Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 671/QĐ-UBND | Kon Tum, ngày 05 tháng 7 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 16 tháng 9 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 -2020;
Căn cứ Thông tư số 05/2017/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Thông tư số 43/2017/TT-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 4781/QĐ-BNN-VPĐP ngày 21 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Sổ tay hướng dẫn phát triển sản xuất thuộc Chương trình MTQG xây dựng dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 73/TTr-SNN ngày 07 tháng 5 năm 2018 và Công văn số 978/SNN-KH ngày 19 tháng 6 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục dự án phát triển liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm thực hiện trong giai đoạn 2018 - 2020 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Kon Tum và các đơn vị liên quan căn cứ Danh mục dự án phê duyệt tại Quyết định này, tổ chức triển khai thực hiện theo đúng quy định hiện hành. Trình tự, thủ tục tuyển chọn, phê duyệt dự án thực hiện theo đúng quy định sổ tay hướng dẫn phát triển sản xuất ban hành kèm theo Quyết định số 4781/QĐ-BNN-VPĐP ngày 21 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các văn bản pháp luật liên quan.
Điều 3. Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LIÊN KẾT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ GẮN VỚI TIÊU THỤ SẢN PHẨM THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 671/QĐ-UBND ngày 05/07 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)
STT | Tên dự án | Mục tiêu/yêu cầu | Nội dung | Đối tượng thực hiện | Phạm vi thực hiện | Thời gian thực hiện |
1 | Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm rau, củ quả, an toàn (Theo Quyết định số 39/QĐ-UBND ngày 12/01/2018 của UBND tỉnh Kon Tum) | - Mục tiêu chung: Tổ chức lại sản xuất các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi theo hướng đẩy mạnh phát triển các hình thức tổ sản xuất theo mô hình Tổ hợp tác, Hợp tác xã, liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để thực hiện liên kết sản xuất quy mô lớn, nâng cao giá trị gia tăng cao sản phẩm rau củ quả an toàn theo quy hoạch trên địa bàn các huyện Đăk Tô, Sa Thầy, Ngọc Hồi, Kon Plông và thành phố Kon Tum. - Mục tiêu cụ thể: + Thành lập được 05 tổ hợp tác, hợp tác xã (THT/HTX) thu mua, chế biến rau, củ, quả trên địa bàn thành phố Kon Tum; 01 (THT/HTX) sản xuất rau an toàn tại xã Măng Cành, huyện Kon Plông; 01 (THT/HTX) sản xuất rau an toàn tại thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà và 02 (THT/HTX) sản xuất rau an toàn tại huyện Sa Thầy và Ngọc Hồi. + Hình thành 06 cánh đồng lớn sản xuất rau, củ, quả an toàn được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, chứng nhận sản phẩm VietGAP, GLOBALG.A.P và được bao gói, dán nhãn mác sản phẩm có tích hợp Tem xác thực nguồn gốc sản phẩm trong quá trình tiêu thụ. | - Củng cố, nâng cấp chuỗi giá trị đã có và chuỗi giá trị mới sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm rau củ quả an toàn. - Hỗ trợ thuê chuyên gia tư vấn, nghiên cứu để xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển trị trường đối với chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng khoán việc. - Tập huấn nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân; hội thảo xúc tiến hỗ trợ hình thành các hình thức liên kết chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. - Tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất rau, củ, quả an toàn cho 300 lượt người sản xuất về nâng cao năng lực quản lý, sản xuất rau, củ, quả an toàn. - Hỗ trợ áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ bao gồm: (1) Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sử dụng giống kháng sâu bệnh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM); (2) Chứng nhận, cấp Giấy chứng nhận lần đầu hoặc cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, chứng nhận sản phẩm VietGAP, GLOBALG.A.P; (2) Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại. - Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm, tối đa 3 vụ/chu kỳ sản xuất. - Hỗ trợ nâng cao năng lực sơ chế, chế biến (cơ giới hóa nông nghiệp, bảo quản chế biến, ứng dụng công nghệ cao; tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh tổng hợp nông nghiệp hiệu quả và bền vững,...), phát triển thị trường,... | Các chủ thể tham gia trong các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT- BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Liên huyện: 1. Thành phố Kon Tum: Các xã, phường trên địa bàn thành phố 2. Đăk Tô: Xã Diên Bình, Đăk Trăm, Tân Cảnh 3. Sa Thầy: Các xã, thị trấn 4. Ngọc Hồi: Xã Đăk Kan, Đăk Xú 5. Kon Plông: xã Măng Cành, Đăk Long | Giai đoạn 2018-2020 |
2 | Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm cà phê chè an toàn (Theo Quyết định số 39/QĐ-UBND ngày 12/01/2018 của UBND tỉnh Kon Tum). | - Mục tiêu chung: Phát triển các vùng chuyên canh sản xuất cà phê chè bền vững, nâng cao giá trị gia tăng và xây dựng thương hiệu sản phẩm cà phê chè trên địa bàn các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông. - Mục tiêu cụ thể: + Hình thành 03 vùng vùng chuyên canh sản xuất cà phê chè với diện tích theo tiêu chí cánh đồng lớn với diện tích 300 ha. + Có 08 - 10 tổ chức đại diện nông dân (tổ hợp tác, hợp tác xã) tại mỗi huyện được thành lập mới để hợp đồng xây dựng chuỗi giá trị sản xuất gắn với tiêu thụ, chế biến cà phê chè. | - Xây dựng chuỗi giá trị mới sản xuất gắn với tiêu thụ cà phê chè. - Hỗ trợ thuê chuyên gia tư vấn, nghiên cứu để xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển trị trường đối với chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng khoán việc. - Tập huấn nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân; hội thảo xúc tiến hỗ trợ hình thành các hình thức liên kết chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. - Hỗ trợ áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ bao gồm: (1) Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong việc kiểm soát sử dụng giống, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM); (2) chứng nhận sản phẩm UTZ, 4C,...; (3) Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại. - Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm, tối đa 3 vụ/chu kỳ sản xuất. - Hỗ trợ nâng cao năng lực sơ chế, chế biến (cơ giới hóa nông nghiệp, bảo quản chế biến, ứng dụng công nghệ cao; tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh tổng hợp nông nghiệp hiệu quả và bền vững,...), phát triển thị trường | Các chủ thể tham gia trong các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT- BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Liên huyện: 1. Huyện Tu mơ Rông. 2. Huyện Kon Plông: Các xã Pờ ê, Hiếu, Đăk Long, Măng Cành, Đăk Tăng, Măng Bút. 3. Huyện Đăk Glei | Giai đoạn 2018- 2020, thực hiện từ năm 2019 |
3 | Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm cà phê vối theo chương trình sản xuất cà phê có chứng nhận. (Theo Quyết định số 39/QĐ-UBND ngày 12/01/2018 của UBND tỉnh Kon Tum) | - Mục tiêu chung: Phát triển các vùng chuyên canh sản xuất cà phê vối bền vững và nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm cà phê vối trên địa bàn huyện các huyện Đăk Hà, Huyện Đăk Tô, Kon Rẫy, Sa Thầy và thành phố Kon Tum. - Mục tiêu cụ thể: + Hình thành 05 vùng vùng chuyên canh sản xuất 1.000 ha cà phê vối (Kon Tum 50 ha, Ngọc Hồi 150, Sa Thầy 50 ha, Đăk Hà 700 ha, Ngọc Hồi 50 ha) theo tiêu chí cánh đồng lớn. + Thành lập được 10 THT/HTX tại các huyện để hợp đồng xây dựng chuỗi giá trị sản xuất gắn với tiêu thụ, chế biến cà phê vối. | - Củng cố, nâng cấp chuỗi giá trị đã có và chuỗi giá trị mới sản xuất gắn với tiêu thụ cà phê vối. - Hỗ trợ thuê chuyên gia tư vấn, nghiên cứu để xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển trị trường đối với chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng khoán việc. - Tập huấn nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân; hội thảo xúc tiến hỗ trợ hình thành các hình thức liên kết chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. - Hỗ trợ áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ bao gồm: (1) Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong việc kiểm soát sử dụng giống, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM); (2) chứng nhận sản phẩm UTZ, 4C,...; (3) Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại. - Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm, tối đa 3 vụ/chu kỳ sản xuất. - Hỗ trợ nâng cao năng lực sơ chế, chế biến (cơ giới hóa nông nghiệp, bảo quản chế biến, ứng dụng công nghệ cao; tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh tổng hợp nông nghiệp hiệu quả và bền vững,...), phát triển thị trường. | Các chủ thể tham gia trong các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT- BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Liên huyện: 1. Huyện Đăk Hà: Xã Đăk Mar 2. Huyện Đăk Tô 3. Huyện Kon Rẫy: Xã Đăk Tơ Lung; Đăk Pne 4. Huyện Sa Thầy: Các xã, thị trấn | Giai đoạn 2018- 2020, thực hiện từ năm 2019 |
4 | Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm mía nguyên liệu (Theo Quyết định số 39/QĐ- UBND ngày 12/01/2018 của UBND tỉnh Kon Tum) | - Mục tiêu chung: Phát triển vùng nguyên liệu mía theo quy hoạch và ổn định nguyên liệu mía cho nhà máy. - Mục tiêu cụ thể: + Hình thành 03 vùng vùng chuyên canh sản xuất mía với diện tích theo tiêu chí cánh đồng lớn và áp dụng công nghệ cao vào sản xuất + Có 15 tổ chức đại diện nông dân (tổ hợp tác, hợp tác xã) tại mỗi huyện được thành lập mới để hợp đồng để xây dựng chuỗi giá trị sản xuất gắn với tiêu thụ nguyên liệu mía. + Các quy trình sản xuất cà phê bền vững được duy trì áp dụng khi kết thúc dự án. | - Xây dựng chuỗi giá trị mới sản xuất gắn với tiêu thụ nguyên liệu mía. - Hỗ trợ thuê chuyên gia tư vấn, nghiên cứu để xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển trị trường đối với chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng khoán việc. - Tập huấn nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân; hội thảo xúc tiến hỗ trợ hình thành các hình thức liên kết chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. - Hỗ trợ áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ bao gồm: (1) Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sử dụng giống mới, quản lý cây trồng tổng hợp (ICM); (2) Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại tiêu thụ các sản phẩm từ mía. - Hỗ trợ giống, vật tư, tối đa 3 vụ/chu kỳ sản xuất. - Hỗ trợ nâng cao năng lực tổ chức, quản lý sản xuất bền vững. | Các chủ thể tham gia trong các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT- BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. | Liên huyện: 1. Thành phố Kon Tum: Các xã, phường trên địa bàn thành phố. 2. Huyện Đăk Hà: Thôn Kon Rế, Kon Gu I, xã Ngọc Wang 3. Huyện Đăk Tô: Các xã Ngọc Tụ, Văn Lem, Đăk Trăm | Giai đoạn 2018- 2020, thực hiện từ năm 2018 |
5 | Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm cây thức ăn chăn nuôi (Ngô sinh khối) (Theo Quyết định số 39/QĐ-UBND ngày 12/01/2018 của UBND tỉnh Kon Tum) | - Mục tiêu chung: Chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang phát triển các vùng chuyên canh sản xuất cây thức ăn chăn nuôi nhằm nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm trên đất trồng lúa. - Mục tiêu cụ thể: + Hình thành 04 vùng vùng chuyên canh sản xuất 200 ha ngô sinh khối (Kon Tum 50 ha, Đăk Hà 50 ha, Kon Rẫy 50 ha, Kon Plông 50 ha) theo tiêu chí cánh đồng lớn. + Thành lập được 04 THT/HTX tại các huyện để hợp đồng xây dựng chuỗi giá trị sản xuất gắn với tiêu thụ ngô sinh khối. | - Xây dựng mới chuỗi giá trị đã có và chuỗi giá trị mới sản xuất gắn với tiêu thụ ngô sinh khối. - Hỗ trợ thuê chuyên gia tư vấn, nghiên cứu để xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển trị trường đối với chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng khoán việc. - Tập huấn nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân; hội thảo xúc tiến hỗ trợ hình thành các hình thức liên kết chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. - Hỗ trợ áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ bao gồm: (1) Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong việc kiểm soát sử dụng giống, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM); (2) Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại. - Hỗ trợ giống, vật tư, tối đa 3 vụ/chu kỳ sản xuất. - Hỗ trợ nâng cao năng lực sơ chế, chế biến (cơ giới hóa nông nghiệp, bảo quản chế biến, ứng dụng công nghệ cao; tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh tổng hợp nông nghiệp hiệu quả và bền vững,...), phát triển thị trường. | Các chủ thể tham gia trong các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT- BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Liên huyện: 1. Thành phố Kon Tum. 2. Huyện Đăk Hà: Xã Đăk Mar 3. Huyện Kon Rẫy: Xã Đăk Tơ Lung; Đăk Pne 5. Huyện Kon Plông) | Giai đoạn 2018-2020, thực hiện từ năm 2019 |
6 | Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ một số loài dược liệu (Theo Quyết định số 39/QĐ-UBND ngày 12/01/2018 của UBND tỉnh Kon Tum) | - Mục tiêu chung: Liên kết phát triển sản xuất tạo ra các sản phẩm dược liệu có chất lượng cao, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước và xuất khẩu. - Mục tiêu cụ thể: + Hình thành 09 vùng vùng trồng dược liệu tập trung 300 ha đối với 10 loài dược liệu có lợi thế so sánh của tỉnh gồm sâm Ngọc Linh, Đảng sâm, Đương quy, Ngũ vị tử, Lan kim tuyến, Nghệ vàng, Đinh lăng, Sa nhân tím, Ý dĩ, nấm dược liệu phù hợp với điều kiện tự nhiên của các huyện, thành phố. + Thành lập được 30 THT/HTX tại các huyện, thành phố để xây dựng chuỗi giá trị sản xuất gắn với tiêu thụ, chế biến dược liệu. + Các khâu trồng, khai thác đến sản xuất, chế biến, sử dụng nguyên liệu, các sản phẩm dược liệu được ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác | - Củng cố, nâng cấp chuỗi giá trị đã có và chuỗi giá trị mới sản xuất gắn với tiêu thụ dược liệu. - Hỗ trợ thuê chuyên gia tư vấn, nghiên cứu để xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển trị trường đối với chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng khoán việc. - Tập huấn nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân; hội thảo xúc tiến hỗ trợ hình thành các hình thức liên kết chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. - Hỗ trợ áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ bao gồm: (1) Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sử dụng giống, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM); (2) Chứng nhận, cấp Giấy chứng nhận lần đầu hoặc cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, chứng nhận sản phẩm theo VietGAP, chứng nhận nuôi trồng và khai thác dược liệu tuân thủ Thực hành nuôi trồng, khai thác dược liệu tốt,...; (3) Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại. - Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm, tối đa 3 vụ/chu kỳ sản xuất. - Hỗ trợ nâng cao năng lực sơ chế, chế biến (cơ giới hóa nông nghiệp, bảo quản chế biến, ứng dụng công nghệ cao; tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh tổng hợp nông nghiệp hiệu quả và bền vững,...), phát triển thị trường. | Các chủ thể tham gia trong các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT- BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Liên huyện: 1. Huyện Đăk Tô: Các xã Đăk Trăm, Văn Lem 2. Huyện Đăk Glei: Các xã Mường Hoong, Ngọc Linh, Xốp 3. Huyện Kon Rẫy: 6 xã 4. Huyện Tu Mơ Rông 5. Huyện Kon Plông: 9 xã 6. TP Kon Tum: Các xã, phường trên địa bàn thành phố. 7. Huyện la Hdrai: Xã la Dom, Ia Đal, Ia Tơi 8. Huyện Ngọc Hồi: Xã Đăk Xú 9. Huyện Sa Thầy: Các xã | Giai đoạn 2018-2020, thực hiện từ năm 2018 |
7 | Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm chanh dây (Theo Quyết định số 39/QĐ-UBND ngày 12/01/2018 của UBND tỉnh Kon Tum) | - Mục tiêu chung: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm trên đất trồng lúa. - Mục tiêu cụ thể: + Hình thành 06 vùng vùng sản xuất 200 ha chanh dây theo tiêu chí cánh đồng lớn. + Thành lập được 35 THT/HTX tại các huyện để hợp đồng xây dựng chuỗi giá trị sản xuất gắn với tiêu thụ ngô sinh khối. | - Xây dựng mới chuỗi giá trị đã có và chuỗi giá trị mới sản xuất gắn với tiêu thụ ngô sinh khối. - Hỗ trợ thuê chuyên gia tư vấn, nghiên cứu để xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển trị trường đối với chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng khoán việc. - Tập huấn nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân; hội thảo xúc tiến hỗ trợ hình thành các hình thức liên kết chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. - Hỗ trợ áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ bao gồm: (1) Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong việc kiểm soát sử dụng giống, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM); (2) Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại. - Hỗ trợ giống, vật tư, tối đa 3 vụ/chu kỳ sản xuất. - Hỗ trợ nâng cao năng lực sơ chế, chế biến (cơ giới hóa nông nghiệp, bảo quản chế biến, ứng dụng công nghệ cao; tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh tổng hợp nông nghiệp hiệu quả và bền vững,...), phát triển thị trường. | Các chủ thể tham gia trong các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT- BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Liên huyện: 1. Thành phố Kon Tum 2. Huyện Đăk Hà 3. Huyện Kon Rẫy 4. Huyện Ngọc Hồi 5. Huyện Đăk Tô 6. Huyện Sa Thầy | Giai đoạn 2018-2020, thực hiện từ năm 2019 |
8 | Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm sắn. (Theo Quyết định số 39/QĐ-UBND ngày 12/01/2018 của UBND tỉnh Kon Tum) | - Mục tiêu chung: Phát triển vùng nguyên liệu sắn bền vững trên địa bàn Thành phố Kon Tum, huyện Đăk Tô và Sa Thầy. - Mục tiêu cụ thể: + Hình thành vùng sản xuất 3.500 ha sắn theo tiêu chí cánh đồng lớn và áp dụng các biện pháp kỹ thuật sản xuất bền vững. + Có 05 tổ chức đại diện nông dân (tổ hợp tác, hợp tác xã) tại mỗi huyện được thành lập mới để hợp đồng để xây dựng chuỗi giá trị sản xuất gắn với tiêu thụ nguyên liệu sắn. | - Xây dựng chuỗi giá trị mới sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm sắn. - Hỗ trợ thuê chuyên gia tư vấn, nghiên cứu để xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển trị trường đối với chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng khoán việc. - Tập huấn nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân; hội thảo xúc tiến hỗ trợ hình thành các hình thức liên kết chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. - Hỗ trợ áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ bao gồm: (1) Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sử dụng giống mới, quản lý cây trồng tổng hợp (ICM); (2) Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại tiêu thụ các sản phẩm từ sắn. - Hỗ trợ giống, vật tư, tối đa 3 vụ/chu kỳ sản xuất. - Hỗ trợ nâng cao năng lực tổ chức, quản lý sản xuất bền vững. | Các chủ thể tham gia trong các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT- BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Liên huyện: 1. Thành phố Kon Tum 2. Huyện Đăk Tô 3. Huyện Sa Thầy | Giai đoạn 2018- 2020, thực hiện từ năm 2019 |
9 | Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả an toàn | - Mục tiêu chung: Hình thành các vùng chuyên canh sản xuất cây ăn quả đặc sản an toàn - Mục tiêu cụ thể: + Có 03-05 tổ chức đại diện nông dân (tổ hợp tác, hợp tác xã) được thành lập mới tại địa bàn các huyện triển khai dự án. + 20 ha cây ăn quả đặc sản (hồng, bơ, sầu riêng, cây có múi,...) được chứng nhận sản xuất sản xuất an toàn theo VietGAP, GLOBALG.A.P và được bao gói, dán nhãn sản phẩm có tích hợp Tem xác thực nguồn gốc sản phẩm trong quá trình tiêu thụ. | - Củng cố, nâng cấp chuỗi giá trị đã có và chuỗi giá trị mới sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả an toàn. - Hỗ trợ thuê chuyên gia tư vấn, nghiên cứu để xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển trị trường đối với chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng khoán việc. - Tập huấn nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân; hội thảo xúc tiến hỗ trợ hình thành các hình thức liên kết chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. - Hỗ trợ áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ bao gồm: (1) Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sử dụng giống kháng sâu bệnh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM); (2) Chứng nhận, cấp Giấy chứng nhận lần đầu hoặc cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, chứng nhận sản phẩm VietGAP, GLOBALG.A.P,...; (3) Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại. - Hỗ trợ nâng cao năng lực sơ chế, chế biến (cơ giới hóa nông nghiệp, bảo quản chế biến, ứng dụng công nghệ cao; tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh tổng hợp nông nghiệp hiệu quả và bền vững,...), phát triển thị trường,... | Các chủ thể tham gia trong các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT- BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Liên huyện: 1. Thành phố Kon Tum: Các xã, phường trên địa bàn thành phố. 2. Kon Plông: xã Măng Cành, Đăk Long. 3. Huyện Kon Rẫy: Xã Đăk Ruồng | Giai đoạn 2018- 2020, thực hiện từ năm 2018 |
10 | Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nuôi cá lồng bè trên lòng hồ thủy điện | - Mục tiêu chung: Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn theo hướng phát triển đa dạng hóa ngành nghề nông thôn gắn với khai thác lợi thế các lợi thế của các lòng hồ công trình thủy điện. - Mục tiêu cụ thể: + Hình thành 02 vùng vùng nuôi cá lồng bè có quy mô phù hợp trên lồng hồ các công trình thủy điện ở huyện Sa Thầy và Kon Rẫy. + Có từ 02 tổ chức đại diện nông dân trở lên (tổ hợp tác, hợp tác xã) được thành lập mới tại mỗi huyện để hợp đồng để xây dựng chuỗi giá trị sản xuất gắn với tiêu thụ cá. + Các khâu nuôi, sơ chế, chế biến các sản phẩm từ cá đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm. | - Xây dựng chuỗi giá trị mới sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm thủy sản an toàn. - Hỗ trợ thuê chuyên gia tư vấn, nghiên cứu để xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển trị trường đối với chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng khoán việc. - Tập huấn nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân; hội thảo xúc tiến hỗ trợ hình thành các hình thức liên kết chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. - Hỗ trợ áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ bao gồm: (1) Áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sử dụng giống mới, phòng trừ bệnh bằng thuốc có nguồn gốc sinh học; (2) Chứng nhận, cấp Giấy chứng nhận lần đầu hoặc cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, chứng nhận sản phẩm theo VietGAP,...; (3) Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại. - Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm, tối đa 3 vụ/chu kỳ sản xuất. - Hỗ trợ nâng cao năng lực sơ chế, chế biến (cơ giới hóa nông nghiệp, bảo quản chế biến, ứng dụng công nghệ cao; tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh tổng hợp nông nghiệp hiệu quả và bền vững,...), phát triển thị trường. | Các chủ thể tham gia trong các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT- BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Liên huyện: 1. Huyện Kon Rẫy: Các xã Đăk Ruồng, Đăk Pne. 2. Huyện Sa Thầy: Các xã, thị trấn | Giai đoạn 2018- 2020, thực hiện từ năm 2019 |
11 | Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm chuối. | - Mục tiêu chung: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ cao phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ chuối chất lượng cao phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. - Mục tiêu cụ thể: + Hình thành 03 vùng vùng trồng chuối có quy mô phù hợp trên địa bàn các huyện Tu Mơ Rông, Kon Rẫy và Đăk Hà. + Có từ 02 tổ chức đại diện nông dân trở lên (tổ hợp tác, hợp tác xã) được thành lập mới tại mỗi huyện để hợp đồng để xây dựng chuỗi giá trị sản xuất gắn với tiêu thụ chuối. + Các khâu trồng, sơ chế, chế biến các sản phẩm đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm. | - Xây dựng chuỗi giá trị mới sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chuối. - Hỗ trợ thuê chuyên gia tư vấn, nghiên cứu để xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển trị trường đối với chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng khoán việc. - Tập huấn nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân; hội thảo xúc tiến hỗ trợ hình thành các hình thức liên kết chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. - Hỗ trợ áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ bao gồm: (1) Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sử dụng giống kháng sâu bệnh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM); (2) Chứng nhận, cấp Giấy chứng nhận lần đầu hoặc cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, chứng nhận sản phẩm theo VietGAP,...; (3) Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại. - Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm, tối đa 3 vụ/chu kỳ sản xuất. - Hỗ trợ nâng cao năng lực sơ chế, chế biến (cơ giới hóa nông nghiệp, bảo quản chế biến, ứng dụng công nghệ cao; tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh tổng hợp nông nghiệp hiệu quả và bền vững,...), phát triển thị trường. | Các chủ thể tham gia trong các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT- BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Liên huyện: 1. Huyện Kon Rẫy: Xã Đăk Tờ Re, Đăk Tơ Lung 2. Huyện Tu Mơ rông 3. Huyện Đăk Hà: Xã Đăk La | Giai đoạn 2018- 2020, thực hiện từ năm 2019 |
12 | Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm khoai lang Nhật Bản, đậu đỗ. | - Mục tiêu chung: Chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm trên đất trồng lúa thiếu nước tưới vụ Đông-Xuân, tăng hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích, phục vụ hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. - Mục tiêu cụ thể: + Hình thành 02 vùng vùng trồng khoai lang Nhật Bản, đậu đỗ có quy mô phù hợp trên địa bàn các huyện Kon Rẫy và Thành phố Kon Tum. + Có từ 02 tổ chức đại diện nông dân trở lên (tổ hợp tác, hợp tác xã) được thành lập mới tại mỗi huyện để hợp đồng để xây dựng chuỗi giá trị sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. + Các khâu trồng, sơ chế, chế biến các sản phẩm đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm. | - Xây dựng chuỗi giá trị mới sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chuối. - Hỗ trợ thuê chuyên gia tư vấn, nghiên cứu để xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển trị trường đối với chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng khoán việc. - Tập huấn nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân; hội thảo xúc tiến hỗ trợ hình thành các hình thức liên kết chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. - Hỗ trợ áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ bao gồm: (1) Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sử dụng giống kháng sâu bệnh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM); (2) Chứng nhận, cấp Giấy chứng nhận lần đầu hoặc cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, chứng nhận sản phẩm theo VietGAP,...; (3) Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại. - Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm, tối đa 3 vụ/chu kỳ sản xuất. - Hỗ trợ nâng cao năng lực sơ chế, chế biến (cơ giới hóa nông nghiệp, bảo quản chế biến, ứng dụng công nghệ cao; tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh tổng hợp nông nghiệp hiệu quả và bền vững,...), phát triển thị trường. | Các chủ thể tham gia trong các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT- BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Liên huyện: 1. Thành phố Kon Tum: Các xã, phường trên địa bàn thành phố có diện tích lúa 1 vụ thường xuyên thiếu nước như: xã Đoàn Kết, phường Trần Hưng Đạo, Hòa Bình, la Chim,... 2. Kon Rẫy: 6 xã | Giai đoạn 2018- 2020, thực hiện từ năm 2018 |
13 | Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm cao su | - Mục tiêu chung: Phát triển bền vững vùng nguyên liệu cao su, cung cấp nguồn nguyên liệu chế biến cho các doanh nghiệp, góp phần phát triển cây cao su, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân. - Mục tiêu cụ thể: + Hình thành 02 mô hình liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm cao su theo tiêu chí cánh đồng lớn trên địa bàn các huyện Đăk Tô, Sa Thầy. + Có từ 02 tổ chức đại diện nông dân trở lên (tổ hợp tác, hợp tác xã) được thành lập mới tại mỗi huyện để hợp đồng để xây dựng chuỗi giá trị sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. | - Xây dựng chuỗi giá trị mới sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chuối. - Hỗ trợ thuê chuyên gia tư vấn, nghiên cứu để xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển trị trường đối với chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng khoán việc. - Tập huấn nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân; hội thảo xúc tiến hỗ trợ hình thành các hình thức liên kết chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. - Hỗ trợ áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ bao gồm: (1) Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong trồng trọt; (2) Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại. - Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm, tối đa 3 vụ/chu kỳ sản xuất. - Hỗ trợ nâng cao năng lực sơ chế, chế biến (cơ giới hóa; bảo quản chế biến, ứng dụng công nghệ cao; tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh tổng hợp nông nghiệp hiệu quả và bền vững,...), phát triển thị trường. | Các chủ thể tham gia trong các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT- BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Liên huyện: 1. Huyện Đăk Tô: Các xã, thị trấn 2. Huyện Sa Thầy: Các xã, thị trấn | Giai đoạn 2018-2020, thực hiện từ năm 2019 |
14 | Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ bò thịt thương phẩm. | - Mục tiêu chung: Chuyển đổi cơ cấu sản xuất thành vùng liên kết chăn nuôi bò thịt tập trung, nâng cao năng suất, chất lượng đàn gia súc tại địa phương, đảm bảo an toàn thực phẩm. - Mục tiêu cụ thể: + Hình thành 02 mô hình liên kết chăn nuôi bò thịt thương phẩm. + Có từ 02 tổ chức đại diện nông dân trở lên (tổ hợp tác, hợp tác xã) được thành lập mới tại mỗi huyện để hợp đồng xây dựng chuỗi giá trị sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm bò thịt. + Các khâu nuôi, sơ chế, chế biến bò thịt đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm. | - Xây dựng chuỗi giá trị mới sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chuối. - Hỗ trợ thuê chuyên gia tư vấn, nghiên cứu để xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển trị trường đối với chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng khoán việc. - Tập huấn nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân; hội thảo xúc tiến hỗ trợ hình thành các hình thức liên kết chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. - Hỗ trợ áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ bao gồm: (1) Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn nuôi bò thịt; (2) Chứng nhận, cấp Giấy chứng nhận lần đầu hoặc cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở chăn nuôi và sơ chế, chế biến; (3) Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại. - Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm, tối đa 3 vụ/chu kỳ sản xuất. - Hỗ trợ nâng cao năng lực sơ chế, chế biến (bảo quản chế biến, ứng dụng công nghệ cao; tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh tổng hợp nông nghiệp hiệu quả và bền vững,...), phát triển thị trường. | Các chủ thể tham gia trong các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT- BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Liên huyện: 1. Huyện Kon Rẫy: Xã Đăk Ruồng, Xã Đăk Tơ Lung. 2. Huyện Sa Thầy: Các xã, thị trấn 3. Huyện Tu Mơ Rông: Các xã | Giai đoạn 2018- 2020, thực hiện từ năm 2018 |
15 | Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm heo bản địa. | Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm sản phẩm heo bản địa. | - Xây dựng chuỗi giá trị mới sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. - Hỗ trợ thuê chuyên gia tư vấn, nghiên cứu để xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển trị trường đối với chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng khoán việc. - Tập huấn nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân; hội thảo xúc tiến hỗ trợ hình thành các hình thức liên kết chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. - Hỗ trợ áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ bao gồm: (1) Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn nuôi; (2) Chứng nhận, cấp Giấy chứng nhận lần đầu hoặc cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y, chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở chăn nuôi và sơ chế, chế biến; (3) Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại. - Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm, tối đa 3 vụ/chu kỳ sản xuất. - Hỗ trợ nâng cao năng lực sơ chế, chế biến (bảo quản chế biến, ứng dụng công nghệ cao; tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh tổng hợp nông nghiệp hiệu quả và bền vững,...), phát triển thị trường. | Các chủ thể tham gia trong các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT- BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Liên huyện: 1. Huyện Đăk Tô, 2. Huyện Ngọc Hồi: Xã Đăk Ang, Đăk Nông | Giai đoạn 2018-2020, thực hiện từ năm 2018 |
1 | Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gà, vịt. | Giải quyết vấn đề tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và quản lý chất lượng, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất. | - Xây dựng chuỗi giá trị mới sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chuối. - Hỗ trợ thuê chuyên gia tư vấn, nghiên cứu để xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển trị trường đối với chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng khoán việc. - Tập huấn nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân; hội thảo xúc tiến hỗ trợ hình thành các hình thức liên kết chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. - Hỗ trợ áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ bao gồm: (1) Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn nuôi; (2) Chứng nhận, cấp Giấy chứng nhận lần đầu hoặc cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y, chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở chăn nuôi và sơ chế, chế biến; (3) Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại. - Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm, tối đa 3 vụ/chu kỳ sản xuất. - Hỗ trợ nâng cao năng lực sơ chế, chế biến (bảo quản chế biến, ứng dụng công nghệ cao; tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh tổng hợp nông nghiệp hiệu quả và bền vững,...), phát triển thị trường. | Các chủ thể tham gia trong các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT-BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Thôn 7, xã Ngọc Wang, huyện Đăk Hà | Giai đoạn 2018- 2020 |
2 | Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm lúa gạo đỏ gắn với xây dựng thương hiệu gạo đỏ Măng Đen. (Theo Quyết định số 39/QĐ-UBND ngày 12/01/2018 của UBND tỉnh Kon Tum) | Mục tiêu: Sản xuất gắn với tiêu thụ gạo đỏ tạ xã Măng Bút theo tiêu chuẩn an toàn, hướng đến sản xuất ra sản phẩm sạch và xây dựng thương hiệu gạo đỏ Măng đen. | - Xây dựng chuỗi giá trị mới sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. - Hỗ trợ thuê chuyên gia tư vấn, nghiên cứu để xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển trị trường đối với chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng khoán việc. - Tập huấn nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân; hội thảo xúc tiến hỗ trợ hình thành các hình thức liên kết chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. - Hỗ trợ áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ bao gồm: (1) Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất; (2) Chứng nhận, cấp Giấy chứng nhận lần đầu hoặc cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm và sơ chế, chế biến; (3) Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại. - Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm, tối đa 3 vụ/chu kỳ sản xuất. - Hỗ trợ nâng cao năng lực sơ chế, chế biến (bảo quản chế biến, ứng dụng công nghệ cao; tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh tổng hợp nông nghiệp hiệu quả và bền vững,...), phát triển thị trường. | Các chủ thể tham gia trong các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT- BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Huyện Kon Plông (Sản xuất tại xã Măng Bút. Các tổ hợp tác tại xã Măng Bút. Hợp tác xã trên địa bàn huyện. Doanh nghiệp có đầy đủ năng lực tham gia chuỗi liên kết) | 2018-2020 |
3 | Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm mật ong rừng. | Mục tiêu: Sản xuất, chế biến và tiêu thụ mật ong rừng; liên kết doanh nghiệp, HTX... để tiêu thụ sản phẩm. | - Xây dựng chuỗi giá trị mới sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. - Hỗ trợ thuê chuyên gia tư vấn, nghiên cứu để xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển trị trường đối với chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng khoán việc. - Tập huấn nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân; hội thảo xúc tiến hỗ trợ hình thành các hình thức liên kết chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. - Hỗ trợ áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ bao gồm: (1) Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất; (2) Chứng nhận, cấp Giấy chứng nhận lần đầu hoặc cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm và sơ chế, chế biến; (3) Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại. - Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm, tối đa 3 vụ/chu kỳ sản xuất. - Hỗ trợ nâng cao năng lực sơ chế, chế biến (bảo quản chế biến, ứng dụng công nghệ cao; tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh tổng hợp nông nghiệp hiệu quả và bền vững,...), phát triển thị trường. | Các chủ thể tham gia trong các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT- BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Huyện Kon Plông (Sản xuất trên địa bàn 9 xã (tập trung tại xã Măng Bút); các tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp có đủ năng lực tham gia chuỗi liên kết) | 2018-2020 |
4 | Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi nuôi dê | Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân | - Xây dựng chuỗi giá trị mới sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. - Hỗ trợ thuê chuyên gia tư vấn, nghiên cứu để xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển trị trường đối với chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng khoán việc. - Tập huấn nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân; hội thảo xúc tiến hỗ trợ hình thành các hình thức liên kết chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. - Hỗ trợ áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ bao gồm: (1) Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn nuôi; (2) Chứng nhận, cấp Giấy chứng nhận lần đầu hoặc cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y, chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở chăn nuôi và sơ chế, chế biến; (3) Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại. - Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm, tối đa 3 vụ/chu kỳ sản xuất. - Hỗ trợ nâng cao năng lực sơ chế, chế biến (bảo quản chế biến, ứng dụng công nghệ cao; tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh tổng hợp nông nghiệp hiệu quả và bền vững,...), phát triển thị trường. | Các chủ thể tham gia trong các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT- BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy | 2018-2020 |
5 | Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trồng dâu nuôi tằm | Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân | - Xây dựng chuỗi giá trị mới sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. - Hỗ trợ thuê chuyên gia tư vấn, nghiên cứu để xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển trị trường đối với chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng khoán việc. - Tập huấn nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân; hội thảo xúc tiến hỗ trợ hình thành các hình thức liên kết chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. - Hỗ trợ áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ bao gồm: (1) Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất; (2) Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại. - Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm, tối đa 3 vụ/chu kỳ sản xuất. - Hỗ trợ nâng cao năng lực sơ chế, chế biến (chế biến, ứng dụng công nghệ cao; tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh tổng hợp nông nghiệp hiệu quả và bền vững,...), phát triển thị trường. | Các chủ thể tham gia trong các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT- BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy | 2018-2020 |
6 | Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm cá nước ngọt | Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân | - Xây dựng chuỗi giá trị mới sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. - Hỗ trợ thuê chuyên gia tư vấn, nghiên cứu để xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển trị trường đối với chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng khoán việc. - Tập huấn nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân; hội thảo xúc tiến hỗ trợ hình thành các hình thức liên kết chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. - Hỗ trợ áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ bao gồm: (1) Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn nuôi; (2) Chứng nhận, cấp Giấy chứng nhận lần đầu hoặc cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y, chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở chăn nuôi và sơ chế, chế biến; (3) Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại. - Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm, tối đa 3 vụ/chu kỳ sản xuất. - Hỗ trợ nâng cao năng lực sơ chế, chế biến (bảo quản chế biến, ứng dụng công nghệ cao; tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh tổng hợp nông nghiệp hiệu quả và bền vững,...), phát triển thị trường. | Các chủ thể tham gia trong các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT- BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Huyện Kon Rẫy (trên địa bàn 6 xã) | 2018-2020 |
7 | Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm lúa nếp đen | Nhằm nâng cao giá trị, chất lượng hạt lúa nếp đen, phát triển sản phẩm chủ lực trên địa bàn xã Sa Loong, Đăk Ang | - Xây dựng chuỗi giá trị mới sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. - Hỗ trợ thuê chuyên gia tư vấn, nghiên cứu để xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển trị trường đối với chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng khoán việc. - Tập huấn nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân; hội thảo xúc tiến hỗ trợ hình thành các hình thức liên kết chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. - Hỗ trợ áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ bao gồm: (1) Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất; (2) Chứng nhận, cấp Giấy chứng nhận lần đầu hoặc cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm và sơ chế, chế biến; (3) Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại. - Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm, tối đa 3 vụ/chu kỳ sản xuất. - Hỗ trợ nâng cao năng lực sơ chế, chế biến (bảo quản chế biến, ứng dụng công nghệ cao; tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh tổng hợp nông nghiệp hiệu quả và bền vững,...), phát triển thị trường. | Các chủ thể tham gia trong các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT- BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Xã Sa Loong, Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi | 2018-2020 |
8 | Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm heo an toàn | Xây dựng, củng cố thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm | - Xây dựng chuỗi giá trị mới sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. - Hỗ trợ thuê chuyên gia tư vấn, nghiên cứu để xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển trị trường đối với chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng khoán việc. - Tập huấn nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân; hội thảo xúc tiến hỗ trợ hình thành các hình thức liên kết chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. - Hỗ trợ áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ bao gồm: (1) Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn nuôi; (2) Chứng nhận, cấp Giấy chứng nhận lần đầu hoặc cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y, chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở chăn nuôi và sơ chế, chế biến; (3) Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại. - Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm, tối đa 3 vụ/chu kỳ sản xuất. - Hỗ trợ nâng cao năng lực sơ chế, chế biến (bảo quản chế biến, ứng dụng công nghệ cao; tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh tổng hợp nông nghiệp hiệu quả và bền vững,...), phát triển thị trường. | Các chủ thể tham gia trong các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT- BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Xã Đăk Kan, huyện Ngọc Hồi | 2018-2020 |
9 | Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm rượu ghè men lá, rễ cây | Bảo tồn, đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa địa phương | - Xây dựng chuỗi giá trị mới sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. - Hỗ trợ thuê chuyên gia tư vấn, nghiên cứu để xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển trị trường đối với chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng khoán việc. - Tập huấn nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân; hội thảo xúc tiến hỗ trợ hình thành các hình thức liên kết chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. - Hỗ trợ áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ bao gồm: (1) Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất; (2) Chứng nhận, cấp Giấy chứng nhận lần đầu hoặc cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho sơ chế, chế biến; (3) Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại. - Hỗ trợ vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm, tối đa 3 vụ/chu kỳ sản xuất. - Hỗ trợ nâng cao năng lực sơ chế, chế biến (bảo quản chế biến, ứng dụng công nghệ cao; tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh tổng hợp nông nghiệp hiệu quả và bền vững,...), phát triển thị trường. | Các chủ thể tham gia trong các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT- BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Xã Đăk Nông, Bờ Y, huyện Ngọc Hồi | 2018-2020 |
10 | Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm gà thả vườn | Xây dựng, củng cố thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm | - Xây dựng chuỗi giá trị mới sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. - Hỗ trợ thuê chuyên gia tư vấn, nghiên cứu để xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển trị trường đối với chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng khoán việc. - Tập huấn nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân; hội thảo xúc tiến hỗ trợ hình thành các hình thức liên kết chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. - Hỗ trợ áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ bao gồm: (1) Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn nuôi; (2) Chứng nhận, cấp Giấy chứng nhận lần đầu hoặc cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y, chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở chăn nuôi và sơ chế, chế biến; (3) Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại. - Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm, tối đa 3 vụ/chu kỳ sản xuất. - Hỗ trợ nâng cao năng lực sơ chế, chế biến (bảo quản chế biến, ứng dụng công nghệ cao; tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh tổng hợp nông nghiệp hiệu quả và bền vững,...), phát triển thị trường. | Các chủ thể tham gia trong các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT- BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi | 2018-2020 |
11 | Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm dệt thổ cẩm. | Bảo tồn, đa dạng hóa sản phẩm từ vải thổ cẩm. | - Xây dựng chuỗi giá trị mới sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. - Hỗ trợ thuê chuyên gia tư vấn, nghiên cứu để xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển trị trường đối với chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng khoán việc. - Tập huấn nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân; hội thảo xúc tiến hỗ trợ hình thành các hình thức liên kết chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. - Hỗ trợ áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ bao gồm: (1) Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất; (2) Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại. - Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm, tối đa 3 vụ/chu kỳ sản xuất. - Hỗ trợ nâng cao năng lực sơ chế, chế biến (bảo quản chế biến, ứng dụng công nghệ cao; tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh tổng hợp nông nghiệp hiệu quả và bền vững,...), phát triển thị trường. | Các chủ thể tham gia trong các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT- BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi | 2018-2020 |
12 | Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm cây lâm nghiệp trên đất trống, đồi núi trọc, đất bạc màu,... | Phát triển, mở rộng các diện tích trồng cây lâm nghiệp, phủ xanh đất trống, núi trọc, đất bạc màu... góp phần tăng thu nhập cho người dân | - Xây dựng chuỗi giá trị mới sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. - Hỗ trợ thuê chuyên gia tư vấn, nghiên cứu để xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển trị trường đối với chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng khoán việc. - Tập huấn nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân; hội thảo xúc tiến hỗ trợ hình thành các hình thức liên kết chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. - Hỗ trợ áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ bao gồm: (1) Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất; (2) Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại. - Hỗ trợ giống, vật tư, tối đa 3 vụ/chu kỳ sản xuất. - Hỗ trợ nâng cao năng lực sơ chế, chế biến (bảo quản chế biến, ứng dụng công nghệ cao; tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh tổng hợp nông nghiệp hiệu quả và bền vững,...), phát triển thị trường. | Các chủ thể tham gia trong các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT- BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các xã, thị trấn, huyện Sa Thầy | 2018-2020 |
13 | Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ giống bò lai sinh sản bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. | Phát triển đàn bò vàng địa phương theo hướng nâng cao chất lượng, tầm vóc, hướng đến phát triển chăn nuôi bò bền vững và nâng cao giá trị gia tăng. | - Xây dựng chuỗi giá trị mới sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. - Hỗ trợ thuê chuyên gia tư vấn, nghiên cứu để xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển trị trường đối với chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng khoán việc. - Tập huấn nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân; hội thảo xúc tiến hỗ trợ hình thành các hình thức liên kết chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. - Hỗ trợ áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ bao gồm: (1) Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn nuôi; (2) Chứng nhận, cấp Giấy chứng nhận lần đầu hoặc cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y cho cơ sở chăn nuôi; (3) Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại. - Hỗ trợ giống, vật tư, tối đa 3 vụ/chu kỳ sản xuất. - Hỗ trợ nâng cao năng lực (ứng dụng công nghệ cao; tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh tổng hợp nông nghiệp hiệu quả và bền vững,...), phát triển thị trường. | Các chủ thể tham gia trong các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT- BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Huyện Đăk Glei | 2018-2020 |
14 | Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ giống dược liệu địa phương (Đảng sâm, sâm Ngọc Linh, ngũ vị tử,...). | - Liên kết phát triển ngành nghề sản xuất giống dược liệu có giá trị kinh tế cao ở nông thôn từ khai thác lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên của địa phương. - Cung ứng nguồn giống dược liệu địa phương đảm bảo nguồn gốc, chất lượng cho các địa phương đầu tư mở rộng phát triển dược liệu. | - Xây dựng chuỗi giá trị mới sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm giống dược liệu. - Hỗ trợ thuê chuyên gia tư vấn, nghiên cứu để xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển trị trường đối với chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng khoán việc. - Tập huấn nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân; hội thảo xúc tiến hỗ trợ hình thành các hình thức liên kết chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. - Hỗ trợ áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ bao gồm: (1) Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất giống dược liệu, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM); (2) Chứng nhận, công bố hợp quy giống cây trồng; (3) Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại. - Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm, tối đa 3 vụ/chu kỳ sản xuất. - Hỗ trợ nâng cao năng lực sơ chế, chế biến (cơ giới hóa nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao; tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh tổng hợp nông nghiệp hiệu quả và bền vững,...), phát triển thị trường. | Các chủ thể tham gia trong các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT- BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Huyện Đăk Glei (các xã Mường Hoong, Ngọc Linh, Xốp) | Từ năm 2018 |
15 | Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ giống bò vàng sinh sản địa phương. | Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi. | - Xây dựng chuỗi giá trị mới sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. - Hỗ trợ thuê chuyên gia tư vấn, nghiên cứu để xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển trị trường đối với chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng khoán việc. - Tập huấn nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân; hội thảo xúc tiến hỗ trợ hình thành các hình thức liên kết chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. - Hỗ trợ áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ bao gồm: (1) Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn nuôi; (2) Chứng nhận, cấp Giấy chứng nhận lần đầu hoặc cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y cho cơ sở chăn nuôi; (3) Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại. - Hỗ trợ giống, vật tư, tối đa 3 vụ/chu kỳ sản xuất. - Hỗ trợ nâng cao năng lực (ứng dụng công nghệ cao; tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh tổng hợp nông nghiệp hiệu quả và bền vững,...), phát triển thị trường. | Các chủ thể tham gia trong các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT- BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Xã Đăk Ruồng, Xã Đăk Tơ Lung, huyện Kon Rẫy | 2018-2020 |
- 1Nghị quyết 21/2017/NQ-HĐND về thông qua danh mục dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng phải thu hồi đất và danh mục các dự án phải chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ đất rừng đặc dụng thực hiện trong năm 2018 thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh chấp thuận; danh mục dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 2Quyết định 463/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt danh mục dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm thực hiện Chương hình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Điện Biên giai đoạn 2018-2020
- 3Quyết định 1560/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Danh mục các dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Sơn La giai đoạn 2016-2020
- 4Quyết định 1080/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Danh mục dự án phát triển liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm thực hiện giai đoạn 2018 -2020 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Quyết định 1600/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 43/2017/TT-BTC về quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020
- 4Thông tư 05/2017/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 4781/QĐ-BNN-VPĐP năm 2017 về Sổ tay hướng dẫn phát triển sản xuất trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Nghị quyết 21/2017/NQ-HĐND về thông qua danh mục dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng phải thu hồi đất và danh mục các dự án phải chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ đất rừng đặc dụng thực hiện trong năm 2018 thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh chấp thuận; danh mục dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 7Quyết định 463/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt danh mục dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm thực hiện Chương hình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Điện Biên giai đoạn 2018-2020
- 8Quyết định 1560/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Danh mục các dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Sơn La giai đoạn 2016-2020
Quyết định 671/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt danh mục dự án phát triển liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm thực hiện trong giai đoạn 2018-2020 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- Số hiệu: 671/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/07/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Người ký: Nguyễn Văn Hòa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/07/2018
- Ngày hết hiệu lực: 12/10/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra