Hệ thống pháp luật

BỘ THUỶ SẢN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 733/1998/QĐ-BTS

Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 1998

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN SỐ 733/1998/QĐ-BTS, NGÀY 17 THÁNG 12 NĂM 1998 VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN CẤP NGÀNH

BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN

Căn cứ Nghị định số 50/CP ngày 21/6/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thuỷ sản;
Theo đề nghị của Ông Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ trong tờ trình ngày 12/12/1998.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành 04 Tiêu chuẩn cấp Ngành sau đây:

1.28 TCN 131:1998 "Cá nước ngọt - Cá bố mẹ - Yêu cầu kỹ thuật"

2.28 TCN 132:1998 "Cá nước ngọt - cá bột - Yên cầu kỹ thuật"

3.28 TCN 133:1998 "Cá nước ngọt - Cá hương - Yêu cầu kỹ thuật"

4.28 TCN 134:1998 "Cá nước ngọt - Cá giống - yêu cầu kỹ thuật"

Điều 2: Các Tiêu chuẩn trên bắt buộc áp dụng cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống và nuôi cá trong phạm vi cả nước và có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3: Các ông: Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các Vụ, Cục; Chánh Thanh tra Bộ; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ; Giám đốc các Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có thuỷ sản; Giám đốc các Cơ sở nuôi trồng thuỷ sản và các đơn vị khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

Tạ Quang Ngọc

(Đã ký)

 

TCN TIÊU CHUẨN NGÀNH THUỶ SẢN 28 TCN 131:1998CÁ NƯỚC NGỌT - CÁ BỐ MẸ - YÊU CẦU KỸ THUẬT

FRESHWARTER FISH - BROODSTOCK - TECHNICAL REQUIREMENTS

Hà Nội - 1998

Lời nói đầu

28TCN131:1998 "Cá nước ngọt - Cá bố mẹ - Yêu cầu kỹ thuật" do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I biên soạn, Vụ khoa học Công nghệ đề nghị, Bộ Thuỷ sản ban hành theo Quyết định số 733/1998/QĐ-BTS ngày 17-12-1998.

TIÊU CHUẨN NGÀNH 28TCN131:1998

Cá nước ngọt - Cá bố mẹ - Yêu cầu kỹ thuật

Freshwater fish - Broodstock - Technical requirements

1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

1.1. Đối tượng

Tiêu chuẩn này quy định chỉ tiêu chất lượng đối với cá bố mẹ của 8 loài cá nuôi nước ngọt là:

- Mè trắng (Hypophthalmichthys molitrix-harmandii),

- Mè hoa (Aristichthys nobilis),

- Trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella),

- Trắm đen (Mylopharyngodon piceus),

- Trôi Việt (Cirhina molitorella),

- Mrigal (Cirrhinus mrigala),

- Rôhu (Labeo rohita) và

- Rô Phi (Oreochromis niloticus).

1.2. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các cơ sở sản xuất cá giống trong phạm vi cả nước.

2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1. Cá bố mẹ tuyển chọn để cho đẻ phải có nguồn gốc rõ ràng, thuần chủng, cách xa nhau về khu vực địa lý để tránh cận huyết và đã được nuôi vỗ theo đúng qui trình kỹ thuật.

2.2. Các chỉ tiêu cảm quan, tuổi, khối lượng, mức cảm nhiễm bệnh của cá bố mẹ tuyển chọn để cho đẻ phải theo đúng mức và yêu cầu quy định trong Bảng 1.

Bảng 1: Yêu cầu kỹ thuật đối với cá bố mẹ tuyển chọn để cho đẻ

Chỉ tiêu

trắng

hoa

Trắm

cỏ

Trắm

đen

Trôi

Việt

Mri-

gal

Rô-

hu

Phi

Ngoại hình

Cân đối không dị hình, vây vẩy hoàn chỉnh, không mất nhớt

Màu sắc

Sáng

trắng

bạc

Nâu

vàng

Xanh

vàng

Đen

sẫm

Sáng bạc

Sáng

nâu đen

Xám

nhạt

Trạng thái

hoạt động

Cá khoẻ mạnh, hoạt động nhanh nhẹn

Tuổi cá (năm)

- Cá cái

- Cá đực

2 - 6

2 - 6

3 - 7

3 - 7

3 -7

3 - 8

2 - 5

2 - 5

1 - 2

1 - 2

Khối lượng (kg)

- Cá cái

- Cá đực

1,5-4,0

1,2-4,0

3 - 6

2 - 6

3 - 8

3 - 8

3 - 10

3 - 9

0,5-1,0

0,3-1,0

1,2 - 3,0

1,0 -3,0

0,25-1,0

0,30-1,2

Mức cảm

nhiễm bệnh

Không có dấu hiệu bệnh lý

2.3. Độ thành thục của cá bố mẹ tuyển chọn để cho đẻ phải theo đúng yêu cầu quy định trong Bảng 2.

Bảng 2: Yêu cầu kỹ thuật đối với tuyến sinh dục cá bố mẹ

Loài cá

Yêu cầu

 

Cá cái

Cá đực

Mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen,

trôi Việt, Rôhu và Mrigal

- Bụng to, mềm đều, da bụng mỏng

- Lỗ sinh dục màu đỏ hồng, không bị loét

- Trứng tròn đều, rời nhau; 70-80% số trứng kiểm tra đã chuyển cực.

- Da bụng mỏng, vây ngực nháp

- Hậu môn hồng và hơi lồi

- Vuốt nhẹ hai bên bụng gần hậu môn thấy sẹ chảy ra đặc, màu trắng.

Rô Phi

- Bụng to, phân biệt rõ 3 lỗ ở vùng huyệt

- Trứng có màu vàng

- Vây có màu sắc sặc sỡ

- Thấy rõ 2 lỗ ở vùng huyệt

3. Phương pháp kiểm tra

3.1. Dụng cụ kiển tra

Một số dụng cụ chủ yếu để kiểm tra chất lượng cá bố mẹ được quy định trong Bảng 3.

Bảng 3: Dụng cụ kiểm tra chất lượng cá bố mẹ

Dụng cụ

Qui cách, đặc điểm

Số lượng (cái)

1. Panh

Loại thẳng

1 - 2

2. Lam kính

Kích thước: 30 x 60 x 1 mm

5 - 10

3. Kính giải phẫu, hoặc kính lúp

Độ phóng đại: x 10, x 20

1

4. Cân xách tay

- Cân được tối đa 10 kg

- Độ chính xác ± 30 g

1

5. Que thăm trứng

Dài 200 mm, j 0,5-1,0mm

1

6. Cáng (băng ca) bằng vải màn, hoặc vài valide mịn mềm

Kích thước: 400 x 600mm

4

7. Lưới cá bố mẹ

- Dài 50m, cao 5 - 6 m

- Mắt lưới 2a: 20-24mm, độ thô 210/9

1 - 2

3.2. Dung dịch để kiểm tra độ lệch cực của trứng gồm 3/4 axit Acetic đậm đặc và 1/4 cồn 900.

3.3. Lấy mẫu

Lấy ngẫu nhiên 3 - 5 cá thể cái và 3 - 5 cá thể đực trong số cá tuyển chọn cho đẻ

3.4. Kiểm tra các chỉ tiêu

3.4.1. Ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động

Quan sát cá đang bơi trong lưới kết hợp quan sát trực tiếp số mẫu đã lấy. Đánh giá các chỉ tiêu về ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động của cá bố mẹ theo quy định trong Bảng 1.

3.4.2 Tuổi cá

- Xác định tuổi cá bố mẹ bằng cách căn cứ vào lý lịch theo dõi trong quá trình nuôi dưỡng, chọn lựa của cơ sở nuôi. Hoặc

- Xác định tuổi cá bố mẹ bằng cách đếm số vòng năm trên vẩy cá theo phương pháp của L.F.Pravdin.

3.4.3. Khối lượng

Bắt từng cá thể cho vào cáng, hoặc băng ca để cân xác định khối lượng cá.

3.4.4. Tuyến sinh dục

3.4.4.1. Cá cái

- Quan sát bằng mắt với điều kiện ánh sáng tự nhiên về độ lớn của bụng, màu sắc lỗ sinh dục của từng cá thể.

- Dùng tay để cảm nhận độ mềm của bụng và độ đàn hồi của da bụng cá.

- Dùng que thăm trứng lấy đủ số lượng trứng để quan sát. Không lấy quá hai lần với một cá thể. Đưa trứng vào một bát, hoặc đĩa có nước trong và sạch để quan sát màu sắc, hình thái các hạt trứng bằng mắt với điều kiện ánh sáng tự nhiên. Sau đó, đặt trứng lên phiến kính rồi nhỏ lên trứng 3-5 giọt dung dịch kiểm tra. Quan sát độ lệch cực của trứng bằng kính giải phẫu, hoặc kính lúp.

3.4.4.2. Cá đực

- Quan sát bằng mắt với điều kiện ánh sáng tự nhiên về màu sắc của vây và hậu môn của từng cá thể.

- Dùng tay để cảm nhận độ mỏng của bụng và độ nháp của vây cá.

- Vuốt nhẹ hai bên bụng gần hậu môn cá cho sẹ chảy ra rồi quan sát, đánh giá chất lượng sẹ theo quy định trong Bảng 2.

3.4.5. Mức cảm nhiễm bệnh

Lấy mẫu và kiểm tra mức cảm nhiễm bệnh của cá bố mẹ theo 28 TCN 101: 1997 do các cơ quan chức năng được Bộ Thuỷ sản chỉ định thực hiện.

TCN TIÊU CHUẨN NGÀNH THUỶ SẢN 28 TCN 132:1998 CÁ NƯỚC NGỌT - CÁ BỘT - YÊU CẦU KỸ THUẬT

FRESHWARTER FISH - LARVAE - TECHNICAL REQUIREMENTS

Hà nội - 1998

Lời nói đầu

28 TCN 132:1998 "Cá nước ngọt - Cá bột - Yêu cầu kỹ thuật" do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I biên soạn, Vụ khoa học Công nghệ đề nghị, Bộ thuỷ sản ban hành theo Quyết định số 733/1998/QĐ-BTS ngày 17-12-1998.

TIÊU CHUẨN NGÀNH 28 TCN 132:1998

Cá nước ngọt - Cá bột - Yêu cầu kỹ thuật

Freshwater fish - Larvae - Technical requirements

1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

1.1. Đối tượng

Tiêu chuẩn này quy định chỉ tiêu chất lượng đối với cá bột của 7 loài cá nuôi nước ngọt là:

- Mè trắng (Hypophthalmichthys molitrix-harmandii),

- Mè hoa (Aristichthys nobilis),

- Trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella),

- Trắm đen (Mylopharyngodon piceus),

- Trôi Việt (Cirhina molitorella),

- Rôhu (Labeo rohita) và

- Mrigal (Cirrhinus mrigala),

1.2. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng trong phạm vi cả nước.

2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1. Chất lượng cá bột phải theo đúng mức và yêu cầu quy định trong Bảng 1.

Bảng 1: Yêu cầu kỹ thuật đối với cá bột

Chỉ tiêu

Mè trắng

Mè hoa

Trắm cỏ

Trắm đen

Trôi Việt

Rôhu

Mri-gal

Khả năng ăn mồi

Đã tiêu hết noãn hoàng và ăn được mồi ăn bên ngoài

Ngoại hình

Cân đối, không dị hình

Màu sắc

Trên lưng cá xuất hiện sắc tố đen (bắt chỉ thâm)

Trạng thái hoạt động

- Bơi thăng bằng, nhanh nhẹn

- Bơi thành đàn, phân bố đều trong bể ấp

Tuổi tính sau khi nở (ngày)

3 - 5

4 - 5

3 - 4

Chiều dài (mm)

6 - 8

7 - 9

6 - 8

6 - 8

5 - 7

4 - 7

5 - 8

Mức cảm nhiễm bệnh

Không có dấu hiệu bệnh lý

3. Phương pháp kiểm tra

3.1. Dụng cụ kiển tra được quy định trong Bảng 2.

Bảng 2: Dụng cụ kiểm tra chất lượng cá bột

Dụng cụ

Qui cách, đặc điểm

Số lượng (cái)

1. Vợt cá bột

- Vải lưới phù du No64, hoặc vớt cá bột

- Đường kính vợt: 350 - 400mm

1

2. Thước đo, hoặc giấy kẻ ly

Có vạch chia chính xác đến mm

1

3. Bát nhựa, hoặc bát sứ trắng

Dung tích 0,5 lít

3

4. Bình đong

10 - 25 cc

1

5. Panh

Loại thẳng

1 - 2

6. Vải màn

Hình vuông, kích thước: 200 x 200 mm

1

3.2. Thức ăn để kiểm tra khả năng ăn của cá bột: Lòng đỏ trứng gà luộc.

3.3. Lấy mẫu

Dùng vợt vớt ngẫu nhiên khoảng 100 cá thể từ bể ấp, hoặc giai chứa rồi thả cá vào bát chứa sẵn 2 - 3 cm nước sạch.

3.4. Kiểm tra các chỉ tiêu

3.4.1. Khả năng ăn mồi

- Lấy lòng đỏ trứng gà đã luộc chín cho vào vải màn bóp nhuyễn, hoà với 50 cc nước sạch.

- Dùng thìa vãi lòng đỏ trứng đã hoà nước trên mặt nước bể ấp. Sau 10 phút, quan sát nếu thấy bụng cá có lòng đỏ trứng, là cá bột đã tiêu hết noãn hoàng và ăn được mồi bên ngoài.

3.4.2 Ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động

Quan sát trực tiếp ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động của cá bột trong bát với điều kiện ánh sáng tự nhiên. Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng cá bột theo quy định trong Bảng 1.

3.4.3. Chiều dài

Dùng panh gắp cá bột đặt nhẹ nhàng trên giấy kẻ ly, hoặc thước kẻ ly để đo chiều dài toàn thân cá. Đo lần lượt với số lượng không ít hơn 50 cá thể. Số cá thể đạt chiều dài theo quy định trong Bảng 1 phải lớn hơn 90% tổng số cá đã kiểm tra.

3.4.4. Mức cảm nhiễm bệnh

Lấy mẫu và kiểm tra mức cảm nhiễm bệnh của cá bột theo 28 TCN 101:1997 do các cơ quan chức năng được Bộ Thuỷ sản chỉ định thực hiện.

TCN TIÊU CHUẨN NGÀNH THUỶ SẢN 28 TCN 133:1998 CÁ NƯỚC NGỌT - CÁ HƯƠNG - YÊU CẦU KỸ THUẬT

FRESHWARTER FISH - FRY - TECHNICAL REQUIREMENTS

Hà nội - 1998

Lời nói đầu

28 TCN 133:1998 "Cá nước ngọt - Cá hương - Yêu cầu kỹ thuật" do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I biên soạn, Vụ khoa học Công nghệ đề nghị, Bộ Thuỷ sản ban hành theo Quyết định số: 733/1998/QĐ-BTS ngày 17-12-1998.

TIÊU CHUẨN NGÀNH 28 TCN 133:1998

Cá nước ngọt - Cá hương - Yêu cầu kỹ thuật

Freshwater fish - Fry - Technical requirements

1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

1.1. Đối tượng

Tiêu chuẩn này quy định chỉ tiêu chất lượng đối với cá hương của 8 loài cá nuôi nước ngọt là:

- Mè trắng (Hypophthalmichthys molitrix-harmandii),

- Mè hoa (Aristichthys nobilis),

- Trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella),

- Trắm đen (Mylopharyngodon piceus),

- Trôi Việt (Cirhina molitorella),

- Rôhu (Labeo rohita)

- Mrigal (Cirrhinus mrigala) và

- Rô Phi (Oreochromis niloticus).

1.2. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng trong phạm vi cả nước.

2. Yêu cầu kỹ thuật

Chất lượng cá hương phải theo đúng những yêu cầu kỹ thuật quy định trong Bảng 1.

Bảng 1: Yêu cầu kỹ thuật đối với cá hương

Chỉ tiêu

Mè trắng

Mè hoa

Trắm cỏ

Trắm đen

Trôi Việt

Rô-hu

Mri-gal

Rô Phi

Thời gian ương từ cá bột (ngày)

20 - 25

25-30

15 - 20

20 - 25

Ngoại hình

- Cân đối, không dị hình, vây vẩy hoàn chỉnh, không sây sát,

- Không mất nhớt, cỡ cá đồng đều.

Màu sắc

sáng

bạc

sáng

sẫm

xanh

vàng

đen

sẫm

sáng

bạc

sáng

xanh

sáng

bạc

sáng

sẫm

Trạng thái hoạt động

Bơi thăng bằng, hoạt động nhanh nhẹn, bơi chìm trong nước theo đàn

Chiều dài (cm)

2,5 - 3,0

3 - 3,5

2,5 - 3,0

1,5-2,5

Khối lượng (g)

0,2-0,3

0,3-0,5

0,5-0,7

0,4-0,6

0,4 - 0,5

0,06-0,08

Mức cảm nhiễm bệnh

Không có dấu hiệu bệnh lý

3. Phương pháp kiểm tra

3.1. Dụng cụ kiển tra được quy định trong Bảng 2.

Bảng 2: Dụng cụ kiểm tra chất lượng cá hương

Dụng cụ

Qui cách, đặc điểm

Số lượng (cái)

1. Vợt cá hương

- Lưới mền PA, không gút, mắt lưới 2a: 6 - 8mm

- Đường kính vợt: 350-400mm

1

2. Thước đo, hoặc giấy kẻ ly

Có vạch chia chính xác đến mm

1

3. Cân

Loại 5kg, độ chính xác ±20g

1

4. Chậu hoặc xô sáng màu

Loại dung tích 5lít

3

5. Lưới cá hương

- Lưới mềm PA, không gút, mắt lưới 2a: 6 - 8 mm

- Dài: 30 - 35 m, cao 4 - 5 m

1

6. Giai chứa cá hương

- Lưới mềm PA, mắt lưới 2a: 6 - 8 mm

- Kích thước giai: 2 x 3 x 1 m

1 - 2

3.2. Lấy mẫu

3.2.1. Lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động và chiều dài

Dùng vợt vớt ngẫu nhiên cá hương từ giai, hoặc lưới chứa khoảng 100 cá thể rồi thả vào chậu, hoặc xô chứa sẵn 2 -3 lít nước sạch.

3.2.2. Lẫy mẫu kiểm tra chỉ tiêu khôi lượng

Dùng vợt vớt ngẫu nhiên cá hương từ giai, hoặc lưới chứa rồi thả vào chậu, hoặc xô chứa sẵn 2 - 3 lít nước sạch. Lấy 3 lần mẫu trong đó có một mẫu vớt sát đáy. Mỗi mẫu phải có khối lượng lớn hơn 500 g.

3.3. Kiểm tra các chỉ tiêu

3.3.1. Ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động

Quan sát trực tiếp ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động của cá hương trong chậu, hoặc xô chứa với điều kiện ánh sáng tự nhiên. Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng cá hương theo quy định trong Bảng 1.

3.3.2. Chiều dài

Sử dụng thước, hoặc giấy kẻ ly đo lần lượt chiều dài từng cá thể từ mút đầu đến cán đuôi với số lượng không ít hơn 50 cá thể. Số cá thể đạt chiều dài theo quy định trong Bảng 1 phải lớn hơn 90% tổng số cá đã kiểm tra.

3.3.3. Khối lượng

- Đặt chậu, hoặc xô chứa 2-3 lít nước sạch lên đĩa cân để xác định khối lượng của chậu, hoặc xô có nước.

- Dùng vợt vớt cá trong giai, hoặc lưới chứa. Để vừa róc hết nước vợt thì đổ cá vào chậu, hoặc xô nước đã cân. Tiến hành cân xác định khối lượng của chậu, hoặc xô nước có cá.

- Xác định khối lượng số cá đã cân rồi đếm số lượng cá thể để tính ra khối lượng trung bình của cá thể trong một mẫu cân.

Tiến hành cân ba lần mẫu rối lấy giá trị trung bình khối lượng của cá thể trong ba lần cân. Khối lượng trung bình của cá thể phải nằm trong khoảng giá trị theo quy định trong Bảng 1.

3.3.4. Mức cảm nhiễm bệnh

Lấy mẫu và kiểm tra mức cảm nhiễm bệnh của cá hương theo 28 TCN 101: 1997 do các cơ quan chức năng được Bộ Thuỷ sản chỉ định thực hiện.

TCN TIÊU CHUẨN NGÀNH THUỶ SẢN 28 TCN 134:1998 CÁ NƯỚC NGỌT - CÁ GIỐNG - YÊU CẦU KỸ THUẬT

FRESHWARTER FISH - FINGERLING - TECHNICAL REQUIREMENTS

Hà nội - 1998

Lời nói đầu

28 TCN 134:1998 "Cá nước ngọt - Cá giống - Yêu cầu kỹ thuật" do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I biên soạn, Vụ khoa học Công nghệ đề nghị, Bộ Thuỷ sản ban hành theo Quyết định số: 733/1998/QĐ-BTS ngày 17-12-1998.

TIÊU CHUẨN NGÀNH 28 TCN 134:1998

Cá nước ngọt - Cá giống - Yêu cầu kỹ thuật

Freshwater fish - Fingerling - Technical requirements

1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

1.1. Đối tượng

Tiêu chuẩn này quy định chỉ tiêu chất lượng đối với cá giống của 8 loài cá nuôi nước ngọt là:

- Mè trắng (Hypophthalmichthys molitrix-harmandii),

- Mè hoa (Aristichthys nobilis),

- Trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella),

- Trắm đen (Mylopharyngodon piceus),

- Trôi Việt (Cirhina molitorella),

- Rôhu (Labeo rohita),

- Mrigal (Cirrhinus mrigala) và

- Rô Phi (Oreochromis niloticus).

1.2. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng trong phạm vi cả nước.

2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1. Chất lượng cá giống phải theo đúng mức và yêu cầu quy định trong Bảng 1.

Bảng 1: Yêu cầu kỹ thuật đối với cá giống

Chỉ tiêu

Mè trắng

Mè hoa

Trắm cỏ

Trắm đen

Trôi Việt

Rô-hu

Mri-gal

Rô Phi

Ngoại hình

- Cân đối không dị hình, vây vẩy hoàn chỉnh, không sây sát,

- Không bị mất nhớt, cỡ cá đồng đều.

Trạng thái hoạt động

Hoạt bát, nhanh nhẹn, bơi chìm trong nước theo đàn

- Cá giống nhỏ

Thời gian ương từ cá hương (ngày)

25 - 30

45-50

28-30

20 - 25

25 - 30

- Chiều dài (cm)

4 - 6

4 - 5

4 - 6

3 - 4

- Khối lượng (g)

2 -3

3 - 4

4 - 5

3 - 4

4 - 6

2 - 3

Cá giống lớn

-Thời gian ương từ cá hương (ngày)

85 - 90

105 - 110

85 - 90

50 - 60

- Chiều dài (cm)

10-12

12 - 15

8 - 10

5 - 6

- Khối lượng (g)

18-20

25-30

40-45

35-40

15 - 20

10 -12

Mức cảm nhiễm

bệnh

Không có dấu hiệu bệnh lý

3. Phương pháp kiểm tra

3.1. Dụng cụ kiểm tra được quy định trong Bảng 2.

Bảng 2: Dụng cụ kiểm tra chất lượng cá giống

Dụng cụ

Qui cách, đặc điểm

Số lượng (cái)

1. Vợt cá giống

- Lưới mền PA, không gút, mắt lưới 2a: 10mm

- Đường kính vợt: 350 - 400mm

1

2. Thước đo

Có vạch chia chính xác đến 1,0mm

1

3. Cân

Loại 5kg, độ chính xác ± 20g

1

4. Chậu hoặc xô sáng màu

Loại dung tích 10 lít

3

5. Lưới cá giống

- Lưới mềm PA, không gút, mắt lưới 2a: 10 mm

- Dài: 50 m, cao 4 - 5 m

1

6. Giai chứa cá giống

- Lưới mềm PA, mắt lưới 2a: 10mm,

- Kích thước giai: 3 x 5 x 1,5 m

1 - 2

3.2. Lấy mẫu

3.2.1. Lẫy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu ngoại hình, trạng thái hoạt động và chiều dài.

Dùng vợt vớt ngấu nhiên cá giống từ giai, hoặc lưới chứa rồi thả vào chậu, hoặc xô chứa sẵn 5 lít nước sạch.

- Số lượng mẫu cần lấy để kiểm tra cá giống nhỏ:100 cá thể

- Số lượng mẫu cần lấy để kiểm tra cá giống lớn: 50 cá thế

3.2.2. Lấy mẫu kiểm tra chỉ tiêu khối lượng

Dùng vợt vớt ngẫu nhiên cá giống từ giai, hoặc lưới chứa rồi thả vào chậu, hoặc xô chứa sẵn 5 lít nước sạch. Lấy 3 lần mẫu trong đó có một mẫu vớt sát đáy. Mỗi mẫu phải có khối lượng lớn hơn 1000g.

3.3. Kiểm tra các chỉ tiêu

3.3.1. Ngoại hình, trạng thái hoạt động

Quan sát trực tiếp ngoại hình, trạng thái hoạt động của cá giống trong chậu, hoặc xô chứa với điều kiện ánh sáng tự nhiên. Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng cá giống theo quy định trong Bảng 1.

3.3.2. Chiều dài

Sử dụng thước, hoặc giấy kẻ ly đo lần lượt chiều dài từng cá thể từ mút đầu đến cán đuôi với số lượng không ít hơn 50 cá thể đối với cá giống nhỏ và 25 cá thể đối với cá giống lớn. Số cá thể đạt chiều dài theo quy định trong Bảng 1 phải lớn hơn 80% tổng số cá đã kiểm tra.

3.3.3. Khối lượng

Trình tự thao tác và yêu cầu khi kiểm tra phải theo Điều 3.3.3. của 28TCN133:1998.

3.3.4. Mức cảm nhiễm bệnh

Lấy mẫu và kiểm tra mức cảm nhiễm bệnh của cá giống theo 28 TCN 101: 1997 do các cơ quan chức năng được Bộ Thuỷ sản chỉ định.