Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 70/QĐ-UB

Tuyên Quang, ngày 04 tháng 9 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY HOẠCH TỔNG THỂ MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999; Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000 và Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế và sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 167/1999/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về tổ chức quản lý đường bộ;

Căn cứ Quyết định số 06/2002/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 162/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Thông báo số 25/GTVT-VP ngày 20 tháng 01 năm 2003 của Bộ Giao thông Vận tải, thông báo Kết luận của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đào Đình Bìnhtại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang ngày 16 tháng 12 năm 2002 về Quy hoạch giao thông tỉnh Tuyên Quang;

Căn cứ Thông báo số 117/TB-BGTVT ngày 18 tháng 3 năm 2004 của Bộ Giao thông Vận tải về kết luận hội nghị Quy hoạch mạng lưới giao thông tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020;

Căn cứ Thông báo số 283/TB-TU ngày 25 tháng 3 năm 2004 của Thường trực Tỉnh uỷ về quy hoạch mạng lưới giao thông và điều chỉnh quy hoạch thị xã Tuyên Quang;

Căn cứ Nghị quyết số 101-NQ/TU ngày 25 tháng 8 năm 2004 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về quy hoạch tổng thể mạng lưới giao thông tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020;

Sau khi xem xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tại Tờ trình số 155/TT-GTVT ngày 25 tháng 8 năm 2004 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể mạng lưới giao thông tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch tổng thể mạng lưới giao thông tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 với các nội dung chính như sau:

1. Mục tiêu qui hoạch: Tiếp tục củng cố, khôi phục, nâng cấp các công trình giao thông hiện có, đầu tư mới những công trình trọng điểm để nâng cao năng lực vận tải, hoàn chỉnh mạng lưới giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt. Đối với những công trình xây dựng mới, thực hiện xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể:

- Đến hết năm 2005: Nhựa hoá hoặc bê tông xi măng 100% các tuyến đường quốc lộ 2, Quốc lộ 37, Quốc lộ 2C, đường tỉnh ĐT 176, ĐT 185, ĐT 187, ĐT 188, ĐT 189 hiện có. Hoàn thành xây dựng Quốc lộ 2, đoạn tránh thị xã Tuyên Quang, cải tạo nâng cấp Quốc lộ 37 (đoạn Bình Thuận-Mỹ Lâm, đoạn Cầu Vạc-ngãn ba Chanh, đoạn Đèo Khế-thị trấn Sơn Dương), nâng cấp Quốc lộ 2C (đoạn Sơn Dương -Tân Trào), triển khai xây dựng Quốc lộ 279, xây dựng mới các cầu lớn (cầu Tân Hà, cầu An Hoà, cầu Tứ Quận) xây dựng bổ sung thêm các cầu, nâng cấp các tuyến đường huyết mạch đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng.iển đường giao thông thôn bản đạt tỷ lệ 95% thôn bản trở lên có đường ô tô.

- Từ năm 2006-2015: Xây dựng xong các tuyến đường sắt, đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc, đường Quốc lộ 37B, Quốc lộ 2B; xây dựng đường tỉnh (các đoạn mở mới) theo quy hoạch gồm: ĐT176, ĐT185, ĐT186, ĐT 188, ĐT 198; đồng thời với việc nâng cấp, xây dựng mới đường đô thị, đường huyện phù hợp với quy hoạch. Phát triển đường giao thông thôn bản đạt tỷ lệ 100% thôn bản có đường ô tô.

- Từ năm 2015-2020, hoàn thiện và từng bước hiện đại hoá mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông.

2. Quy hoạch phát triển hệ thống đường bộ 

2.1. Các tuyến quốc lộ:

Ba tuyến dọc: Quốc lộ 2, Quốc lộ 2C và Quốc lộ 2B với quy mô đường cấp III, trong đó:

- Tuyến Quốc lộ 2: Điểm đầu tại km 115 (thuộc xã Đội Bình, huyện Yên Sơn), điểm cuối km 205 (thuộc xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên) có chiều dài 90km.

- Tuyến Quốc lộ 2C: Điểm đầu tại km 49 750 (thuộc xã Sơn Nam, huyện Sơn Dương); điểm cuối km 147 250 (thuộc xã Lang Quán, huyện Yên Sơn) có chiều dài 91,2km.

- Tuyến Quốc lộ 2B: Điểm đầu tại xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương (tiếp giáp xã Đạo Trù, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc); điểm cuối tại xã Thượng Giáp, huyện Na Hang (tiếp giáp xã Đường Âm, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang) có chiều dài 235km.

Bốn tuyến ngang: Đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 37, Quốc lộ 37B và Quốc lộ 279 với quy mô đường cấp III, trong đó:

- Đường Hồ Chí Minh: Điểm đầu tại đèo Muồng, xã Hùng Lợi, huyện Sơn Dương; điểm cuối km 115 Quốc lộ 2 thuộc xã Đội Bình, huyện Yên Sơn (tiếp giáp xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ) có chiều dài 57km.

- Tuyến Quốc lộ 37: Điểm đầu tại đèo Ông Cai, xã Hợ Thành, huyện Sơn Dương; điểm cuối km 238 108 (cầu Bỗng, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn) có chiều dài 63,5km.

- Tuyến quốc lộ 37B: Điểm đầu tại km 211 470 Quốc lộ 37 (thuộc xã Nông Tiến, thị xã Tuyên Quang); điểm cuối thuộc xã Bằng Cốc, huyện Hàm Yên (tiếp giáp xã Xuân Lai, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) có chiều dài 138km.

- Tuyến Quốc lộ 279: Điểm đầu tại thôn Nà Đông 1, xã Đà Vị, huyện Na Hang (tiếp giáp xã Cao Thượng, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn), điểm cuối tại xã Hồng Quang, huyện Chiêm Hoá (tiếp giáp xã Liên Hiệp, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) có chiều dài 96km.

2.2. Hai tuyến đường cao tốc:

- Tuyến 1 đi trùng với Quốc lộ 2, điểm đầu thuộc xã Đội Bình, huyện Yên Sơn (tiếp giáp xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ); điểm cuối tại xã Lưỡng Vượng, huyện Yên Sơn; với quy mô 6 làn xe có chiều dài 12,5km.

- Tuyến 2 thuộc tuyến Hải Phòng-Côn Minh điểm đầu tại xã Tam Đa, huyện Sơn Dương (tiếp giáp xã Quang Yên, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc); điểm cuối tại xã Vân Sơn, huyện Sơn Dương (tiếp giáp xã Phú Thứ, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ); với qui mô 6 làn xe có chiều dài 16,5km.

2.3. Các tuyến đường tỉnh:

- Tuyến ĐT 176: Điểm đầu tại km166 - 250 Quốc lộ 2 (thuộc xã Thái Sơn, huyện Hàm Yên), điểm cuối thuộc xã Thượng Giáp, huyện Na Hang có tổng chiều dài 186km; có 3 tuyến nhánh:

Tuyến nhánh 1, điểm đầu tại km 20 ĐT 176, xã Hoà Phú, huyện Chiêm Hoá, qua các xã Nhân Lý, Hoà An, Trung Hà, điểm cuối tại thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hoá có chiều dai 20km.

Tuyến nhánh 2, điểm đầu tại km 41 200 ĐT 176, xã Ngọc Hội, huyện Chiêm Hoá, điểm cuối tại UBND xã Kim Bình, huyện Chiêm Hoá có chiều dài 5km.

Tuyến nhánh 3, điểm đầu tại thôn Nà Đứa, xã Đà Vị, huyện Na Hang, điểm cuối tại bản Kuôn thuộc xã Yên Hoa, huyện Na Hang có chiều dài 19km.

- Tuyến ĐT 185: Điểm đầu km 211 470 Quốc lộ 37 (thuộc xã Nông Tiến, thị xã Tuyên Quang), qua các xã Tân Long, Xuân Vân, Trung Trực, Kiến Thiết (huyện Yên Sơn), Kim Bình, thị trấn Vĩnh Lộc (huyện Chiêm Hoá), thị trấn Na Hang, xã Năng Khả, Trùng Khánh, Thượng Lâm, Khuôn Hà, điểm cuối tại thôn Khau Cau, thuộc xã Phúc Yên, huyện Na Hang (giáp xã Ngọc Minh, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) có chiều dài 166,1km.

- Xây dựng mới tuyến ĐT 186: Điểm đầu tại km 55 Quốc lộ 2C (ngã ba Sơn Nam, huyện Sơn Dương), qua các xã Đại Phú, Phú Lương, Tam Đa, Hào Phú, Hồng Lạc, Văn Phú, Đồng Quý, Đông Thọ, Thượng Ấm (huyện Sơn Dương) qua cầu An Hoà, qua các xã Đội Cấn, Nhữ Khê, Nhữ Hán (huyện Yên Sơn), điểm cuối km 234 400 Quốc lộ 37 (thuộc xã Mỹ bằng, huyện Yến Sơn) có chiều dài 84km.

- Tuyến ĐT 187: Điểm đầu km 53 ĐT 176 (tại ngã ba Đài Thị, xã Yên Lập, huyện Chiêm Hoá); điểm cuối đèo Kéo Mác, xã Yên Lập, huyện Chiêm Hoá có chiều dài 14km.

- Tuyến ĐT 188: Điểm đầu tại thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hoá qua các xã Phúc Sơn, Thỏo Bình, Bình An (huyện Chiêm Hoá), Xuân Lập, Lăng Can (huyện Na Hang), điểm cuối thuộc thôn Nà Hu, xã Khuôn Hà, huyện Na Hang có chiều dài 81km.

- Tuyến ĐT 198: Điểm đầu km5 700 (thuộc xã Bình Ca, huyện hàm Yên), qua các xã Tân Thành, Phù Lưu, Minh Dân, Minh Khương, Bạch Xa, điểm cuối tại bản Lục Khang 1, xã Yên Thuận (tiếp giáp xã Vô Điếm, huyện bắc Quang, tỉnh Hà Giang) có chiều dài 61,5km.

2.4. Các tuyến đường huyện:

Tổng số chiều dài 816,8km đường huyện, trong đó:

- Các tuyến đường thuộc địa bàn huyện na Hang có chiều dài 194,5km.

- Các tuyến đường thuộc địa bàn huyện Chiêm Hoá có chiều dài 196km.

- Các tuyến đường thuộc địa bàn huyện Hàm Yên có chiều dài 54,2km.

- Các tuyến đường thuộc địa bàn huyện Yên Sơn có chiều dài 177,5km.

- Các tuyến đường thuộc địa bàn huyện Sơn Dương có chiều dài 194,6km.

Từng bước nâng cấp các tuyến đường huyện đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, cấp V; những đoàn qua thị trấn đạt tiêu chuẩn đường cấp III.

2.5. Đường giao thông nông thôn.

Đến năm 2010, tất cả thôn, bản trên địa bàn tỉnh có đường ô tô.

2.6. Đường đô thị:

- Đường đô thị hiện có tổng chiều dài 85,01km. Từng bước hoàn thiện và hiện đại hoá kết cấu hạ tầng các trục giao thông đô thị, xây dựng thêm các tuyến tại cụm công nghiệp, khu du lịch, khu đô thị mới đáp ứng với sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

- Xây dựng các tuyến đường vành đai thị xã Tuyên Quang phù hợp với mạng lưới giao thông khu vực, bao gồm:

Đường vành đai 1:

Tuyến qua các điểm sau: Km 127 500 Quốc lộ 2 (thôn Liên Thịnh, xã Lưỡng Vượng, huyện Yên Sơn) đi theo tuyến Quốc lộ 2 tránh thị xã Tuyên Quang đến làng Đồng (xã Ỷ La, thị xã Tuyên Quang) giao Quốc lộ 2 tại km 140 (cổng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh), qua cầu Tân Hà, xóm 4 xã Nông Tiến, thôn Vinh Quang (xã Thái Bình), qua cầu Bình Ca, thôn An Lộc (xã An Khang) quay về km127 500 Quốc lộ 2 (thôn Liên Thịnh xã Lưỡng Vương). Đường vành đai 1 có chiều dài 28km.

Đường vành đai 2:

Tuyến qua các điểm sau: Km 124 Quốc lộ 2 (thôn 6, xã Đội Cấn), thôn Từ Lưu 1 (xã Hoàng Khai), thôn Gò Danh (xã Kim Phú), thôn Đồng Móc (xã Chân Sơn), thôn Đồng Danh (xã Lang Quán), thôn Yên Lập (xã Thắng Quân) qua sông Lô tại km8 ĐT 185 (xã Tân Long), thôn Khẩu Lấu (xã Tân Tiến), xóm Húc (xã Phú Thịnh) đi théo đường Hồ Chí Minh qua xã Thái Bình, xã An Khang quay về km 124 Quốc lộ 2 (thôn 6, xã Đội Cấn). Đường vành đai 2 có chiều dài 58km.

3. Đường sắt:

Điểm đầu từ xã Mỹ bằng, huyện Yên Sơn, điểm cuối tại Đèo Ông Cai, xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương có chiều dài 46,4km. Quy mô khổ đường sắt 1.435mm.

4. Đường sông và bến cảng:

4.1. Đường sông: Cải tạo lòng sông Lô đoạn từ Phan Lương đến thị xã Tuyên Quang có chiều dài 60km, đảm bảo cho xà lan 200 tấn đi lại 4 mùa.

4.2. Bến cảng: Đầu tư xây dựng cảng An Hoà, Cảng Z2, cảng Gềnh Giềng, cảng Gềnh Quýt.

5. Đường hàng không: Nghiên cứu quy hoạch tuyến đường hàng không tại khu vực sân bay cũ (xã An Tường, xã Lưỡng Vượng, huyện Yên Sơn).

Điều 2. Tổ chức thực hiện.

1. Các quyết định đầu tư cho các công trình giao thông phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đã được phê duyệt.

2. Giao Sở Giao thông Vận tải chủ trì phối hợp với các ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới giao thông của tỉnh đến năm 2010 và định hướng phát triển 2020.

3. Trên cơ sở nội dung quy hoạch tổng thể mạng lưới giao thông tỉnh Tuyên Quang được phê duyệt, giao cho Sở Giao thông Vận tải chỉ trì cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư cụ thể hoá các kế hoạch mở mới, nâng cấp các tuyến đường giao thông chi tiết theo định kỳ và hàng năm phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh để đến năm 2020 hoàn thành đúng quy hoạch các tuyến giao thông trên địa bàn tỉnh; theo dõi, hướng dẫn kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch; đề xuất những giải pháp cần thiết để thực hiện quy hoạch trình Uỷ ban nhân dân tỉnh.

4. Các ngành, Uỷ bân nhân dân các huyện, thị xã theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Sở Giao thông Vận tải thực hiện các nhiệm vụ, mục đích của quy hoạch phát triển mạng lwis giao thông, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của ngành và huyện, thị xã.

5. Uỷ bân nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND tỉnh về quản lý thực hiện quy hoạch mạng lưới giao thông trên địa bàn đã được phê duyệt.

6. UBND các huyện, thị xã, Sở Giao thông Vận tải và các ngành chức năng được giao nhiệm vụ quản lý đường bộ phải tăng cường công tác quản lý hành lang bảo vệ đường bộ theo quy định của Nhà nước và của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

7. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì cùng Sở Giao thông Vận tải, UBND các huyện, thị xã, các lâm trường, Dự án trồng rừng, Trung tâm nghiên cứu-sản xuất và chuyển giao công nghệ giống cây lâm nghiệp và các đơn vị quản lý đường bộ tổ chức trồng và bảo vệ cây ven lộ, đặc biệt tuyến đường Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện đúng quy trình kỹ thuật và kế hoạch được giao hàng năm.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với quyết định này không còn hiệu lực thi hành.

Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công nghiệp-Thủ công nghiệp; Giám đốc Điện lực Tuyên Quang, Giám đốc Bưu điện Tuyên Quang; Giám đốc Công ty cấp, thoát nước Tuyên Quang; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM.UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
CHỦ TỊCH




Lê Thị Quang

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 70/QĐ-UB năm 2004 về quy hoạch tổng thể mạng lưới giao thông tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành

  • Số hiệu: 70/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 04/09/2004
  • Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
  • Người ký: Lê Thị Quang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 04/09/2004
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản