Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 69/2016/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 30 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN TUYỂN CHỌN HỌC SINH, SINH VIÊN TỈNH QUẢNG NGÃI CỬ ĐI ĐÀO TẠO TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 143/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo;

n cứ Thông tư số 04/2015/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 10 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 143/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG ngày 05 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hướng dẫn chế độ, cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 206/2010/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG ngày 05 tháng 12 năm 2007 của Liên tịch Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao hướng dẫn chế độ, cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị quyết số 26/2016/NQ-HĐND ngày 30/9/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Đề án tuyển chọn học sinh, sinh viên tỉnh Quảng Ngãi cử đi đào tạo trong và ngoài nước giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 880/TTr-SGDĐT ngày 23/12/2016 và ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Báo cáo số 280/BC-STP ngày 20/12/2016.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án tuyển chọn học sinh, sinh viên tỉnh Quảng Ngãi cử đi đào tạo trong và ngoài nước giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 01 năm 2017

Bãi bỏ các nội dung quy định tại điểm c, khoản 1 và tiết a2, điểm a, Khoản 2 của mục II, phần III của Đề án Đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ và thu hút nhân lực có trình độ cao giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 của tỉnh Quảng Ngãi được ban hành kèm theo Quyết định số 89/QĐ-UBND ngày 29/5/2012 của UBND tỉnh Quảng Ngãi.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Bộ Nội vụ;
- Bộ Tư Pháp;
- Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra VB QPPL - Bộ Tư pháp;
- Vụ Pháp chế - Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Văn phòng: Đoàn ĐBQH, HĐND tỉnh;
- Báo Quảng Ngãi, Đài PTTH tỉnh;
- VPUB: PCVP(KGVX), CBTH;
- Lưu: VT, KGVX(HQ691).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Ngọc Căng

 

ĐẾ ÁN

TUYỂN CHỌN HỌC SINH, SINH VIÊN TỈNH QUẢNG NGÃI CỬ ĐI ĐÀO TẠO TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 69/2016/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

Chương I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. Sự cần thiết xây dựng Đề án

Trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh không ngừng tăng trưởng và phát triển ổn định đã tác động không nhỏ đến công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; sự hội nhập vào kinh tế khu vực và quốc tế ngày càng sâu, rộng; yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước càng đòi hỏi người lao động phải nâng cao trình độ về mọi mặt, không chỉ là kỹ năng thực hành, năng lực phối hợp, quản lý sản xuất và khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, mà còn là năng lực tiếp thị, khả năng sáng tạo và chất lượng văn hóa thông qua sản phẩm.

Nhằm cụ thể hóa các Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, chương trình, kế hoạch, đề án quan trọng nhằm thu hút, khuyến khích đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đến công tác, làm việc tại tỉnh Quảng Ngãi. Do đó, đã từng bước thu hút được đội ngũ nhân lực có trình độ cao bổ sung cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì đội ngũ cán bộ có trình độ cao còn quá ít; đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ có trình độ cao còn thiếu; khả năng ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh còn thấp. Trước yêu cầu hội nhập và đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao đang càng trở nên cấp bách. Đề án tuyển chọn học sinh, sinh viên tỉnh Quảng Ngãi cử đi đào tạo trong và ngoài nước giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo là một bước đột phá, nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho tỉnh, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương trong thời kỳ mới.

II. Căn cứ xây dựng Đề án

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 143/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo;

Căn cứ Thông tư số 04/2015/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 10 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 143/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG ngày 05 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hướng dẫn chế độ, cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 206/2010/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG ngày 05 tháng 12 năm 2007 của Liên tịch Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao hướng dẫn chế độ, cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị quyết số 26/2016/NQ-HĐND ngày 30/9/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Đề án tuyển chọn học sinh, sinh viên tỉnh Quảng Ngãi cử đi đào tạo trong và ngoài nước giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo.

Chương II

THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CÓ TRÌNH ĐỘ CAO CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2011-2015

I. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao

Từ năm 2011 đến năm 2015, tỉnh đã cử 684 người (đều là cán bộ, công chức, viên chức) đi đào tạo trình độ tiến sỹ (27 người), thạc sỹ (469 người-kể cả số đã tốt nghiệp thạc sỹ trong năm 2011 trở về sau).

Ngoài ra, tỉnh đã cử 05 sinh viên tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi đi đào tạo thạc sỹ trong và ngoài nước (trong đó cử đi đào tạo thạc sỹ ngoài nước là 04) theo Quyết định số 89/QĐ-UBND ngày 29/5/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.

Đây là nguồn nhân lực có trình độ cao bổ sung kịp thời cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh, nhất là đội ngũ ngành y. Bước đầu đã thực hiện thành công Đề án đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ và thu hút nhân lực có trình độ cao giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 của tỉnh Quảng Ngãi.

II. Thực trạng cơ chế, đề án của tỉnh

Để xây dựng và tuyển chọn, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, ngoài các đề án của Trung ương ban hành, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh đã chỉ đạo, triển khai, thực hiện nhiều giải pháp cụ thể; trong đó, đã xây dựng và ban hành một số nghị quyết, đề án hỗ trợ đào tạo nhân lực nhằm động viên, khuyến khích các sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy trong và ngoài nước tiếp tục đi đào tạo sau đại học; cụ thể như Nghị quyết số 22/2011/NQ-HĐND ngày 27/10/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 89/QĐ-UBND ngày 29/5/2012 của UBND tỉnh đã ban hành Đề án đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ và thu hút nhân lực có trình độ cao giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 của tỉnh Quảng Ngãi,...

Tuy nhiên một số nội dung của các đề án còn chưa phù hợp với tình hình thực tế cần được sửa đổi, bổ sung, thay thế cho phù hợp hơn về chế độ, đối tượng, phạm vi áp dụng... trong thực trạng, hoàn cảnh mới.

III. Đánh giá chung về thực trạng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao

1. Ưu điểm

Trong những năm qua, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh đã quan tâm đầu tư thích đáng cho công tác tuyển chọn, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao; nguồn nhân lực này đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước tại địa phương theo từng lĩnh vực công tác. Nhiều người đã tham gia vào một số đề tài nghiên cứu, ứng dụng để từ nguồn nguyên, nhiên liệu truyền thống, từ thực tế trang - thiết bị hiện có và thực tiễn sản xuất, kinh doanh địa phương hướng đến các sản phẩm mới, có chất lượng cao hơn và thân thiện với môi trường hơn, cải tiến quy trình kỹ thuật, bảo dưỡng trang thiết bị đắt tiền,... Nhiều người đã phát huy được vị thế khoa học và trở thành cá nhân có những đóng góp tích cực cho địa phương, đơn vị trong nghiên cứu khoa học, trong thực tiễn giảng dạy, công tác, trong quá trình đổi mới quy trình sản xuất, kinh doanh.

2. Tồn tại, hạn chế

Bên cạnh ưu điểm nêu trên, công tác đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao của tỉnh vẫn còn hạn chế, cụ thể:

a) Trong những năm qua, tuy công tác đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao của tỉnh góp phần vào sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước tại địa phương theo từng lĩnh vực công tác, nhưng vẫn chưa đáp ứng được chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; năng lực quản lý, giao tiếp, tiếp cận thị trường còn yếu; khả năng tự học, tự bồi dưỡng chưa được thực hiện một cách tự giác và có kế hoạch lâu dài.

b) Công tác đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ cao từ số học sinh giỏi, xuất sắc; sinh viên tốt nghiệp đại học giỏi, xuất sắc chưa được quan tâm đúng mức.

c) Cơ cấu ngành đào tạo của đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ cao vẫn còn bất hợp lý, định hướng đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ cao phần lớn tập trung ở lĩnh vực y tế và giáo dục; có chuyên ngành còn ít hoặc chưa có nguồn đội ngũ có trình độ cao như với các chuyên ngành luật; văn hóa; khoa học công nghệ; kiến trúc, xây dựng đô thị; nông - lâm, thủy sản; môi trường; kinh tế - kế hoạch,...Thực tế này đặt ra yêu cầu là, trong thời gian đến, ngoài việc tiếp tục tập trung đào tạo ở lĩnh vực y tế và giáo dục nhằm đáp ứng tốt cho nhu cầu thực tế của tỉnh, thì cũng cần mở rộng kế hoạch tuyển chọn học sinh, sinh viên giỏi, xuất sắc của tỉnh Quảng Ngãi cử đi đào tạo trong và ngoài nước trong một số lĩnh vực chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội, đặc biệt là các ngành kỹ thuật - ứng dụng phục vụ định hướng cho thực tiễn sản xuất, kinh doanh của tỉnh.

3. Nguyên nhân của những tồn tại

a) Một số cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo chính quyền của cơ quan, đơn vị chưa quán triệt sâu sắc, đầy đủ tinh thần các nghị quyết của Đảng về công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; sự chỉ đạo, triển khai thực hiện thiếu những giải pháp cụ thể và đồng bộ;

b) Công tác quy hoạch, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao chưa được các đơn vị quan tâm đúng mức để đề xuất với đảng bộ, chính quyền cấp trên;

c) Đề án đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ so với trước là một sự tiến bộ đáng kể về nhận thức, nhưng vẫn chưa phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

4. Bài học kinh nghiệm

Từ thực tiễn triển khai công tác đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong thời gian qua, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

a) Công tác đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao phải được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh và của các cấp ủy đảng, chính quyền từ khâu tuyển chọn đến quá trình đào tạo và bố trí sử dụng sau đào tạo;

b) Phải làm tốt công tác tuyển chọn, đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ cao ở trong nước và ngoài nước;

c) Đào tạo phải gắn với sử dụng và quan tâm tạo môi trường làm việc để đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ cao áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn công tác;

d) Rà soát để ban hành sửa đổi, bổ sung các cơ chế, đề án về đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao phù hợp với tình hình, điều kiện thực tiễn của địa phương hiện nay và giai đoạn đến;

đ) Từ nguồn đội ngũ mới này, dần thay thế cán bộ, công chức, viên chức hiện có trong các vị trí quản lý, chủ chốt, nâng tầm chất lượng qua định hướng phát triển vai trò chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh trong quá trình hội nhập với khu vực và quốc tế.

Chương III

NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

Tuyển chọn học sinh, sinh viên tỉnh Quảng Ngãi cử đi đào tạo đại học, sau đại học trong và ngoài nước nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên gia giỏi trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới.

2. Mục tiêu cụ thể

Giai đoạn 2016 - 2020 chọn cử 250 người đi đào tạo đại học, sau đại học trong và ngoài nước. Định hướng từ năm 2020 đến những năm tiếp theo chọn cử 400 người đi đào tạo đại học, sau đại học trong và ngoài nước.

II. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Đề án:

1. Phạm vi điều chỉnh

Đề án quy định việc tuyển chọn học sinh, sinh viên tỉnh Quảng Ngãi cử đi đào tạo trong và ngoài nước giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo.

2. Đối tượng áp dụng

Học sinh trung học phổ thông; người tốt nghiệp đại học hệ chính quy công lập trong nước và đại học ngoài nước; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến Đề án.

III. Đối tượng, điều kiện, thứ tự ưu tiên được tuyển chọn, cử đi đào tạo trong và ngoài nước

1. Đối tượng được tuyển chọn cử đi đào tạo

a) Học sinh trung học phổ thông đạt thành tích xuất sắc trong học tập;

b) Người tốt nghiệp đại học hệ chính quy công lập trong nước và đại học ngoài nước xếp loại giỏi, xuất sắc.

2. Điều kiện

a) Người được tuyển chọn cử đi đào tạo bậc đại học trong và ngoài nước là học sinh trung học phổ thông đạt thành tích xuất sắc trong học tập và phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau đây:

- Có độ tuổi không quá 20 tuổi tính đến ngày được xét tuyển đi đào tạo;

- Có hộ khẩu thường trú hoặc cha, mẹ đẻ có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Quảng Ngãi; có lý lịch bản thân và gia đình rõ ràng; đã tốt nghiệp trung học phổ thông;

- Đạt được một trong các thành tích sau: Đạt giải ba trở lên trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông các môn văn hóa hoặc là thành viên tham dự Kỳ thi chọn đội tuyển Olympic khu vực và quốc tế; Đạt giải ba chung cuộc trở lên trong Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học (bậc trung học phổ thông) hoặc là thành viên tham dự Cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc tế do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức; Đạt tổng số điểm (không nhân hệ số) từ 27 điểm trở lên đối với 03 môn thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên hoặc lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội, 25 điểm trở lên đối với 03 môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội trong tổ hợp xét tuyển vào đại học cùng năm đăng ký dự tuyển;

- Có trình độ tiếng Anh IELTS 6.0 hoặc tương đương trở lên, đáp ứng yêu cầu của cơ sở đào tạo;

- Trúng tuyển vào đúng ngành đào tạo trình độ đại học của các cơ sở đào tạo công lập trong nước hoặc các cơ sở đào tạo ở nước ngoài có uy tín trong khu vực và quốc tế theo danh mục ngành đào tạo được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi công bố trong năm tuyển chọn;

- Có đầy đủ hồ sơ dự tuyển nộp trước ngày 20/8 hằng năm (năm đăng ký dự tuyển);

- Việc cử đi đào tạo nước ngoài chỉ thực hiện đối với người học có đăng ký tham gia Đề án này trước khi nhập học năm thứ nhất của bậc đại học.

b) Người được tuyển chọn cử đi đào tạo bậc sau đại học trong và ngoài nước là người tốt nghiệp đại học công lập hệ chính quy trong nước và đại học ngoài nước xếp loại giỏi, xuất sắc và phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau đây:

- Có độ tuổi không quá 26 tuổi tính đến ngày được xét tuyển đi đào tạo; có hộ khẩu thường trú hoặc cha, mẹ đẻ có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Quảng Ngãi; có lý lịch bản thân và gia đình rõ ràng;

- Có trình độ tiếng Anh IELTS 6.5 hoặc tương đương trở lên, đáp ứng yêu cầu của cơ sở đào tạo;

- Trúng tuyển vào ngành đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ của các cơ sở đào tạo công lập trong nước hoặc các cơ sở đào tạo ở nước ngoài có uy tín trong khu vực và quốc tế theo danh mục ngành đào tạo được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi công bố trong năm tuyển chọn;

- Có đầy đủ hồ sơ dự tuyển nộp trước ngày 20/8 hằng năm (năm đăng ký dự tuyển);

- Việc cử đi đào tạo nước ngoài chỉ thực hiện đối với người học có đăng ký tham gia Đề án này trước khi nhập học năm thứ nhất của bậc sau đại học.

3. Thứ tự ưu tiên xét tuyển

Trường hợp số lượng đăng ký vượt quá chỉ tiêu định hướng thì sẽ căn cứ vào thứ tự các tiêu chí sau đây để xét tuyển:

a) Giải thưởng quốc gia (theo thứ tự giải nhất, nhì, ba);

b) Tổng số điểm trong tổ hợp xét tuyển vào đại học cùng năm đăng ký dự tuyển theo Đề án này của học sinh (theo thứ tự từ cao xuống thấp trong từng lĩnh vực);

c) Trình độ ngoại ngữ;

d) Người dân tộc thiểu số;

đ) Đối tượng thuộc gia đình người có công;

e) Đối tượng thuộc gia đình hộ nghèo hoặc cận nghèo;

f) Đối tượng đi học là nữ.

4. Quy định biểu mẫu hồ sơ, hợp đồng

- Mẫu hồ sơ dự tuyển (Bìa hồ sơ dự tuyển, phiếu đăng ký dự tuyển) theo Phụ lục 1 đính kèm;

- Mẫu hợp đồng theo Phụ lục 2, Phụ lục 3 đính kèm.

IV. Chế độ hỗ trợ đối với người được cử đi đào tạo

1. Chế độ hỗ trợ đối với người được cử đi đào tạo trong nước

Hỗ trợ 70% các khoản chi phí đào tạo gồm:

a) Học phí (trường hợp người học được nhận học bổng thì vẫn được tỉnh hỗ trợ);

b) Các chi phí bắt buộc phải nộp cho cơ sở đào tạo;

c) Bảo hiểm y tế tối thiểu bắt buộc trong thời gian đào tạo;

d) Tiền sinh hoạt phí hằng tháng bằng mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang nhân hệ số lương bậc 1 của ngạch công chức loại A1.

2. Chế độ hỗ trợ đối với người được cử đi đào tạo ở nước ngoài

a) 100% học phí (trường hợp người học được nhận học bổng thì vẫn được tỉnh hỗ trợ) và các chi phí bắt buộc phải nộp cho cơ sở đào tạo; bảo hiểm y tế tối thiểu bắt buộc trong thời gian đào tạo ở nước ngoài; tiền vé máy bay (hoặc vé tàu) đi và về 01 lần, chi phí đi đường, phí thủ tục xuất, nhập cảnh (hộ chiếu, visa); phí chuyển và nhận tiền qua ngân hàng (nếu có); dịch vụ phải trả cho tổ chức thực hiện dịch vụ du học có liên quan (nếu có);

b) Hỗ trợ sinh hoạt phí hằng tháng: 100% năm học đầu tiên, 85% năm học thứ 2 và 70% cho các năm học còn lại.

Trường hợp người được cử đi đào tạo theo phương thức đào tạo ở nước ngoài kết hợp một phần thời gian đào tạo tập trung ở trong nước, thì thời gian học trong nước được hỗ trợ theo khoản 1 và thời gian học ở nước ngoài được hỗ trợ theo khoản 2, Mục này.

3. Căn cứ pháp lý để xác định mức sinh hoạt phí hằng tháng

a) Cơ sở pháp lý để xác định mức sinh hoạt phí đối với người được cử đi đào tạo trong nước theo điểm d, khoản 1, Mục này được thực hiện theo quy định hiện hành: Nghị định số 47/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và các văn bản có liên quan.

b) Cơ sở pháp lý để xác định mức sinh hoạt phí đối với người được cử đi đào tạo nước ngoài theo điểm b khoản 2, Mục này được thực hiện theo quy định hiện hành, cụ thể:

Thông tư liên tịch số 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG ngày 05 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hướng dẫn chế độ, cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước; Thông tư liên tịch số 206/2010/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG ngày 05 tháng 12 năm 2007 của Liên tịch Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao hướng dẫn chế độ, cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước và các văn bản liên quan.

c) Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại điểm a, điểm b Khoản này được sửa đổi, bổ sung hay thay thế bằng văn bản mới thì sẽ được dẫn chiếu áp dụng theo các văn bản mới đó.

4. Thời gian tính hưởng các mức hỗ trợ

a) Là thời gian thực tế người học tập trung tại cơ sở đào tạo, tính theo năm học (10 tháng đối với người học trong nước và 12 tháng đối với người học ở nước ngoài).

b) Nếu cơ sở đào tạo trong nước có yêu cầu người học tập trung hơn 10 tháng/năm học để thực hiện chương trình chung (giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất,...) trong khóa đào tạo thì người học phải có văn bản chính thức của cơ sở đào tạo để chứng minh cho việc tăng thêm mức hỗ trợ theo mức tính làm tròn nêu tại điểm c của Khoản này.

c) Với người học học năm cuối khóa, thời gian học không tròn 10 tháng hay 12 tháng tính theo năm học như đã nêu tại điểm a Khoản này thì tháng học cuối cùng được làm tròn theo nguyên tắc: từ 16 ngày trở lên tính tròn một (01) tháng, từ 15 ngày trở xuống tính tròn nửa (1/2) tháng.

V. Quyền lợi, nghĩa vụ của người được cử đi đào tạo

1. Quyền lợi của người được cử đi đào tạo

a) Được hưởng các chế độ theo quy định tại Đề án này.

b) Sau khi hoàn thành khóa học, được các cấp có thẩm quyền của tỉnh phân công, bố trí công tác.

c) Được Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cho người học tiếp tục đi học bậc học cao hơn nếu tốt nghiệp đại học xếp loại giỏi, xuất sắc có nhu cầu thi tuyển vào bậc sau đại học và được cơ sở đào tạo sau đại học có uy tín ở trong nước hoặc nước ngoài tiếp nhận để học tiếp chương trình đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ theo ngành đào tạo ở bậc học đã đăng ký tham gia Đề án.

d) Sau 12 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ và kết quả học tập, nếu người học không được bố trí, phân công công tác thì có quyền xin rút hồ sơ, tự đi xin việc tại các cơ sở khác không thuộc sự quản lý của tỉnh Quảng Ngãi và không phải đền bù chi phí đào tạo.

2. Nghĩa vụ của người được cử đi đào tạo

a) Thực hiện đúng hợp đồng với Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn do Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền.

b) Nộp báo cáo tiến độ học tập kèm theo kết quả học tập sau từng kỳ học, năm học.

c) Người được cử đi đào tạo trong nước phải có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nội quy của nhà trường, các quy định của pháp luật và quy định của địa phương nơi cư trú; chậm nhất là 01 tháng kể từ ngày kết thúc khóa học, nộp hồ sơ toàn khóa học do cơ sở đào tạo cấp cho Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, chỉ đạo việc phân công công tác. Người được cử đi đào tạo ở nước ngoài phải có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ trách nhiệm của lưu học sinh theo quy định; sau khi hoàn thành khóa học phải về nước đúng thời hạn theo quy định; chậm nhất là 03 tháng kể từ ngày kết thúc khóa học, phải trình diện và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, nộp hồ sơ toàn khóa học do cơ sở đào tạo cấp cho Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, chỉ đạo việc phân công công tác.

d) Chấp hành sự phân công công tác của các cấp có thẩm quyền của tỉnh Quảng Ngãi sau khi kết thúc khóa học.

đ) Chấp hành thời gian phục vụ công tác tại tỉnh Quảng Ngãi: Người được cử đi đào tạo phải phục vụ công tác tại tỉnh Quảng Ngãi ít nhất 10 năm kể từ khi có quyết định phân công công tác.

VI. Quy định về bồi hoàn chi phí đào tạo

1. Trách nhiệm bồi hoàn chi phí đào tạo

Người học và gia đình người học ở Việt Nam (hoặc người đại diện hợp pháp của người học) có trách nhiệm bồi hoàn chi phí đào tạo theo các mức sau:

a) Bồi hoàn 100% chi phí đào tạo đối với một trong các trường hợp sau đây: Không tham gia khóa học khi đã làm đầy đủ thủ tục nhập học và đã được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp chi phí đào tạo; Tự ý bỏ học trong thời gian được cử đi đào tạo; Vi phạm nội quy học tập, rèn luyện của cơ sở đào tạo hoặc vi phạm pháp luật của Việt Nam (trường hợp đi học trong nước), nước sở tại (trường hợp đi học ở nước ngoài) đến mức phải chấm dứt việc học tập; Đã hoàn thành khóa học đầy đủ thời gian theo quy định nhưng không được cấp văn bằng tốt nghiệp (có xác nhận của cơ sở đào tạo) do nguyên nhân chủ quan như học lực yếu, rèn luyện chưa đạt yêu cầu; Người học đã hoàn thành khóa học và được cấp bằng tốt nghiệp nhưng không về công tác tại tỉnh Quảng Ngãi hoặc không chấp hành quyết định phân công công tác của các cấp có thẩm quyền của tỉnh; Tự ý bỏ việc, bị kỷ luật buộc thôi việc hoặc tự ý chuyển công tác ra ngoài cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh Quảng Ngãi khi chưa thực hiện đủ thời gian cam kết phục vụ tại tỉnh Quảng Ngãi.

b) Bồi hoàn 10% chi phí đào tạo đối với người được cử đi đào tạo bậc đại học nhưng điểm tốt nghiệp không đạt loại khá trở lên.

c) Trường hợp người được cử đi đào tạo vì lý do sức khỏe, tai nạn... không thể tiếp tục tham gia học tập cho đến khi kết thúc khóa học, nếu có hồ sơ hợp lệ hoặc có đơn trình bày cụ thể, chính xác thì Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

2. Trả và thu hồi chi phí bồi hoàn

a) Chậm nhất trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, người được cử đi đào tạo hoặc gia đình người được cử đi đào tạo ở Việt Nam có trách nhiệm nộp trả đầy đủ khoản tiền phải bồi hoàn.

b) Chi phí bồi hoàn được nộp vào ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành và theo quy định của Luật ngân sách nhà nước về quản lý khoản thu hồi nộp ngân sách.

c) Trường hợp người được cử đi đào tạo hoặc gia đình người được cử đi đào tạo ở Việt Nam không thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn thì Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn do Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền có quyền khởi kiện theo quy định pháp luật.

Chương IV

GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Giải pháp

1. Về quy hoạch số lượng

Căn cứ vào định hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XIX nhiệm kỳ 2015 - 2020 và những năm tiếp theo nhằm "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó chú trọng nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị và phục vụ sản xuất kinh doanh", các địa phương, đơn vị xây dựng kế hoạch, nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực có trình độ cao của địa phương, đơn vị mình hằng năm gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, số lượng người được chọn cử đào tạo của tỉnh: giai đoạn 2016 - 2020 chọn cử 250 người, định hướng từ năm 2021 đến những năm tiếp theo chọn cử 400 người (Phụ lục 4 kèm theo).

2. Kinh phí và nguồn kinh phí thực hiện Đề án

a) Dự kiến tổng kinh phí thực hiện Đề án giai đoạn 2016-2020 là 195 tỷ đồng (trong đó, kinh phí đào tạo ở trong nước là 29,6 tỷ đồng, kinh phí đào tạo ở nước ngoài là 163,4 tỷ đồng và kinh phí triển khai thực hiện Đề án là 1,8 tỷ đồng); giai đoạn 2021 - 2025 là 165 tỷ đồng và giai đoạn 2026 - 2030 là 165 tỷ đồng (Phụ lục 5 kèm theo).

b) Nguồn kinh phí thực hiện Đề án: Bố trí từ ngân sách tỉnh Quảng Ngãi.

3. Lựa chọn địa chỉ, ngành và chuyên ngành đào tạo:

Lựa chọn ngành, chuyên ngành mà tỉnh có nhu cầu, trường có uy tín trong nước để đào tạo bậc đại học và sau đại học; tranh thủ sự hỗ trợ, hợp tác, tư vấn của các trường đại học trong việc chọn nước, chọn trường, chọn ngành trước khi cử người đi đào tạo đại học, sau đại học ở nước ngoài.

II. Tổ chức thực hiện

1. Hội đồng xét tuyển tỉnh

Do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập, có trách nhiệm thực hiện xét tuyển, tham mưu người đi học theo Đề án này. Hội đồng xét tuyển được thành lập hằng năm, gồm:

- Đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh: Chủ tịch Hội đồng;

- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo: Phó Chủ tịch thường trực;

- Giám đốc Sở Nội vụ: Phó Chủ tịch;

- Các ủy viên: Giám đốc Sở Ngoại vụ, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Kho bạc Nhà nước chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi, đại diện lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Hằng năm, phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định thành lập Hội đồng xét tuyển;

- Tiếp nhận hồ sơ của đối tượng đăng ký tham gia Đề án, tổng hợp trình Hội đồng xét tuyển tỉnh danh sách có nguyện vọng người được cử đi đào tạo; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh danh sách những người đủ điều kiện được cử đi đào tạo vào ngày 15 tháng 9 hằng năm;

- Đề xuất chọn cơ sở đào tạo để cử người đi đào tạo; phối hợp với các sở, ngành liên quan trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo định kỳ 5 năm (có thể có điều chỉnh từng năm) nhằm phục vụ Đề án;

- Cùng với thời điểm xây dựng dự toán kinh phí hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm xây dựng dự toán gửi Sở Tài chính tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

- Phối hợp với các sở, ban, ngành hữu quan thường xuyên theo dõi tình hình học tập và rèn luyện của người được cử đi đào tạo trong suốt thời gian học tập cho đến khi tốt nghiệp khóa học, về nhận công tác tại tỉnh.

- Được thực hiện một số nhiệm vụ trong quá trình thực hiện Đề án khi UBND tỉnh phân công.

3. Sở Nội vụ

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo định kỳ hàng năm và kế hoạch 5 năm;

- Xác định chỉ tiêu dự kiến và ngành nghề đào tạo từng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua vào tháng 12 hằng năm (trước năm thực hiện Đề án) để công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng;

- Tiếp nhận hồ sơ người được cử đi đào tạo tham gia Đề án đã tốt nghiệp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh sử dụng người được cử đi đào tạo tham gia Đề án sau khi tốt nghiệp trở về công tác tại tỉnh;

- Tiếp tục theo dõi, quản lý người cam kết tham gia Đề án từ khi nhận công tác cho đến khi kết thúc thời gian thực hiện nghĩa vụ công tác địa phương theo cam kết được quy định tại Đề án này.

- Được thực hiện một số nhiệm vụ trong quá trình thực hiện Đề án khi UBND tỉnh phân công.

4. Sở Ngoại vụ

- Phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức xúc tiến và liên kết với các cơ sở giáo dục và đào tạo có uy tín ở nước ngoài nhằm giới thiệu người được cử đi đào tạo tham gia Đề án;

- Phối hợp, tham gia giới thiệu việc lựa chọn cơ sở đào tạo có uy tín tại các quốc gia, vùng lãnh thổ ổn định về tình hình chính trị, an ninh trật tự, kinh tế phát triển nhằm giúp định hướng tốt cho Ủy ban nhân dân tỉnh và người được cử đi đào tạo ở nước ngoài;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc giải quyết thủ tục xuất, nhập cảnh.

5. Công an tỉnh

- Phối hợp các cơ quan hữu quan trong việc giải quyết thủ tục xuất, nhập cảnh; theo dõi, giúp đỡ, quản lý người được cử đi đào tạo.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành hữu quan thẩm định dự toán ngân sách trung hạn, dài hạn; tham gia định hướng ngành đào tạo phục vụ Đề án này theo kế hoạch 5 năm, có điều chỉnh hằng năm.

7. Sở Tài chính

- Trên cơ sở đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính tổng hợp dự toán chi ngân sách hàng năm, trình Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo HĐND tỉnh xem xét, quyết định theo khả năng cân đối ngân sách; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, quyết toán kinh phí hằng năm theo đúng quy định.

8. Kho bạc Nhà nước tỉnh

Phối hợp các cơ quan hữu quan trong việc tham gia giải quyết kinh phí cấp cho người được cử đi đào tạo theo Đề án.

9. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND các huyện, thành phố

- Có trách nhiệm tiếp nhận, bố trí phân công công tác cho người được cử đi đào tạo sau khi tốt nghiệp theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Ký kết hợp đồng lao động, phân công nhiệm vụ, quản lý, sử dụng, đánh giá, xếp loại hằng năm đối tượng theo quy định;

- Có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan hữu quan thu hồi và nộp vào ngân sách nhà nước các khoản kinh phí do đối tượng của Đề án này hoàn trả (đối với trường hợp đã về nhận công tác tại các cơ quan, đơn vị); đồng thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh những trường hợp không chấp hành đúng cam kết ban đầu theo nội dung Đề án./.

 

PHỤ LỤC I

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

HỒ SƠ DỰ TUYỂN

ĐỀ ÁN TUYỂN CHỌN HỌC SINH, SINH VIÊN TỈNH QUẢNG NGÃI CỬ ĐI ĐÀO TẠO TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC GIAI ĐOẠN 2016-2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Họ và tên (chữ in hoa, có dấu) .................................................................................................

Ngày sinh ………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ……………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………

HỒ SƠ GỒM CÓ:

(Các tài liệu, giấy tờ thực hiện đúng quy định hiện hành của pháp luật)

1. Phiếu đăng ký dự tuyển (theo mẫu)

2. Sơ yếu lý lịch

3. Giấy chứng nhận sức khỏe

4. Giấy khai sinh (bản sao)

5. Giấy chứng minh nhân dân (bản sao)

6. Hộ khẩu thường trú (bản sao)

7. Các văn bằng, chứng chỉ (bản sao)

8. Các loại giấy tờ khác:

……………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………..

 

PHỤ LỤC I (1)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN

1. Họ và tên (viết bằng chữ in hoa có dấu) ………………………………………………………

2. Giới tính: …………………………..

3. Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………………………

4. Giấy CMND/Thẻ căn cước công dân số: ………………….. Ngày cấp: ……………………

Nơi cấp: …………………………………………………….

5. Hộ chiếu số: (trường hợp đi học nước ngoài) …………………Ngày cấp:…………………

Nơi cấp: ……………………………………………………………………………………………..

6. Địa chỉ gửi thư:

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

7. Hộ khẩu thường trú:

8. Điện thoại liên hệ: Cố định: ………………………..Di động: …………………………………

9. E-mail: ……………………………………………………………………………………………..

10. Trình độ học vấn:

11. Thành tích học tập:

(Nêu rõ thành tích học tập đã đạt được thỏa mãn điều kiện của Đề án)

12. Trình độ ngoại ngữ: ……………………………………………………………………………

13. Ngành học dự tuyển: …………………………………………………………………………..

14. Trường dự tuyển: ………………………………………………………………………………

15. Địa chỉ của trường: …………………………………………………………………………….

 

……………., ngày ….. tháng ….. năm
XÁC NHẬN CỦA ĐỊA PHƯƠNG

……………., ngày ….. tháng ….. năm
Người đăng ký dự tuyển
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

HỢP ĐỒNG THỎA THUẬN CỬ ĐI ĐÀO TẠO

Số: …../20…/HĐ-ĐA

(Áp dụng đối với cử đi đào tạo trong nước)

Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Quyết định số    /2016/QĐ-UBND ngày    tháng    năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án tuyển chọn học sinh, sinh viên tỉnh Quảng Ngãi cử đi đào tạo trong và ngoài nước giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo;

Căn cứ thông báo nhập học khóa học ………. của ………………………………………………..

Hôm nay, ngày    tháng    năm 20    , tại Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, chúng tôi gồm có:

BÊN A: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Ông                  :

Chức vụ            :

Địa chỉ              : 52 Đại lộ Hùng Vương, TP Quảng Ngãi

Điện thoại         :                       Fax:

E-mail               :

Số tài khoản     :           tại Kho bạc Nhà nước chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi

Bên B: HỌC VIÊN, ĐẠI DIỆN GIA ĐÌNH HỌC VIÊN ĐƯỢC CỬ ĐI ĐÀO TẠO

1. Học viên       :

Sinh ngày         :

Số CMND         :

Số hộ chiếu      :

Email                :

Điện thoại         :

Hộ khẩu thường trú:

Địa chỉ liên lạc:

Số tài khoản:

2. Ông/bà i với người được cử đi học dưới 18 tuổi phải có đại diện gia đình học viên ký tên):

Sinh ngày :

Số CMND :       Nơi cấp:                       Ngày cấp

Điện thoại :

Hộ khẩu thường trú:

Địa chỉ liên lạc:

Quan hệ với học viên:

Sau khi bàn bạc và thỏa thuận, các bên thống nhất ký kết Hợp đồng thực hiện “Đề án tuyển chọn học sinh, sinh viên tỉnh Quảng Ngãi cử đi đào tạo trong và ngoài nước giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo”, gồm các điều khoản dưới đây:

Điều 1. Đối tượng hợp đồng

Ông (bà) ………………………………………………………………… được UBND tỉnh cử tham gia đào tạo trình độ ………………………………….. tại cơ sở đào tạo: ………………………………… tại ……………………………………………………………………………………

Hình thức đào tạo ……………………………, thời gian đào tạo là …………… năm ……………. từ ngày ….. tháng ….. năm ………. đến ngày ….. tháng ….. năm ……. tại Quyết định số …………..

Điều 2. Kinh phí đào tạo

1. Bên B được cấp chi phí theo chương trình đào tạo nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này, bao gồm:

Hỗ trợ 70% các khoản chi phí đào tạo gồm:

a) Học phí (Trường hợp người học được nhận học bổng thì vẫn được tỉnh hỗ trợ): …. đồng

b) Các chi phí bắt buộc phải nộp cho cơ sở đào tạo: ……………………………………… đồng

c) Bảo hiểm y tế tối thiểu bắt buộc trong thời gian đào tạo: ……………………………… đồng;

d) Tiền sinh hoạt phí hằng tháng bằng mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang nhân hệ số lương bậc 1 của ngạch công chức loại A1: …………………. đồng

Tổng cộng: ………………………………………đồng

(Bằng chữ: …………………………………………………….)

2. Tháng 12 hằng năm sẽ điều chỉnh các khoản chi phí theo chứng từ thực tế.

Điều 3. Thời gian thực hiện hợp đồng

Hợp đồng thực hiện hợp đồng là …………. năm kể từ ngày …………..đến ngày …………

Điều 4. Quyền lợi và nghĩa vụ của bên B

1. Quyền li

a) Được hưởng các chế độ theo quy định tại Điều 1 của Hợp đồng này.

b) Sau khi hoàn thành khóa học, được các cấp có thẩm quyền của tỉnh phân công, bố trí công tác.

c) Được Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cho người được cử đi đào tạo tiếp tục đi học bậc học cao hơn nếu tốt nghiệp đại học xếp loại giỏi, xuất sắc có nhu cầu thi tuyển vào bậc sau đại học và được cơ sở đào tạo sau đại học có uy tín ở trong nước hoặc nước ngoài tiếp nhận để học tiếp chương trình đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ theo ngành đào tạo ở bậc học đã đăng ký tham gia Đề án.

d) Sau 12 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ và kết quả học tập, nếu người được cử đi đào tạo không được bố trí, phân công công tác thì có quyền xin rút hồ sơ, tự đi xin việc tại các cơ sở khác không thuộc sự quản lý của tỉnh Quảng Ngãi và không phải đền bù chi phí đào tạo.

2. Nghĩa vụ

a) Thực hiện đúng hợp đồng này với Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn do Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền.

b) Nộp báo cáo tiến độ học tập kèm theo kết quả học tập sau từng kỳ học, năm học.

c) Người được cử đi đào tạo trong nước phải có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nội quy của nhà trường, các quy định của pháp luật và quy định của địa phương nơi cư trú; chậm nhất là 01 tháng kể từ ngày kết thúc khóa học, nộp hồ sơ toàn khóa học do cơ sở đào tạo cấp cho Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, chỉ đạo việc phân công công tác.

d) Chấp hành sự phân công công tác của các cấp có thẩm quyền của tỉnh Quảng Ngãi sau khi kết thúc khóa học.

đ) Chấp hành thời gian phục vụ công tác tại tỉnh Quảng Ngãi: Người được cử đi đào tạo phải phục vụ công tác tại tỉnh Quảng Ngãi ít nhất 10 năm kể từ khi có quyết định phân công công tác.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

- Thực hiện đúng các quy định của Đề án tuyển chọn học sinh, sinh viên tỉnh Quảng Ngãi cử đi đào tạo trong và ngoài nước giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo.

- Thực hiện các thủ tục cử học viên đi học, quản lý học viên trong quá trình học tập và theo dõi học viên sau đào tạo theo quy định.

- Tham mưu cơ quan có thẩm quyền xem xét việc dừng hay tiếp tục tham gia Đề án của học viên trong trường hợp học viên vi phạm Điều 7 của Hợp đồng này.

- Chuyển kinh phí cho học viên theo quy định tại Điều 6.

- Làm việc trực tiếp với cơ sở đào tạo và các cơ quan liên quan đề nghị cung cấp thông tin về tình hình và kết quả học tập của học viên.

- Tạo điều kiện thuận lợi để học viên học tập và rèn luyện tốt, kịp thời hướng dẫn học viên thực hiện đúng các quy định của Đề án, hoàn thành thủ tục tốt nghiệp, quyết toán kinh phí đào tạo và bàn giao nhận công tác.

- Tiếp nhận và bàn giao học viên đã tốt nghiệp chương trình đào tạo theo đúng các quy định tại Hợp đồng này cho cơ quan có thẩm quyền để bố trí công tác.

Điều 6. Phương thức thanh toán

1. Nguyên tắc cấp kinh phí:

Bên A cấp tạm ứng kinh phí cho bên B trong quá trình học tập tại cơ sở đào tạo và thực hiện việc thanh quyết toán sau khi bên B kết thúc khóa học. Mọi trường hợp mất, thất lạc chứng từ sẽ không được thanh toán.

Thời gian cấp kinh phí: 06 tháng/lần, 02 lần/năm.

Bên A chuyển học phí, phí bảo hiểm y tế và các khoản chi phí bắt buộc khác trực tiếp cho cơ sở đào tạo, sinh hoạt phí vào tài khoản của bên B.

+ Lần đầu sau khi bên B cung cấp thông tin tài khoản của ngân hàng.

+ Những đợt cấp tiếp theo sau khi bên B báo cáo kết quả học tập định kỳ cho bên A.

2. Việc chuyển kinh phí được thực hiện như sau:

a) Đối với học kỳ I năm học thứ nhất: Bên A chuyển kinh phí đào tạo cho bên B sau khi hợp đồng đào tạo này có hiệu lực và bên A nhận đầy đủ hồ sơ cần thiết phục vụ cho việc chuyển kinh phí như: giấy xác nhận của ngân hàng nơi mở tài khoản giao dịch của học viên và các chứng từ hóa đơn khác liên quan đến nội dung cấp kinh phí.

b) Đối với các học kỳ kế tiếp: Nếu bên B không bị lưu ban trong học kỳ trước đó thì bên A tiếp tục cấp kinh phí học kỳ kế tiếp cho Bên B theo quy định.

Điều 7. Vi phạm Hợp đồng và xử lý vi phạm Hợp đồng

1. Học viên bị xem là vi phạm hợp đồng và phải bồi hoàn kinh phí nêu tại Điều 2 của Hợp đồng này cho tỉnh Quảng Ngãi nếu vi phạm một trong các trường hợp sau:

a) Bồi hoàn 100% chi phí đào tạo đối với một trong các các trường hợp sau đây: Không tham gia khóa học khi đã làm đầy đủ thủ tục nhập học và đã được UBND tỉnh cấp chi phí đào tạo; Tự ý bỏ học trong thời gian được cử đi đào tạo; Vi phạm nội quy học tập, rèn luyện của cơ sở đào tạo, nước sở tại (trường hợp đi học ở nước ngoài) đến mức phải chấm dứt việc học tập; Đã hoàn thành khóa học đầy đủ thời gian theo quy định nhưng không được cấp văn bằng tốt nghiệp (có xác nhận của cơ sở đào tạo) do nguyên nhân chủ quan như học lực yếu, rèn luyện chưa đạt yêu cầu; Người học đã hoàn thành khóa học và được cấp bằng tốt nghiệp nhưng không về công tác tại tỉnh Quảng Ngãi hoặc không chấp hành quyết định phân công công tác của các cấp có thẩm quyền của tỉnh; Tự ý bỏ việc, bị kỷ luật buộc thôi việc hoặc tự ý chuyển công tác ra ngoài cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh Quảng Ngãi khi chưa thực hiện đủ thời gian cam kết phục vụ tại tỉnh Quảng Ngãi.

b) Bồi hoàn 10% chi phí đào tạo đối với người được cử đi đào tạo bậc đại học nhưng điểm tốt nghiệp không đạt loại khá trở lên.

c) Trường hợp người được cử đi đào tạo vì lý do sức khỏe, tai nạn... không thể tiếp tục tham gia học tập cho đến khi kết thúc khóa học, nếu có hồ sơ hợp lệ hoặc có đơn trình bày cụ thể, chính xác thì UBND tỉnh xem xét, quyết định.

2. Thời hạn bồi hoàn kinh phí tối đa là 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày bên B nhận được quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền.

- Trường hợp bên B không thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn kinh phí nêu trên thì bên A có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền nơi bên A đóng trụ sở để giải quyết theo quy định pháp luật.

- Nếu bên B chậm thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn theo thời hạn thì phải chịu lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định đối với khoản tiền chậm bồi hoàn. Nếu Ngân hàng Nhà nước không quy định lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn thì học viên phải chịu lãi suất áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam tại thời điểm thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn.

Điều 8. Các điều khoản khác

1. Các vướng mắc và bất đồng (nếu có) xảy ra giữa các bên trong quá trình thực hiện Hợp đồng này được giải quyết thông qua đàm phán trực tiếp, lập biên bản và trình cấp có thẩm quyền quyết định. Nếu không giải quyết được các tranh chấp, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

2. Hợp đồng này và Phụ lục Hợp đồng kèm theo (nếu có) sẽ hết hiệu lực và được tự thanh lý khi:

- Bên B cung cấp cho bên A văn bản xác nhận đã hoàn thành thời gian công tác theo quy định của Hợp đồng này cùng các Phụ lục Hợp đồng kèm theo (nếu có).

- Các bên hoàn thành tất cả nghĩa vụ và trách nhiệm được quy định tại Hợp đồng này cùng các Phụ lục Hợp đồng kèm theo (nếu có).

3. Các bên đã đọc, hiểu rõ, đồng ý ký tên và tự nguyện thực hiện Hợp đồng này. Hợp đồng này được công chứng theo quy định của pháp luật./.

 

ĐẠI DIỆN BÊN A

ĐẠI DIỆN BÊN B

 

PHỤ LỤC 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

HỢP ĐỒNG THỎA THUẬN CỬ ĐI ĐÀO TẠO

Số: …../20.../HĐ-ĐA

(Áp dụng đối với cử đi đào tạo nước ngoài)

Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Quyết định số    /2016/QĐ-UBND ngày    tháng   năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án tuyển chọn học sinh, sinh viên tỉnh Quảng Ngãi cử đi đào tạo trong và ngoài nước giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo;

Ông (bà) ……………………………………………………………..được UBND tỉnh cử tham gia đào tạo trình độ tại cơ sở đào tạo: ……………………………………………………………………………  tại ……………………………………………………………………………………………………………

Hình thức đào tạo ………………………., thời gian đào tạo là ………….năm ………………từ ngày ….. tháng ….. năm …….. đến ngày ….. tháng ….. năm ……… tại Quyết định số ………………..

Hôm nay, ngày    tháng    năm 20      , tại Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, chúng tôi gồm có:

BÊN A: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Ông                  :

Chức vụ            :

Địa chỉ              : 52 Đại lộ Hùng Vương, TP Quảng Ngãi

Điện thoại         :                       Fax:

E-mail               :

Số tài khoản     :           tại Kho bạc Nhà nước chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi

Bên B: HỌC VIÊN, ĐẠI DIỆN GIA ĐÌNH HỌC VIÊN ĐƯỢC CỬ ĐI ĐÀO TẠO

1. Học viên       :

Sinh ngày         :

Số CMND         :

Số hộ chiếu      :

Email                :

Điện thoại         :

Hộ khẩu thường trú:

Địa chỉ liên lạc:

Số tài khoản:

2. Ông/bà i với người được cử đi học dưới 18 tuổi phải có đại diện gia đình học viên ký tên):

Sinh ngày :

Số CMND :       Nơi cấp:                       Ngày cấp

Điện thoại :

Hộ khẩu thường trú:

Địa chỉ liên lạc:

Quan hệ với học viên:

Sau khi bàn bạc và thỏa thuận, các bên thống nhất ký kết Hợp đồng thực hiện “Đề án tuyển chọn học sinh, sinh viên tỉnh Quảng Ngãi cử đi đào tạo trong và ngoài nước giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo”, gồm các điều khoản dưới đây:

Điều 1. Đối tượng hợp đồng

Ông (bà) ………………………………………………………………… được UBND tỉnh cử tham gia đào tạo trình độ ………………………………….. tại cơ sở đào tạo: ………………………………… tại ……………………………………………………………………………………… Hình thức đào tạo ……………………… tập trung, thời gian đào tạo là năm từ ngày ….. tháng ….. năm …… đến ngày ….. tháng ….. năm …… tại Quyết định số …………………………..

Điều 2. Kinh phí đào tạo

1. Bên B được cấp kinh phí theo chương trình đào tạo nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này, bao gồm:

a) Học phí (Trường hợp người học được nhận học bổng thì vẫn được tỉnh hỗ trợ): ……… đồng

b) Các chi phí bắt buộc phải nộp cho cơ sở đào tạo: …………………………đồng

c) Bảo hiểm y tế tối thiểu bắt buộc trong thời gian đào tạo: ………………………….đồng

d) Hỗ trợ sinh hoạt phí hằng tháng: 100% năm học đầu tiên, 85% năm học thứ 2 và 70% cho các năm học còn lại: ……………………………………đồng

Trường hợp người được cử đi đào tạo theo phương thức đào tạo ở nước ngoài kết hợp một phần thời gian đào tạo tập trung ở trong nước thì được hỗ trợ theo quy định của Đề án.

đ) Tiền chi phí tàu, xe đi và về (theo quy định):

e) Các chi phí khác (chi phí đi đường, phí thủ tục xuất, nhập cảnh (hộ chiếu, visa); phí chuyển và nhận tiền qua ngân hàng (nếu có); dịch vụ phải trả cho tổ chức thực hiện dịch vụ du học có liên quan (nếu có)): ……………………đồng.

Tổng cộng: ………………………………… đồng

(Bằng chữ: ……………………………………………..)

2. Kinh phí trên là kinh phí tạm tính và sẽ được điều chỉnh theo chứng từ thực tế.

Điều 3. Thời gian thực hiện hợp đồng

Hợp đồng thực hiện hợp đồng là …………… năm kể từ ngày ………….. đến ngày ………

Điều 4. Trách nhiệm của bên B

- Thực hiện đúng về quyền và nghĩa vụ của người học được quy định của Đề án tuyển chọn học sinh, sinh viên tỉnh Quảng Ngãi cử đi đào tạo trong và ngoài nước giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo.

- Tham gia đầy đủ và thực hiện nghiêm túc các quy định của khóa học.

- Đăng ký thông tin vào Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, định kỳ cập nhật thông tin vào Hệ thống khi có thay đổi (địa chỉ đăng ký thông tin: https://lhsvn.vide.vn).

- Thông báo cho Bên A:

+ Kết quả học tập, dự kiến chương trình học tập và kinh phí của học kỳ tiếp theo trong vòng 30 (ba mươi) ngày sau khi kết thúc học kỳ.

Đối với học kỳ một năm học cuối, ngoài kết quả học tập, dự kiến chương trình học tập và kinh phí của học kỳ tiếp theo, học viên có trách nhiệm cung cấp cho Bên A văn bản xác nhận của cơ sở đào tạo về thời gian kết thúc khóa học theo lịch của cơ sở đào tạo (thời gian thi cuối học kỳ, thời gian nhận bảng điểm toàn khóa).

+ Địa chỉ cư trú, địa chỉ email (tài khoản sinh viên), số điện thoại tại nơi học viên đang theo học trong vòng 15 (mười lăm) ngày sau khi học viên nhập học.

+ Báo cáo đầy đủ, kịp thời với Bên A các vấn đề phát sinh liên quan đến việc học tập, việc tham gia các hoạt động xã hội, số tài khoản, địa chỉ cư trú, email, điện thoại, và các thông tin trong Hợp đồng của học viên trong quá trình học tập và khi có thay đổi.

+ Việc xuất cảnh ra khỏi quốc gia đang học trong những trường hợp liên quan đến việc học tập như: hội thảo, thực tập, tham gia các chương trình học trao đổi và các trường hợp khác có liên quan.

+ Lịch trình bay (lượt về) chậm nhất trước 20 (hai mươi) ngày so với ngày trình diện theo quy định.

- Chấp thuận để cơ sở đào tạo thông báo cho Bên A kết quả học tập và thông tin có liên quan đến tình hình học tập.

- Không được ký kết các thỏa thuận hoặc giao dịch khác gây ảnh hưởng đến Hợp đồng này.

- Được hưởng các chế độ hỗ trợ theo quy định tại Điều 2 của Hợp đồng này.

- Được hưởng đầy đủ các chế độ ưu đãi theo quy định hiện hành trong thời gian học viên được cử đi đào tạo theo Hợp đồng này và trong quá trình công tác sau khi tốt nghiệp.

Điều 5. Trách nhiệm của Bên A

- Thực hiện đúng các quy định của Đề án tuyển chọn học sinh, sinh viên tỉnh Quảng Ngãi cử đi đào tạo trong và ngoài nước giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo.

- Thực hiện các thủ tục cử học viên đi học, quản lý học viên trong quá trình học tập và theo dõi học viên sau đào tạo theo quy định.

- Tham mưu cơ quan có thẩm quyền xem xét việc dừng hay tiếp tục tham gia Đề án của học viên trong trường hợp học viên vi phạm Điều 7 của Hợp đồng này.

- Chuyển kinh phí cho học viên theo quy định tại Điều 6.

- Làm việc trực tiếp với cơ sở đào tạo và các cơ quan liên quan đề nghị cung cấp thông tin về tình hình và kết quả học tập của học viên.

- Tạo điều kiện thuận lợi để học viên học tập và rèn luyện tốt, kịp thời hướng dẫn học viên thực hiện đúng các quy định của Đề án, hoàn thành thủ tục tốt nghiệp, quyết toán kinh phí đào tạo và bàn giao nhận công tác.

- Tiếp nhận và bàn giao học viên đã tốt nghiệp chương trình đào tạo theo đúng các quy định tại Hợp đồng này cho cơ quan có thẩm quyền để bố trí công tác.

Điều 6. Phương thức thanh toán

1. Nguyên tắc cấp kinh phí:

Bên A cấp tạm ứng kinh phí cho bên B trong quá trình học tập tại cơ sở đào tạo và thực hiện việc thanh quyết toán sau khi bên B kết thúc khóa học. Mọi trường hợp mất, thất lạc chứng từ sẽ không được thanh toán.

Bên A chuyển học phí, phí bảo hiểm y tế và các khoản chi phí bắt buộc khác trực tiếp cho cơ sở đào tạo, sinh hoạt phí vào tài khoản của bên B.

+ Lần đầu sau khi bên B cung cấp thông tin tài khoản của ngân hàng.

+ Những đợt cấp tiếp theo sau khi bên B báo cáo kết quả học tập định kỳ cho bên A.

2. Việc chuyển kinh phí được thực hiện như sau:

a) Đối với học kỳ I năm học thứ nhất: Bên A chuyển kinh phí đào tạo cho bên B sau khi hợp đồng đào tạo này có hiệu lực và bên A nhận đầy đủ hồ sơ cần thiết phục vụ cho việc chuyển kinh phí như: giấy xác nhận của ngân hàng nơi mở tài khoản giao dịch của học viên và các chứng từ hóa đơn khác liên quan đến nội dung cấp kinh phí.

b) Đối với các học kỳ kế tiếp: Nếu bên B không bị lưu ban trong học kỳ trước đó thì bên A tiếp tục cấp kinh phí học kỳ kế tiếp cho Bên B theo quy định.

Điều 7. Vi phạm Hợp đồng và xử lý vi phạm Hợp đồng

1. Học viên bị xem là vi phạm hợp đồng và phải bồi hoàn kinh phí nêu tại Điều 2 của Hợp đồng này cho tỉnh Quảng Ngãi nếu vi phạm một trong các trường hợp sau:

a) Bồi hoàn 100% chi phí đào tạo đối với một trong các các trường hợp sau đây: Không tham gia khóa học khi đã làm đầy đủ thủ tục nhập học và đã được UBND tỉnh cấp chi phí đào tạo; Tự ý bỏ học trong thời gian được cử đi đào tạo; Vi phạm nội quy học tập, rèn luyện của cơ sở đào tạo, nước sở tại (trường hợp đi học ở nước ngoài) đến mức phải chấm dứt việc học tập; Đã hoàn thành khóa học đầy đủ thời gian theo quy định nhưng không được cấp văn bằng tốt nghiệp (có xác nhận của cơ sở đào tạo) do nguyên nhân chủ quan như học lực yếu, rèn luyện chưa đạt yêu cầu; Người học đã hoàn thành khóa học và được cấp bằng tốt nghiệp nhưng không về công tác tại tỉnh Quảng Ngãi hoặc không chấp hành quyết định phân công công tác của các cấp có thẩm quyền của tỉnh; Tự ý bỏ việc, bị kỷ luật buộc thôi việc hoặc tự ý chuyển công tác ra ngoài cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh Quảng Ngãi khi chưa thực hiện đủ thời gian cam kết phục vụ tại tỉnh Quảng Ngãi.

b) Bồi hoàn 10% chi phí đào tạo đối với người được cử đi đào tạo bậc đại học nhưng điểm tốt nghiệp không đạt loại khá trở lên.

c) Trường hợp người được cử đi đào tạo vì lý do sức khỏe, tai nạn... không thể tiếp tục tham gia học tập cho đến khi kết thúc khóa học, nếu có hồ sơ hợp lệ hoặc có đơn trình bày cụ thể, chính xác thì UBND tỉnh xem xét, quyết định.

d) Thời hạn bồi hoàn kinh phí tối đa là 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày bên B nhận được quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền.

- Trường hợp bên B không thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn kinh phí nêu trên thì bên A có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền nơi bên A đóng trụ sở để giải quyết theo quy định pháp luật.

- Nếu bên B chậm thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn theo thời hạn thì phải chịu lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định đối với khoản tiền chậm bồi hoàn. Nếu Ngân hàng Nhà nước không quy định lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn thì học viên phải chịu lãi suất áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam tại thời điểm thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn.

Điều 8. Các điều khoản khác

1. Các vướng mắc và bất đồng (nếu có) xảy ra giữa các bên trong quá trình thực hiện Hợp đồng này được giải quyết thông qua đàm phán trực tiếp, lập biên bản và trình cấp có thẩm quyền quyết định. Nếu không giải quyết được các tranh chấp, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

2. Hợp đồng này và Phụ lục Hợp đồng kèm theo (nếu có) sẽ hết hiệu lực và được tự thanh lý khi:

- Bên B cung cấp cho bên A văn bản xác nhận đã hoàn thành thời gian công tác theo quy định của Hợp đồng này cùng các Phụ lục Hợp đồng kèm theo (nếu có).

- Các bên hoàn thành tất cả nghĩa vụ và trách nhiệm được quy định tại Hợp đồng này cùng các Phụ lục Hợp đồng kèm theo (nếu có).

3. Các bên đã đọc, hiểu rõ, đồng ý ký tên và tự nguyện thực hiện Hợp đồng này. Hợp đồng này được công chứng theo quy định của pháp luật./.

 

ĐẠI DIỆN BÊN A

ĐẠI DIỆN BÊN B

 

PHỤ LỤC 4

 

Loại hình đào tạo

Đơn vị tính

Giai đoạn 2016-2020

Giai đoạn 2021-2025

Những năm tiếp theo

Tổng giai đoạn

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng giai đoạn

2021

2022

2023

2024

2025

I

Đào tạo trong nước

 

175

35

35

35

35

35

140

28

28

28

28

28

140

1

Đại học

người

100

20

20

20

20

20

75

15

15

15

15

15

75

2

Thạc sỹ

người

50

10

10

10

10

10

35

7

7

7

7

7

35

3

Tiến sỹ

người

25

5

5

5

5

5

30

6

6

6

6

6

30

II

Đào tạo ở nước ngoài

 

75

15

15

15

15

15

60

12

12

12

12

12

60

1

Đại học

người

35

7

7

7

7

7

30

6

6

6

6

6

30

2

Thạc sỹ

người

30

6

6

6

6

6

20

4

4

4

4

4

20

3

Tiến sỹ

người

10

2

2

2

2

2

10

2

2

2

2

2

10

 

Tổng cộng

 

250

50

50

50

50

50

200

40

40

40

40

40

200

 

PHỤ LỤC 5

TỔNG HỢP DỰ KIẾN KINH PHÍ

ĐVT: Triệu đồng

 

Loại hình đào tạo

Giai đoạn 2016-2020

Giai đoạn 2021-2025

Giai đoạn 2026-2030

Tổng giai đoạn

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng giai đoạn

2021

2022

2023

2024

2025

l

Đào tạo trong nước

29,600

2,302

4,756

7,134

7,325

8,083

24,847

1,992

3,980

5,971

6,429

6.475

24,847

1

Đại học

16,635

1,109

2,218

3,327

4,436

5,545

12,344

832

1,664

2,495

3,327

4,159

12,477

 

Học phí

10,500

700

1,400

2,100

2,800

3,500

7,875

525

1,050

1,575

2,100

2,625

7,875

 

Tiền sinh hoạt phí

5,940

396

792

1,188

1,584

1,980

4,455

297

594

891

1,188

1,485

4,455

 

Bảo hiểm y tế bắt buộc

195

13

26

39

52

65

147

10

20

29

39

49

147

2

Thạc sỹ

6,561

729

1,458

2,187

729

1,458

4,594

511

1,020

1,532

511

1,020

4,594

 

Học phí

4,725

525

1,050

1,575

525

1,050

3,309

368

735

1,103

368

735

3,309

 

Tiền sinh hoạt phí

1,782

198

396

594

198

396

1,248

139

277

416

139

277

1,248

 

Bảo hiểm y tế bắt buộc

54

6

12

18

6

12

37

4

8

13

4

8

37

3

Tiến sỹ

6,404

464

1,080

1,620

2,160

1,080

7,776

649

1,296

1,944

2,591

1,296

7,776

 

Học phí

5,180

362

876

1,314

1,752

876

6,307

526

1,051

1,577

2,102

1,051

6,307

 

Tiền sinh hoạt phí

1,188

99

198

297

396

198

1,426

119

238

356

475

238

1,426

 

Bảo hiểm y tế bắt buộc

36

3

6

9

12

6

43

4

7

11

14

7

43

II

Đào tạo nước ngoài

163,400

15,439

29,342

37,112

37,090

44,417

140,153

12,472

23,604

30,662

34,543

38,872

140,153

1

Đại học

79,879

5,925

11,173

16,050

20,927

25,805

68,501

5,111

9,577

13,757

17,947

22,118

68,501

 

Học phí

47,250

3,150

6,300

9,450

12,600

15,750

40,500

2,700

5,400

8,100

10,800

13,500

40,500

 

Tiền sinh hoạt phí

27,904

2,180

4,103

5,655

7,207

8,760

23,951

1,901

3,517

4,847

6,178

7,508

23,951

 

Bảo hiểm y tế bắt buộc

2,625

175

350

525

700

875

2,250

150

300

450

600

750

2,250

 

Tiền vé máy bay đi, về và phí đi đường

2,100

420

420

420

420

420

1,800

360

360

360

360

360

1,800

2

Thạc sỹ

55,568

6,461

12,277

12,427

12,127

37,047

4,307

7,007

8,185

8,285

8,085

8,185

37,047

 

Học phí

36,450

4,050

8,100

8,100

8,100

24,300

2,700

5,400

5,400

5,400

5,400

5,400

24,300

 

Tiền sinh hoạt phí

15,968

1,901

3,517

3,517

3,517

3,517

10,647

1,267

2,345

2,345

2,345

2,345

10,647

 

Bảo hiểm y tế bắt buộc

1,350

150

300

450

150

300

900

100

200

300

100

200

900

 

Tiền vé máy bay đi, về và phí đi đường

1,800

360

360

360

360

360

1,200

240

240

240

240

240

1,200

3

Tiến sỹ

27,953

3,054

5,892

8,636

4,036

6,336

34,605

3,054

5,842

8,620

8,520

8,570

34,605

 

Học phí

20,250

2,250

4,500

6,750

2,250

4,500

27,000

2,250

4,500

6,750

6,750

6,750

27,000

 

Tiền sinh hoạt phí

6,653

634

1,172

1,616

1,616

1,616

6,555

634

1,122

1,600

1,600

1,600

6,555

 

Bảo hiểm y tế bắt buộc

450

50

100

150

50

100

450

50

100

150

50

100

450

 

Tiền vé máy bay đi, về và phí đi đường

600

120

120

120

120

120

600

120

120

120

120

120

600

 

Tổng cộng

193,000

17,741

34,098

44,246

44,415

52,500

165,000

14,464

27,584

36,633

40,972

45,347

165,000

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 69/2016/QĐ-UBND về Đề án tuyển chọn học sinh, sinh viên tỉnh Quảng Ngãi cử đi đào tạo trong và ngoài nước giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo

  • Số hiệu: 69/2016/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 30/12/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
  • Người ký: Trần Ngọc Căng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản