Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 69/2004/QĐ-UBT | Trà Vinh, ngày 13 tháng 10 năm 2004 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH THU THUỶ LỢI PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
- Xét Tờ trình số 232/STC ngày 13/8/2004 của Giám đốc Sở Tài chính về việc thu thủy lợi phí theo Nghị định 143/CP của Chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc thu thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Điều 2: Giao Sở Tài chính, Cục Thuế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty Quản lý và Khai thác công trình thủy lợi Trà Vinh, UBND huyện, thị xã triển khai, tổ chức thực hiện.
Điều 3: Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cục trưởng Cục Thuế; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Trà Vinh; Thủ trường các cơ quan có liên quan, Chủ tịch UBND huyện, thị xã và Giám đốc Công ty Quản lý và Khai thác công trình thủy lợi căn cứ Quyết định này thi hành.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2005.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ VIỆC THU THỦY LỢI PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số : 69/2004/QĐ-UBT ngày 13 tháng 10 năm 2004 của UBND tỉnh)
Là tỉnh ven biển với 65 km bờ biển, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, Trà Vinh có nhiều thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 222.567 ha, trong đó diện tích sản xuất nông nghiệp, thủy sản khoảng 180.050 ha. Trong những năm qua, bằng nhiều nguồn vốn của Nhà nước và nhân dân đóng góp đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng, hình thành hệ thống đê biển, đê sông, đê bao nội đồng, cống đầu mối, kênh thủy lợi chính, kênh cấp I, cấp II, kênh nội đồng tạo nguồn tưới tiêu cho gần 80% diện tích đất canh tác; chủ động ngăn lũ, triều cường, ngăn mặn, tiêu úng, xồ phèn, kiểm soát mặn một số vùng ven biển, cấp nước phục vụ sản xuất, phát triển nuôi trồng thủy sản, ngoài ra cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân và tạo mạng lới giao thông nông thôn góp phần nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.
Để có nguồn kinh phí tái đầu tư duy tu, sửa chữa, duy tân năng lực các hệ thống công trình thủy lợi và chi phí cho công tác quản lý trong quá trình khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp an toàn, phát triển bền vững.
- Căn cứ Lệnh của Chủ tịch nước số 03/2001/L-CTN ngày 15/04/2001 về việc công bố Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi:
- Căn cứ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/1 1/2003 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số Điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
- Căn cứ vào tình hình thực tế địa phương và năng lực công trình thủy lợi phục vụ tạo nguồn, chủ động tưới tiêu, ngăn mặn, tiêu úng, xồ phèn, ngăn lũ, triều cường, kiểm soát mặn một số vùng ven biển phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, làm dịch vụ khác từ công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt cho nhân dân.
Ủy ban nhân dân tỉnh Quy định về thu thủy lợi phí trên đỉa bàn tỉnh Trà Vinh, như sau:
Điều 1: Thủy lợi phí là phí dịch vụ về nước thu từ tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi cho mục đích sản xuất nông nghiệp để góp phần chi phí cho việc quản lý, duy tu, bảo dưỡng và bảo vệ công trình thủy lợi.
Điều 2: Mọi tổ chức, cá nhân đợc hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp từ các công trình thủy lợi hoặc hệ thống công trình thủy lợi bao gồm: kênh dẫn tạo nguồn nước, cống, đập, đê ngăn mặn, đê ngăn lũ, các công trình giữ nước, tiêu úng, xổ phèn... kể cả kênh rạch tự nhiên do Nhà nước và nhân dân đầu tư nạo vét, đều phải có trách nhiệm đóng thủy lợi phí.
Điều 3: Thủy lợi phí là một nguồn thu ngân sách, nhằm đảm bảo một phần kinh phí cho công tác quản lý, khai thác, bảo vệ, sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi để tiếp tục phát huy hiệu quả sử dụng lâu dài phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.
ĐỐI TƯỢNG THU, KHÔNG THU VÀ MỨC THU
Mọi tổ chức (kể cả các tổ chức Nhà nước, các tổ chức quần chúng) và hộ nông dân, hộ làm dịch vụ từ công trình thủy lợi (sau đây gọi chung hộ dùng nước) có sử dụng nước gián tiếp hoặc trực tiếp từ công trình thủy lợi hoặc hệ thống công trình thủy lợi, bao gồm các đối tượng sau :
1. Diện tích trồng lúa, rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn trái, cây lâu năm, cây dược liệu, hoa,....
2. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản.
3. Làm dịch vụ từ các công trình thủy lợi không phải mục đích sản xuất lương thực như: cấp nước cho nhà máy nước sinh hoạt, chăn nuôi, vận chuyển tàu, bè qua âu thuyền, cống.
Đối với diện tích đất, mặt nước ở ngoài khu vực đê bao hoàn toàn không hưởng lợi trực tiếp, gián tiếp từ các công trình thủy lợi, những nơi Nhà nước chưa có những công trình đầu tư để cải thiện môi trường sản xuất; những nơi có đất rừng tự nhiên,... không thuộc đối tượng nộp thủy lợi phí theo Quy định này.
1. Đơn vị tính
Căn cứ để tính thu thủy lợi phí tuỳ theo đối tợng dùng nước, đơn vị tính là công (1000m2), m2, m3, tấn (1000kg) tải trọng, cụ thể như sau:
a)- Đất sản xuất lúa, rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn trái, cây công nghiệp dài ngày, cây lâu năm, cây dược liệu, hoa, đơn vị tính thu đồng/công đất sản xuất (1000m2) và thu một lần trong năm.
b)- Đất nuôi trồng thủy sản, đơn vị tính thu đồng/m2 mặt nước đất nuôi trồng thủy sản và thu một lần trong năm.
c) Cấp nước cho nhà máy nước sinh hoạt, chăn nuôi, đơn vị tính thu đồng/m3 nước cung cấp.
d)- Vận chuyển qua âu thuyền, cống của hệ thống thủy lợi.
- Thuyền, sà lan vận chuyển qua cống đơn vị tính thu đồng/tấn tải trọng/lượt.
- Các loại bè vận chuyển qua cống đơn vị tính th đồng/m2 bè/lượt.
2. Xác định mức thu:
a)- Diện tích trồng lúa; diện tích trồng rau màu, diện tích trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, hoa và cây dược liệu, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản; cấp nước cho nhà máy nước phục vụ sinh hoạt, chăn nuôi, mức thu được xác định trên cơ sở như sau:
- Lấy mức thấp nhất trong khung thu.
- Trường hợp chỉ tạo nguồn tưới tiêu lấy bằng 57% mức thu theo mức thấp nhất trong khung thu.
- Trường hợp lợi dụng thủy triều để tưới tiêu lấy bằng 70% mức thu theo mức thấp nhất trong khung thu.
Địa bàn tỉnh Trà Vinh vừa chỉ tạo nguồn tưới tiêu, vừa lợi dụng thủy triều để tưới tiêu nên áp dụng cả hai trường hợp lấy 40% mức thu thấp nhất trong khung thu để xác định mức thu cho các đối tượng trên.
* Đối với đất trồng lúa: Vận dụng tùy theo xứ đồng sản xuất 2 vụ đông xuân - hè thu; sản xuất 2 vụ hè thu - mùa; sản xuất 1 vụ lúa mùa để xác định thu một vụ trong năm:
Đất sản xuất 2 vụ (đông xuân - hè thu hoặc hè thu - mùa).
350.000 đ/ha x 40% = 140.000đ/ha/năm (= 14.000đ/công/năm).
Đất sản xuất 1 vụ lúa mùa:
300.000 đ/ha x 40% : 120.000đ/ha/năm (= 12.000đ/công/năm).
* Đất trồng rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày: mức thu bằng 50% mức thu tưới tiêu cây lúa: 6.000đ/công/năm.
* Đất trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, hoa, cây dược liệu: do điều kiện thực tế của tỉnh chỉ tạo nguồn, lợi dụng thủy triều để tưới tiêu cho cây trồng (không thể áp dụng đơn vị tính đồng/m3 nước cung cấp), nên vận dụng lấy bằng mức thu đất trồng rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày: mức thu 6.000đ/công.
* Đất nuôi trồng thủy sản: Mức thu 40 đ/m2 mặt nước.
(l00đ/m2 mặt nớc x 40% = 40đ/m2).
* Cấp nước cho nhà máy nước sinh hoạt, chăn nuôi: Mức thu 100 đ/m3
(250đ/m3 x 40% = 100đ/m2)
b) Vận chuyển qua âu thuyền, cống của hệ thống thủy lợi, áp dụng mức thu thấp nhất trong khung thu.
* Thuyền, ghe, sà lan, bè vận lải qua âu thuyền, cống:
Thuyền, ghe, sà lan: Mức thu 2.000đ/tấn/lượt.
Các loại bè: Mức thu 500đ/m2/ lượt.
3. Mức thu cụ thể như sau:
STT | Các đối tượng dùng nước | Đơn vị tính | Mức thu |
1 | Đất trồng lúa |
|
|
a) | Sản xuất 2 vụ | đồng/công/năm | 14.000 |
b) | Sản xuất 1 vụ | đồng/công/năm | 12.000 |
2 | Đất sản xuất rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày | đồng/công/năm | 6.000 |
3 | Đất sản xuất cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, cây lâu năm, cây dược liệu, hoa | đồng/công/năm | 6.000 |
4 | Nuôi trồng thuỷ sản | đồng/m2 mặt nước | 40 |
5 | Cấp nước cho nhà máy nước phục vụ sinh hoạt, chăn nuôi | đồng/m3 | 100 |
6 | Vận tải âu thuyền, cống của hệ thống thuỷ lợi: - Thuyền, ghe, sà lan - Các loại bè |
đồng/tấn/lượt đồng/m2/lượt |
2.000 500 |
Riêng đối với diện tích tưới tiêu bằng động lực do các tổ chức và cá nhân khác làm dịch vụ thì mức thu thoả thuận theo hợp đồng kinh tế giữa hộ dùng nước và tổ chức làm dịch vụ tưới tiêu, tổ chức làm dịch vụ tưới tiêu có trách nhiệm đóng thủy lợi phí thay cho hộ dùng nước tưới tiêu bằng động lực.
ĐỐI TƯỢNG VÀ CHẾ ĐỘ MIỄN, GIẢM
Điều 7: Đối tượng và chế độ miễn, giảm thủy lợi phí :
1. Đối với các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, được miễn thủy lợi phí.
2. Đối với các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, được giảm 50% mức thu thủy lợi phí.
Căn cứ vào Nghị định 143/2003/NĐ-CP của Chính phủ và tình hình thực tế của địa phương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các Sở, ngành, địa phương có liên quan trình UBND tỉnh quy định cụ thể việc giảm, miễn nêu ở khoản 1, khoản 2 trên đây trước khi lập kế hoạch thu.
3. Trường hợp do thiên tai xảy ra gây mất mùa, thiệt hại về năng suất, sản lượng cây trồng, thủy lợi phí được miễn giảm theo khoản 2 Điều 16 Nghì định số 143/2003/NĐ-CP; cụ thể:
a) Thiệt hại dưới 30% sản lượng, giảm 50% thủy lợi phí.
b) Thiệt hại từ 30% đến dưới 50% sản lượng, giảm 70% thủy lợi phí.
c) Thiệt hại từ 50% sản lượng trở lên, miễn thủy lợi phí.
(Lấy sản lượng bình quân của từng vùng làm cơ sở xét miễn giảm).
4. Việc xét duyệt miễn giảm thủy lợi phí các trường hợp do thiên tai được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/1 1/2003 của Chính phủ.
5. Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nếu có thiên tai xảy ra, gây mất mùa, thiệt hại về năng suất, sản lượng cây trồng, số thủy lợi phí còn lại được xét miễn, giảm theo tỉ lệ quy định tại khoản 3 Điều này.
LẬP KẾ HOẠCH, TỔ CHỨC THU, NỘP, SỬ DỤNG THỦY LỢI PHÍ
Cuối năm trước, đầu năm sau Công ty Quản lý và Khai thác công trình lợi (Công ty QLKTCTTL), Ủy ban nhân dân huyện, thị xã chỉ đạo Xí nghiệp thuỷ nông huyện phối hợp với Chi cục Thuế và Tổ ủy nhiệm thu các xã, ấp. lập kế hoạch thu trên địa bàn, Công ty QLKTCTTL chịu trách nhiệm tổng hợp kế hoạch thu thủy lợi phí của từng địa phương, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt
1. Công ty Quản lý và Khai thác công trình thủy lợi cùng Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, Chi cục Thuế huyện, thị xã chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, đội thuế xã, phường, thị trấn, tổ ủy nhiệm thu ấp, khóm tổ chức thu thủy lợi phí trên địa bàn.
2. Xí nghiệp thủy nông huyện, thị xã phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn lập sổ thu thủy lợi phí cho từng tổ chức, cá nhân sử dụng nước để làm cơ sở cho việc ký kết hợp đồng dùng nước và thu, nộp thủy lợi phí theo quy định.
Điều 10: Nguồn thu thủy lợi phí bao gồm:
1. Nguồn thực thu thủy lợi phí trên cơ sở lập bộ sau khi trừ miễn, giảm thủy lợi phí theo quy định tại Điều 7 (nếu có).
2. Nguồn thu từ ngân sách cấp bù do thực hiện chính sách miễn, giảm theo quy định tại Điều 7.
Điều 11: Quản lý và sử dụng nguồn thu thủy lợi phí.
1. Khi thu thuỷ lợi phí phải sử dụng biên lai thu do Cục Thuế phát hành và mở sổ sách kế toán theo dõi số thu nộp, quyết loàn biên lai thu đúng quy định.
2. Nguồn thu thủy lợi phí dùng để chi cho công tác quản lý, bảo vệ, duy tu sửa chữa và nâng cấp các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh; nguồn thực thu thủy lợi phí được sử dụng như sau:
a) Trích trước khi đăng nộp Kho bạc Nhà nước 25%, để chi:
- 16% chi cho ủy nhiệm thu ấp, khóm (sau đây gọi chung tổ ủy nhiệm thu ấp)
- 5% cho ngân sách xã, phường, thị trấn để chi cho công tác quản lý, kiểm tra, chỉ đạo thu thủy lợi phí.
- 2% chi cho công tác lập bộ thu; công tác chỉ đạo, đôn đốc thu.
- 2% biên lai, ấn chỉ và quyết toán lai với cơ quan thuế.
b) Số còn lại 75% đăng nộp vào Kho bạc Nhà nước huyện, thị xã. Số tiền này do Sở Tài chính quản lý để cấp cho Công ty QLKTCTTL chi công tác quản lý, bảo vệ, duy tu, sửa chữa và nâng cấp các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.
3. Nguồn thu từ ngân sách cấp bù:
Công ty QLKTCTTL được xem xét cấp bù do thực hiện chính sách miễn, giảm theo quy định tại Điều 7 để chi cho công tác quản lý, công tác bảo vệ, duy tu, sửa chữa và nâng cấp các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.
4. Hàng năm Công ty QLKTCTTL có trách nhiệm lập kế hoạch chi nguồn thu thủy lợi phí cho công tác quản lý, bảo vệ, duy tu sửa chữa và nâng cấp các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
5. Các khoản chi khác (nếu có), giao Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản hướng dẫn cụ thể theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Các tổ chức, tập thể và cá nhân làm thất thoát, chiếm dụng và sử dụng nguồn thu thủy lợi phí sai mục đích, thu không đúng quy định hoặc gây trở ngại cho việc nộp thủy lợi phí, tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành.
Điều 13: Thủ trường các Sở, Ban ngành tỉnh liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn phối hợp với các tổ chức quần chúng tuyên truyền sâu rộng trong nội bộ và nhân dân, quán triệt mục đích, ý nghĩa của việc thu thủy lợi phí để mọi tổ chức, công dân thực hiện đúng quy định.
Điều 14: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Cục Thuế chịu trách nhiệm kiểm tra việc thu, chi đúng mục đích, đúng nguyên tắc tài chính và đăng nộp đúng theo quy định.
Điều 15: Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2005; các Quy định của UBND tỉnh ban hành trước đây về việc thu thủy lợi phí trái với Quy định này đều không còn hiệu lực thi hành.
- 1Quyết định 07/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định thu thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh Trà Vinh do Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành
- 2Quyết định 01/2005/QĐ-UB quy định thu và sử dụng thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh Yên Bái do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành
- 3Quyết định 29/2015/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 49/2013/QĐ-UBND quy định về thu thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh Long An
- 1Nghị định 143/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Lệnh công bố Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; Pháp lệnh lưu trữ quốc gia năm 2001
- 4Quyết định 01/2005/QĐ-UB quy định thu và sử dụng thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh Yên Bái do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành
- 5Quyết định 29/2015/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 49/2013/QĐ-UBND quy định về thu thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh Long An
Quyết định 69/2004/QĐ-UBT ban hành Quy định về thu thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh Trà Vinh do Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành
- Số hiệu: 69/2004/QĐ-UBT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/10/2004
- Nơi ban hành: Tỉnh Trà Vinh
- Người ký: Trần Văn Vẹn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra