.

- Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ phục vụ tham quan, khám phá trên các tuyến du lịch biển, đảo, đầm, hồ... trong đó khuyến khích đầu tư tại biển Lộ Diêu, biển Diệu Quang, chiêm ngưỡng phong cảnh trên các điểm: du lịch sinh thái Hầm Hô, Hồ Núi Một, Hồ Định Bình, đập dâng Văn Phong...; tham quan các làng chài, thưởng thức hải sản biển đặc trưng, các điểm du lịch ven đầm Thị Nại, các đảo từ Nhơn Lý đến Hải Giang, đảo Nhơn Châu...; vui chơi giải trí tại Hòn Đất, Hòn Ngang.

- Phát triển các loại hình du lịch leo núi, mạo hiểm tại các dự án du lịch thuộc tuyến du lịch trọng điểm quốc gia Phương Mai - Núi Bà. Từng bước phát huy tiềm năng, thế mạnh về du lịch sinh thái núi kết hợp với du lịch văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện miền núi.

- Xây dựng chỉnh trang bãi biển Quy Nhơn theo quy hoạch không gian du lịch biển nhằm tạo điểm nhấn ấn tượng cho du khách kết hợp với việc khai thác hiệu quả quỹ đất (một số điểm) dọc đường Xuân Diệu theo quy định.

- Khai thác và hình thành một số loại hình dịch vụ du lịch mới trên đầm Thị Nại: Hình thành đội thuyền phục vụ khách du lịch kết hợp thưởng thức nghệ thuật âm nhạc (hát Bội, Bài Chòi, thơ ca…) cùng các hoạt động vui chơi, giải trí khác như ẩm thực, câu cá, đua thuyền, ngắm chiều hoàng hôn, nhà trưng bày các động vật, sinh vật quý hiếm...

- Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại các xã Nhơn Hải, Nhơn Lý, Nhơn Châu... gắn với các hoạt động homestay, trải nghiệm văn hóa, ẩm thực, nghề truyền thống (đánh bắt hải sản, đan lưới...) cùng ngư dân địa phương.

c. Sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử, cách mạng

- Tập trung đầu tư phát triển một số võ đường tiêu biểu, đưa Võ cổ truyền Bình Định trở thành sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng riêng, tạo hình ảnh nhận diện cho du lịch Quy Nhơn - Bình Định.

- Tổ chức các lớp học nghệ thuật hát Bội và hát Bài chòi miễn phí dành cho các du khách khi đến du lịch tại Bình Định. Qua đó, đưa nghệ thuật hát Bội và hát Bài chòi biểu diễn phục vụ khách du lịch tại các tour, điểm du lịch.

- Xây dựng tượng Hàn Mặc Tử trên đồi thi nhân Ghềnh Ráng và tượng Trịnh Công Sơn gắn với phù điêu bài hát “Biển nhớ” tại khu vực công viên biển Quy Nhơn nhằm tạo sự độc đáo riêng của du lịch Bình Định.

- Khai thác không gian văn hóa Chăm, mở rộng các loại hình dịch vụ tại một số tháp Chăm trên địa bàn tỉnh, trước mắt là Tháp Đôi, Tháp Bánh Ít, Tháp Dương Long để phục vụ khách tham quan du lịch trong và ngoài nước.

- Phát triển các lễ hội, làng nghề truyền thống như: Lễ hội Kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, Lễ hội Chợ Gò, Lễ hội Đô thị nước mặn, Lễ Tế cáo Trời Đất hàng năm tại Đài Kính Thiên, Liên hoan quốc tế võ cổ truyền tại Bình Định... trở thành thương hiệu hoạt động du lịch Bình Định đối với du khách.

- Phát triển du lịch văn hóa, lịch sử, cách mạng và kháng chiến gắn với các công trình văn hóa, lịch sử tại: chùa Thập Tháp, chùa Bà - Đô thị nước mặn, Tiểu chủng viện Làng Sông và các di tích lịch sử cách mạng, các nhà lưu niệm: Di tích Núi Bà, Chi bộ Cửu Lợi, Chi bộ Nhà Đèn, Chi bộ Đề Pô - Diêu Trì, Chi bộ Hồng Lĩnh… đáp ứng nhu cầu tham quan, tưởng niệm của khách du lịch.

d. Về du lịch “Hội nghị, Hội thảo, triển lãm và sự kiện” kết hợp du lịch khoa học và các sản phẩm du lịch có tiềm năng khác

- Phối hợp với Hội gặp gỡ Việt Nam và các bộ, ngành Trung ương thường xuyên tổ chức các Hội nghị, Hội thảo mang tầm quốc gia, quốc tế để phát huy tính hiệu quả của Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng dự án Tổ hợp không gian khoa học để trở thành điểm đến hấp dẫn, khác biệt so với địa phương khác.

- Hình thành các khu bán hàng lưu niệm, mua sắm, giải trí và các dịch vụ ẩm thực phục vụ khách du lịch ban đêm; sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe tại các khu du lịch suối khoáng nóng Hội Vân, suối khoáng Chánh Thắng Phù Cát...

- Tập trung đầu tư, phát triển và quảng bá một số làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch (làng nón Phú Gia, làng nghề rượu Bàu Đá, làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu…) kết hợp với tham quan, trải nghiệm (làng mai, trồng rau sạch, làm bánh, nặn tượng, nấu ăn, nấu rượu...) tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh.

- Giai đoạn 2017 - 2020 tổ chức ít nhất 02 sự kiện có tầm vóc quốc tế để thu hút du khách và quảng bá thương hiệu du lịch Quy Nhơn - Bình Định.

4. Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch

- Tập trung đẩy mạnh và thực hiện tốt công tác quảng bá, tuyên truyền đưa thương hiệu du lịch Quy Nhơn - Bình Định trở thành điểm đến hấp dẫn, an toàn và thân thiện đối với du khách trong và ngoài nước.

- Phát triển thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế, trong đó tiếp tục thu hút, khai thác tốt thị trường khách trong nước từ các thị trường trọng điểm như Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Nam Bộ, và miền Trung - Tây Nguyên, đồng thời phối hợp với Tổng cục Du lịch và các đơn vị lữ hành phát động khai thác tốt các thị trường các tỉnh Đông Bắc, Tây Bắc và thị trường các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga...

- Đẩy mạnh hoạt động quảng bá xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào Bình Định tại các Hội nghị, Hội thảo mang tầm quốc gia, quốc tế. Tổ chức Hội chợ du lịch kết nối 4 tỉnh: Bình Định - Phú Yên - Gia Lai - ĐắkLắk và thường xuyên giới thiệu quảng bá sản phẩm du lịch của tỉnh tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Lạt...

- Xuất bản các ấn phẩm du lịch dưới nhiều hình thức để phục vụ du khách như: bưu ảnh, sách chuyên đề về một số điểm tham quan du lịch Quy Nhơn - Bình Định. Xây dựng lắp đặt các quầy thông tin hỗ trợ khách du lịch tại các điểm: Sân bay Phù Cát, Ga Diêu Trì, khu vực Quảng trường Trung tâm tỉnh và các trục đường chính thành phố Quy Nhơn.

- Nâng cấp, hoàn thiện nội dung và hình ảnh của trang Web du lịch Quy Nhơn - Bình Định để cập nhật những thông tin mới nhất về du lịch Quy Nhơn - Bình Định bằng nhiều ngôn ngữ: Anh, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... Liên kết với các ngành Hàng không, Thông tin - Truyền thông để xúc tiến quảng bá du lịch thông qua các sự kiện.

5. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

- Từng bước chuẩn hóa, nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, các đơn vị kinh doanh du lịch; tăng cường đầu tư của nhà nước và xã hội hóa nguồn nhân lực du lịch, gắn công tác đào tạo với nhu cầu xã hội.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động ngành du lịch nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trước mắt và lâu dài. Chú trọng bồi dưỡng nâng cao kiến thức văn hóa, lịch sử, di tích danh lam thắng cảnh của tỉnh; nâng cao trình độ chuyên môn ngoại ngữ cho đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch.

- Tăng cường các khóa đào tạo đại học và cao đẳng ngành du lịch tại các trường Đại học, Cao đẳng có uy tín; liên kết đào tạo với Đại học quốc gia Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh để phát triển nguồn nhân lực du lịch của tỉnh.

- Nhanh chóng kiện toàn, hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Sở Du lịch để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh chóng của Du lịch Bình Định.

6. Huy động các nguồn lực đầu tư phát triển

- Đẩy mạnh kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển du lịch trong và ngoài nước bằng nhiều hình thức như thông qua các Hội nghị, Hội thảo, tổ chức các đoàn đi ra nước ngoài; tranh thủ sự giúp đỡ của các hiệp hội, thương nhân là người Việt Nam, người Bình Định tại nước ngoài… để thu hút các dự án đầu tư, nguồn lực tài chính đầu tư phát triển du lịch.

- Có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án du lịch cộng đồng để thu hút sự tham gia đầu tư từ người dân và các hộ kinh doanh gia đình trong tỉnh.

7. Tăng cường chức năng quản lý nhà nước của các sở, ngành liên quan

- Xây dựng phương án, kế hoạch quản lý các điểm tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh, phát triển cơ sở dịch vụ và hạ tầng thiết yếu đạt chuẩn; tăng cường các biện pháp quản lý vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn tại các điểm du lịch nhằm tạo ấn tượng tốt đẹp cho du khách.

- Khuyến khích, hỗ trợ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước thực hiện đầu tư các dự án hạ tầng, phát triển phương tiện vận chuyển khách du lịch và môi giới thành công các dự án lớn, các thị trường khách du lịch tiềm năng.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ nội dung Kế hoạch này các cơ quan, đơn vị, địa phương được phân công chủ trì các nhiệm vụ, chương trình, dự án, đề án chủ động triển khai thực hiện theo quy định; lập dự toán kinh phí; đồng thời thực hiện lồng ghép với nguồn kinh phí được giao trong năm 2017 tại đơn vị, báo cáo UBND tỉnh xem xét phê duyệt để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao.

2. Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan giúp UBND tỉnh triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo Kế hoạch; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện và báo cáo đề xuất UBND tỉnh giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện.

3. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng dự toán kinh phí thực hiện các chương trình, dự án, đề án; đồng thời, tổng hợp nhu cầu, cân đối kinh phí triển khai thực hiện hàng năm, báo cáo đề xuất UBND tỉnh.

4. Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nghiêm túc kế hoạch này, báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh (qua Sở Du lịch).

5. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Du lịch) để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.

 

NỘI DUNG, NHIỆM VỤ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 06-CTr/TU NGÀY 20/10/2016 CỦA TỈNH ỦY VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH 2016 - 2020

(Ban hành kèm theo Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy về phát triển du lịch theo Quyết định số 755/QĐ-UBND ngày 08/3/2017 của UBND tỉnh)

TT

Nội dung, nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

Nguồn kinh phí

I

Nhiệm vụ 1: Nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển du lịch

1

Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò và tác động của ngành du lịch đến phát triển kinh tế - xã hội.

Sở Du lịch

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ban, ngành

Hàng năm

Ngân sách và nguồn xã hội hóa

2

Phổ biến kiến thức về du lịch cho các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực du lịch

Sở Du lịch

Các sở, ban ngành, đoàn thể

2017 - 2020

Ngân sách và nguồn xã hội hóa

II

Nhiệm vụ 2: Tăng cường quy hoạch, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

1

Quy hoạch, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật

 

 

 

 

1.1

Khảo sát, lập quy hoạch phát triển du lịch các huyện phía bắc của tỉnh

Sở Du lịch

Các sở, ban, ngành, địa phương liên quan

2017 - 2018

Ngân sách và nguồn xã hội hóa

1.2

Quy hoạch tổng thể khu du lịch quốc gia Phương Mai - Núi Bà

Sở Du lịch

Các sở, ban, ngành, địa phương liên quan

2017 - 2018

Nguồn ngân sách và kinh phí xã hội hóa

1.3

Đầu tư chỉnh trang đô thị, tôn tạo cảnh quan thành phố Quy Nhơn:

UBND TP Quy Nhơn

 

 

 

a

Đẩy nhanh tiến độ trồng rừng cảnh quan núi Bà Hỏa, Xuân Vân -Vũng Chua, trước mắt ưu tiên cải tạo cảnh quan phía Đông Quốc lộ 1D (bố trí điểm dừng chân ngắm cảnh thành phố Quy Nhơn);

UBND TP Quy Nhơn

Sở Du lịch, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Giao thông Vận tải

2017 - 2018

Ngân sách và nguồn xã hội hóa

b

Xây dựng tuyến phố đi bộ phục vụ du lịch: phố đi bộ, phố ẩm thực, mua sắm, khu vui chơi giải trí… tại tại các đường: Ngô Văn Sở, Trần Độc, Nguyễn Lạc… thành phố Quy Nhơn;

UBND TP Quy Nhơn

Sở Du lịch, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Giao thông Vận tải

2017 - 2018

Ngân sách và nguồn xã hội hóa

c

Đầu tư xây dựng 4 cầu tàu du lịch và khu dịch vụ du lịch biển đảo thành phố Quy Nhơn.

UBND TP Quy Nhơn

Sở Du lịch, Sở Giao thông Vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

2017 - 2018

Ngân sách và nguồn xã hội hóa

1.4

Dự kiến đến năm 2020 xây dựng 20 nhà vệ sinh và nhà tắm công cộng ngầm đạt chuẩn phục vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh. Trước mắt, xây dựng 5 nhà vệ sinh và nhà tắm công cộng ngầm đạt chuẩn phục vụ khách du lịch trên địa bàn thành phố Quy Nhơn và tuyến du lịch biển Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn.

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Sở Du lịch, Sở Tài Chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư, UBND các địa phương liên quan

2017 - 2018

Nguồn ngân sách và xã hội hóa

1.5

Xây dựng, nâng cấp, mở rộng đường vào các võ đường tiêu biểu tại các huyện Tây Sơn, Tuy Phước và thị xã An Nhơn.

Ban QLDA giao thông tỉnh

Sở Du lịch, Sở Giao thông Vận tải, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính, UBND các địa phương liên quan

2018 - 2020

Nguồn ngân sách và kinh phí xã hội hóa

1.6

Đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan, môi trường các làng nghề truyền thống đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm của du khách.

Sở Công Thương

Sở Du lịch, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông Vận tải, UBND các huyện, thị xã, thành phố

2017 - 2019

Nguồn ngân sách và kinh phí xã hội hóa

2

Đầu tư cơ sở vật chất du lịch

 

 

 

 

2.1

Thu hút đầu tư xây dựng mới từ 3 - 5 tổ hợp khách sạn (kết hợp với trung tâm thương mại, nghỉ dưỡng, tổ chức hội nghị, hội thảo và khu vui chơi giải trí cao cấp) tại thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn và một số địa phương có tiềm năng du lịch

Sở Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Tài Chính, Sở Du lịch Sở Kế hoạch và Đầu tư, các tổ chức và UBND các huyện, thị xã, thành phố

2018 - 2020

Kinh phí xã hội hóa

2.2

- Khuyến khích các nhà hàng - khách sạn đầu tư xây dựng quy trình phục vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế.

- Hướng dẫn, tạo điều kiện các cơ sở lưu trú du lịch có quy mô nhỏ tích cực đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, các dịch vụ du lịch đạt chất lượng tương đương hạng 2, 3 sao trở lên. Đa dạng hóa một số loại hình lưu trú như cắm trại, homestay…

Sở Du lịch

Sở Tài Chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các tổ chức và UBND các huyện, thị xã, thành phố

2017 - 2020

Kinh phí xã hội hóa

III

Nhiệm vụ 3: Phát triển sản phẩm du lịch

1

Hình thành các tour du lịch mới

 

 

 

 

 

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hình thành 10 tour du lịch hấp dẫn như: Du lịch MICE Du lịch văn hóa; Du lịch nghỉ dưỡng; Du lịch lễ hội; Du lịch khám phá; Du lịch thể thao (Golf tour); Du lịch ẩm thực; Du lịch tâm linh; Du lịch khoa học, Du lịch tham quan thành phố.

Sở Du lịch

Hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch BĐ

2017

Kinh phí xã hội hóa

2

Sản phẩm du lịch biển, núi, đảo, đầm, hồ

 

 

 

 

2.1

Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đầu tư khu du lịch Hải Giang, khu du lịch Vĩnh Hội…

BQL Khu kinh tế

Sở Du lịch, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở GTVT, Sở Xây dựng, UBND các huyện, thị xã, thành phố

2017 - 2020

Kinh phí xã hội hóa

2.2

Xây dựng và phát triển dịch vụ tại các đảo từ Nhơn Lý đến Hải Giang: Bãi Dứa, Hòn Sẹo, Hòn Hải Âu, Hòn Cân, Tháp Thầy Bói và đảo Nhơn Châu.

Sở Du lịch

Hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch BĐ, UBND các huyện, thị xã, thành phố

2017 - 2018

Nguồn ngân sách và kinh phí xã hội hóa

2.3

Xây dựng và phát triển các điểm du lịch sinh thái đặc trưng tại các huyện miền núi: An Lão, Vân Canh

Sở Du lịch

UBND các huyện miền núi, Hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch BĐ, UBND các huyện, thị xã, thành phố

2017 - 2018

Nguồn ngân sách và kinh phí xã hội hóa

2.4

Quy hoạch phát triển sản phẩm du lịch mới trên đầm Thị Nại:

+ Hình thành đội thuyền phục vụ khách du lịch kết hợp thưởng thức văn hóa nghệ thuật

+ Hoạt động vui chơi, giải trí: ẩm thực, câu cá, đua thuyền, ngắm chiều hoàng hôn, nhà trưng bày các động vật, sinh vật quý hiếm…

Sở Du lịch

BQL Khu Kinh tế, Sở NNPTNN, Sở VH&TT, Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, Hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch BĐ

2017 - 2019

Nguồn ngân sách và kinh phí xã hội hóa

2.5

Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại các xã Nhơn Lý, Nhơn Châu…như homestay, trải nghiệm văn hóa, ẩm thực, nghề truyền thống (đánh bắt hải sản, đan lưới...) cùng ngư dân địa phương.

Sở Du lịch

Hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch, cộng đồng dân cư tại các xã Nhơn Lý, Nhơn Hải…

2017

Nguồn ngân sách và kinh phí xã hội hóa

3

Sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử, cách mạng

 

 

 

 

3.1

Xây dựng tượng Hàn Mặc Tử trên đồi thi nhân Ghềnh Ráng và tượng Trịnh Công Sơn gắn tại khu vực công viên biển Quy Nhơn.

Sở VH&TT

Sở Du lịch, Sở KH - ĐT, Sở Tài chính, UBND TP, Hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch

2017 - 2018

Nguồn ngân sách và kinh phí xã hội hóa

3.2

Xây dựng các hoạt động phục vụ khách du lịch tại một số tháp Chăm trên địa bàn tỉnh trước mắt là Tháp Đôi và Tháp Bánh Ít

Sở Du lịch

Sở KH-ĐT, Sở Tài chính, Hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch

2017-2018

Nguồn ngân sách và kinh phí xã hội hóa

3.3

- Đầu tư các võ đường: nhà vệ sinh, sân tập, phòng đợi và xem biểu diễn võ, quầy trưng bày binh khí, trang phục và một số dịch vụ khác; trước mắt tập trung đầu tư vào 2 - 3 võ đường tiêu biểu và đặc sắc trên địa bàn tỉnh

- Hình thành điểm biểu diễn và thi đấu võ tại trung tâm thành phố Quy Nhơn (duy trì đêm võ đài Xứ Nẫu hàng tuần) để phục vụ khách du lịch.

- Hình thành một số điểm biểu diễn tuồng, bài chòi tại thành phố Quy Nhơn và một số địa phương có thế mạnh về các loại hình nghệ thuật này để phục vụ khách du lịch và nhân dân

Sở VH&TT

Sở Du lịch, Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, Hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch, UBND các huyện, thị xã, thành phố

2017-2020

Nguồn ngân sách và kinh phí xã hội hóa

3.4

Duy trì tổ chức các lễ hội truyền thống của tỉnh: Lễ hội Kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, Lễ hội Chợ Gò, Lễ hội Đô thị nước mặn, Lễ Tế cáo Trời Đất hàng niên tại Đài Kính Thiên, Liên hoan quốc tế võ cổ truyền Việt Nam tại Bình Định...

Sở VH&TT

Sở Du lịch, Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, Hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Hàng năm

Nguồn ngân sách và kinh phí xã hội hóa

3.5

Tổ chức lễ hội du lịch xuân Bình Định thường niên để phục vụ khách tham quan du lịch và nhân dân trong dịp tết Nguyên đán

Sở Du lịch

Sở VH&TT, Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, Hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch BĐ

Hàng năm

Nguồn ngân sách và kinh phí xã hội hóa

3.6

Tổ chức ngày hội du lịch hè thường niên (mỗi năm với chủ đề khác nhau) nhằm tạo ấn tượng cho du khách đến với Bình Định trong dịp hè.

Sở Du lịch

Sở VH&TT, Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, Hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch BĐ

Hàng năm

Nguồn ngân sách và kinh phí xã hội hóa

3.7

Tổ chức thường xuyên các giải Golf trong nước và quốc tế

Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC

Sở Du lịch, Hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch BĐ

Hàng năm

Nguồn kinh phí xã hội hóa

3.8

Tổ chức các chương trình nghệ thuật dân gian của Bình Định tại Quảng trường Trung tâm tỉnh.

Sở VH&TT

Sở Du lịch, Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, Hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch

Hàng năm

Nguồn ngân sách và kinh phí xã hội hóa

3.9

Tập trung đầu tư, phát triển và quảng bá về một số làng nghề truyền thống như: rượu Bàu Đá, Tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu…gắn với sản phẩm du lịch tham quan, trải nghiệm.

Sở Công Thương

Sở VH-TT, Sở Du lịch, Sở KH-ĐT, Sở Tài chính, Hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Hàng năm

Nguồn ngân sách và kinh phí xã hội hóa

3.10

Xây dựng tour kết nối sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử với cách mạng kháng chiến: Di tích Núi Bà, Chi bộ Cửu Lợi, Chi bộ Nhà Đèn, Chi bộ Đề Pô - Diêu Trì, Chi bộ Hồng Lĩnh…

Sở Du lịch

Sở VH&TT, Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, Hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch

2017 - 2018

Nguồn ngân sách và kinh phí xã hội hóa

4

Sản phẩm du lịch hội nghị, hội thảo, triển lãm và sự kiệnkết hợp du lịch khoa học và các sản phẩm du lịch có tiềm năng khác

 

 

 

 

4.1

Phối hợp với Hội gặp gỡ Việt Nam và các bộ, ngành Trung ương thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo mang tầm quốc gia, quốc tế tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành và Tổ hợp không gian khoa học.

Hội gặp gỡ Việt Nam, Sở Khoa học và Công nghệ

Sở VH&TT, Sở Du lịch, Sở Tài chính, Hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch

Hàng năm

Nguồn ngân sách và kinh phí xã hội hóa

4.2

Phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe tại suối khoáng nóng Hội Vân, Suối khoáng Chánh Thắng ở Phù Cát

Sở Du lịch, Sở KH&ĐT,

Sở Y tế, Sở Tài chính, Hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch,UBND huyện Vân Canh, Phù Cát

2017 - 2020

Nguồn ngân sách và kinh phí xã hội hóa

4.3

Phát triển các sản phẩm ẩm thực độc đáo, mang đậm bản sắc địa phương

Sở Du lịch, Sở Công thương; UBND các huyện, thị xã, thành phố

Sở Y tế, Sở Tài chính, Hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch

2017- 2020

Nguồn ngân sách và kinh phí xã hội hóa

IV

Nhiệm vụ 4: Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch

1

Xây dựng lắp đặt các quầy thông tin tại các điểm: Sân bay Phù Cát, Ga Diêu Trì, đường Xuân Diệu, đường An Dương Vương, Nhơn Lý

Sở Du lịch

Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, Hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch

2017 - 2018

Nguồn ngân sách và kinh phí xã hội hóa

2

Xuất bản thêm các ấn phẩm du lịch dưới nhiều hình thức để phục vụ cho du khách như: bưu ảnh, sách chuyên đề; tập gấp về một số điểm tham quan du lịch Quy Nhơn - Bình Định phục vụ du khách; các nội dung trả lời câu hỏi thường gặp của du khách khi đến Bình Định; quy tắc ứng xử của du khách…

Sở Du lịch

Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, Hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch

2017 - 2018

Nguồn ngân sách và kinh phí xã hội hóa

3

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống nội dung và hình ảnh của trang Web du lịch Quy Nhơn bằng nhiều ngôn ngữ: Anh, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật; trang facebook về du lịch

Sở Du lịch

Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, Hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch

2017 - 2018

Nguồn ngân sách và kinh phí xã hội hóa

4

Tham gia các Hội chợ lớn trong nước: VITM, ITE…và tổ chức phát động thị trường tại các khu vực trong và ngoài nước: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga...

Sở Du lịch

Các hãng hàng không, đường sắt, Tổng cục Du lịch và Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, Hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch BĐ

Hàng năm

Nguồn ngân sách và kinh phí xã hội hóa

5

Tổ chức các chương trình du lịch dành cho các hãng lữ hành và báo chí đến Quy Nhơn - Bình Định, tổ chức giới thiệu điểm đến tại: Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Sở Du lịch

Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, Hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch BĐ

Hàng năm

Nguồn ngân sách và kinh phí xã hội hóa

6

Liên kết phát triển du lịch 4 tỉnh: Bình Định - Phú Yên - Gia Lai - Đắk Lắk ; Bình Định - 9 tỉnh duyên hải miền Trung; liên kết phát triển du lịch vùng Bắc - Nam Trung bộ và TP. Hồ Chí Minh; phát triển du lịch với các tỉnh Ðông Bắc Thái Lan, Campuchia, Nam Lào.

Sở Du lịch

Các Sở, ban ngành liên quan, Hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch BĐ

Hàng năm

Nguồn ngân sách và kinh phí xã hội hóa

V

Nhiệm vụ 5: Về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

1

Đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý doanh nghiệp, điều hành du lịch

Sở Du lịch

Hiệp hội Du lịch, doanh nghiệp du lịch

Hàng năm

Kinh phí xã hội hóa

2

Mở các lớp đào tạo nghiệp vụ hướng dẫn, nghiệp vụ khách sạn, nghiệp vụ tiếp thị du lịch, nghiệp vụ quản lý nhà nước về du lịch; người điều khiển và phục vụ trên các phương tiện vận chuyển khách du lịch

Sở Du lịch

Hiệp hội Du lịch, doanh nghiệp du lịch

Hàng năm

Nguồn ngân sách và kinh phí xã hội hóa

3

Xây dựng đề án phối hợp với các Trường Đại học, Cao đẳng có uy tín để đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch của tỉnh.

Sở Du lịch

Các cơ sở đào tạo, Hiệp hội Du lịch, doanh nghiệp du lịch

2017 - 2018

Nguồn ngân sách và kinh phí xã hội hóa

VI

Nhiệm vụ 6: Cơ chế, chính sách

1

Thành lập quỹ hỗ trợ phát triển du lịch

Sở Du lịch

Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Ngoại vụ, Hiệp hội Du lịch và các doanh nghiệp du lịch

2017 - 2018

Nguồn ngân sách và vốn xã hội hóa

2

Xây dựng chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án du lịch cộng đồng.

Sở Du lịch

Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Ngoại vụ, Hiệp hội Du lịch và các doanh nghiệp du lịch

2017 - 2018

Nguồn ngân sách và vốn xã hội hóa

3

Xây dựng quy chế quản lý và phát huy giá trị các di tích văn hóa - lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh

Sở VH&TT

Sở Du lịch, các đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố

2017

Nguồn ngân sách và kinh phí xã hội hóa

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 755/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2020

  • Số hiệu: 755/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 08/03/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
  • Người ký: Hồ Quốc Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 08/03/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản