Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 662/QĐ-UBND | Đà Nẵng, ngày 11 tháng 02 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI HỆ THỐNG TRUYỀN THANH CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV ngày 27 tháng 7 năm 2010 của liên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của tổ chức Đài Phát thanh và Truyền hình trực thuộc UBND cấp tỉnh, Đài Truyền thanh, Truyền hình thuộc UBND cấp huyện;
Căn cứ Chỉ thị số 07-CT/TW ngày 05 tháng 9 năm 2016 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới;
Căn cứ Quyết định số 677/QĐ-UBND ngày 08 tháng 02 năm 2018 của UBND thành phố về việc ban hành danh mục 03 nhiệm vụ trọng tâm giao cho các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện thực hiện trong năm 2018;
Xét đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 1019/TTr-STTTT ngày 30 tháng 10 năm 2018 về việc ban hành Đề án Đổi mới hệ thống truyền thanh cơ sở trên địa bàn thành phố, và Công văn số 2805/STTTT-BCVT ngày 28 tháng 11 năm 2018; ý kiến thống nhất của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND thành phố tại cuộc họp giao ban ngày 05 tháng 01 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Đổi mới hệ thống truyền thanh cơ sở trên địa bàn thành phố Đà Nẵng với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Tên Đề án: Đổi mới hệ thống truyền thanh cơ sở trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
2. Thời gian thực hiện đề án: Năm 2019-2022.
3. Đơn vị lập Đề án: Sở Thông tin và Truyền thông.
4. Nguồn vốn thực hiện: Ngân sách thành phố Đà Nẵng.
5. Quan điểm thực hiện Đề án:
Việc triển khai Đề án dựa trên các quan điểm như sau:
- Hệ thống truyền thanh cơ sở có vai trò quan trọng trong tuyên truyền chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy định của chính quyền địa phương đến các tầng lớp nhân dân; cung cấp thông tin, kiến thức thiết yếu, liên quan đến đời sống hằng ngày của người dân, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng khu vực;
- Đổi mới về mặt kỹ thuật truyền thanh theo hướng: thí điểm để đánh giá hiệu quả của mô hình đổi mới ở phạm vi nhỏ. Trên cơ sở hiệu quả từ triển khai thí điểm, tiếp tục triển khai đồng bộ, có lộ trình, từng bước cụ thể; bảo đảm chất lượng truyền thanh tốt hơn, bảo mật và an toàn thông tin, dùng chung được với các lĩnh vực khác như giao thông, du lịch,...
- Đổi mới về mặt tổ chức bộ máy hệ thống truyền thanh cơ sở theo hướng: tinh gọn, bảo đảm hiệu quả, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất, lưu trữ và truyền dẫn chương trình;
- Đổi mới về nội dung chương trình phát thanh, truyền thanh. Các chương trình phải bảo đảm cơ cấu về nội dung và thời lượng chương trình tuyên truyền và chương trình giải trí, phù hợp với đặc điểm của từng khu vực dân cư, đô thị, nông thôn, phù hợp với thị hiếu của số đông dân cư.
6. Mục tiêu của Đề án:
a) Mục tiêu tổng quát
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả truyền thanh cơ sở thông qua đổi mới về mặt kỹ thuật truyền thanh, tổ chức bộ máy và nội dung truyền thanh;
- Tinh giản nhân lực hoạt động trong lĩnh vực truyền thanh cơ sở.
b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2022
- Hoàn thành chuyển đổi từ kỹ thuật truyền thanh FM sang kỹ thuật truyền thanh IP tại các quận: Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ;
- Tinh giản ít nhất 15% nhân lực tại truyền thanh cấp quận so với trước khi thực hiện Đề án;
- Tinh giản khối lượng công việc liên quan đến bảo trì, vận hành hệ thống kỹ thuật của hệ thống truyền thanh phường;
- Sử dụng hạ tầng truyền thanh đã đầu tư để dùng chung để thông tin cho lĩnh vực:
+ Truyền thanh cơ sở;
+ Phòng cháy chữa cháy;
+ Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn;
+ Thông tin an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm;
+ Thông tin phục vụ du khách.
7. Phạm vi của Đề án:
- Đề án thực hiện đổi mới trên 03 phương diện: Đổi mới về mặt kỹ thuật truyền thanh; đổi mới về mặt tổ chức bộ máy (gồm cả vấn đề nhân sự); đổi mới về mặt nội dung truyền thanh;
- Áp dụng đổi mới hoạt động truyền thanh cơ sở trên địa bàn 04 quận: Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ. Riêng huyện Hòa Vang, chỉ áp dụng đổi mới về mặt nội dung truyền thanh. Hai quận: Thanh Khê và Hải Châu hiện nay không tổ chức hệ thống truyền thanh cấp quận nên không thuộc phạm vi thực hiện của Đề án này.
8. Nội dung, lộ trình và kinh phí thực hiện Đề án:
a) Triển khai thí điểm áp dụng mô hình đổi mới hoạt động truyền thanh trên địa bàn một phường thuộc quận Sơn Trà
- Nội dung thực hiện: Đổi mới công nghệ truyền thanh (theo công nghệ IP), đổi mới về mặt tổ chức hệ thống truyền thanh và nội dung truyền thanh trên phạm vi nhỏ; nhằm mục đích đánh giá hiệu quả để áp dụng nhân rộng trên địa bàn thành phố.
- Thời gian thực hiện: 12 tháng.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Kinh phí: 510.781.000 đồng (Năm trăm mười triệu, bảy trăm tám mươi mốt ngàn đồng chẵn).
- Nguồn kinh phí: Kinh phí sự nghiệp Công nghệ thông tin.
b) Sau giai đoạn triển khai thí điểm
- Nội dung thực hiện:
+ Tổng kết, đánh giá hiệu quả của việc triển khai thí điểm; tổ chức lấy ý kiến của nhân dân;
+ Xây dựng các phương án về: đầu tư hạ tầng kỹ thuật, về tổ chức bộ máy truyền thanh, về nội dung truyền thanh; đầu tư phần mềm nền tảng; đầu tư hạ tầng thiết bị và truyền dẫn truyền thanh tại các quận Sơn Trà, Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu; Lập dự toán chi tiết kinh phí triển khai Đề án;
+ Tổng hợp, đề xuất, báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định việc triển khai nhân rộng.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông.
Điều 2. Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện có trách nhiệm:
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì điều phối việc thực hiện Đề án;
- Lập kế hoạch, trực tiếp tổ chức thực hiện các nội dung tại
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu, bố trí kinh phí để thực hiện Đề án.
3. UBND các quận Sơn Trà phối hợp triển khai và chỉ đạo các đơn vị liên quan gồm Đài truyền thanh quận Sơn Trà, UBND phường trên địa bàn quận phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện triển khai thí điểm đổi mới hoạt động truyền thanh cơ sở.
4. Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện:
- Cung cấp tín hiệu gốc của Đài Phát thanh thành phố, tín hiệu âm tần tiếp âm được từ đài trung ương;
- Thực hiện các công tác khác có liên quan đến nội dung triển khai thí điểm, các nội dung của Đề án sau khi được UBND thành phố cho phép triển khai nhân rộng.
5. Công an thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Du lịch, Ban An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố, Ban Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố, Ban An toàn giao thông thành phố:
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham gia vào khối truyền thanh chuyên đề, tham gia các công tác khác có liên quan đến nội dung triển khai thí điểm;
- Phối hợp triển khai thực hiện các nội dung của Đề án sau khi được UBND thành phố cho phép triển khai nhân rộng.
6. Các UBND quận, huyện thuộc phạm vi Đề án: Phối hợp triển khai thực hiện các nội dung của Đề án sau khi được UBND thành phố cho phép triển khai nhân rộng.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố; Giám đốc các Sở: Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc Công an thành phố; Chủ tịch UBND các quận: Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ; Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang, Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng; Trưởng các Ban: An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố, Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố, An toàn giao thông thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 982/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án Nâng cấp và phát triển hệ thống truyền thanh cơ sở tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 2Kế hoạch 2328/KH-UBND năm 2017 về đầu tư trang thiết bị và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống đài phát thanh cấp huyện và đài truyền thanh cấp xã tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017-2020
- 3Quyết định 192/QĐ-UBND năm 2018 về Đề án Đầu tư, nâng cấp hệ thống truyền thanh không dây cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2018-2022
- 1Thông tư liên tịch 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Phát thanh và Truyền hình thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện do Bộ Thông tin và Truyền thông - Bộ Nội vụ ban hành
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Quyết định 982/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án Nâng cấp và phát triển hệ thống truyền thanh cơ sở tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 4Kế hoạch 2328/KH-UBND năm 2017 về đầu tư trang thiết bị và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống đài phát thanh cấp huyện và đài truyền thanh cấp xã tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017-2020
- 5Quyết định 192/QĐ-UBND năm 2018 về Đề án Đầu tư, nâng cấp hệ thống truyền thanh không dây cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2018-2022
Quyết định 662/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án Đổi mới hệ thống truyền thanh cơ sở trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Số hiệu: 662/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/02/2019
- Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
- Người ký: Đặng Việt Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra