Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 682/QĐ-UBND | Quảng Nam, ngày 06 tháng 3 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 04/11/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam khóa XXI về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 47/TTr-SNN&PTNT ngày 27/02/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh nhằm thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 04/11/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam khóa XXI.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NHẰM THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 13-CT/TW NGÀY 12/01/2017 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VÀ NGHỊ QUYẾT SỐ 06-NQ/TU NGÀY 04/11/2016 CỦA TỈNH ỦY QUẢNG NAM KHÓA XXI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 682/QĐ-UBND ngày 06/3/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam)
Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 04/11/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 – 2020; UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh với các nội dung sau:
1. Mục tiêu
- Đảm bảo toàn bộ diện tích rừng tự nhiên đều có chủ quản lý. Phấn đấu nâng độ che phủ rừng của toàn tỉnh từ 51,5% trong năm 2015 lên 54% vào năm 2020.
- Tập trung bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên hiện có, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn, các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ven biển. Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng. Phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, chống người thi hành công vụ. Xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân được giao trách nhiệm quản lý rừng nhưng có biểu hiện buông lỏng, bao che, tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
- Huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng.
- Đẩy mạnh công tác giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp. Khuyến khích và hỗ trợ trồng rừng theo hướng tập trung, thâm canh, trồng rừng cây bản địa, gỗ lớn, ưu tiên phát triển nguồn giống cây trồng lâm nghiệp và cây dược liệu có chất lượng cao phục vụ công tác phát triển rừng nhằm nâng cao năng suất, giá trị rừng trồng.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. Kiện toàn, củng cố tổ chức, bộ máy các cấp về lâm nghiệp; xây dựng lực lượng Kiểm lâm đủ mạnh để thực thi hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; xác định rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước chuyên ngành trên từng địa bàn, lâm phận được giao.
2. Yêu cầu
- Nâng cao trách nhiệm và quyết tâm hành động của các cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị có liên quan và của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu để huy động cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia tích cực vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
- Tiếp tục tham mưu, đề xuất cơ chế chính sách, xây dựng các đề án thực hiện các mục tiêu của Chỉ thị, Nghị quyết đề ra, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững tài nguyên rừng, phát huy hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
- Tập trung mọi nguồn lực của địa phương và của các tổ chức, cá nhân để thực hiện có hiệu quả các quy hoạch, chương trình, kế hoạch, đề án, cơ chế bảo vệ và phát triển rừng đã được ban hành gắn với việc triển khai các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội miền núi giai đoạn 2017-2020 của tỉnh nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho người dân sống gần rừng; đề cao vai trò giám sát và tham gia tích cực của người dân, người có uy tín, già làng, trưởng bản trong thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ rừng.
- Hoàn thành việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các đơn vị trực thuộc Chi cục Kiểm lâm. Coi trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ rừng. Rà soát, đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động các Ban quản lý rừng để có biện pháp củng cố, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao và yêu cầu tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.
II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU VÀ GIẢI PHÁP
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng đến từng cấp ủy, chính quyền, mặt trận, các tổ chức đoàn thể, cụm dân cư; vận động nhân dân tích cực tham gia bảo vệ, phát triển rừng và sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng.
- Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác phối hợp tuyên truyền, phổ biến, quán triệt rộng rãi các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và mọi người dân về vai trò, vị trí và tầm quan trọng đặc biệt của rừng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái và hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu.
- Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương phải xây dựng chương trình, kế hoạch hằng năm về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, xem đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên; gắn việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ” với đánh giá hiệu quả chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và kết quả ổn định cuộc sống người dân khi triển khai các cơ chế, chính sách về bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương.
2. Nâng cao trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp đối với UBND các cấp
- Các địa phương phải xác định công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, trong đó chính là vai trò cá nhân của đồng chí Bí thư và Chủ tịch UBND các cấp; xác định phương châm quản lý địa bàn tốt nhất là cấp xã và nhân dân ở từng thôn, bản.
- Triển khai xây dựng và thực hiện nghiêm quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trên địa bàn.
- Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát triển rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng; công tác giao đất lâm nghiệp và giao rừng tự nhiên cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư gắn với phối hợp xác định mốc giới các loại rừng ngoài thực địa và giải quyết dứt điểm các tranh chấp, khiếu nại về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn.
- Phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách và các chương trình, dự án về phát triển kinh tế xã hội miền núi gắn với công tác bảo vệ và phát triển rừng, để tạo sinh kế bền vững cho người dân miền núi, nâng cao mức sống người dân nhằm giảm áp lực lên rừng tự nhiên.
- Chỉ đạo các lực lượng trên địa bàn thực hiện tốt công tác vận động quần chúng nhân dân tham gia tố giác các hành vi vi phạm và phối hợp trong đấu tranh, ngăn chặn các hành vi gây thiệt hại đến tài nguyên rừng; xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm, không để xảy ra tình trạng chống người thi hành công vụ.
3.1. Nâng cao chất lượng và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch và các đề án, dự án bảo vệ và phát triển rừng; tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với quy hoạch
- Triển khai thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng theo hướng tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng bền vững diện tích rừng hiện có và tăng diện tích rừng sản xuất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai.
- Xây dựng các quy hoạch sản phẩm chủ yếu, các đề án, dự án phát triển rừng nhằm thực hiện tốt tái cơ cấu ngành: i) Nâng cao giá trị sử dụng rừng thông qua việc cải thiện chất lượng giống để tăng năng suất và chất lượng rừng. Triển khai chính sách dịch vụ môi trường rừng và cải thiện sinh kế cho người dân bảo vệ rừng; ii) Phát triển các loài lâm sản ngoài gỗ, dược liệu dưới tán rừng; iii) Khuyến khích đầu tư công nghệ chế biến sâu.
- Tăng cường kiểm soát các quy hoạch có tác động đến diện tích rừng tự nhiên, kiểm tra, giám sát các dự án có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, trồng rừng thay thế.
- Tổ chức sắp xếp lại các tổ chức quản lý rừng trên cơ sở kết quả rà soát, đánh giá lại quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, phân định rõ lâm phận ổn định của các khu rừng phòng hộ, đặc dụng và các vùng nguyên liệu rừng trồng.
- Xây dựng thí điểm các mô hình trồng rừng bằng các giống cây trồng mới có năng suất cao; tổ chức đánh giá, đưa vào áp dụng trong công tác phát triển rừng.
3.2. Tiếp tục xây dựng các đề án, dự án mới nhằm thực hiện đạt các mục tiêu của Nghị quyết đề ra trong giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo
- Xây dựng Đề án trồng một số loài cây dược liệu và cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng theo Nghị quyết số 114/2014/NQ-HĐND và Nghị quyết số 168/2015/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về khuyến khích bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh và quy định cho thuê môi trường rừng để trồng Sâm Ngọc Linh.
- Phối hợp Bộ Nông nghiệp và PTNT tham mưu Chính phủ đưa Quảng Nam vào khu vực ưu tiên thực hiện thí điểm Kế hoạch hành động Quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng Carbon rừng (REDD+), giai đoạn 2011-2020 (Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 27/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ).
- Xây dựng Đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020 đối với rừng phòng hộ ven biển, rừng ngập mặn theo Quyết định số 120/QĐ-TTg ngày 22/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
- Phối hợp điều tra, xây dựng đề án xác lập Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voi và xây dựng đề án chuyển hạng Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh thành Vườn Quốc gia.
- Hoàn thiện việc xây dựng Quy hoạch phục hồi và phát triển Quế Trà My, quy hoạch các loài cây dược liệu trong năm 2017.
- Triển khai xây dựng Phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng theo Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Phấn đấu thực hiện cấp chứng chỉ rừng trồng đến năm 2020 đạt: 10.000 ha.
4.1. Công tác giao đất lâm nghiệp và giao rừng tự nhiên cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư
- Đối với những diện tích đã giao, cho thuê: Tổ chức rà soát các quyết định đã giao, cho thuê. Những quyết định giao, cho thuê không đúng đối tượng, sử dụng không đúng mục đích thì thu hồi và tổ chức quản lý theo kế hoạch sử dụng đất của điạ phương; những quyết định giao, cho thuê nhưng còn sai lệch về diện tích, vị trí, ranh giới giữa hồ sơ và thực địa thì căn cứ vào kết quả kiểm kê rừng năm 2016 và kết quả rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh giai đoạn 2011 - 2020 để lập phương án điều chỉnh cho phù hợp và cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đúng quy định hiện hành.
- Đối với những diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng và diện tích đất có rừng trồng chưa giao: các địa phương tổ chức rà soát, lập phương án giao đất theo quy định của Luật Đất đai.
- Đối với diện tích rừng tự nhiên chưa giao, cho thuê, hiện UBND xã quản lý: các địa phương tổ chức rà soát, lập phương án giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn; hoặc cho tổ chức, doanh nghiệp thuê rừng để kinh doanh du lịch, phát triển lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu dưới tán rừng theo Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 và Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Thông tư liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 29/01/2011 của liên Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo quy hoạch được duyệt, nâng cao giá trị của rừng,… đảm bảo tất cả diện tích rừng và đất rừng phải có chủ quản lý; phấn đấu trong năm 2017 cơ bản hoàn thành công tác giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất.
- Sử dụng hồ sơ quản lý rừng cho từng chủ rừng từ kết quả kiểm kê rừng làm cơ sở để gắn trách nhiệm cụ thể cho chính quyền cơ sở và các chủ rừng trong thực hiện trách nhiệm quản lý rừng.
4.2. Xác định mốc giới rừng tự nhiên theo quy hoạch và chủ quản lý
- Căn cứ kết quả điều chỉnh, bổ sung quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2020, triển khai thực hiện việc xác định ranh giới ba loại rừng trên bản đồ và thực địa để thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng theo chức năng từng loại rừng.
- Các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát ranh giới và hoàn chỉnh hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hoàn thành tiến độ thực hiện các phương án cắm mốc ranh giới lâm phận đã được phê duyệt trong năm 2017.
- Các địa phương căn cứ quy hoạch 3 loại rừng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn; đồng thời giao Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng phương án cắm mốc ranh giới các loại rừng tự nhiên hiện do UBND các xã quản lý trình cấp thẩm quyền phê duyệt và phối hợp cùng các địa phương tổ chức việc cắm mốc ngoài thực địa trong năm 2017 nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý rừng.
- Hằng năm, UBND cấp huyện, cấp xã xây dựng phương án quản lý, bảo vệ rừng một cách cụ thể, quán triệt phương án quản lý, bảo vệ rừng đến Chi bộ thôn, cụm dân cư, chỉ đạo các lực lượng trên địa bàn tăng cường công tác kiểm tra, truy quét tại các địa bàn trọng điểm để ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép. Chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý hộ khẩu, tạm trú, nắm chắc thông tin mọi đối tượng từ nơi khác đến làm ăn, sinh sống trên địa bàn thôn, xã; không để người từ địa phương khác đến cư trú trái phép trên địa bàn.
- UBND cấp huyện rà soát, sắp xếp, chấn chỉnh hoạt động các cơ sở cưa xẻ, chế biến, kinh doanh lâm sản, xưởng mộc trên địa bàn phù hợp với nhu cầu và nguồn nguyên liệu hợp pháp tại địa phương; kiên quyết đình chỉ, chấm dứt hoạt động đối với cơ sở cưa xẻ, chế biến, kinh doanh lâm sản, xưởng mộc vi phạm pháp luật.
- Các tổ chức, cá nhân quản lý rừng (chủ rừng) chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ diện tích rừng được giao, thuê hoặc tự đầu tư. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, truy quét không để tài nguyên rừng bị xâm hại; tổ chức lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng theo quy định tại Quyết định số 44/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về lực lượng bảo rừng chuyên trách của chủ rừng. Thường xuyên kiểm tra, giám sát các hộ nhận khoán bảo vệ rừng và xác định rõ trách nhiệm pháp lý trong thực hiện các hợp đồng khoán bảo vệ, chăm sóc rừng.
- Công an tỉnh chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ, Công an các địa phương chú trọng đấu tranh với các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, tập trung điều tra, xử lý kiên quyết, kịp thời các vụ việc vi phạm, chống người thi hành công vụ; quản lý chặt chẽ hộ khẩu, tạm trú, tăng cường quản lý các phương tiện vận tải đường thủy, đường bộ; chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông xử lý dứt điểm phương tiện giao thông hết niên hạn sử dụng, không đăng ký, đăng kiểm để vận chuyển lâm sản trái phép.
- Lực lượng Kiểm lâm thực hiện tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; thực hiện nghiêm công tác kiểm tra, kiểm soát lâm sản, truy quét tại các địa bàn trọng điểm để ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép. Nếu để xảy ra điểm nóng về vi phạm quản lý, bảo vệ rừng ở địa bàn nào thì cấp trưởng của cơ quan Kiểm lâm và Kiểm lâm địa bàn đó phải chịu trách nhiệm chính.
- Quản lý chặt chẽ hoạt động nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm; giám sát chặt chẽ việc tận thu, tận dụng lâm sản. Các dự án có tác động đến tài nguyên rừng phải thực hiện đúng theo Điều 29, Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng; nghiêm cấm tác động vào rừng khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
- Đề cao vai trò giám sát và tham gia tích cực của người dân, người có uy tín, già làng, trưởng bản trong thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ rừng; nâng cao trách nhiệm bảo vệ rừng của hộ, nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng; đồng thời có biện pháp bảo vệ người tố cáo, kiên quyết xử lý các hành vi đe dọa, trù dập người tố cáo.
- Đánh giá hiệu quả việc thực hiện quy chế phối hợp giữa các ngành, chính quyền các địa phương về công tác quản lý, bảo vệ rừng trong thời gian qua để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hoặc ký kết quy chế phối hợp mới phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong giai đoạn hiện nay. Tăng cường phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm, Bộ đội Biên phòng và chính quyền địa phương, trong đó lực lượng Biên phòng đóng quân trên địa bàn là nòng cốt trong công tác quản lý, bảo vệ rừng; đấu tranh, ngăn chặn hoạt động phá rừng, khai thác rừng, buôn lậu và vận chuyển trái phép lâm sản khu vực rừng biên giới, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới Quốc gia, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương phải chịu trách nhiệm chính khi để xảy ra vi phạm về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn mình quản lý hoặc để cho các tổ chức, cá nhân cấp dưới vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
- Triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách mới ban hành về bảo vệ và phát triển rừng: Nghị định số 147/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 17/8/2016 của Tỉnh uỷ Quảng Nam về phát triển kinh tế - xã hội miền núi gắn với định hướng thực hiện một số dự án lớn tại vùng Tây tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025; Nghị quyết số 202/2016/NQ-HĐND ngày 26/4/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam về Cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển một số cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2016 - 2020; Đề án nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016 - 2020...
- Tăng cường đầu tư ngân sách của Nhà nước đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ theo các quy hoạch, kế hoạch, đề án và dự án đã được phê duyệt.
- Tiếp tục xây dựng cơ chế khuyến khích, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh để thúc đẩy phát triển dược liệu, lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng, trồng rừng thâm canh giống mới, gỗ lớn theo hướng huy động các nguồn vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế, vốn vay, vốn tự có của các doanh nghiệp, chủ rừng.
- Duy trì hợp tác, phối hợp với các Trường Đại học, Viện, Trung tâm nghiên cứu trong nước và các Tổ chức quốc tế để tranh thủ các nguồn vốn đầu tư trong các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực, nghiên cứu chuyển giao các loại giống cây trồng lâm nghiệp, dược liệu, lâm sản ngoài gỗ và công tác bảo tồn đa dạng sinh học, cải thiện sinh kế, phát triển cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Triển khai ký kết hợp tác bảo vệ rừng vùng biên giới tỉnh Quảng Nam với tỉnh Sê Kông (Lào) nhằm tăng cường trao đổi thông tin, bảo đảm công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản hiệu quả, chặt chẽ.
7.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy
- Triển khai thực hiện sắp xếp lại các Hạt Kiểm lâm, các Ban quản lý rừng trực thuộc Chi cục Kiểm lâm theo Quyết định số 3488/QĐ-UBND ngày 07/10/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam sớm đi vào hoạt động ổn định để thống nhất một đầu mối quản lý lâm nghiệp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành trong quản lý Nhà nước về lâm nghiệp.
- Rà soát bố trí lại hệ thống các Trạm Kiểm lâm, Trạm Quản lý bảo vệ rừng cho phù hợp với thực tế; xem xét thành lập mới các Trạm Kiểm lâm có sào chắn tại các cửa khẩu, các trạm chốt chặn ở những địa bàn xung yếu; đồng thời xem xét chuyển dần các Trạm Kiểm lâm có sào chắn trên các tuyến đường giao thông hiện nay sang Trạm Kiểm lâm cửa rừng để thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng.
7.2. Công tác cán bộ
- Ưu tiên bố trí đủ lực lượng Kiểm lâm tại các địa bàn có diện tích rừng tự nhiên lớn, có tầm quan trọng đặc biệt đối với mục tiêu phòng hộ, đặc dụng; đảm bảo 100% các xã có rừng được bố trí Kiểm lâm địa bàn để tham mưu cho chính quyền cơ sở trong công tác quản lý Nhà nước về lâm nghiệp, theo dõi chặt chẽ diễn biến rừng; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vụ vi phạm.
- Bổ sung biên chế công chức Kiểm lâm phù hợp với quy mô tổ chức và diện tích rừng hiện có theo quy định tại Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 của Chính phủ; chuyển sang ngạch công chức Kiểm lâm đối với công chức của Chi cục Lâm nghiệp (trước đây) và lãnh đạo các Ban quản lý rừng để nhất thể hóa Hạt trưởng kiêm Giám đốc Ban quản lý rừng nhằm đảm bảo thực thi nhiệm vụ của công chức Kiểm lâm.
- Hằng năm xây dựng và thực hiện Đề án tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ, gắn với ưu tiên tuyển dụng cán bộ trẻ, có năng lực, có sức khỏe tốt, tâm huyết với ngành để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra; thường xuyên điều động, chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức Kiểm lâm. Xử lý nghiêm các trường hợp tiêu cực xảy ra trong lực lượng quản lý, bảo vệ rừng.
- Trong khi chưa bố trí đủ biên chế cho Kiểm lâm theo quy định thì tiếp tục duy trì hợp đồng 70 lao động để tăng cường nguồn nhân lực tham gia công tác quản lý, bảo vệ rừng; cho phép Chi cục Kiểm lâm được tuyển dụng 100% số biên chế đã thực hiện tinh giản theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và nghỉ hưu theo chế độ.
7.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị bảo vệ rừng
Có kế hoạch bố trí kinh phí và tranh thủ sự đầu tư của các chương trình, dự án thực hiện trên địa bàn tỉnh để đầu tư trang thiết bị, phương tiện và xây dựng cơ sở vật chất theo định hướng:
- Ưu tiên cho các Hạt Kiểm lâm, Ban quản lý rừng, các Trạm Kiểm lâm, Trạm Quản lý bảo vệ rừng chưa có trụ sở làm việc, phương tiện hoạt động hoặc đã xuống cấp. Tăng cường trang thiết bị cho Kiểm lâm gồm các phương tiện hoạt động phù hợp với địa bàn rừng núi, hệ thống thông tin liên lạc, thiết bị phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Xây dựng các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo vệ rừng (đường băng cản lửa, chòi canh, hồ chứa nước, đường tuần tra...) ở các khu rừng đặc dụng, phòng hộ, các vùng trọng điểm đã được xác định về phá rừng và cháy rừng.
Căn cứ Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương, Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 04/11/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam khóa XXI và Chương trình hành động này, UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng Chương trình hành động cụ thể và tập trung triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã
- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương phải xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, là tiêu chí để đánh giá tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh. Gắn nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng với trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu ở địa phương.
- Tổ chức giao rừng gắn liền với giao đất và thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
- Tổ chức triển khai có hiệu quả các đề án, dự án về bảo vệ và phát triển rừng đã được cấp thẩm quyền phê duyệt trên địa bàn quản lý.
2. Sở Nông nghiệp và PTNT
- Tổ chức thực hiện tốt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020; hướng dẫn các địa phương xây dựng và triển khai quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện, xã theo Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp đối với các tổ chức trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với các địa phương và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án, dự án bảo vệ và phát triển rừng; các dự án bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, tổ chức triển khai Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ; khuyến khích các tổ chức, cá nhân thực hiện trồng rừng gỗ lớn và phát triển cây dược liệu nhằm quản lý tốt diện tích rừng hiện có, nâng cao giá trị của rừng trên một đơn vị diện tích, ổn định đời sống người dân.
- Chỉ đạo triển khai thực hiện sắp xếp lại các Hạt Kiểm lâm, các Ban quản lý rừng trực thuộc Chi cục Kiểm lâm; xây dựng Đề án giải quyết chế độ và biên chế cho lực lượng cán bộ Kiểm lâm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; lập kế hoạch đầu tư đảm bảo các điều kiện về vật chất và phương tiện phục vụ cho lực lượng Kiểm lâm thực hiện tốt nhiệm vụ trong thời gian tới.
- Chủ trì, phối hợp với các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các Tổ chức quốc tế thông qua các chương trình, dự án để tranh thủ các nguồn vốn đầu tư bảo vệ và phát triển rừng.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tham mưu cho các địa phương rà soát lại toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp đã giao để hoàn chỉnh hồ sơ địa chính và tổ chức quản lý theo kế hoạch sử dụng đất của điạ phương.
- Chủ trì và phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm soát hoạt động thăm dò khoáng sản ở những khu vực liên quan đến rừng; thực hiện giao đất, thuê đất gắn liền giao rừng, thuê rừng cho các tổ chức trên địa bàn tỉnh.
- Hướng dẫn các địa phương xây dựng phương án và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
4. Sở Nội vụ: Tham mưu thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt các đề án về kiện toàn, sắp xếp lại hệ thống tổ chức bộ máy, biên chế ngành Kiểm lâm, các Ban quản lý rừng.
5. Sở Công Thương: Trên cơ sở kết quả rà soát quy hoạch các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh tham mưu UBND tỉnh có hướng điều chỉnh hợp lý việc quy hoạch thủy điện trong thời gian đến. Đồng thời phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường xác định cụ thể diện tích đất rừng bị mất do chuyển đổi mục đích sử dụng để xây dựng các công trình thủy điện; yêu cầu chủ đầu tư các dự án thủy điện thực hiện nghiêm túc việc triển khai trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng theo đúng quy định.
6. Sở Tài chính: Hằng năm vào thời điểm lập dự toán thu, chi ngân sách, trên cơ sở báo cáo đề xuất của Sở Nông nghiệp và PTNT và các ngành liên quan về kế hoạch kinh phí để thực hiện các đề án, dự án sử dụng ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh, Sở Tài chính cân đối khả năng ngân sách (đối với vốn sự nghiệp), tổng hợp vào dự toán thu, chi ngân sách địa phương báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách.
7. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Xem xét cấp phép kinh doanh đối với các cơ sở, doanh nghiệp gia công, cưa, xẻ gỗ, chế biến lâm sản sau khi có ý kiến thống nhất đề nghị của chính quyền địa phương và của Sở Nông nghiệp và PTNT. Tiến hành thu hồi giấy phép kinh doanh đối với các cơ sở, doanh nghiệp tiêu thụ lâm sản trái phép bị xử phạt và có đề nghị của ngành Kiểm lâm.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND tỉnh xem xét, cân đối, bố trí kinh phí theo thứ tự các hạng mục ưu tiên để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho lực lượng Kiểm lâm đáp ứng thực hiện nhiệm vụ được giao.
8. Công an tỉnh
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với các địa phương và các ngành liên quan tiến hành các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; rà soát và xử lý dứt điểm các vụ án hình sự tồn đọng trong lĩnh vực bảo vệ rừng; hỗ trợ và phối hợp thường xuyên với lực lượng Kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng trong công tác truy quét, ngăn chặn các điểm nóng về phá rừng, nhất là các vùng giáp ranh.
- Lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phối hợp với lực lượng Kiểm lâm hướng dẫn việc xây dựng, thực tập phương án phòng cháy, chữa cháy rừng; tham gia thẩm duyệt dự án, thiết kế và phương án phòng cháy chữa cháy rừng; huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy,...; kiểm tra hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng của các chủ rừng; tham gia cứu chữa các vụ cháy rừng và chỉ huy việc chữa cháy rừng.
9. Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với địa phương và các ngành chức năng tổ chức tuần tra, truy quét, ngăn chặn các điểm nóng về phá rừng, đặc biệt là diện tích rừng tự nhiên ở khu vực biên giới; tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng ở những khu vực rừng có nguy cơ cháy rừng cao hoặc khi có cháy rừng xảy ra.
10. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Quảng Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam: Tổ chức tuyên truyền đến các cấp, các ngành, mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đối với những người dân sống gần rừng về Luật Bảo vệ và phát triển rừng và tầm quan trọng của rừng đối với phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh.
11. Các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể
- Phối hợp với chính quyền các cấp xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình tuyên truyền, vận động và giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Phát hiện, đấu tranh, phòng ngừa các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng và tổ chức các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ và phát triển rừng.
- Gắn công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng với việc xây dựng đơn vị, đoàn thể vững mạnh, các phong trào ở các địa phương như phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc,…vận động mọi người dân tuân thủ pháp luật, tích cực tham gia các chương trình, dự án đầu tư và chủ động triển khai các mô hình phát triển kinh tế lâm nghiệp, góp phần xoá đói giảm nghèo.
Trên đây là Chương trình hành động tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh nhằm thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 04/11/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam khóa XXI; yêu cầu các Sở, Ban, ngành; các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể của tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ triển khai thực hiện.
Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Chương trình hành động này, định kỳ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo./.
- 1Kế hoạch 42/KH-UBND năm 2014 về bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2015 - 2020
- 2Kế hoạch 50/KH-UBND năm 2015 triển khai “Đề án Bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015 - 2020” tỉnh Nam Định
- 3Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 4Quyết định 1284/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 5Quyết định 390/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế hoạt động của Tổ công tác liên ngành quản lý bảo vệ rừng tỉnh Kon Tum
- 6Kế hoạch 60/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình hành động 14-CTr/TU thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 1Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng
- 2Nghị định 119/2006/NĐ-CP về việc tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm
- 3Thông tư 38/2007/TT-BNN hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 4Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 5Thông tư 05/2008/TT-BNN hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Thông tư liên tịch 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT hướng dẫn về giao, thuê rừng gắn liền với giao, thuê đất lâm nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 7Quyết định 799/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về "Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng" giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Luật đất đai 2013
- 9Nghị quyết 114/2014/NQ-HĐND về cơ chế khuyến khích, bảo tồn, phát triển sâm Ngọc Linh tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2014 - 2020
- 10Kế hoạch 42/KH-UBND năm 2014 về bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2015 - 2020
- 11Thông tư 38/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn về Phương án quản lý rừng bền vững do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 12Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế
- 13Quyết định 120/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Kế hoạch 50/KH-UBND năm 2015 triển khai “Đề án Bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015 - 2020” tỉnh Nam Định
- 15Luật ngân sách nhà nước 2015
- 16Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 17Nghị quyết 168/2015/NQ-HĐND quy định về cho thuê môi trường rừng để trồng Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 18Nghị định 75/2015/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020
- 19Thông tư 20/2016/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT-BNNPTNT, 25/2011/TT-BNNPTNT, 47/2012/TT-BNNPTNT, 80/2011/TT-BNNPTNT, 99/2006/TT-BNN do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 20Quyết định 44/2016/QĐ-TTg về lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của chủ rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 21Nghị định 147/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
- 22Chỉ thị 13-CT/TW năm 2017 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 23Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 24Nghị quyết 202/2016/NQ-HĐND cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020
- 25Quyết định 1284/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 26Quyết định 390/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế hoạt động của Tổ công tác liên ngành quản lý bảo vệ rừng tỉnh Kon Tum
- 27Kế hoạch 60/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình hành động 14-CTr/TU thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do tỉnh Tuyên Quang ban hành
Quyết định 682/QĐ-UBND năm 2017 Chương trình hành động tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nhằm thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW và Nghị quyết 06-NQ/TU
- Số hiệu: 682/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 06/03/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Lê Trí Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/03/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra