Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 69/2016/QĐ-UBND | Tây Ninh, ngày 21 tháng 12 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Quyết định số 19/2016/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng chính phủ ban hành Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;
Theo đề nghị của Trưởng Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Tờ trình số 328/TTr-BCĐ 389/TN ngày 22 tháng 11 năm 2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2016.
Điều 3. Giao Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 các huyện, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ QUAN HỆ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 69/2016/QĐ-UBND ngày 21/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định trách nhiệm theo lĩnh vực, địa bàn và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
2. Đối tượng áp dụng
a) Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND huyện, thành phố trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;
b) Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo 389) tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 huyện, thành phố.
Điều 2. Nguyên tắc xác định trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động
1. Về trách nhiệm
a) Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và phân công trách nhiệm trong Quy chế này chịu trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý;
b) Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại địa bàn mình trực tiếp quản lý. Trưởng Ban Chỉ đạo 389 huyện, thành phố giúp Chủ tịch UBND huyện, thành phố tổ chức thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn;
c) Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, căn cứ chức năng, thẩm quyền theo quy định của pháp luật, thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch UBND huyện, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc thẩm quyền chủ động tổ chức việc phối hợp hoạt động, trong đó có phân định rõ ràng cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong chỉ đạo, điều hành hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo từng chuyên đề, lĩnh vực và địa bàn cụ thể, chịu trách nhiệm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được phân công.
2. Về quan hệ phối hợp hoạt động
a) Quan hệ phối hợp hoạt động đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả giữa các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố phải tuân thủ đúng pháp luật, đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao; đảm bảo hỗ trợ lẫn nhau, tránh sơ hở, chồng chéo trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ;
b) Quan hệ phối hợp được thực hiện trên nguyên tắc kịp thời, hiệu quả; quá trình phối hợp không gây khó khăn, phiền hà hoặc kéo dài thời gian trong kiểm tra, xử lý hàng hóa buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;
c) Việc trao đổi thông tin tội phạm điều tra, thực hiện các biện pháp công tác nghiệp vụ phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả phải đảm bảo đúng quy định về chế độ bảo mật.
Điều 3. Trách nhiệm của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh
1. Xây dựng kế hoạch, biện pháp phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong từng thời kỳ. Chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, và UBND các huyện, thành phố trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
2. Chỉ đạo việc phối hợp giữa các cơ quan và các lực lượng chức năng phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nghiêm trọng, có tổ chức.
3. Chỉ đạo các sở, ngành rà soát sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
4. Tham mưu UBND tỉnh thành lập các đoàn liên ngành để kiểm tra việc xử lý các vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có tổ chức, quy mô lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, xã hội; kiểm tra tình hình phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại một số địa bàn trọng điểm.
5. Đề nghị khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Kiến nghị xử lý đối với tập thể, cá nhân có dấu hiệu bao che, bảo kê, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
6. Tiến hành tổng kết, đánh giá công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo định kỳ và theo chuyên đề, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
7. Chỉ đạo các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Tây Ninh và các cơ quan thông tấn, báo chí xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền về phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
8. Chỉ đạo Văn phòng Thường trực tham mưu, giúp việc cho Trưởng Ban và Ban Chỉ đạo 389 tỉnh trong điều hành, chỉ đạo hoạt động, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh.
9. Thực hiện nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND tỉnh giao.
1. Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh
a) Tham mưu Trưởng Ban Chỉ đạo: Lập dự toán, phân bổ dự toán, quản lý, sử dụng và báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo từ nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; phân bổ, quản lý, sử dụng kinh phí được các cơ quan, tổ chức hỗ trợ cho Ban Chỉ đạo và các lực lượng phối hợp gửi UBND tỉnh và Sở Tài chính theo quy định;
b) Tham mưu Trưởng Ban theo dõi, kiểm tra công tác phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, các lực lượng, các ngành, địa phương trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả theo Quy chế này;
c) Tham mưu Trưởng Ban chỉ đạo thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành cấp tỉnh trên lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nhằm tránh chồng chéo, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo hoạt động của các đoàn kiểm tra có hiệu quả;
d) Tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện công tác đấu tranh, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.
2. Cục Hải quan
a) Chủ trì kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, hành lý của hành khách xuất nhập cảnh, ngăn chặn các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới tại các cửa khẩu chính và phụ thuộc địa bàn hoạt động hải quan; tổ chức thực hiện công tác phối hợp trong đấu tranh phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan; xử lý các hành vi theo quy định của pháp luật.
b) Ngoài phạm vi, địa bàn hoạt động hải quan có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các biện pháp đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan; trao đổi thông tin hải quan và công tác điều tra, bắt giữ, chuyển giao tội phạm. Trường hợp có căn cứ xác định hàng hóa buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới, phương tiện vận tải chở hàng hóa buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới đang di chuyển từ địa bàn hoạt động hải quan ra ngoài địa bàn hoạt động hải quan thì cơ quan hải quan tiếp tục truy đuổi, thông báo cho cơ quan Công an, Bộ đội Biên phòng, Quản lý thị trường trên địa bàn để phối hợp, đồng thời, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Sở Công Thương
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng các cấp thực thi công tác quản lý thị trường, hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh, lưu thông hàng hóa, xuất khẩu, nhập khẩu, hoạt động thương mại, dịch vụ thương mại trên thị trường; chống đầu cơ, găm hàng, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả và các vi phạm về giá, ghi nhãn hàng hóa, sản xuất, sở hữu trí tuệ và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên thị trường nội địa; kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật;
b) Chủ trì tổ chức kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa là sản phẩm công nghiệp lưu thông trên thị trường. Chủ trì, phối hợp Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành có liên quan kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình lưu thông trên thị trường. Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp, đo lường chất lượng. Phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về quyền tác giả theo quy định của pháp luật;
c) Chủ trì kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về quản lý cạnh tranh, chống độc quyền, chống cạnh tranh không lành mạnh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp;
d) Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong quá trình điều tra, xử lý các hành vi độc quyền và liên kết độc quyền về giá; hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ với giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh; hoặc áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đối với các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trong thị trường; hành vi bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật;
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành của Sở Công thương.
4. Công an tỉnh
a) Chỉ đạo lực lượng công an các cấp phát hiện, bắt giữ, điều tra, xác minh làm rõ, xử lý đường dây, ổ nhóm buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu trên phạm vi toàn tỉnh; phối hợp, hỗ trợ các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, xử lý những vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật;
b) Tiến hành các kế hoạch, biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, điều tra, phát hiện, đấu tranh với tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh hàng giả và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật;
c) Phối hợp, chỉ đạo lực lượng công an các cấp phối hợp với cơ quan chức năng phát hiện, dừng, bắt giữ phương tiện vận chuyển hàng nhập lậu, hàng giả, hàng gian lận thương mại trên các tuyến đường bộ, đường thủy.
5. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
a) Chủ trì công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động xuất nhập cảnh, tuần tra kiểm soát ở khu vực biên giới kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; phát hiện, điều tra, xử lý các tụ điểm, ổ nhóm, đường dây buôn bán, vận chuyển kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả trên địa bàn khu vực biên giới và qua lại hai bên biên giới. Trường hợp có căn cứ xác định hàng hóa buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới, phương tiện vận tải chở hàng hóa buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới đang di chuyển ra ngoài địa bàn quản lý thì tiếp tục truy đuổi người, phương tiện có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa từ biên giới vào nội địa, đồng thời, thông báo ngay cho cơ quan Công an. Quản lý thị trường trên địa bàn để phối hợp bắt giữ, xử lý theo quy định của pháp luật; tạo điều kiện thuận lợi, tích cực phối hợp với lực lượng Công an và các lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ trên tuyến biên giới;
b) Phối hợp với Hải quan và các lực lượng liên quan tiến hành kiểm tra, kiểm soát các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ tại cửa khẩu và các địa bàn kiểm soát hải quan theo quy định;
c) Tuyên truyền, vận động nhân dân khu vực biên giới, các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; không tiếp tay hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới;
d) Thực hiện hợp tác quốc tế với nước láng giềng trong việc tuần tra, kiểm soát biên giới; trao đổi thông tin, phối hợp điều tra bắt giữ tội phạm buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, sản xuất hàng giả.
6. Sở Y tế
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm theo quy định của pháp luật;
b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thanh tra, kiểm tra quá trình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm theo quy định của pháp luật.
7. Sở Khoa học và Công nghệ
a) Hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; các văn bản liên quan trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật theo quy định; các hoạt động đánh giá sự phù hợp liên quan đến giám định, thử nghiệm hàng hóa phục vụ cho công tác chống hàng giả và gian lận thương mại;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa theo quy định của pháp luật.
8. Sở Tài chính
a) Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các địa phương trong việc kiểm tra, xử lý các hành vi độc quyền về giá, hành vi cạnh tranh không lành mạnh về giá, bán phá giá hàng hóa;
b) Tham mưu cho UBND tỉnh cấp kinh phí hoạt động thường xuyên hàng năm từ ngân sách tỉnh cho Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, quyết toán kinh phí hoạt động thường xuyên theo quy định.
9. Cục Thuế
a) Chủ trì công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách pháp luật thuế, đồng thời triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý thuế và chống thất thu ngân sách; xử lý các hành vi vi phạm về thuế theo quy định pháp luật;
b) Chủ trì phối hợp với cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ và xử lý nghiêm các đối tượng sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để hợp thức hóa hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng có nguồn gốc, xuất xứ không rõ ràng; chống thất thu thuế, Gian lận thuế và xử lý các hành vi vi phạm về thuế theo thẩm quyền; thông báo cho cơ quan chức năng các hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi khai thác, vận chuyển và tiêu thụ gỗ lậu, động vật và các sản phẩm động vật hoang dã, quý hiếm và những loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi khai thác, vận chuyển và tiêu thụ thực vật, động vật thủy sinh nguy cấp, quý hiếm;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, nhập khẩu, kinh doanh, vận chuyển, quảng cáo và sử dụng các loại nguyên liệu, vật tư ngoài danh mục cho phép, giả, kém chất lượng, cấm sử dụng (trừ phân bón vô cơ) phục vụ nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp và nhập lậu các loại giống cây trồng vật nuôi;
d) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan liên quan thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản theo quy định của pháp luật.
11. Sở Giao thông vận tải
a) Chủ trì hoặc phối hợp với các sở ngành, địa phương có liên quan kiểm tra, giám sát hoạt động vận chuyển hàng hóa buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả bằng phương tiện vận tải;
b) Phối hợp với các sở, ngành có liên quan trong công tác quản lý, kiểm soát phương tiện vận tải tạm nhập, mang biển số nước ngoài sử dụng tại Tây Ninh nhằm kịp thời phát hiện các phương tiện nhập lậu hoặc lưu hành trái phép.
12. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chủ trì phối hợp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các địa phương trong công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát về quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, về bản quyền phần mềm, chống buôn lậu văn hóa phẩm; in sang băng đĩa lậu; kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định pháp luật.
13. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan định hướng các cơ quan báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đồng thời chỉ đạo các Đài Truyền thanh và các Trạm Truyền thanh tăng cường phát sóng tuyên truyền về công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của tỉnh và địa phương, những tác động xấu đối với kinh tế xã hội về hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả;
b) Tăng cường công tác tuyên truyền về văn bản pháp luật có liên quan đến công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên Cổng thông tin điện tử và Bảng quảng báo của tỉnh;
c) Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý hành vi vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong các lĩnh vực thuộc đơn vị quản lý.
14. Sở Tư pháp
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan trong theo dõi tình hình thi hành pháp luật, công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
15. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan hướng dẫn, kiểm tra hoạt động nhập khẩu đối với hàng hóa có ảnh hưởng tới môi trường thuộc diện cấm hoặc hạn chế nhập khẩu bao gồm cả phế liệu làm nguyên liệu sản xuất phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật khác có liên quan.
16. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh
Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các địa phương tổ chức tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của Nhà nước, của tỉnh về công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; phản ảnh kịp thời các hoạt động về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn.
17. Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh
Tăng cường chức năng quản lý hành chính nhà nước tại các Khu công nghiệp, Khu kinh tế cửa khẩu; tổ chức phối hợp với các lực lượng chức năng trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
18. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh
a) Thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn về hoạt động kinh doanh ngoại hối, vàng và tiền tệ đảm bảo đúng quy định của pháp luật;
b) Phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn trong công tác kiểm soát luồng tiền ra, vào Việt Nam; việc sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam; hoạt động kinh doanh vàng; việc phát hiện và xử lý tiền giả lưu thông trên thị trường.
19. Các sở, ngành khác có liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức việc quản lý sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật; phòng, chống các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, nhằm ổn định thị trường, thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng giao lưu hàng hóa.
20. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh
Phối hợp với các đoàn thể và các ngành liên quan triển khai các biện pháp giáo dục, tuyên truyền trong đoàn viên, hội viên và nhân dân về công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
1. Tổ chức thực hiện các quy định pháp luật, các chủ trương chính sách và sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh về công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
2. Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, các cơ quan chức năng và UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện việc kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, trốn thuế, sản xuất kinh doanh hàng giả, gian lận thương mại theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.
3. Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, các cơ quan chức năng và UBND các xã, phường, thị trấn vận động nhân dân trên địa bàn cam kết không tham gia, không tiếp tay cho các hoạt động buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng cấm, hàng nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả và các hành vi kinh doanh trái phép khác.
4. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền bổ sung các cơ chế, chính sách phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn.
NỘI DUNG, TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP
Căn cứ chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, bám sát tình hình thực tiễn và theo chức năng, nhiệm vụ được giao trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, các sở, ban ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố thực hiện chỉ đạo các lực lượng chức năng phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc phạm vi quản lý chủ động xác lập quan hệ phối hợp hoạt động trong việc:
1. Xây dựng kế hoạch, phương án công tác trong đó phân định rõ phạm vi, trách nhiệm quản lý và hoạt động, các biện pháp quản lý theo ngành, lĩnh vực, địa bàn; những vấn đề có liên quan đến ngành hoặc địa phương khác cần có sự trao đổi, bàn bạc thống nhất với các cơ quan liên quan trước khi triển khai thực hiện.
2. Phát hiện, thu thập, trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu, gồm:
a) Thông tin về tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong ngành và trên địa bàn, dự báo tình hình thị trường, cung cầu hàng hóa, giá cả; kết quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong từng giai đoạn. Trong trường hợp có những vấn đề đột xuất, phức tạp kịp thời báo cáo về Ban Chỉ đạo 389 tỉnh (qua Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh - Cục Hải quan) để thông báo cho các sở, ngành, địa phương và các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý;
b) Thông tin về những quy định mới của pháp luật trong hoạt động quản lý biên giới, chính sách xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trong nước, chính sách khu kinh tế cửa khẩu, phi thuế quan, chính sách cư dân biên giới, chính sách quản lý đối với từng ngành, mặt hàng;
c) Thông tin về tình hình vi phạm pháp luật, thủ đoạn hoạt động của đối tượng vi phạm; về các tổ chức, đường dây, ổ nhóm, các tuyến, địa bàn trọng điểm liên quan đến buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, buôn bán, vận chuyển hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả và các hành vi gian lận thương mại khác;
d) Thông tin về quy trình kiểm tra, xử lý mang tính nghiệp vụ của các ngành, địa phương; thông tin về những khó khăn, vướng mắc và kinh nghiệm của từng ngành, từng địa phương trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, buôn bán, vận chuyển hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả và các hành vi gian lận khác;
đ) Thông tin về kỹ thuật phòng, chống và các tiến bộ khoa học, kỹ thuật có thể áp dụng khi các cơ quan chức năng thi hành nhiệm vụ, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;
e) Các thông tin, tài liệu khác theo đề nghị của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
3. Tổ chức tuần tra, thanh tra, điều tra, kiểm tra, kiểm soát nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vụ việc vi phạm về buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả và các hành vi gian lận thương mại, gồm:
a) Tổ chức lực lượng kiểm tra, phương tiện để ngăn chặn; tư vấn, trao đổi nghiệp vụ chuyên môn để xử lý các vụ việc theo yêu cầu;
b) Phối hợp trong quá trình điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và theo quy định khác của pháp luật;
c) Khi xử lý có sự bàn bạc thống nhất giữa các bên tham gia;
d) Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát nếu phát hiện tổ chức, cá nhân được kiểm tra, kiểm soát có hành vi vi phạm mà không thuộc phạm vi, chức năng, thẩm quyền xử lý của mình, thì đơn vị kiểm tra, kiểm soát thông báo và chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan có chức năng có thẩm quyền xem xét xử lý theo quy định pháp luật;
đ) Khi cần thiết có thể tổ chức lực lượng kiểm tra, kiểm soát liên ngành để phối hợp kiểm tra. Cơ quan chủ trì, phối hợp kiểm tra liên ngành chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật. Các cơ quan tham gia hỗ trợ lực lượng chuyên môn, phương tiện trong quá trình kiểm tra và xử lý các vụ việc có tính chất phức tạp.
4. Đề xuất với cơ quan có liên quan trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách pháp luật khi phát sinh những vấn đề mới trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, buôn bán, vận chuyển hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả và các hành vi gian lận khác đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước.
5. Phối hợp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, xây dựng lực lượng theo yêu cầu công tác, nâng cao năng lực cho cán bộ thực thi; tổ chức giao lưu, tuyên truyền về gương người tốt, việc tốt, tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
6. Phối hợp trong công tác tuyên truyền.
a) Tuyên truyền, phát động quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh chống các hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;
b) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
7. Phối hợp với các doanh nghiệp, các Hiệp hội ngành hàng, Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp, người tiêu dùng; các hiệp hội doanh nghiệp chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc cung cấp thông tin nhận biết hàng thật, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ làm căn cứ để kiểm tra và xử lý vi phạm.
Điều 7. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị phối hợp
1. Thực hiện đầy đủ, đúng mục đích, yêu cầu, nội dung, nguyên tắc các chương trình, kế hoạch, phương án đã tham gia ký kết với các đơn vị phối hợp.
2. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo thường xuyên hoặc đột xuất với cơ quan chủ trì theo quy định chung về tình hình thị trường, công tác đấu tranh, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả của đơn vị mình.
3. Tham gia phối hợp kiểm tra liên ngành khi cần thiết; trường hợp khẩn cấp theo yêu cầu của đơn vị chủ trì thì đơn vị được yêu cầu phối hợp phải hỗ trợ, tạo điều kiện, tăng cường lực lượng, phương tiện kịp thời ngăn chặn, xử lý các vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
4. Tham dự các phiên họp do sở, ngành, địa phương chủ trì triệu tập và chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho phiên họp theo yêu cầu.
5. Tham gia xử lý các vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có liên quan đến trách nhiệm của đơn vị mình đảm bảo khách quan, đúng quy định của pháp luật.
Điều 8. Trách nhiệm trong chỉ đạo công tác phối hợp
1. Trách nhiệm chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh:
a) Ban Chỉ đạo 389 tỉnh chỉ đạo việc tổ chức các quan hệ phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương trong hoạt động đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ theo quy định tại Điều 3 Quy chế này;
b) Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh là cơ quan tham mưu giúp lãnh đạo Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, tham mưu chỉ đạo công tác phối hợp hoạt động và điều phối lực lượng phối hợp giữa các sở, ngành, các cơ quan chức năng và địa phương trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên phạm vi toàn tỉnh Tây Ninh. Tổng hợp, đánh giá, báo cáo Ban Chỉ đạo 389 tỉnh kết quả thực hiện quy chế phối hợp theo định kỳ 6 tháng, một năm và đột xuất khi có yêu cầu.
2. Trách nhiệm các sở, ngành có chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
a) Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, phương án phối hợp với các sở, ngành, cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với lĩnh vực, địa bàn được phân công;
b) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan chức năng thuộc sở, ngành mình phối hợp thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; chỉ đạo giải quyết các vụ việc phức tạp liên quan đến nhiều sở, ngành, địa phương thuộc lĩnh vực sở, ngành mình phụ trách;
c) Yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước ở các sở, ngành và địa phương cung cấp thông tin, báo cáo đầy đủ và kịp thời tình hình có liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc lĩnh lực sở, ngành mình phụ trách, tổng hợp tình hình, đánh giá kết quả hoạt động để báo cáo Ban Chỉ đạo 389 tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh;
d) Kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh và các sở, ngành có liên quan về các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả phù hợp với tình hình thực tế của địa phương mình;
đ) Chỉ đạo việc tổ chức phối hợp kiểm tra liên ngành ở địa phương khi cần thiết;
e) Tổ chức vận động nhân dân cam kết không tham gia, không tiếp tay cho hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả và gian lận thương mại;
g) Đề xuất cấp có thẩm quyền khen thưởng kịp thời đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Chỉ đạo xử lý tập thể, cá nhân có biểu hiện bao che, bảo kê, thông đồng, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Điều 9. Công tác sơ kết, tổng kết và báo cáo
1. Các sở, ngành, địa phương tiến hành sơ kết (định kỳ 6 tháng), tổng kết (định kỳ hàng năm) để đánh giá kết quả thực hiện công tác phối hợp theo Quy chế này và tổng hợp báo cáo kết quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (báo cáo về Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh - Cục Hải quan) để tổng hợp báo cáo Trưởng Ban 389 tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh:
2. Ban Chỉ đạo 389 tỉnh chủ trì sơ kết, tổng kết công tác phối hợp hoạt động do Ban Chỉ đạo 389 tỉnh trực tiếp chỉ đạo;
3. Các sở, ngành tổ chức sơ kết, tổng kết công tác phối hợp theo các mối quan hệ phối hợp theo chức năng hoặc đã tham gia ký kết;
4. Ban Chỉ đạo 389 huyện, thành phố sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nội dung phối hợp hoạt động theo Quy chế này tại địa phương.
1. Căn cứ Quy chế này, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch công tác cụ thể hàng năm, trong đó có nội dung quan hệ phối hợp để tổ chức chỉ đạo và thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc phạm vi, thẩm quyền phụ trách.
2. Khi pháp luật hiện hành có quy định khác với Quy chế này về trách nhiệm phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của các sở, ban, ngành thì phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đó.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc thì các ngành, các địa phương kịp thời phản ánh về Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo 389 tỉnh (Cục Hải quan) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định./.
- 1Quyết định 09/2017/QĐ-UBND Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 2Quyết định 18/2017/QĐ-UBND Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 3Nghị quyết 46/2017/NQ-HĐND18 quy định mức chi đảm bảo hoạt động của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Bắc Ninh
- 4Quyết định 41/2020/QĐ-UBND Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 5Quyết định 143/QĐ-UBND năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần trong năm 2020
- 6Quyết định 384/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Quyết định 41/2020/QĐ-UBND Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 2Quyết định 143/QĐ-UBND năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần trong năm 2020
- 3Quyết định 384/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Quyết định 19/2016/QĐ-TTg Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 09/2017/QĐ-UBND Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 5Quyết định 18/2017/QĐ-UBND Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 6Nghị quyết 46/2017/NQ-HĐND18 quy định mức chi đảm bảo hoạt động của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Bắc Ninh
Quyết định 69/2016/QĐ-UBND Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- Số hiệu: 69/2016/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/12/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh
- Người ký: Dương Văn Thắng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra