Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 744/QĐ-UBND

Điện Biên, ngày 03 tháng 6 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THÍ ĐIỂM CHI TRẢ TRỢ CẤP XÃ HỘI HÀNG THÁNG CHO ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI THÔNG QUA ĐƠN VỊ CUNG CẤP DỊCH VỤ BƯU ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

n cứ luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi;

Căn cứ Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người Khuyết tật;

Căn cứ Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2014 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;

Căn cứ Văn bản số 124/HĐND-KTNS ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc triển khai thí điểm chi trả trợ cấp bảo trợ xã hội thông qua dịch vụ Bưu điện;

Căn cứ Quyết định số 10/2016/QĐ-UBND ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định mức thù lao và số lượng người làm công tác chi trả trợ cấp bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án thí điểm chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội thông qua đơn vị cung cấp dịch vụ Bưu điện trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Bộ: LĐ-TB&XH, Tài chính;
- TT. Tỉnh ủy
- TT. HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu QH tỉnh;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- VP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Cục Bảo trợ xã hội - Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT, TH, TM, VX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Mùa A Sơn

 

ĐỀ ÁN

THÍ ĐIỂM CHI TRẢ TRỢ CẤP XÃ HỘI HÀNG THÁNG CHO ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI THÔNG QUA ĐƠN VỊ CUNG CẤP DỊCH VỤ BƯU ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Kèm theo Quyết định số 744/QĐ-UBND ngày 03 tháng 6 năm 2016 của UBND tỉnh Điện Biên)

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN THÍ ĐIỂM

1. Cơ sở pháp lý

- Căn cứ Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/2/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người cao tuổi; Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 quy định chi tiết một số điều của Luật người khuyết tật; Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;

- Căn cứ Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 136/2014/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;

- Căn cứ Công văn số 8381/VPCP-KGVX ngày 14/10/2015 của Văn phòng Chính phủ về việc chi trả chính sách trợ giúp xã hội hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội; Công văn số 4517/LĐTBXH-BTXH ngày 04/11/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện chi trả chính sách trợ giúp xã hội.

2. Thực trạng đối tượng và công tác chi trả trợ cấp xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên

2.1. Thực trạng đối tượng bảo trợ xã hội

Theo báo cáo của các huyện, thị xã, thành phố, đến tháng 02 năm 2016, toàn tỉnh có 12.678 đối tượng xã hội đang được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng, trong đó:

- Trẻ em dưới 16 tuổi bị mất nguồn nuôi dưỡng: 515 đối tượng;

- Đối tượng từ 16 đến 22 tuổi bị mất nguồn nuôi dưỡng đang học phổ thông, học nghề: 60 đối tượng;

- Người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo: 47 đối tượng;

- Người đơn thân nuôi con thuộc hộ nghèo: 582 đối tượng;

- Người cao tuổi: 6.632 đối tượng;

- Người khuyết tật: 3.426 đối tượng;

- Hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc đối tượng BTXH: 785 đối tượng

Những năm qua, tỉnh Điện Biên đã tích cực chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể triển khai thực hiện Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật, chính sách trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội, Đề án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng; đồng thời từng bước tổ chức thực hiện chính sách an sinh xã hội theo hướng xã hội hoá, phát huy tinh thần trách nhiệm và khai thác các nguồn lực của Nhà nước, của cộng đồng và bản thân đối tượng, vì thế đã giúp được nhiều đối tượng xã hội có cơ hội vượt qua hoàn cảnh khó khăn, sớm hoà nhập cộng đồng xã hội.

(Có biểu số 01 tổng hợp số đối tượng bảo trợ xã hội kèm theo).

2.2. Công tác chi trả trợ cấp hàng tháng cho đối tượng xã hội

Thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh và Quyết định 09/2015/QĐ-UBND ngày 16/6/2015 của UBND tỉnh về việc quy định mức trợ cấp xã hội và chế độ trợ cấp xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội sống tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh Điện Biên, trong 5 năm (2011- 2015), số đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp hàng tháng tăng từ 8.138 người năm 2011 lên 12.678 người năm 2015 (tăng 4.540 người). Bình quân kinh phí trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng bảo trợ xã hội trong toàn tỉnh là 2.757 triệu đồng/tháng. Số tiền trợ cấp của đối tượng tuy không nhiều (mức thấp nhất 180.000 đồng/người/tháng, mức cao nhất 675.000 đồng/người/tháng) nhưng cơ bản đã trợ giúp cho nhiều đối tượng ổn định cuộc sống.

Hiện nay toàn tỉnh có 215 cán bộ thuộc 130 xã, phường, thị trấn làm công tác chi trả trợ cấp bảo trợ xã hội (theo Quyết định số 16/2013/QĐ-UBND ngày 13/8/2013 của UBND tỉnh quy định mức thù lao và số lượng người làm công tác chi trả trợ cấp bảo trợ xã hội cho cá nhân trực tiếp chi trả chế độ, chính sách trợ giúp xã hội); mức thù lao cho cán bộ chi trả là 350.000 đồng/người/tháng, tổng kinh phí chi trả chế độ chính sách đối với các đối tượng bảo trợ xã hội là 903.000.000 đồng/năm. Việc thực hiện công tác chi trả trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng được triển khai theo quy trình sau:

- Đối với thành phố Điện Biên Phủ:

+ Căn cứ Quyết định trợ cấp của UBND thành phố, hàng tháng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội lập dự toán kinh phí chi trả trợ cấp cho các đối tượng (bao gồm cả kinh phí hỗ trợ mai táng phí, truy lĩnh trợ cấp) gửi Kho bạc Nhà nước tỉnh, thực hiện rút tiền mặt tại Kho bạc Nhà nước tỉnh về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, sau đó cán bộ phụ trách công tác Lao động -Thương binh và Xã hội hoặc công chức Văn hóa - Xã hội kiêm nhiệm làm công tác chi trả trợ cấp xã hội của xã, phường trực tiếp đến phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nhận tiền trợ cấp và danh sách đối tượng được hưởng trợ cấp về cấp phát cho đối tượng. Các đối tượng bảo trợ xã hội đến trụ sở UBND xã, phường để nhận tiền trợ cấp; đối tượng không có khả năng đến nhận trợ cấp tại trụ sở phường, xã, cán bộ trực tiếp đến tận gia đình để chi tiền cho đối tượng. Thời gian chi trả trợ cấp từ ngày 10 đến ngày 15 hàng tháng. Riêng kinh phí chi trả chế độ mai táng phí do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố trực tiếp chi trả.

+ Hàng tháng, sau khi chi trả xong cho đối tượng, cán bộ làm công tác chi trả trợ cấp của các xã, phường nộp chứng từ cấp phát tiền về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp quyết toán theo quy định.

- Đối với các huyện, thị xã còn lại:

+ Căn cứ quyết định trợ cấp của UBND cấp huyện, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Phòng Kế hoạch - Tài chính lập dự toán kinh phí, phân bổ kinh phí cho cấp xã để chi trả trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội.

+ Hàng tháng cán bộ làm công tác chi trả trợ cấp bảo trợ xã hội, trực tiếp thực hiện việc chi trả trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn. Thời gian từ ngày 05 đến 15 ngày hàng tháng. Cán bộ làm công tác chi trả trợ cấp của các xã, Kế toán xã đối chiếu chứng từ cấp phát tiền và thực hiện quyết toán với Phòng Tài chính - Kế hoạch.

3. Ưu điểm và tồn tại, hạn chế

a) Ưu điểm

- Việc chi trả chế độ trợ cấp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng thông qua cán bộ làm công tác chi trả thời gian qua đã giúp cho UBND cấp xã từng bước quản lý đối tượng trên địa bàn, kịp thời báo tăng, giảm đối tượng, đồng thời nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng và giải đáp những vướng mắc về chế độ, chính sách của đối tượng.

- Kinh phí chi trả thù lao cho người làm công tác chi trả góp phần tăng thêm thu nhập cho cán bộ công chức cấp xã.

b) Tồn tại, hạn chế

- Việc chi trả trợ cấp thông qua đội ngũ cán bộ làm công tác chi trả (do công chức văn hóa - xã hội hoặc cán bộ lao động - thương binh xã hội cấp xã kiêm nhiệm) đã làm phát sinh thêm công việc; trường hợp đối tượng không có khả năng đến nhận trợ cấp hoặc đến rải rác trong tháng làm mất nhiều thời gian chi trả trợ cấp và ảnh hưởng đến công việc chuyên môn của cán bộ làm công tác chi trả.

- Địa điểm cấp phát tiền là trụ sở UBND các xã, phường, thị trấn nên một số đối tượng là người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa già yếu, người khuyết tật đặc biệt nặng ở những xã khó khăn, đặc biệt khó khăn không có điều kiện đến lĩnh trợ cấp kịp thời để giải quyết nhu cầu đời sống hàng ngày nên gặp nhiều khó khăn.

- Việc giao cho cán bộ cấp xã vừa thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, quản lý đối tượng và tổ chức chi trả trợ cấp hàng tháng dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ không khách quan, minh bạch trong giải quyết chính sách cũng như chi trả trợ cấp xã hội cho các đối tượng, nhất là ở xã khó khăn, đặc biệt khó khăn có điều kiện giao thông đi lại khó khăn.

4. Đề xuất chuyển đổi hình thức chi trả trợ cấp bảo trợ xã hội

Ngày 17/6/2015, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có Báo cáo số 49/BC-LĐTBXH đánh giá kết quả thí điểm chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội qua Tổng công ty Bưu điện ở một số địa phương, qua báo cáo đánh giá cho thấy việc chi trả trợ cấp xã hội thường xuyên qua hệ thống Bưu điện đã nâng cao hiệu quả của công tác bảo trợ xã hội, đảm bảo sử dụng tối đa các lợi thế về kinh nghiệm trong hoạt động cung cấp các dịch vụ tài chính bưu chính của đội ngũ nhân viên và cơ sở vật chất, thiết bị của hệ thống Bưu điện, tạo cơ hội cho đối tượng bảo trợ xã hội được tiếp cận, sử dụng và được chi trả trợ cấp thuận tiện, nhanh chóng, kịp thời, đúng đối tượng, đảm bảo quyền lợi của đối tượng thụ hưởng chính sách; đồng thời đảm bảo tính minh bạch và độc lập giữa xét duyệt chế độ chính sách với chi trả chế độ chính sách.

Từ những ưu điểm, tồn tại, hạn chế của việc chi trả trợ cấp bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh và qua báo cáo đánh giá kết quả thí điểm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy, để từng bước thực hiện tốt công tác quản lý đối tượng, chi trả trợ cấp thuận tiện, nhanh chóng, kịp thời, đúng đối tượng, đảm bảo quyền lợi của đối tượng thụ hưởng chính sách; đồng thời đảm bảo tính minh bạch và độc lập giữa xét duyệt chế độ chính sách với chi trả chế độ chính sách, thì việc thí điểm chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội thông qua đơn vị cung cấp dịch vụ Bưu điện trên địa bàn tỉnh Điện Biên là cần thiết. Việc thí điểm là cơ sở thực tiễn để đánh giá hiệu quả thực hiện chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội qua hệ thống Bưu điện, từ đó làm cơ sở để xem xét việc áp dụng nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh.

II. NỘI DUNG ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu

- Thí điểm chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội thông qua cơ quan Bưu điện nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho đối tượng bảo trợ xã hội được tiếp cận, sử dụng và được chi trả trợ cấp thuận tiện, nhanh chóng, kịp thời; khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc quản lý và thực hiện chi trả trợ cấp hàng tháng hiện nay, từng bước thực hiện cải cách hành chính công, tách riêng công tác quản lý nhà nước với chi trả dịch vụ công.

- Đảm bảo tính chuyên nghiệp giữa cơ quan quản lý Nhà nước trong quản lý, giám sát, theo dõi, cập nhật đối tượng và cơ quan cung cấp dịch vụ trong việc chi trả trợ cấp cho đối tượng.

2. Yêu cầu

- Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được giao, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện tổ chức ký hợp đồng chi trả trợ cấp xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội với cơ quan Bưu điện đảm bảo đúng quy trình của Đề án được phê duyệt.

- Việc tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ chi trả trợ cấp cho các đối tượng xã hội phải được tiến hành thuận tiện, nhanh chóng, kịp thời, không ảnh hưởng đến đời sống của đối tượng thụ hưởng chính sách.

3. Định hướng thí điểm chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội

- Thí điểm triển khai chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Tuần Giáo và thành phố Điện Biên Phủ từ ngày 01/6/2016. Đến cuối năm 2016, tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, đề xuất phương án triển khai trong toàn tỉnh.

- Cơ quan cung cấp dịch vụ: Bưu điện tỉnh Điện Biên.

4. Năng lực của đơn vị cung cấp dịch vụ

Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Bưu điện tỉnh gồm: 01 Giám đốc, 01 Phó giám đốc, 04 phòng quản lý chức năng, 10 Bưu điện cấp huyện, 14 Bưu cục, 92 điểm Bưu điện văn hóa xã, với 305 cán bộ công nhân viên (bao gm lao động trong biên chế, lao động tại điểm Bưu điện VHX và lao động cấp phát xã, lao động thuê vận chuyển, lao động thuê thu cước viễn thông). Hệ thống của ngành luôn được thông suốt và đảm bảo an toàn, bán kính phục vụ của Bưu điện tỉnh là 4,75 km/điểm phục vụ; số dân được phục vụ bình quân là 3.906 người/điểm Bưu điện.

Hiện nay, Bưu điện tỉnh đang đảm nhận thực hiện các dịch vụ: Dịch vụ bưu chính chuyển phát, tài chính bưu chính, phân phối truyền thông, với đội ngũ cán bộ công nhân viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực bưu chính, ngày càng chuyên nghiệp hóa trong các lĩnh vực tài chính. Hiện nay Bưu điện tỉnh đang tham gia vào các lĩnh vực cung cấp dịch vụ có liên quan đến tài chính như điện chuyển tiền, tiết kiệm Bưu điện, thu hộ, chi hộ… thông qua hệ thống Bưu điện; thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, cấp đổi giấy phép lái xe... trên địa bàn toàn tỉnh. Trung bình một tháng luồng thu hộ và chi hộ của Bưu điện tỉnh với đối tác khoảng trên 65 tỷ đồng. Nguồn tiền chi trả luôn chủ động tại các điểm giao dịch. Các điểm giao dịch của Bưu điện tỉnh đều đảm bảo khang trang, sạch sẽ, có đầy đủ phương tiện để phục vụ đón tiếp khách hàng, là nơi cung cấp các dịch vụ công ích, nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân; tất cả các điểm giao dịch của Bưu điện đều đặt tại trung tâm dân cư, thuận tiện về giao thông và giao dịch của khách hàng. Đảm bảo an toàn trong công tác quản lý tiền mặt.

Về hình thức thực hiện: Bưu điện tỉnh sẽ thực hiện chi trả theo 2 hình thức:

- Chi trả trực tiếp cho đối tượng hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội tại điểm bưu cục hoặc điểm Bưu điện văn hóa xã, phường: Đối với các đối tượng bảo trợ xã hội hoặc người được ủy quyền nhận trợ cấp hàng tháng (có địa chỉ các điểm bưu cục dự kiến chi trả kèm theo tại Phụ lục 2).

- Chi trả tại nhà đối tượng (theo địa chỉ thường trú): Đối với các đối tượng đặc biệt không thể đi lại để nhận trợ cấp hàng tháng như người cao tuổi, người khuyết tật nặng..., cán bộ Bưu điện sẽ chi trả trợ cấp hàng tháng trực tiếp tại nhà đối tượng.

5. Quy trình tổ chức thực hiện

Bước 1: Công tác tuyên truyền

Tổ chức tuyên truyền về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội được quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007, Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/2/2010, Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người cao tuổi; Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật người khuyết tật, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp đối với đối tượng bảo trợ xã hội; Quyết định 09/2015/QĐ-UBND ngày 16/6/2015 của UBND tỉnh quy định mức trợ cấp xã hội và chế độ trợ cấp xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội sống tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Đề án thí điểm chi trả trợ cấp thông qua đơn vị cung cấp dịch vụ (Bưu điện) đến các cấp, các ngành, đoàn thể tỉnh và nhân dân, cùng các đối tượng xã hội biết, tạo sự đồng thuận tham gia thực hiện.

ớc 2: Khảo sát, thu thập thông tin lập danh sách chi trả trợ cấp

Căn cứ vào danh sách đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp thường xuyên trên địa bàn quản lý của thành phố Điện Biên Phủ và huyện Tuần Giáo tại thời điểm tháng 02 năm 2016, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn tiến hành khảo sát, lập danh sách đối tượng và xác định hình thức chi trả trợ cấp để cung cấp cho cơ quan Bưu điện nơi ký hợp đồng (phụ lục 01).

Bước 3: Tổ chức ký hợp đồng thực hiện Đề án

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành soạn thảo và tổ chức ký hợp đồng chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng với Bưu điện tỉnh, huyện (Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội thành phố Điện Biên Phủ ký hợp đồng chi trả trợ cấp với Bưu điện tỉnh; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Tuần Giáo ký hợp đồng với Bưu điện huyện Tuần Giáo): Nội dung hợp đồng được làm rõ về trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên, quy trình chuyển tiền và thanh quyết toán, quy trình chi trả trợ cấp kèm theo danh sách đối tượng bảo trợ xã hội được chi trả trợ cấp.

Căn cứ vào danh sách đã rà soát, phân loại ban đầu, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bưu điện xác định danh sách đối tượng bảo trợ xã hội chi trả trợ cấp tháng đầu trên địa bàn các xã, phường, thị trấn theo Quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện, bao gồm: Họ tên đối tượng, địa chỉ nơi cư trú của đối tượng, họ tên người nhận tiền hoặc người được ủy quyền nhận tiền cho đối tượng (là người thuộc gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng nếu đối tượng là trẻ em mồ côi, người khuyết tật đặc biệt nặng, người cao tuổi), số tiền trợ cấp. Đối tượng cần cơ quan Bưu điện thực hiện chi trả trợ cấp tại nhà (bao gồm những đối tượng khuyết tật đặc biệt nặng, người cao tuổi không có người nhận trợ cấp thay, không có khả năng đến điểm Bưu điện/bưu cục nhận trợ cấp, do UBND xã, phường, thị trấn đề nghị) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội lập danh sách yêu cầu cơ quan Bưu điện huyện cung cấp dịch vụ chi trả tại nhà.

Bước 4: Tổ chức triển khai các hoạt động chuẩn bị chi trả trợ cấp

- Triển khai nội dung của Đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt đến UBND huyện Tuần Giáo, thành phố Điện Biên Phủ, UBND các xã, phường, thị trấn và các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn quản lý.

- Trước khi thực hiện cung cấp dịch vụ chi trả, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bưu điện tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ chi trả trợ cấp và chế độ chính sách trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội cho nhân viên bưu điện trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chi trả;

- Thông báo chi trả trợ cấp: Căn cứ vào danh sách đã rà soát, phân loại ban đầu kèm theo hợp đồng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bưu điện và UBND các xã, phường, thị trấn thông báo địa điểm và thời gian chi trả trợ cấp hàng tháng đến các đối tượng và gia đình đối tượng; đồng thời thông báo cụ thể họ và tên, số điện thoại của nhân viên Bưu điện trực tiếp làm nhiệm vụ chi trả trợ cấp hàng tháng để đối tượng tiện liên hệ.

Bước 5: Chuyển tiền và thực hiện chi trả

- Căn cứ số đối tượng và kinh phí dự kiến trả trợ cấp hàng tháng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chuyển tiền cho đơn vị cung cấp dịch vụ, bao gồm kinh phí trợ cấp chi trả cho đối tượng xã hội và phí cung cấp dịch vụ chi trả (thời gian lập danh sách và chuyển tiền cho đơn vị cung cấp dịch vụ hoàn tất trước ngày 25 của tháng trước tháng chi trả trợ cấp).

- Từ tháng thứ 2 trở đi, căn cứ vào danh sách kèm theo hợp đồng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội xác định danh sách chi trả trợ cấp của tháng (bao gồm danh sách đi tượng tăng, đối tượng giảm), số tiền trợ cấp trong tháng (bao gồm cả tiền truy lĩnh, mai táng phí - nếu có), gửi cho Bưu điện ơn vị cung cấp dịch vụ), đồng thời làm thủ tục chuyển tiền.

Bước 6: Thực hiện cung cấp dịch vụ chi trả trợ cấp

- Căn cứ vào danh sách chi trả trợ cấp hàng tháng do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp, Bưu điện lập mẫu biểu danh sách chi trả cho đối tượng theo biểu mẫu quy định của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, giao cho các điểm Bưu điện văn hóa xã/bưu cục, nhân viên thuê phát thực hiện chi trả cho đối tượng quy định tài chính tại điểm Bưu điện gần nơi đối tượng cư trú (thuận tiện cho đi tượng đến nhận tiền) và chuyển danh sách đối tượng cho các điểm Bưu điện văn hóa xã/bưu cục, nhân viên thuê phát trên địa bàn được phân công chi trả (phụ lục 03);

- Các điểm Bưu điện văn hoá xã/bưu cục, nhân viên thuê phát thực hiện chi trả trợ cấp cho đối tượng (thời gian chi trả cụ thể theo Hợp đồng ký kết giữa Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội với cơ quan Bưu điện), có ký nhận và ghi rõ họ tên của người nhận tiền; đồng thời xác nhận vào sổ theo dõi lĩnh tiền trợ cấp của đối tượng để làm căn cứ đối chiếu quyết toán; đối với những đối tượng đặc thù không thể đi đến điểm Bưu điện văn hóa xã, trung tâm xã để nhận trợ cấp, Bưu điện thực hiện chi trả trợ cấp tại gia đình đối tượng (kinh phí chi trả trợ cấp của tháng nào phải được cấp phát trong tháng đó).

- Địa điểm cung cấp dịch vụ chi trả trợ cấp (có danh sách địa điểm chi trả phụ lục số 3 kèm theo).

- Từ ngày 26 đến ngày 30 hàng tháng, Bưu điện thông báo danh sách đã thực hiện chi trả trợ cấp và sao kê danh sách những đối tượng chưa nhận tiền trợ cấp để chuyển chi trả vào tháng sau cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (đồng sao gửi thông báo đến UBND các xã, phường, thị trấn đ theo dõi giám sát).

- Trường hợp 2 tháng liên tục, đối tượng không nhận tiền, cán bộ chi trả có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã tìm hiểu nguyên nhân. Nếu do đối tượng chết, mất tích hoặc chuyển khỏi địa bàn, tổ chức dịch vụ chi trả có trách nhiệm thông báo cho UBND cấp xã và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội biết để làm các thủ tục cắt trợ cấp hoặc tạm dừng chi trả trợ cấp theo quy định.

Bước 7: Thanh quyết toán kinh phí

Hàng quý, Bưu điện tỉnh, Bưu điện huyện Tuần Giáo quyết toán kinh phí chi trả trợ cấp bảo trợ xã hội với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Điện Biên Phủ và huyện Tuần Giáo. Thời gian quyết toán quý trước ngày 10 của tháng đầu quý sau.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí chi trả trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Tuần Giáo và thành phố Điện Biên Phủ được chi từ nguồn đảm bảo xã hội của huyện, thành phố theo kế hoạch ngân sách hàng năm được giao theo số lượng đối tượng và định mức trợ cấp của Nhà nước.

2. Phí dịch vụ chi trả

- Mức phí thí điểm dịch vụ chi trả được tính trên số đối tượng hưởng trợ cấp xã hội và căn cứ vào điều kiện từng xã, phường, thị trấn, cụ thể:

+ Tại xã đặc biệt khó khăn: 8.000 đồng/đối tượng;

+ Tại xã thuộc vùng khó khăn: 7.000 đồng/đối tượng;

+ Tại xã, phường, thị trấn còn lại: 5.000 đồng/đối tượng.

Danh sách các xã đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng khó khăn thực hiện theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ và các Quyết định sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

(Có phụ lục số 2 kèm theo)

- Tổng kinh phí từ ngày 01/6/2016- 31/12/2016: 150.570.000 đồng.

- Kinh phí chi thí điểm dịch vụ chi trả trợ cấp được trích từ nguồn đảm bảo xã hội đã giao cho UBND huyện Tuần Giáo và UBND thành phố Điện Biên Phủ hàng năm.

IV. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

1. Tháng 12 năm 2015: Thu thập thông tin xây dựng dự thảo Đề án chi trả trợ cấp xã hội qua cơ quan cung cấp dịch vụ Bưu điện.

2. Từ ngày 10/01-15/02/2016: Gửi Đề án đến các cơ quan chức năng xin ý kiến tham gia.

3. Từ ngày 15/02 - 30/5/2016: Hoàn chỉnh dự thảo, trình UBND tỉnh phê duyệt Đề án.

4. Từ ngày 01/6 - 12/2016: Tổ chức triển khai thực hiện Đề án, tổng kết việc thực hiện Đề án và đề xuất nhân rộng trên toàn tỉnh.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các Sở, ngành có liên quan, Bưu điện tỉnh và UBND thành phố Điện Biên Phủ, UBND huyện Tuần Giáo xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án thí điểm chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội thông qua đơn vị cung cấp dịch vụ Bưu điện trên địa bàn tỉnh Điện Biên theo đúng chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và của tỉnh.

- Hướng dẫn huyện Tuần Giáo và thành phố Điện Biên Phủ triển khai thực hiện Đề án thí điểm chi trả trợ cấp qua hệ thống Bưu điện.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thực hiện Đề án chi trả trợ cấp xã hội trên địa bàn tỉnh; định kỳ báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình và kết quả thực hiện Đề án; báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.

2. Sở Tài chính

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu cho UBND tỉnh về nguồn kinh phí, mức phí dịch vụ chi trả theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh bố trí ngân sách từ nguồn kinh phí đảm bảo xã hội thực hiện Đề án; hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán nguồn kinh phí thực hiện Đề án theo quy định.

3. Kho bạc Nhà nước tỉnh

Chỉ đạo Kho bạc Nhà nước huyện Tuần Giáo và thành phố Điện Biên Phủ thực hiện các thủ tục chuyển kinh phí trợ cấp cho các đối tượng xã hội và phí cung cấp dịch vụ theo đề nghị của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Tuần Giáo, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Điện Biên Phủ cho cơ quan Bưu điện theo hợp đồng đã ký kết.

4. Bưu điện tỉnh

- Chịu trách nhiệm cung ứng dịch vụ chi trả trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Tuần Giáo và thành phố Điện Biên Phủ đảm bảo an toàn, kịp thời, đúng đối tượng.

- Trực tiếp ký hợp đồng chi trả trợ cấp cho đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.

- Ủy quyền cho Bưu điện huyện Tuần Giáo ký hợp đồng thực hiện chi trả trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng xã hội trên địa bàn huyện Tuần Giáo với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Tuần Giáo.

- Tiếp nhận, quản lý kinh phí chuyển theo tháng vào tài khoản của đơn vị; hàng tháng tiến hành chi trả trợ cấp đến đối tượng bảo trợ xã hội tại điểm Bưu điện văn hóa xã/bưu cục nơi đối tượng cư trú theo danh sách và địa chỉ do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Tuần Giáo, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Điện Biên Phủ cung cấp (không được thu thêm bất kỳ một loại khoản phí nào của đối tượng).

- Tiếp nhận thông tin từ đối tượng hưởng trợ cấp và phản hồi đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Tuần Giáo, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Điện Biên Phủ để xem xét trả lời.

- Tổng hợp và thông báo danh sách đối tượng đã nhận tiền trợ cấp và sao kê danh sách những đối tượng chưa nhận tiền trợ cấp để chuyển chi trả vào tháng sau cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Tuần Giáo, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Điện Biên Phủ (đồng sao gửi thông báo đến UBND các xã, phường, thị trấn để theo dõi giám sát).

- Tổng hợp chứng từ và quyết toán với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Tuần Giáo, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Điện Biên Phủ.

- Kiểm tra, giám sát các đơn vị trong ngành thực hiện có hiệu quả Đề án.

- Tổng hợp báo cáo định kỳ kết quả thực hiện Đề án về UBND tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND huyện Tuần Giáo, UBND thành phố Điện Biên Phủ.

5. Các Sở, ban, ngành có liên quan

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ quản lý, có trách nhiệm phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND huyện Tuần Giáo, UBND thành phố Điện Biên Phủ triển khai thực hiện Đề án theo quy định.

6. UBND huyện Tuần Giáo, UBND thành phố Điện Biên Phủ

- Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Phòng Kế hoạch- Tài chính, Chi nhánh Kho bạc Nhà nước, Bưu điện cấp huyện và UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện Đề án.

- Tổ chức tuyên truyền và phổ biến các nội dung của Đề án chi trả trợ cấp xã hội qua đơn vị cung cấp dịch vụ Bưu điện tỉnh để nhân dân và các đối tượng bảo trợ xã hội biết, tham gia thực hiện.

- Giao cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai các nhiệm vụ sau:

+ Ký hợp đồng chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn với Bưu điện huyện Tuần Giáo và Bưu điện tỉnh Điện Biên.

+ Phối hợp với cơ quan Bưu điện hướng dẫn nghiệp vụ chi trả trợ cấp và chế độ chính sách trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội cho nhân viên Bưu điện trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chi trả.

+ In và cấp sổ lĩnh tiền trợ cấp cho đối tượng;

+ Hàng tháng tiến hành rà soát, điều chỉnh tăng, giảm, lập và gửi danh sách đối tượng bảo trợ xã hội cần chi trả trợ cấp cho Bưu điện huyện để thực hiện chi trả, làm thủ tục đề nghị cơ quan Kho bạc Nhà nước tỉnh, huyện chuyển kinh phí (bao gồm cả kinh phí chi trả trợ cấp và phí cung cấp dịch vụ) cho đơn vị cung cấp dịch vụ Bưu điện tỉnh, huyện đảm bảo kịp thời, tạo điều kiện cho đơn vị cung cấp dịch vụ chi trả trợ cấp cho đối tượng đúng thời gian quy định;

+ Kiểm tra và giám sát đơn vị cung cấp dịch vụ trong việc triển khai công tác chi trả trợ cấp cho đối tượng.

+ Tổng hợp quyết toán với ngân sách Nhà nước theo quy định hiện hành. Định kỳ tổng hợp báo cáo UBND huyện Tuần Giáo, UBND thành phố Điện Biên Phủ và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Giao cho Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tuần Giáo và phòng Kinh tế thành phố Điện Biên Phủ có trách nhiệm:

+ Tham mưu cho UBND huyện Tuần Giáo, UBND thành phố Điện Biên Phủ phân bổ và bố trí ngân sách thực hiện các chính sách bảo trợ xã hội cho các đối tượng trên địa bàn (bao gm cả kinh phí đảm bảo chi trả trợ cấp thường xuyên cho đối tượng bảo trợ xã hội và chi phí quản lý: xét duyệt, thẩm định hồ sơ, tuyên truyền phổ biến chính sách, kiểm tra giám sát, phí cung cấp dịch vụ chi trả theo đúng quy định của Chính phủ).

+ Kiểm tra và quyết toán nguồn kinh phí theo quy định hiện hành.

7. UBND các xã, phường, thị trấn

- Quản lý và theo dõi các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn phụ trách, kịp thời làm thủ tục xét duyệt đề nghị UBND huyện Tuần Giáo, UBND thành phố Điện Biên Phủ giải quyết chế độ cho các đối tượng bảo trợ xã hội đủ điều kiện, đề nghị cắt giảm khi đối tượng di chuyển, thay đổi điều chỉnh mức trợ cấp hoặc thôi hưởng chế độ trợ cấp.

- Tổ chức triển khai nội dung Đề án đến các Trưởng thôn bản, tổ trưởng dân phố để tuyên truyền, thông báo đến người dân trong thôn, tổ dân phố biết; nhắc nhở và đôn đốc đối tượng bảo trợ xã hội đến nhận trợ cấp đảm bảo thời gian quy định, không để xảy ra tình trạng tồn đọng tiền trợ cấp.

- Theo dõi và giám sát việc cung cấp dịch vụ chi trả trợ cấp cho đối tượng Bảo trợ xã hội đối với đơn vị cung cấp dịch vụ Bưu điện tỉnh, Bưu điện huyện Tuần Giáo. Tổng hợp và báo cáo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Tuần Giáo, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Điện Biên Phủ ý kiến phản hồi của người dân đối với dịch vụ chi trả trợ cấp xã hội qua đơn vị cung cấp dịch vụ.

VI. HIỆU QUẢ ĐỀ ÁN

- Giảm bớt một phần công việc cho cơ quan quản lý Nhà nước (Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện), nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra công tác đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước.

- Chi trả trợ cấp cho đối tượng bảo trợ xã hội thông qua đơn vị cung cấp dịch vụ nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đối tượng khi nhận tiền trợ cấp, đối tượng không bị ràng buộc bởi thời gian đến lĩnh tiền trợ cấp, đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt được cơ quan dịch vụ phục vụ chi trả đến tận gia đình.

- Thực hiện phương thức chi trả trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng xã hội thông qua đơn vị cung cấp dịch vụ, góp phần nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc sử dụng ngân sách, chủ động phòng, chống tham nhũng và minh bạch trong việc thực hiện các chính sách xã hội.

- Triển khai thí điểm chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng thông qua đơn vị cung cấp dịch vụ Bưu điện trên địa bàn huyện Tuần Giáo và thành phố Điện Biên Phủ để đánh giá hiệu quả thực hiện chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội qua hệ thống Bưu điện, từ đó làm cơ sở để xem xét việc áp dụng nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh.

Trên đây là Đề án thí điểm chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng thông qua đơn vị cung cấp dịch vụ Bưu điện trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Các Sở, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND huyện Tuần Giáo, UBND thành phố Điện Biên Phủ tổ chức thực hiện đảm bảo các nội dung, yêu cầu trên./.

 

PHỤ LỤC 1

SỐ ĐỐI TƯỢNG BTXH HƯỞNG TRỢ CẤP XÃ HỘI HÀNG THÁNG

(Tháng 02/2016)

TT

Tên đơn vị

Số đối tượng (người)

Số tiền trợ cấp XH hàng tháng (đồng)

Ghi chú

I

THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ

 

 

1

Phường Mường Thanh

103

27.945.000

 

2

Phường Tân Thanh

69

19.350.000

 

3

Xã Thanh Minh

53

14.580.000

Xã khó khăn

4

Phường Noong Bua

125

31.185.000

 

5

Xã Tà Lèng

21

5.085.000

 

6

Phường Thanh Bình

46

11.700.000

 

7

Phường Him Lam

139

40.050.000

 

8

Phường Thanh Trường

101

26.595.000

 

9

Nam Thanh

146

35.280.000

 

 

Cộng:

803

211.765.000

 

II

HUYỆN TUẦN GIÁO

 

 

 

1

Thị trấn Tuần Giáo

197

50.805.000

 

2

Xã Quài Cang

263

56.070.000

Xã ĐBKK

3

Xã Quài Tở

284

62.190.000

Xã ĐBKK

4

Xã Quài Nưa

178

39.510.000

Xã ĐBKK

5

Xã Pú Nhung

79

16.515.000

Xã khó khăn

6

Xã Chiềng Đông

215

47.475.000

Xã ĐBKK

7

Xã Chiềng Sinh

257

58.680.000

Xã khó khăn

8

Xã Nà Sáy

62

13.590.000

Xã ĐBKK

9

Xã Mường Thín

95

21.510.000

Xã ĐBKK

10

Xã Tỏa Tình

44

9.000.000

Xã khó khăn

11

Xã Mường Mùn

140

33.120.000

Xã ĐBKK

12

Xã Mùn Chung

114

29.070.000

Xã ĐBKK

13

Xã Phình Sáng

47

9.810.000

Xã ĐBKK

14

Tênh Phong

13

2.700.000

Xã ĐBKK

15

Xã Rạng Đông

46

9.270.000

Xã ĐBKK

16

Xã Ta Ma

44

11.880.000

Xã ĐBKK

17

Xã Mường Khong

94

24.525.000

Xã ĐBKK

18

Xã Nà Tòng

63

12.780.000

Xã ĐBKK

19

Xã Pú Xi

60

12.600.000

Xã ĐBKK

 

Cộng:

2.295

521.100.000

 

 

TỔNG CỘNG:

3.098

732.865.000

 

 

PHỤ LỤC 2

TỔNG HỢP DỰ TOÁN PHÍ THÍ ĐIỂM CHI TRẢ TRỢ CẤP XÃ HỘI HÀNG THÁNG THÔNG QUA DỊCH VỤ BƯU ĐIỆN TẠI THÀNH PHỐ ĐIỆN PHỦ VÀ HUYỆN TUẦN GIÁO - TỈNH ĐIỆN BIÊN

Stt

Tên đơn vị

Số đối tượng BTXH (người)

Số người thực hiện chi trả (người)

Mức thù lao cho cá nhân trực tiếp chi trhiện tại (theo Quyết đnh số 16/2013/QĐ-UBND)

Mức thù lao cho cá nhân trực tiếp chi trả (theo quy định tại Thông tư liên tịch s 29/2014/TTLT- BLĐTBXH-BTC)

Mức phí dịch vụ chi trả qua cơ quan Bưu điện (đồng)

Ghi chú (so sánh)

Mức thù lao/tháng (đồng)

Phí dịch vụ chi trả trợ cp/tháng (đồng)

Mức thù lao/ngưi/ tháng (đồng)

Phí dịch vụ chi trả trợ cấp/tháng (đng)

Phí dịch vụ chi trả trợ cấp/1 đối tượng đang hưởng TCXH

Phí dịch vụ chi trả trợ cấp/tháng

(+;- chi phí)

Tỷ lệ chênh lệch (tăng +; giảm -)

 

Cộng:

 

 

 

 

 

21.000.000

 

21.510.000

+ 510.000

+ 2%

1

Thành phố Điện Biên Phủ

803

9

350.000

3.150.000

500.000

4.500.000

5.000-7.000

4.121.000

- 379.000

- 8%

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Xã khó khăn

53

1

350.000

350.000

500.000

500.000

7.000

371.000

 

 

 

- Phường, xã còn lại

750

8

350.000

2.800.000

500.000

4.000.000

5.000

3.750.000

 

 

2

Huyện Tuần Giáo

2.295

33

350.000

11.500.000

500.000

16.500.000

5.000-8.000

17.389.000

+ 889.000

+ 5%

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các xã đặc biệt khó khăn

1718

25

350.000

 

 

 

8.000

13.744.000

 

 

 

- Các xã khó khăn

380

6

350.000

 

 

 

7.000

2.660.000

 

 

 

- Thị trấn Tuần Giáo

197

2

350.000

 

 

 

5.000

985.000

 

 

* Kinh phí thực hiện thí điểm từ ngày 01/6 đến hết tháng 12/2016 là: 150.570.000,đồng (Một trăm năm mươi triu, năm trăm bảy mươi nghìn đồng)

 

PHỤ LỤC 3

ĐIỂM CHI TRẢ TRỢ CẤP XÃ HỘI HÀNG THÁNG QUA HỆ THỐNG BƯU ĐIỆN - TỈNH ĐIỆN BIÊN

TT

Xã, phường

Điểm chi trả trợ cấp

Họ và tên người giao dịch

Điện thoại liên hệ

Bưu cục

Điểm BĐVH Xã

Thỏa thuận

I

Thành phố Điện Biên Phủ

 

 

 

 

 

1

Phường Mường Thanh

x

 

 

Phan Thị Minh Huế

0949858789

2

Phường Tân Thanh

x

 

 

Ngô Thị Thu Hương

0912340014

3

Xã Thanh Minh

x

 

 

Hán Thị Thu Trang

0917253983

4

Phường Noong Bua

x

 

 

Nghiêm Thị Thanh

01233780999

5

Xã Tà Lèng

x

 

 

Nghiêm Thị Thanh

01233780999

6

Phường Thanh Bình

x

 

 

Lê Anh Dũng

0949858999

7

Phường Him Lam

x

 

 

Trần Thị Thu Hương

0917002468

8

Phường Thanh Trường

x

 

 

Nguyễn Thị Tâm

0917002645

9

Nam Thanh

x

 

 

Nguyễn Thị Huế

0915256099

II

Huyện Tuần Giáo

 

 

 

 

 

1

TT. huyện Tuần Giáo

x

 

 

Nguyễn Thị Huệ

0912950188

2

Xã Quài Nưa

 

x

 

Quàng Văn Tuyển

01205927983

3

Xã Mùn Chung

 

x

 

Điêu Thị Dung

01205928632

4

Xã Chiềng Sinh

 

x

 

Tòng Văn Sinh

01205928638

5

Xã Quài Cang

 

x

 

Lò Văn Sương

01205928646

6

Xã Pú Nhung

 

x

 

Vừ A Dia

01205928704

7

Xã Mường Mùn

 

x

 

Mào Thị Thương

01205928803

8

Xã Tỏa Tình

 

x

 

Giàng A Mua

01205928754

9

Xã Tênh Phông

 

x

 

Lầu A cún

01205928771

10

Xã Nà Sáy

 

x

 

Lò Thị Hương

01205928781

11

Xã Phình Sáng

 

x

 

Giàng A Hùng

01205928793

12

Xã Quài Tở

 

x

 

Lường Văn Xoán

01205929037

13

Xã Ta Ma

 

x

 

Giàng Thị Nhìa

01205929409

14

Xã Mường Thín

 

x

 

Lò Văn Sơn

01205929380

15

Xã Rạng Đông

 

x

 

Cà Văn Mùa

01205929380

16

Xã Ta Ma

 

x

 

Giàng Thị Nhìa

01205929409

17

Xã Mường Khoong

 

x

 

Lò Văn Thăm

01205929843

18

Xã Nà Tòong

 

x

 

Lò Văn Thơi

01205929266

19

Xã Pú Xi

 

x

 

Lành Văn Chuyển

01205929201

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 744/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án thí điểm chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội thông qua đơn vị cung cấp dịch vụ Bưu điện trên địa bàn tỉnh Điện Biên

  • Số hiệu: 744/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 03/06/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên
  • Người ký: Mùa A Sơn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 03/06/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản