Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 67-HĐBT

Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 1986

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG 67-HĐBT NGÀY 6-6-1986 VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH MỘT SỐ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN THUỘC HUYỆN ĐẠ HUOAI, HUYỆN ĐƠN DƯƠNG, HUYỆN DI LINH VÀ THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT THUỘC TỈNH LÂM ĐỒNG

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Căn cứ Điều 107 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 18-12-1980;
Căn cứ Điều 16 của Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981;
Căn cứ Quyết định số 214-CP của Hội đồng Chính phủ ngày 21-11-1970;
Căn cứ Quyết định số 64b-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 12-9-1981;
Xét đề nghị của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng và Ban Tổ chức của Chính phủ;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. - Nay điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, phường, thị trấn của các huyện Đạ Huoai, Đơn Dương, Di Linh và thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng như sau:

A. Huyện Đạ Huoai:

1. Chia xã Đạ Pâlơa thành 2 xã lấy tên là xã Đạ Pâlơa và xã Đoàn Kết:

- Xã Đạ Pâlơa có 9.100 hécta đất với 1.102 nhân khẩu.

Địa giới xã Đạ Pâlơa ở phía Đông giáp huyện Bảo Lộc; phía Tây giáp xã Madagui và tỉnh Thuận Hải; phía Nam giáp xã Đoàn Kết; phía Bắc giáp xã Hà Lâm, xã Đạ Mâri và thị trấn Đạ Mâri.

- Xã Đoàn Kết có 9.900 hécta đất với 269 nhân khẩu.

Địa giới xã Đoàn Kết ở phía Đông giáp huyện Bảo Lộc; phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Thuận Hải; phía Bắc giáp xã Đạ Pâlơa.

2. Chia xã Đạ Mâri thành 3 xã lấy tên là xã Đạ Mâri, xã Hà Lâm và thị trấn Đạ Mâri:

- Xã Đạ Mâri có 10.636 hécta đất với 343 nhân khẩu.

Địa giới xã Đạ Mâri ở phía Đông và phía Bắc giáp huyện Bảo Lộc; phía Tây giáp xã Hà Lâm; phía Nam giáp xã Đạ Pâlơa và thị trấn Đạ Mâri.

- Xã Hà Lâm có 7.750 hécta đất với 706 nhân khẩu.

Địa giới xã Hà Lâm ở phía Đông giáp xã Đạ Mâri; phía Tây giáp xã Đạ Tồn; phía Nam giá thị trấn Madagui; phía Bắc giáp xã Đạ Oai.

- Thị trấn Đạ Mâri có 2884 hécta đất với 1.108 nhân khẩu.

Địa giới thị trấn Đạ Mâri ở phía Đông và phía Bắc giáp xã Đạ Mâri; phía Tây giáp xã Hà Lâm; phía Nam giáp xã Đạ Pâlơa.

3. Chia xã Đạ Oai thành 2 xã lấy tên là xã Đạ Oai và xã Đạ Tồn:

- Xã Đạ Oai có 4.160 hécta đất với 3.277 nhân khẩu.

Địa giới xã Đạ Oai ở phía Đông giáp xã Đạ Tồn; phía Tây giáp xã Đạ Kho và xã Madagui; phía Nam giáp xã Đạ Tồn, xã Madagui và tỉnh Đồng Nai; phía Bắc giáp xã Đạ Oai và xã Triệu Hải.

- Xã Đạ Tồn có 8.340 hécta đất với 967 nhân khẩu.

Địa giới xã Đạ tồn ở phía Đông giáp Hà Lâm; phía Tây giáp xã Đạ Oai; phía Nam giáp xã Madagui và xã Hà Lâm; phía Bắc giáp huyện Bảo Lộc.

4. Chia xã Triệu Hải thành 2 xã lấy tên là xã Triệu Hải và xã Quảng Trị:

- Xã Triệu Hải có 6.450 hécta đất với 2.123 nhân khẩu.

Địa giới xã Triệu Hải ở phía Đông giáp xã Đạ Tồn; phía Tây giáp xã Đạ Kho; phía Nam giáp xã Đạ Oai; phía Bắc giáp xã Quảng trị.

- Xã Quảng trị có 7.700 hécta đất với 1.400 nhân khẩu.

Địa giới xã Quảng Trị ở phía Đông giáp huyện Bảo Lộc; phía Tây giáp xã Hà Đông; phía Nam giáp xã Triệu Hải; phía Bắc giáp xã Quảng trị và Mỹ Đức.

5. Chia xã Hà Đông thành 3 xã lấy tên là xã Hà Đông, xã Mỹ Đức và xã Quốc Oai:

- Xã Hà Đông có 700 hécta đất với 2.080 nhân khẩu.

Địa giới xã Hà Đông ở phía Đông và phía Nam giáp xã Quảng Trị; phía Tây giáp xã Quốc Oai và thị trấn Đạ Tẻh; phía Bắc giáp xã Mỹ Đức.

- Xã Mỹ Đức có 7.500 hécta đất với 3.252 nhân khẩu.

Địa giới xã Mỹ Đức ở phía Đông và phía Nam giáp xã Quảng Trị; phía Tây giáp xã Quốc Oai; phía Bắc giáp huyện Bảo Lộc.

- Xã Quốc Oai có 9.000 hécta đất với 2.302 nhân khẩu.

Địa giới xã Quốc Oai ở phía Đông giáp xã Mỹ Đức và xã Hà Đông; phía Tây giáp xã An Nhơn; phía Nam giáp thị trấn Đạ Tẻh; phía Bắc giáp huyện Bảo Lộc.

6. Chia xã Đạ Lây thành 2 xã lấy tên là xã Đạ Lây và xã Hương Lâm:

- Xã Đạ Lây có 2.200 hécta đất với 2.956 nhân khẩu.

Địa giới xã Đạ Lây ở phía Đông giáp xã Hương Lâm; phía Tây giáp xã Quảng Ngãi; phía Nam giáp tỉnh Đồng Nai; phía Bắc giáp xã Quảng Ngãi và Hương Lâm.

- Xã Hương Lâm có 1.800 hécta đất với 715 nhân khẩu.

Địa giới xã Hương Lâm ở phía Đông giáp xã An Nhơn; phía Tây giáp xã Đạ Lây; phía Nam giáp tỉnh Đồng Nai; phía Bắc giáp xã Quảng Ngãi và An Nhơn.

7. Chia xã Quảng Ngãi thành 2 xã lấy tên là xã Quảng Ngãi và xã Tư Nghĩa:

- Xã Quảng Ngãi có 3.700 hécta đất với 2.076 nhân khẩu.

Địa giới xã Quảng Ngãi ở phía Đông giáp xã Đạ Lây và xã An Nhơn; phía Tây giáp xã Tư Nghĩa; phía Nam giáp tỉnh Đồng Nai; phía Bắc giáp huyện Bảo Lộc.

- Xã Tư Nghĩa có 3.300 hécta đất với 2.190 nhân khẩu.

Địa giới xã Tư nghĩa ở phía Đông giáp xã Quảng Ngãi; phía Tây giáp xã Mỹ Lâm; phía Nam giáp tỉnh Đồng Nai; phía Bắc giáp huyện Bảo Lộc.

8. Chia xã Phù Mỹ thành 2 xã lấy tên là xã Phù Mỹ và xã Mỹ Lâm:

- Xã Phù Mỹ có 700 hécta đất với 1.789 nhân khẩu.

Địa giới xã Phù Mỹ ở phía Đông giáp xã Tư Nghĩa; phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Đồng Nai; phía Bắc giáp xã Mỹ Lâm.

- Xã Mỹ Lâm có 5.500 hécta đất với 1.666 nhân khẩu.

Địa giới xã Mỹ Lâm ở phía Đông giáp xã Tư Nghĩa; phía Tây giáp xã Nam Ninh và thị trấn Đồng Nai; phía Nam giáp xã Phù Mỹ; phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk.

9. Chia xã Đồng Nai thành 5 đơn vị hành chính lấy tên xã Đức Phổ, xã Nam Ninh, xã Gia Viễn, xã Tiên Hoàng và thị trấn Đồng Nai:

- Địa giới xã Đức Phổ ở phía Đông giáp thị trấn Đồng Nai và tỉnh Đồng Nai; phía Tây giáp xã Phước Cát 1; phía Nam giáp tỉnh Đồng Nai; phía Bắc giáp xã Gia Viễn.

- Xã Nam Ninh có 4.480 hécta đất với 2.640 nhân khẩu.

Địa giới xã Nam Ninh ở phía Đông giáp xã Mỹ Lâm và xã Phù Mỹ; phía Tây giáp xã Tiên Hoàng và thị trấn Đồng Nai; phía Nam giáp thị trấn Đồng Nai; phía Bắc giáp tỉnh Sông Bé.

- Xã Gia Viễn có 5.940 hécta đất với 2.699 nhân khẩu.

Địa giới xã Gia Viễn ở phía Đông giáp xã Nam Ninh và xã Tiên Hoàng; phía Tây giáp xã Phước Cát 1 và xã Phước Cát 2; phía Nam giáp xã Đức Phổ và thị trấn Đồng Nai; phía Bắc giáp xã Tiên Hoàng.

- Xã Tiên Hoàng có 6.280 hécta đất với 2.050 nhân khẩu.

Địa giới xã Tiên Hoàng ở phía Đông giáp xã Nam Ninh; phía Tây và phía Nam giáp xã Gia Viễn; phía Bắc giáp xã Nam Ninh và tỉnh Sông Bé.

- Thị trấn Đồng Nai có 1.050 hécta đất với 3.911 nhân khẩu.

Địa giới thị trấn Đồng Nai ở phía Đông giáp xã Mỹ Lâm; phía Tây giáp xã Đức Phổ; phía Nam giáp tỉnh Đồng Nai; phía Bắc giáp xã Gia Viễn và xã Nam Ninh.

10. Chia xã Phước cát thành 2 xã lấy tên là xã Phước Cát 1 và xã Phước Cát 2:

- Xã Phước Cát 1 có 1.950 hécta đất với 2.557 nhân khẩu.

Địa giới xã Phước Cát 1 ở phía Đông giáp xã Đức Phổ; phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Sông Bé; phía Bắc giáp xã Phước Cát 2.

- Xã Phước Cát 2 có 1.750 hécta đất với 1.061 nhân khẩu.

Địa giới xã Phước Cát 2 ở phía Đông và phía Nam giáp xã Phước Cát 1; phía Tây giáp tỉnh Sông Bé; phía Bắc giáp xã Gia Viễn.

B. Huyện Đơn Dương:

1. Chia xã Đà Loan thành 2 xã lấy tên là xã Đà Loan và xã Ta Năng:

- Xã Đà Loan có 6300 hécta đất với 4714 nhân khẩu.

Địa giới xã Đà Loan ở phía Đông giáp xã Ta Năng; phía Tây giáp xã Ninh Loan và xã Tà Hine; phía Nam giáp tỉnh Thuận Hải; phía Bắc giáp xã Tà Hine.

- Xã Ta Năng có 23.500 hécta đất với 1.734 nhân khẩu.

Địa giới xã Ta Năng ở phía Đông và phía Nam giáp tỉnh Thuận hải; phía Tây giáp xã Đà Loan; phía Bắc giáp xã Tu Tra và xã Ka Đơn.

2. Chia xã Ninh Loan thành 2 xã lấy tên là xã Ninh Loan và xã Tà Hine.

- Xã Ninh Loan có 4.600 hécta đất với 2.631 nhân khẩu.

Địa giới xã Ninh Loan ở phía Đông giáp xã Đà Loan và xã Tà Hine; phía Tây giáp huyện Di Linh; phía Nam giáp tỉnh Thuận hải; phía Bắc giáp xã Tà Hine.

- Xã Tà Hine có 9.300 hécta đất với 1.374 nhân khẩu.

Địa giới xã Tà Hine ở phía Đông giáp xã Tu Tra và xã Ta Năng; phía Tây giáp huyện Di Linh; phía Nam giáp xã Đà Loan và xã Ninh Loan; phía Bắc giáp huyện Đức Trọng.

C. Huyện Di Linh:

Chia xã Đinh Trang Hoà thành 3 xã lấy tên là xã Đinh Trang Hoà, xã Hoà Ninh và xã Hoà Nam:

- Xã Đinh Trang Hoà có 7.888 hécta đất với 3.995 nhân khẩu.

Địa giới xã Đinh Trang Hoà ở phía Đông giáp xã Liên Đầm; phía Tây giáp huyện Bảo Lộc; phía Nam giáp xã Hoà Trung và xã Hoà Ninh; phía Bắc giáp xã Tân Thượng.

- Xã Hoà Ninh có 3480 hécta đất với 1.931 nhân khẩu.

Địa giới xã Hoà Ninh ở phía Đông giáp xã Đinh Trang Hoà và xã Hoà Trung; phía Tây giáp huyện Bảo Lộc; phía Nam giáp xã Hoà Nam; phía Bắc giáp xã Đinh Trang Hoà.

- Xã Hoà Nam có 9.500 hécta đất với 3720 nhân khẩu.

Địa giới xã Hoà Nam ở phía Đông giáp xã Hoà Bắc; phía Tây giáp huyện Bảo Lộc; phía Nam giáp xã Liên Đầm (thuộc huyện Di Linh) và huyện Bảo Lộc ; phía Bắc giáp xã Hoà Ninh.

D. Thành phố Đà Lạt:

1. Chia phường 1 cũ thành 2 phường lấy tên là phường 1 và phường 2:

- Phường 1 có 31 tổ dân phố với 11.254 nhân khẩu.

Địa giới phường 1 ở phía Đông giáp phường 10; phía Tây giáp phường 6; phía Nam giáp phường 3; phía Bắc giáp phường 2.

- Phường 2 có 31 tổ dân phố với 11.550 nhân khẩu.

Địa giới phường 2 phía Đông và phía Nam giáp phường 1; phía Tây giáp phường 6; phía Bắc giáp phường 8.

2. Chia phường 2 cũ thành 2 phường lấy tên là phường 3 và phường 4:

- Phường 3 có 26 tổ dân phố với 6.996 nhân khẩu.

Địa giới phường 3 ở phía Đông giáp phường 10; phía Tây giáp phường 4; phía Nam giáp huyện Đức Trọng; phía Bắc giáp phường 1.

- Phường 4 có 31 tổ dân phố với 8.127 nhân khẩu.

Địa giới phường 4 ở phía Đông giáp phường 3; phía Tây giáp phường 5; phía Nam giáp huyện Đức Trọng; phía Bắc giáp phường 1.

3. Chia phường 3 cũ thành 2 phường lấy tên là phường 5 và phường 6:

- Phường 5 có 24 tổ dân phố với 5.757 nhân khẩu.

- Địa giới phường 5 ở phía Đông giáp phường 6; phía Tây giáp huyện Đức Trọng; phía Nam giáp xã Tà Nung; phía Bắc giáp phường 7.

- Phường 6 có 39 tổ dân phố với 7.223 nhân khẩu.

Địa giới phường 6 ở phía Đông giáp phường 2; phía Tây và phía Nam giáp phường 5; phía Bắc giáp phường 7.

4. Chia phường 4 cũ thành 2 phường lấy tên là phường 7 và phường 8:

- Phường 7 có 22 tổ dân phố với 7.550 nhân khẩu.

Địa giới phường 7 ở phía Đông giáp phường 8; phía Tây và phía Bắc giáp huyện Lạc Dương; phía Nam giáp phường 5.

- Phường 8 có 20 tổ dân phố với 5.564 nhân khẩu.

Địa giới phường 8 ở phía Đông giáp phường 9 và phường 12; phía Tây giáp phường 7; phía Nam giáp phường 2; phía Bắc giáp huyện Lạc Dương.

5. Chia phường 5 cũ thành 2 phường lấy tên là phường 9 và phường 10:

- Phường 9 có 16 tổ dân phố với 7.106 nhân khẩu.

Địa giới phường 9 ở phía Đông giáp phường 11; phía Tây giáp phường 1 và phường 8; phía Nam giáp phường 10; phía Bắc giáp phường 8 và phường 12.

- Phường 10 có 22 tổ dân phố với 8.435 nhân khẩu.

Địa giới phường 10 ở phía Đông giáp phường 11; phía Tây giáp phường 3; phía Nam giáp huyện Đức Trọng; phía Bắc giáp phường 9.

6. Chia phường 6 cũ thành 2 phường lấy tên là phường 11 và phường 12:

- Phường 11 có 22 tổ dân phố với 4.459 nhân khẩu.

Địa giới phường 11 ở phía Đông giáp xã Xuân Thọ; phía Tây giáp phường 10; phía Nam giáp huyện Đức Trọng; phía Bắc giáp phường 12.

- Phường 12 có 15 tổ dân phố với 3.442 nhân khẩu.

Địa giới phường 12 ở phía Đông giáp xã Xuân Thọ; phía Tây giáp phường 9; phía Nam giáp phường 11; phía Bắc giáp huyện Lạc Dương.

Thành phố Đà Lạt sau khi điều chỉnh địa giới hành chính có 12 phường và 3 xã.

Điều 2. - Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng và Ban Tổ chức của Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Đoàn Trọng Truyến

(Đã ký)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 67-HĐBT năm 1986 điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, phường, thị trấn thuộc huyện Đạ Huoai, huyện Đơn Dương, huyện Dy Linh và thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng do Hội đồng Bộ trưởng ban hành

  • Số hiệu: 67-HĐBT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 06/06/1986
  • Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
  • Người ký: Đoàn Trọng Truyến
  • Ngày công báo: 30/06/1986
  • Số công báo: Số 12
  • Ngày hiệu lực: 21/06/1986
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản