- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Thông tư 01/2007/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội do Bộ kế hoạch và đầu tư ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 5Thông tư 03/2008/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quyết định 281/2007/QĐ-BKH ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 6Luật giao thông đường bộ 2008
- 7Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 8Quyết định 2003/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Quy hoạch vị trí đấu nối đường ngang vào Quốc lộ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 9Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 10Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 717/QĐ-UBND | Khánh Hòa, ngày 27 tháng 03 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CÁC VỊ TRÍ ĐẤU NỐI ĐƯỜNG NGANG VÀO QUỐC LỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07/2/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Công văn số 3593/BGTVT-KCHT ngày 02/6/2010 của Bộ Giao thông Vận tải V/v thỏa thuận quy hoạch các điểm đấu nối vào Quốc lộ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;
Căn cứ Quyết định số 2003/QĐ-UBND ngày 05/8/2010 của UBND tỉnh V/v phê duyệt quy hoạch các vị trí đấu nối đường ngang vào Quốc lộ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Căn cứ Công văn số 3257/TCĐBVN-KCHT&ATGT ngày 09/11/2010 của Tổng Cục đường bộ Việt Nam V/v chấp thuận TKKT đấu nối nút giao đường Nha Trang đi Đà Lạt với QL1 tại Km1465+000;
Căn cứ Công văn số 7960/BGTVT-KCHT ngày 11/11/2010 của Bộ Giao thông Vận tải V/v Bổ sung 01 điểm đấu nối từ ĐT655B (đường Cam Hải) với QL1, tỉnh Khánh Hòa;
Căn cứ Công văn số 6696/BGTVT-KCHT ngày 19 tháng 10 năm 2011 của Bộ Giao thông Vận tải V/v Thỏa thuận điều chỉnh, bổ sung đấu nối với QL1 qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa;
Căn cứ Công văn số 13596/BGTVT-KCHT ngày 13/12/2013 của Bộ Giao thông Vận tải V/v đấu nối từ nhà máy đóng tàu Oshima vào QL1 tại Km1516+400 địa bàn tỉnh Khánh Hòa;
Căn cứ Công văn số 6379/BGTVT-KCHT ngày 03/5/2014 của Bộ Giao thông Vận tải V/v điều chỉnh điểm đấu nối cửa hàng xăng dầu Khánh Hòa vào QL1 từ Km1465+750 (phải) đến Km1466+550 (phải), địa bàn tỉnh Khánh Hòa;
Căn cứ Công văn số 8519/BGTVT-KCHT ngày 14 tháng 7 năm 2014 của Bộ Giao thông Vận tải V/v đấu nối đường số 1 và đường số 12 vào Quốc lộ 1 tại Km1455+520 đoạn qua thị trấn Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa;
Căn cứ Công văn số 9931/BGTVT-KCHT ngày 12 tháng 8 năm 2014 của Bộ Giao thông Vận tải V/v đấu nối đường nhánh từ mỏ đá Hòn Giốc Mơ vào QL1 tại Km1427+615 (P), địa bàn tỉnh Khánh Hòa;
Căn cứ Công văn số 16461/BGTVT-KCHT ngày 23/12/2014 của Bộ Giao thông Vận tải V/v đấu nối đường Lý Thái Tổ với QL1 tại Km1489+790 (T) tỉnh Khánh Hòa;
Căn cứ Quyết định số 2449/QĐ-UBND ngày 22/9/2010 của UBND tỉnh V/v cho phép lập dự án Quy hoạch chi tiết hệ thống đường gom dọc Quốc lộ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;
Căn cứ Công văn số 13358/BGTVT-KCHT ngày 22/10/2014 của Bộ Giao thông Vận tải V/v quy hoạch chi tiết hệ thống đường gom dọc quốc lộ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;
Căn cứ Công văn số 6445/TCĐBVN-ATGT ngày 04/12/2014 của Tổng Cục đường bộ Việt Nam V/v quy hoạch hệ thống đường gom dọc quốc lộ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tại Tờ trình số 405/TTr-SGTVT ngày 09/3/2015 V/v Thẩm định, phê duyệt Quy hoạch chi tiết hệ thống đường gom dọc quốc lộ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và Kết quả thẩm định số /SKHĐT-KTN ngày ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chi tiết hệ thống đường gom dọc Quốc lộ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, với những nội dung chính như sau:
1. Mục tiêu quy hoạch:
- Quản lý, sử dụng hành lang an toàn đường bộ các tuyến Quốc lộ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
- Phát triển hệ thống đường gom chạy dọc Quốc lộ nhằm xóa bỏ các vị trí đấu nối trái phép vào Quốc lộ, đảm bảo an toàn giao thông và góp phần nâng cao năng lực khai thác trên các tuyến Quốc lộ.
- Quản lý sử dụng đất phục vụ cấp phép xây dựng công trình dọc theo Quốc lộ.
2. Quan điểm quy hoạch:
- Các vị trí đường nhánh (đường giao thông công cộng địa phương, đường vào, ra khu công nghiệp, khu dân cư, khu thương mại, khu hành chính...); các cửa hàng xăng dầu đấu nối vào Quốc lộ tuân thủ theo các văn bản thỏa thuận của Bộ Giao thông vận tải.
- Các vị trí đấu nối vào Quốc lộ được quy hoạch ở khu vực ngoài đô thị, các vị trí đấu nối nằm trong khu vực đô thị giữ nguyên và tuân thủ theo quy hoạch xây dựng.
- Các vị trí đấu nối bị xóa bỏ kết nối vào Quốc lộ phải thông qua các nút giao thông hoặc điểm đấu nối tại các vị trí quy hoạch bằng hệ thống đường gom được xây dựng dọc Quốc lộ và nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ.
3. Nguyên tắc quy hoạch đường gom:
- Các đường gom trong nội thị về lâu dài có các tuyến tránh Quốc lộ nên các điểm đấu nối hiện trạng tạm thời giữ nguyên không bố trí đường gom và thực hiện các điểm đấu nối theo quy hoạch được duyệt.
- Các đường gom ngoài đô thị sẽ được quy hoạch hệ thống đường gom nằm ngoài hành lang an toàn giao thông của Quốc lộ, cụ thể:
+ Khi đường gom đi song hành với đường Quốc lộ, lấy khoảng cách tối thiểu từ tim đường gom đến tim Quốc lộ đảm bảo hành lang an toàn của Quốc lộ và chiều rộng của đường gom.
+ Khi đường sắt đi cặp sát Quốc lộ thì không thực hiện đường gom.
+ Khi đường gom đi giữa đường sắt và Quốc lộ, lấy khoảng cách tối thiểu từ tim đường sắt đến tim đường gom đảm bảo hành lang an toàn của đường sắt và chiều rộng của đường gom.
- Các đường gom phải đấu nối vào các đường ngang được phép đấu nối vào Quốc lộ đã được phê duyệt.
- Đường gom phải phù hợp với các quy hoạch địa phương đã được phê duyệt. Cụ thể, đối với các quy hoạch khu dân cư dọc Quốc lộ, thì xem như đoạn Quốc lộ trong quy hoạch là đường thuộc đô thị; hoặc các dự án có ranh giới đã được duyệt nằm sát Quốc lộ, thì các trường hợp này sẽ không quy hoạch đường gom để tránh chồng lấn quy hoạch.
- Đối với các quy hoạch nông thôn mới và các quy hoạch dọc Quốc lộ đang làm chưa được duyệt đều phải điều chỉnh lại quy hoạch cho phù hợp với quy hoạch đường gom sau khi quy hoạch đường gom được phê duyệt.
- Đảm bảo công tác giải phóng mặt bằng là ít nhất.
- Đường đi qua khu dân cư không thiết kế độ dốc dọc quá 4%.
4. Nội dung quy hoạch:
4.1. Quy mô của đường gom:
- Đường gom được thiết kế tối thiểu 2 làn xe, bề rộng nền đường tối thiểu rộng 10m (2 làn x 3,5m + 2 lề x 1,5m), vận tốc thiết kế V=60Km/h, tương ứng đường cấp IV đồng bằng Theo tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4054-2005.
- Kết cấu áo đường của đường gom: Mặt đường BTN trên lớp móng cấp phối đá dăm, Eyc=130MPa (chọn kết cấu tương ứng theo tiêu chuẩn đường ô tô, cấp IV đồng bằng).
- Trong trường hợp sau khi đường gom hình thành, dân cư bắt đầu sinh sống đông đúc dọc đường gom và hình thành nên khu đô thị, thì đường gom phải được mở rộng cho đảm bảo các yêu cầu của đường đô thị theo tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị TCXDVN 104 : 2007.
- Cao độ đường gom:
+ Đoạn đi song hành với Quốc lộ: lấy cao độ tim đường gom bằng cao độ tim Quốc lộ hoặc tối thiểu phải đảm bảo trên cao độ mực nước lũ.
+ Đoạn đường gom tận dụng các đường nội bộ trong các dự án hoặc quy hoạch được duyệt: cao độ đường gom lấy theo cao độ đường quy hoạch.
4.2. Hành lang an toàn đường bộ và phạm vi làm cơ sở cấp phép xây dựng:
4.2.1. Hành lang an toàn giữa đường gom và Quốc lộ:
Hành lang an toàn quản lý trên QL1 đoạn qua địa phận tỉnh Khánh Hòa hiện tại là 28m tính từ tim đường QL1 ra hai bên đường. Vậy khoảng cách từ tim QL1 đến tim đường gom tối thiểu là: 28m (HLAT QL1) + 5 (nửa bề rộng nên đường gom) = 33m
Đối với QL26, QL26B, QL27B vẫn sử dụng khoảng cách 33m như trên để áp dụng quy hoạch đường gom.
4.2.2. Hành lang an toàn giữa đường gom và đường sắt:
Đường sắt hiện hữu thực tế có khổ đường sắt 1000mm, nền đường sắt yêu cầu là 5m. Vậy chọn bề rộng nền đường sắt phục vụ lập quy hoạch là BnềnĐS = 5m (ứng với khổ đường sắt 1000mm).
Giới hạn hành lang an toàn của đường sắt quy định là 15m theo quy định của Luật Đường sắt năm 2005.
Tham khảo điều 15, khoản 3 Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về Quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Luật Đường sắt năm 2005, xác định khoảng cách tối thiểu giữa tim đường sắt và tim đường gom như sau: 2,5m (nửa bề rộng nền đường sắt) + 3m (taluy đường sắt giả định) + 15m (hành lang an toàn đường sắt) + 1m (đất bảo trì đường gom) + 5m (nửa bề rộng nền đường gom) = 26,5m.
4.2.3. Phạm vi làm cơ sở cấp phép xây dựng
Khoảng cách từ tim đường gom và tim Quốc lộ theo quy hoạch này là 33m. Từ đó, phạm vi làm cơ sở cho các cơ quan nhà nước phê duyệt Quy hoạch/Dự án hay cấp phép xây dựng dọc Quốc lộ xác định như sau:
Tính từ mốc tim đường gom đến ranh cấp phép là 5m (bằng nửa bề rộng đường gom) hoặc tính từ tim Quốc lộ đến ranh cấp phép là 38m (33m từ tim Quốc lộ đến tim đường gom và 5m của nửa bề rộng đường gom).
4.3. Khối lượng đường gom:
- Khối lượng đường gom đối với tuyến Quốc lộ 1:
TT | Địa điểm | Chiều dài đường gom (km) | Diện tích đất chiếm dụng (ha) | ||
Giai đoạn 1 | Giai đoạn 2 | Tổng | |||
1 | Đoạn qua huyện Vạn Ninh | 14.74 | 26.61 | 41.35 | 74.43 |
2 | Đoạn qua thị xã Ninh Hòa | 3.08 | 32.62 | 35.69 | 64.25 |
3 | Đoạn qua TP Nha Trang | 11.08 | 0.00 | 11.08 | 19.94 |
4 | Đoạn qua huyện Diên Khánh | 8.65 | 0.56 | 9.21 | 16.57 |
5 | Đoạn qua huyện Cam Lâm | 21.93 | 14.76 | 36.69 | 66.03 |
6 | Đoạn qua TP Cam Ranh | 1.35 | 15.93 | 17.28 | 31.10 |
| Tổng cộng | 60.83 | 90.47 | 151.30 | 272.34 |
- Khối lượng đường gom đối với các tuyến Quốc lộ 26, 26B, 27B:
TT | Địa điểm | Chiều dài đường gom (km) | Diện tích đất chiếm dụng (ha) | ||
Giai đoạn 1 | Giai đoạn 2 | Tổng | |||
Quốc lộ 26 | |||||
1 | Thị xã Ninh Hòa | 18.67 | 18.96 | 37.63 | 67.74 |
Quốc lộ 26B | |||||
1 | Thị xã Ninh Hòa | 0.00 | 3.27 | 3.27 | 5.89 |
Quốc lộ 27B | |||||
1 | Thành phố Cam Ranh | 0.00 | 0.52 | 0.52 | 0.94 |
- Khối lượng công trình cầu và chiều dài dự kiến:
Kết cấu cầu dự kiến vượt qua sông ngòi, kênh mương như sau:
Loại I, Lnhịp = 8m, dùng dầm bản BTCT thường, kênh mương nhỏ
Loại II, Lnhịp = 12m, dùng dầm T BTCT thường, kênh mương lớn
Loại III, Lnhịp = 24,54m, dùng dầm I-24.54 BTCT DƯL, dùng với các sông nhỏ và loại dầm I-33 BTCT DƯL có Lnhịp = 33m dùng cho các sông lớn.
Số lượng cầu và chiều dài dự kiến, theo bảng tổng hợp sau:
STT | Huyện/ TX/TP | Số lượng (cầu) | Chiều dài (md) | Ghi chú |
1 | Vạn Ninh | 27 | 645,5 |
|
2 | Ninh Hòa | 36 | 902,3 |
|
3 | Nha Trang | 8 | 64 |
|
4 | Diên Khánh | 10 | 255 |
|
5 | Cam Lâm | 24 | 381 |
|
6 | Cam Ranh | 12 | 267 |
|
| Cộng: | 117 | 967 |
|
4.4. Đường ngang đấu nối Quốc lộ
Theo các văn bản thỏa thuận của Bộ giao GTVT thì tổng số các điểm đấu nối được phép giữa đường ngang và Quốc lộ là 139 điểm. Tổng số đường ngang trái phép sẽ đóng khi xây dựng đường gom là 182 đường.
Tổng số các cửa hàng xăng dầu được phép đấu nối với đường gom là 26 cửa hàng, với Quốc lộ là 22 cửa hàng.
Đối với hệ thống đường ngang đấu nối Quốc lộ, cần được đầu tư để đủ năng lực chuyển tải lưu lượng giao thông từ đường gom và các khu vực khác đổ về. Bởi vậy, tối thiểu phải đầu tư cho đường ngang có quy mô cùng cấp với đường gom
4.5. Diện tích đất thu hồi để làm đường gom và đường ngang:
Phạm vi thu hồi đất và giải phóng mặt bằng dự kiến là dải đất rộng 18m chạy dọc đường gom, trong đó gồm 10m phần nền đường, 3m mỗi bên phần taluy dự kiến và 1m mỗi bên phần bảo trì đường gom.
Hồ sơ Quy hoạch này chỉ dự tính diện tích đất đường gom chiếm dụng, không đưa chi phí tái định cư và GPMB vào tính toán trong phần dự toán kinh phí. Diện tích đất thu hồi trên Quốc lộ 1 là 272,34 ha, Quốc lộ 26 là 67,74 ha, Quốc lộ 26B là 5,89 ha, Quốc lộ 27B là 0,94 ha.
4.6. Cắm mốc Quy hoạch:
4.6.1. Nguyên tắc cắm mốc:
Đoạn đường thẳng cứ bình quân 250m cắm 1 cọc. Tại các vị trí đường ngang giao đường gom thì cắm mốc đường ngang (vị trí này cắm cách tim đường ngang 5m).
Cắm mốc điểm giao đường ngang đấu nối Quốc lộ.
Đoạn đường cong cắm 3 điểm: tiếp đầu, phân, tiếp cuối
4.6.2. Khối lượng mốc:
STT | Huyện/TX/TP | Số lượng điểm cắm mốc | |||
Đường gom bên trái | Đường gom bên phải | Điểm đấu nối đường ngang và quốc lộ đã được thỏa thuận | Tổng cộng | ||
Quốc lộ 1 | |||||
1 | Huyện Vạn Ninh | 120 | 182 | 32 | 334 |
2 | Thị xã Ninh Hòa | 147 | 108 | 20 | 275 |
3 | Tp. Nha Trang | 28 | 36 | 12 | 76 |
4 | Huyện Diên Khánh | 33 | 40 | 9 | 82 |
5 | Huyện Cam Lâm | 108 | 166 | 25 | 298 |
6 | Tp. Cam Ranh | 75 | 64 | 13 | 152 |
Quốc lộ 26 | |||||
7 | Thị xã Ninh Hòa | 153 | 159 | 15 | 327 |
Quốc lộ 26B | |||||
8 | Thị xã Ninh Hòa | 9 | 9 | 9 | 27 |
Quốc lộ 27B | |||||
9 | Tp. Cam Ranh |
| 5 | 4 | 9 |
| Cộng: | 673 | 769 | 139 | 1581 |
4.7. Tổng mức đầu tư:
Tổng mức đầu tư dự kiến 02 giai đoạn là 5.631 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 (từ nay đến 2020) là 2.248 tỷ đồng; giai đoạn 2 (từ 2020-2025 và sau năm 2025) là 3.383 tỷ đồng
Nguồn vốn thực hiện quy hoạch hệ thống đường gom được huy động từ các nguồn sau:
- Vốn ngân sách nhà nước (Trung ương và địa phương).
- Vốn đầu tư của các tổ chức kinh tế - xã hội.
- Vốn cộng đồng dân cư đóng góp.
- Các nguồn vốn khác.
4.8. Phân kỳ đầu tư: Phân kỳ đầu tư sẽ được triển khai theo 02 giai đoạn dựa trên những nguyên tắc sau:
- Giai đoạn 1 từ nay đến 2020: dự kiến đóng 40% các đường ngang trái phép
+ Tập trung vào các đường gom trong khu đông dân cư nơi có nhiều điểm đấu nối trái phép gây mất an toàn lưu thông trên Quốc lộ.
+ Ưu tiên xây dựng các tuyến đường gom có các cửa hàng xăng dầu bị di dời theo tinh thần Quyết định 2003/QĐ-UBND ngày 05/8/2010.
- Giai đoạn 2 từ 2020 - 2025 và sau năm 2025: thực hiện các đoạn đường gom còn lại
Đầu tư những đoạn đường gom ngoài khu đông dân cư, những đoạn đường gom đi trùng với các dự án hoặc quy hoạch được duyệt để huy động được nguồn vốn từ các dự án.
Tổng hợp các đường ngang trái phép sẽ đóng khi xây dựng đường gom
Địa điểm | Vạn Ninh | Ninh Hòa | Nha Trang | Diên Khánh | Cam Lâm | Cam Ranh | Tổng cộng |
Giai đoạn 1 | 23 | 34 | 4 | 17 | 46 |
| 124 |
Giai đoạn 2 | 20 | 22 |
| 2 | 9 | 5 | 58 |
Tổng cộng | 43 | 56 | 4 | 19 | 55 | 5 | 182 |
5. Các giải pháp, chính sách thực hiện quy hoạch:
- Tận dụng nguồn vốn của trung ương thực hiện công tác GPMB hành lang an toàn đường bộ của các tuyến Quốc lộ.
- Đối với các đoạn đường gom và đường ngang đấu nối Quốc lộ có đi trùng với quy hoạch của Khu kinh tế Vân Phong thì nguồn vốn lấy từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương đầu tư cho Khu kinh tế Vân Phong theo kế hoạch hàng năm.
- Huy động mọi nguồn vốn của địa phương, vận động đóng góp của nhân dân thực hiện theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để tu sửa đường, bảo dưỡng, làm đường ở địa phương mình, tranh thủ sự hỗ trợ vốn trung ương… để phát triển giao thông vận tải tỉnh Khánh Hòa.
- Huy động nguồn vốn của các doanh nghiệp thực hiện các dự án có ảnh hưởng đến tuyến Quốc lộ, thực hiện xây dựng các tuyến đường gom.
- Đối với các đường Tỉnh lộ có đấu nối với đường Quốc lộ, một phần được đầu tư bằng nguồn vốn ADB5 (hình thức ODA).
- Tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của nước ngoài với các hình thức đa dạng như nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, khai thác nguồn vốn ODA của các tổ chức khác ngoài ADB như JBIC (Nhật Bản), EDCF (Hàn Quốc), các chương trình đầu tư của nước ngoài, của các tổ chức phi Chính phủ.
- Huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.
Điều 2: Tổ chức thực hiện:
- Sở Giao thông vận tải:
+ Tổ chức Công bố quy hoạch theo quy định;
+ Tổ chức cắm mốc theo quy hoạch được duyệt.
+ Quản lý quy hoạch, tham mưu đề xuất với UBND tỉnh lập phương án đầu tư xây dựng hệ thống đường gom trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các chủ đầu tư trong công tác thẩm định về an toàn giao thông các điểm đấu nối có trong quy hoạch trước khi trình Tổng cục đường bộ Việt Nam chấp thuận thiết kế kỹ thuật và cấp phép thi công xây dựng nút giao.
- Sở Xây dựng, Ban QL Khu kinh tế Vân Phong: Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện việc cấp phép xây dựng đối với các dự án dọc Quốc lộ trên địa bàn tỉnh.
- Sở Công thương: Phối hợp với Sở liên quan xây dựng phương án di dời các cửa hàng xăng dầu không có trong quy hoạch các điểm đấu nối để đến sau năm 2020 trên địa bàn tỉnh bảo đảm số lượng cửa hàng xăng dầu theo quy hoạch được duyệt.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Cân đối và bố trí vốn hàng năm để thực hiện quy hoạch. Nghiên cứu huy động các nguồn vốn khác để thực hiện xây dựng hệ thống đường gom.
- Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với các địa phương trong công tác GPMB để xây dựng hệ thống đường gom trên địa bàn tỉnh.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Trên cơ sở quy hoạch được duyệt quản lý và thực hiện đúng quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Giao thông vận tải, Tài chính, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố: Vạn Ninh, Ninh Hòa, Nha Trang, Cam Lâm, Diên Khánh, Cam Ranh, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Công văn 547/UBND-XDND thỏa thuận quy hoạch vị trí đấu nối đường ngang vào quốc lộ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 2Quyết định 651/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch xây dựng dọc hai bên tuyến đường tỉnh 293 (Đoạn từ thành phố Bắc Giang đến điểm giao với Quốc lộ 279) tỉnh Bắc Giang đến năm 2030
- 3Quyết định 2614/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán quy hoạch tổng thể điểm đấu nối vào Quốc lộ 15B và tuyến đường tỉnh; cập nhật, bổ sung điểm đấu nối vào cửa hàng xăng dầu trên tuyến quốc lộ qua địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 1Luật Đường sắt 2005
- 2Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Thông tư 01/2007/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội do Bộ kế hoạch và đầu tư ban hành
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 6Thông tư 03/2008/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quyết định 281/2007/QĐ-BKH ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 7Luật giao thông đường bộ 2008
- 8Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 9Công văn 547/UBND-XDND thỏa thuận quy hoạch vị trí đấu nối đường ngang vào quốc lộ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 10Quyết định 2003/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Quy hoạch vị trí đấu nối đường ngang vào Quốc lộ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 11Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 12Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 13Quyết định 651/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch xây dựng dọc hai bên tuyến đường tỉnh 293 (Đoạn từ thành phố Bắc Giang đến điểm giao với Quốc lộ 279) tỉnh Bắc Giang đến năm 2030
- 14Quyết định 2614/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán quy hoạch tổng thể điểm đấu nối vào Quốc lộ 15B và tuyến đường tỉnh; cập nhật, bổ sung điểm đấu nối vào cửa hàng xăng dầu trên tuyến quốc lộ qua địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Quyết định 717/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch đường ngang vào Quốc lộ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- Số hiệu: 717/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/03/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
- Người ký: Lê Đức Vinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/03/2015
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực