Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2100/QĐ-UBND | Bắc Kạn, ngày 21 tháng 12 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số: 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số: 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số: 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số: 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Nghị quyết số: 48/2016/NQ-HĐND ngày 06 tháng 11 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số: 187/TTr-SKH&ĐT ngày 13 tháng 12 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chính như sau:
Phát triển du lịch Bắc Kạn phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển du lịch của cả nước và khu vực; phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các ngành kinh tế khác. Phát triển du lịch Bắc Kạn bảo đảm với tốc độ nhanh, hiệu quả, bền vững, từng bước nâng cao đời sống kinh tế - xã hội, chủ động hội nhập toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng gắn với việc bảo tồn thiên nhiên, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa lịch sử; đồng thời gắn với lợi ích cộng đồng kinh tế quốc tế và khu vực; mở rộng hợp tác phát triển du lịch trong và ngoài nước.
a) Mục tiêu chung
Đưa du lịch Bắc Kạn giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025 trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh với những bước phát triển bền vững, làm động lực thúc đẩy phát triển các ngành khác cũng như kinh tế - xã hội của tỉnh; tạo tiền đề đến năm 2030 du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, sản phẩm du lịch chất lượng, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao dân trí và đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, giữ gìn, phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường.
b) Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu đến năm 2020: Thu hút 17.000 lượt khách quốc tế và 600.000 lượt khách nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 725 tỷ đồng; có 2.100 buồng lưu trú du lịch; nhu cầu lao động trong du lịch 6.300 lao động (trong đó có 2.100 lao động trực tiếp).
- Đến năm 2025: Thu hút được 32.000 lượt khách quốc tế và 1.000.000 lượt khách nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 1.960 tỷ đồng; có 3.800 buồng lưu trú du lịch; nhu cầu lao động trong du lịch 13.800 lao động (trong đó có 4.600 lao động trực tiếp).
- Đến năm 2030: Thu hút 50.000 lượt khách quốc tế và 1.500.000 lượt khách nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 4.200 tỷ đồng; có 6.000 buồng lưu trú du lịch; nhu cầu lao động trong du lịch 27.000 lao động (trong đó có 9.000 lao động trực tiếp).
a) Định hướng phát triển thị trường khách du lịch quốc tế
- Các thị trường khách (thị trường mục tiêu) trọng điểm cần ưu tiên đầu tư gồm có Nhật, Hàn Quốc, Pháp và Mỹ;
- Các thị trường quan trọng (hạng hai) gồm các nước Singapore, Thái Lan, Trung Quốc;
- Các thị trường tiềm năng (hạng ba) có thể mở rộng khai thác là Malaysia, Philippin và các nước khác.
b) Định hướng phát triển thị trường khách du lịch nội địa
- Các thị trường khách nội vùng trung du miền núi phía Bắc, đồng bằng Sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, các tỉnh phía Nam (theo tuyến du lịch xuyên Việt từ phía Nam);
- Các phân khúc thị trường như sau: Du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, thương mại; du lịch hội nghị, hội thảo, nghiên cứu văn hóa - lễ hội - tín ngưỡng, về nguồn; du lịch cuối tuần kết hợp vui chơi giải trí, mạo hiểm...
c) Định hướng phát triển sản phẩm du lịch
- Xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí chất lượng cao, du lịch mạo hiểm tại khu vực Ba Bể;
- Xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch lịch sử, văn hóa tại khu vực An toàn khu Chợ Đồn;
- Xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch trải nghiệm văn hóa, như: Tìm hiểu đời sống sinh hoạt, lao động của đồng bào; các nghề truyền thống như đan lát, mộc, dệt thổ cẩm, may thêu trang phục dân tộc, làm các nhạc cụ; các làn điệu dân ca, dân vũ như hát then - đàn tính, hát sli, lượn, múa khèn…;
- Xây dựng, các sản phẩm du lịch gắn với trải nghiệm nông nghiệp vùng cao;
- Xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch tâm linh.
d) Định hướng phát triển không gian du lịch
- Hướng Nam - Bắc dọc theo Quốc lộ 3 (Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng) và các trục Quốc lộ 3C (Thái Nguyên - Định Hóa - Chợ Đồn - Ba Bể - Pác Nặm); Đường Hồ Chí Minh (Cao Bằng tới Mũi Cà Mau) và đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên - Chợ Mới - Bắc Kạn. Theo hướng này có thể khai thác hầu hết các tiềm năng du lịch của các huyện Chợ Đồn, Ba Bể, Chợ Mới, Bạch Thông, Ngân Sơn và thành phố Bắc Kạn;
- Hướng Đông - Tây dọc theo Quốc lộ 279 (Quảng Ninh - Lạng Sơn - Bắc Kạn - Tuyên Quang - Hà Giang - Điện Biên) và trục Quốc lộ 3B nhằm khai thác tiềm năng du lịch của các huyện Na Rì, Ngân Sơn, Ba Bể và xa hơn là các huyện Chợ Đồn, Pác Nặm.
e) Định hướng phát triển cụm du lịch
- Định hướng phát triển cụm du lịch Ba Bể và phụ cận:
+ Đây là cụm trọng tâm cần ưu tiên đầu tư phát triển, bao gồm huyện Ba Bể, huyện Pác Nặm và một số xã của huyện Chợ Đồn. Tài nguyên du lịch chủ yếu của cụm là: Vườn Quốc gia Ba Bể, trọng tâm là Hồ Ba Bể với những cảnh quan hấp dẫn như hang, động, thác nước, đảo…; các bản nhà sàn ven hồ gắn với nghệ thuật dân gian đặc sắc hát then, đàn tính, múa khèn, nghề thủ công… và các lễ hội truyền thống.
+ Định hướng phát triển chính của cụm là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan thắng cảnh, nghiên cứu khoa học, du lịch cộng đồng, du lịch tìm hiểu văn hóa bản sắc, du lịch mạo hiểm, du lịch mua sắm….
- Định hướng phát triển cụm du lịch thành phố Bắc Kạn và phụ cận:
+ Bao gồm thành phố Bắc Kạn, huyện Chợ Mới và huyện Bạch Thông, tài nguyên du lịch chủ yếu là: Hồ sinh thái Nặm Cắt, Đền Mẫu, Đền Cô, Thác Bạc, động Áng Toòng (thành phố Bắc Kạn); Đền Thắm, chùa Thạch Long, đền Thác Giềng (huyện Chợ Mới); di tích Nà Tu, di tích lịch sử Đồn Phủ Thông, Thác Roọm (huyện Bạch Thông); di tích lịch sử Chiến thắng Đèo Giàng.…
+ Đây là cụm du lịch nằm ở trung tâm, tiếp nhận và phân phối khách đi các cụm, khu điểm du lịch khác, định hướng phát triển chính của cụm là các dịch vụ lưu trú, du lịch thương mại, vui chơi giải trí, tham quan, du lịch trải nghiệm nông nghiệp, về nguồn, du lịch tâm linh…
- Định hướng phát triển cụm du lịch An toàn khu Chợ Đồn và phụ cận:
+ Bao gồm huyện Chợ Đồn, tài nguyên du lịch chủ yếu là: Các di tích lịch sử thuộc An toàn khu; Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc; di tích Tời quặng núi Phja Khao; đền Tiên Sơn...
+ Định hướng phát triển chính của cụm là du lịch lịch sử, văn hóa, giáo dục truyền thống, về nguồn…
- Định hướng phát triển cụm du lịch Na Rì và phụ cận
+ Bao gồm huyện Na Rì và huyện Ngân Sơn. Tài nguyên du lịch chủ yếu là: Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, động Nàng Tiên (huyện Na Rì); thác Nà Khoang, hồ Bản Chang (huyện Ngân Sơn); các tài nguyên du lịch nhân văn khác như: Hội chợ Văn hóa truyền thống Xuân Dương, lễ hội Lồng tồng Bằng Vân…
+ Định hướng phát triển chính của cụm là du lịch sinh thái, tham quan và du lịch lịch sử, văn hóa…
g) Định hướng phát triển các khu du lịch chủ yếu
- Khu du lịch Quốc gia: Khu du lịch Ba Bể trọng tâm của tỉnh được ưu tiên số 1 (với hơn 20 điểm tham quan du lịch và nhiều di sản phi vật thể);
- Khu du lịch địa phương: An toàn khu Chợ Đồn (gồm 25 di tích lịch sử cách mạng); khu du lịch sinh thái Nặm Cắt (thành phố Bắc Kạn); Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ (huyện Na Rì).
h) Định hướng phát triển các điểm du lịch chủ yếu (ngoài các khu du lịch)
- Thác Bạc, động Áng Toòng (Thành phố Bắc Kạn); động Nàng Tiên (huyện Na Rì); thác Nà Khoang (huyện Ngân Sơn); Thác Roọm (huyện Bạch Thông);
- Đền Thắm, chùa Thạch Long (huyện Chợ Mới); đền Thác Giềng, Đền Mẫu, Đền Cô (thành phố Bắc Kạn);
- Di tích lịch sử Nà Tu, di tích lịch sử đồn Phủ Thông, di tích lịch sử Chiến thắng Đèo Giàng.
i) Định hướng phát triển hệ thống tuyến du lịch nội tỉnh và các tuyến du lịch liên vùng, quốc gia và quốc tế
- Hệ thống tuyến du lịch nội tỉnh:
+ Tuyến Tây Bắc: Tuyến thành phố Bắc Kạn - Phủ Thông (hoặc Nà Phặc) - Chợ Rã - Hồ Ba Bể (hoặc Pác Nặm);
+ Tuyến vòng phía Tây: Tuyến thành phố Bắc Kạn - Phủ Thông - Chợ Rã - Hồ Ba Bể - An toàn khu Chợ Đồn - Thành phố Bắc Kạn;
+ Tuyến Bắc Nam: Chợ Mới - Thành phố Bắc Kạn - Phủ Thông - Ngân Sơn;
+ Tuyến vòng phía Đông: Thành phố Bắc Kạn - Na Rì - Ngân Sơn - Thành phố Bắc Kạn.
- Hệ thống các tuyến du lịch liên vùng, quốc gia và quốc tế:
+ Trục quốc lộ 3, đường cao tốc Thái Nguyên - Bắc Kạn, Đường Hồ Chí Minh hình thành tuyến du lịch từ các tỉnh, thành phố Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và phía Nam, Hà Nội - Bắc Kạn - Cao Bằng - Trung Quốc;
+ Trục quốc lộ 3C: Định Hóa (Thái Nguyên) - Chợ Đồn - Ba Bể - Pác Nặm - Cao Bằng;
+ Trục quốc lộ 279, Quốc lộ 3B: Quảng Ninh - Lạng Sơn - Bắc Kạn -Tuyên Quang - Hà Giang - Điện Biên;
+ Tuyến du lịch đường sông: Tuyến đường sông kết nối Ba Bể (Bắc Kạn) với Na Hang (Tuyên Quang), Bắc Mê (Hà Giang).
k) Định hướng về đầu tư phát triển du lịch
- Đầu tư nhằm mục tiêu xây dựng được một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có chất lượng cao và đồng bộ; tạo được hệ thống các sản phẩm du lịch vừa đa dạng, vừa đặc thù và có chất lượng cao; đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững;
- Đầu tư phải đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm nhằm tạo một “cú hích” cho du lịch Bắc Kạn phát triển. Tiến hành đồng thời nhiều hình thức đầu tư, thực hiện phương thức xã hội hóa, đa dạng hóa trong đầu tư phát triển du lịch;
- Năm lĩnh vực cần ưu tiên đầu tư bao gồm: Quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng ở các khu, điểm du lịch trọng điểm; xây dựng thương hiệu và tạo “hình ảnh du lịch Ba Bể - Bắc Kạn”; hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có chất lượng cao; khôi phục, bảo tồn và phát triển các sản phẩm văn hóa phi vật thể làm tài nguyên du lịch; quảng bá, xúc tiến du lịch gắn với nâng cao trình độ nguồn nhân lực du lịch;
- Các chương trình trọng điểm gồm: Xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, môi trường các khu, điểm du lịch; phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù Bắc Kạn; bảo tồn, trùng tu các di tích lịch sử, văn hóa trọng điểm; phát triển và bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể phục vụ du lịch; xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch; xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thống kê du lịch Bắc Kạn.
l) Định hướng sử dụng đất phát triển du lịch
Căn cứ Nghị quyết số: 21/NQ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011- 2015) của tỉnh Bắc Kạn, nhu cầu đất phục vụ phát triển du lịch Bắc Kạn đến năm 2030 là 25.595ha, chiếm 5,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
4. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư (Có danh mục dự án ưu tiên đầu tư kèm theo).
5. Các giải pháp thực hiện quy hoạch
a) Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch
- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch từ tỉnh đến huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh; chú trọng công tác cải cách hành chính, nâng cao năng lực cán bộ trong lĩnh vực du lịch.
- Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về du lịch. Tăng cường cơ chế phối hợp hoạt động du lịch Bắc Kạn với các tỉnh phụ cận và các địa phương khác trong cả nước; xây dựng quy hoạch chi tiết cho các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh.
b) Nhóm giải pháp về đầu tư và cơ chế chính sách phát triển du lịch
- Tập trung đầu tư xây dựng khu du lịch Ba Bể thành khu du lịch Quốc gia; xây dựng các khách sạn sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp ở Ba Bể. Phát triển hệ thống khách sạn và các công trình dịch vụ bổ trợ như trung tâm thương mại, hội thảo, công trình vui chơi giải trí, thể thao ở các khu, điểm du lịch quan trọng. Xây dựng các cơ sở lưu trú khác như biệt thự sinh thái, nhà sàn, nhà nghỉ cuối tuần….
- Quan tâm bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hóa, lịch sử, cách mạng, lễ hội, văn hóa nghệ thuật, các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch.
- Huy động tối đa các nguồn vốn cho phát triển du lịch, vốn ngân sách nhà nước ưu tiên cho phát triển hạ tầng; vốn doanh nghiệp, vốn đầu tư nước ngoài và các nguồn vốn tư nhân khác đầu tư cho cơ sở vật chất trực tiếp phục vụ du lịch.
- Xây dựng các chính sách thu hút đầu tư, ưu đãi về thuế, về sử dụng đất, sử dụng mặt nước; hỗ trợ xây dựng và duy trì các sản phẩm du lịch đặc thù, sản phẩm du lịch mới của tỉnh.
c) Nhóm giải pháp về phát triển thị trường, sản phẩm du lịch
- Các doanh nghiệp tăng cường nghiên cứu thị trường (khách du lịch), tích cực xâm nhập các thị trường mục tiêu (khách quốc tế), chủ động liên kết các thị trường du lịch trong và ngoài nước.
- Xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, tập trung vào lĩnh vực sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa, lịch sử; khôi phục các nghề truyền thống như đan lát, mộc, dệt thổ cẩm, may thêu trang phục dân tộc, chế tác nhạc cụ; phát triển các làn điệu dân ca, dân vũ như hát then, đàn tính, múa khèn để xây dựng thành sản phẩm du lịch bản sắc của tỉnh.
d) Nhóm giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch và đào tạo sử dụng lao động nghề du lịch
- Xây dựng chính sách khuyến khích các doanh nghiệp du lịch đẩy nhanh công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch; chính sách ưu đãi, trọng dụng nhân tài.
- Phối hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch và lao động nghề du lịch (có chương trình, kế hoạch, thời gian, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cụ thể).
e) Nhóm giải pháp về sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội để tăng cường tính chủ động của người dân trong phát triển du lịch.
- Có chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư tham gia đầu tư phát triển đa dạng hóa sản phẩm du lịch ở nơi họ sinh sống.
f) Nhóm giải pháp về phối hợp và hợp tác liên kết trong phát triển du lịch
- Tăng cường hợp tác trong phát triển du lịch với các tỉnh trong vùng; xây dựng các chương trình, các tuyến du lịch; phối hợp quảng bá, xúc tiến du lịch; đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù ở mỗi địa phương trên cơ sở đa dạng sản phẩm du lịch vùng.
- Hợp tác trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao; khai thác, phát triển các tour, tuyến du lịch quốc tế và liên vùng. Phối hợp chặt chẽ với các ngành trong tỉnh và các tỉnh nhằm phát huy thế mạnh, khắc phục các mặt hạn chế để khai thác, bảo vệ tài nguyên du lịch, phát triển và quảng bá sản phẩm du lịch của tỉnh.
g) Nhóm giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch
Tăng cường hướng dẫn, tuyên truyền trong cộng đồng dân cư và khách du lịch về bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch, tích cực ngăn chặn suy thoái tài nguyên, môi trường; xây dựng phương án bảo vệ nghiêm ngặt môi trường du lịch ở các khu, điểm du lịch, đặc biệt là khu du lịch Ba Bể.
h) Nhóm giải pháp về xúc tiến, quảng bá du lịch
- Xây dựng cơ chế hợp tác trong và ngoài ngành về hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, từng bước xã hội hóa công tác xúc tiến, quảng bá du lịch.
- Tổ chức thực hiện các chiến dịch truyền thông tuyên truyền và nâng cao nhận thức du lịch trong cộng đồng về phát triển du lịch.
- Xây dựng hệ thống các trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin cho khách du lịch; xây dựng các website quảng bá về du lịch.
i) Nhóm giải pháp về ứng dụng khoa học, công nghệ
- Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học công nghệ vào các quá trình đầu tư, kinh doanh du lịch; hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và thống kê du lịch.
- Nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị ứng dụng, khai thác hiệu quả công nghệ thông tin cho phát triển du lịch, đặc biệt trong lĩnh vực xúc tiến quảng bá, đào tạo nguồn nhân lực du lịch.
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan đầu mối phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện Quy hoạch này theo đúng quy định.
2. Các Sở, Ban, Ngành chức năng liên quan có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố về các lĩnh vực chuyên môn do ngành mình phụ trách để thực hiện Quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Ban, Ngành thuộc tỉnh; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số: 2100/QĐ-UBND ngày 21/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Đơn vị tính: Tỷ đồng
TT | Chương trình/Dự án | Tổng nhu cầu vốn đầu tư | 2016-2020 | 2021-2025 | 2026-2030 | |||
NSNN | Nhà đầu tư | NSNN | Nhà đầu tư | NSNN | Nhà đầu tư | |||
I | Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch | 543,68 | 133,68 | 30 | 180 | 20 | 150 | 30 |
1 | Cải tạo, sửa chữa đường tỉnh lộ 258 (Km42 - Km48+200) dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2011 - 2015 sang | 53,68 | 53,68 |
|
|
|
|
|
2 | Cải tạo, nâng cấp hạ tầng giao thông khu du lịch Hồ Ba Bể | 80 | 80 |
|
|
|
|
|
3 | Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các bến thuyền khu du lịch Ba Bể (bao gồm cả bến thuyền bắc Hồ Ba Bể đã giao cho Công ty Cổ phần Sài Gòn - Ba Bể) | 100 |
| 30 | 30 |
| 40 |
|
4 | Đầu tư xây dựng mới cầu Pác Ngòi | 30 |
|
| 20 |
| 10 |
|
5 | Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới một số tuyến giao thông đến các điểm tham quan di tích lịch sử khu ATK Chợ Đồn | 150 |
|
| 50 | 20 | 50 | 30 |
6 | Cải tạo, nâng cấp và xây mới các tuyến đường đi bộ tham quan khu du lịch Vườn Quốc gia Ba Bể | 30 |
|
| 30 |
|
|
|
7 | Đầu tư hạ tầng du lịch Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ (đường đến các điểm tham quan, bãi đỗ xe) | 100 |
|
| 50 |
| 50 |
|
II | Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh | 8528 |
| 1612 | 52 | 2911 | 52 | 3901 |
1 | Đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật | 8520 |
| 1610 | 50 | 2910 | 50 | 3900 |
| Đầu tư xây dựng các khu nghỉ dưỡng, vui chơi cao cấp tại Ba Bể | 8.500 |
| 1.300 | 50 | 2.600 | 50 | 3.500 |
| Đầu tư xây dựng khu sinh thái, nghỉ dưỡng Đồn Đèn | 690 |
| 250 |
| 220 |
| 220 |
| Đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Nặm Cắt | 180 |
| 30 |
| 50 |
| 100 |
| Đầu tư xây dựng khu công viên văn hóa, lịch sử thành phố Bắc Kạn | 150 |
| 30 |
| 40 |
| 80 |
2 | Phát triển sản phẩm du lịch | 8 |
| 2 | 2 | 1 | 2 | 1 |
| Xây dựng đề án phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng | 0,5 |
|
| 0,5 |
|
|
|
| Triển khai thực hiện đề án phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh | 7,5 |
| 2 | 1,5 | 1 | 2 | 1 |
III | Quảng bá, xúc tiến, phát triển thương hiệu du lịch Bắc Kạn | 26,5 | 4 |
| 15,9 | 0,1 | 6,5 |
|
1 | Xây dựng thương hiệu du lịch Bắc Kạn | 1 |
|
| 1 |
|
|
|
2 | Xây dựng trụ sở Trung tâm Xúc tiến du lịch Bắc Kạn | 10 |
|
| 10 |
|
|
|
3 | Nâng cấp Website, xuất bản ấn phẩm quảng bá du lịch Bắc Kạn | 1 |
|
| 0,4 | 0,1 | 0,5 |
|
4 | Tổ chức chương trình du lịch qua những miền di sản Việt Bắc; tham gia các hoạt động xúc tiến quảng bá trong và ngoài nước | 13 | 4 |
| 4 |
| 5 |
|
5 | Xây dựng cơ sở dữ liệu về du lịch Bắc Kạn | 1,5 |
|
| 0,5 |
| 1 |
|
IV | Đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch | 5,5 | 0,2 | 0,8 | 0,4 | 1,4 | 0,8 | 1,9 |
1 | Tổ chức tập huấn cho nguồn lao động du lịch | 3 | 0,1 | 0,4 | 0,2 | 0,8 | 0,3 | 1,2 |
2 | Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cộng đồng tham gia du lịch | 2,5 | 0,1 | 0,4 | 0,2 | 0,6 | 0,5 | 0,7 |
V | Đầu tư nghiên cứu triển khai (R&D) trong lĩnh vực du lịch | 11 | 1 | 1 | 3,5 |
| 4 | 1,5 |
1 | Chương trình bảo tồn làng nghề truyền thống phục vụ du lịch | 4 | 0,5 | 0,5 | 2 |
| 1 |
|
2 | Quy hoạch hệ thống du lịch làng nghề tiêu biểu | 2 | 0,5 |
| 0,5 |
| 1 |
|
3 | Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng các dân tộc | 5 | 0 | 0,5 | 1 |
| 2 | 1,5 |
VI | Đầu tư bảo tồn phát huy giá trị tài nguyên, bảo vệ môi trường du lịch | 30 | 3 | 0,5 | 11 | 0,5 | 14 | 1 |
1 | Chương trình cải tạo môi trường du lịch ở các trọng điểm du lịch | 5 | 1 | 0,5 | 1 | 0,5 | 1 | 1 |
2 | Chương trình bảo tồn, trùng tu các di tích lịch sử, văn hóa trọng điểm có giá trị du lịch | 25 | 2 |
| 10 |
| 13 |
|
VII | Đầu tư vào các lĩnh vực khác | 245,52 | 1 | 8,22 | 4,5 | 109 | 5,5 | 117,3 |
| Tổng cộng | 9389,2 | 141,88 | 1652,52 | 267,3 | 3042 | 232,8 | 4052,7 |
| Tổng các giai đoạn |
| 1794,4 | 3309,3 | 4285,5 |
Tổng số vốn đầu tư cho du lịch cả giai đoạn 2016 - 2030 là: 9.389,2 tỷ đồng, vốn ngân sách nhà nước khoảng 641,98 tỷ, chiếm 6,84% tổng số nhu cầu vốn đầu tư. Trong đó;
- Giai đoạn 2016 - 2020: 1794,4 tỷ đồng; vốn ngân sách nhà nước 141,88 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2021 - 2025: 3309,3 tỷ đồng; vốn ngân sách nhà nước 267,30 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2026 - 2030: 4285,5 tỷ đồng; vốn ngân sách nhà nước 232,8 tỷ đồng.
- 1Quyết định 28/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 2Kế hoạch 19/KH-UBND năm 2017 thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TU về bảo tồn, phát huy giá trị Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An trong phát triển du lịch, giai đoạn 2016-2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành
- 3Kế hoạch 18/KH-UBND năm 2017 thực hiện Nghị quyết 12-NQ/BCSĐ về tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch và quản lý quy hoạch, khai thác có hiệu quả để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 4Quyết định 755/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2020
- 5Nghị quyết 133/NQ-HĐND năm 2017 về Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 6Quyết định 380/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 7Nghị quyết 13/NQ-HĐND năm 2018 thông qua “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Nghị quyết 21/NQ-CP năm 2013 về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của tỉnh Bắc Kạn do Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 5Quyết định 28/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Nghị quyết 48/2016/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 8Kế hoạch 19/KH-UBND năm 2017 thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TU về bảo tồn, phát huy giá trị Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An trong phát triển du lịch, giai đoạn 2016-2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành
- 9Kế hoạch 18/KH-UBND năm 2017 thực hiện Nghị quyết 12-NQ/BCSĐ về tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch và quản lý quy hoạch, khai thác có hiệu quả để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 10Quyết định 755/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2020
- 11Nghị quyết 133/NQ-HĐND năm 2017 về Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 12Quyết định 380/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 13Nghị quyết 13/NQ-HĐND năm 2018 thông qua “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”
Quyết định 2100/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- Số hiệu: 2100/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/12/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
- Người ký: Phạm Duy Hưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra