Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 65/1999/QĐ-UB | ngày 29 tháng 06 năm 1999 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ ĐIỆN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND các cấp (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 21/6/1994;
Căn cứ Quyết định số 22/1999/QĐ-TTg ngày 13/02/1999 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án điện nông thôn và công văn 1303/CP/KTTH ngày 03/11/1998 của Chính phủ về việc giá bán điện đến hộ nông dân;
Căn cứ Quyết định số 04/1999/BVGCP-TLSX ngày 15/01/1999 của Ban Vật giá Chính phủ về việc bán điện;
Căn cứ Thông tư liên tịch Ban vật giá Chính phủ - Bộ Công nghiệp số 01/1999/TTLT-BVGCP-BCN ngày 10/02/1999 hướng dẫn thực hiện giá bán điện tiêu dùng sinh hoạt đến hộ nông thôn;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công nghiệp tại Tờ trình số 78 ngày 10 tháng 5 năm 1999,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này về quản lý điện nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/07/1999. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3: Các ông Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, Chủ tịch UBND các xã, Giám đốc các doanh nghiệp, các tổ chức quản lý điện nông thôn chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| UBND TỈNH NGHỆ AN |
VỀ QUẢN LÝ ĐIỆN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành theo quyết định số 65/1999/QĐUB ngày 29/6/1999 của UBND tỉnh Nghệ An)
2. Mọi hoạt động về quản lý điện và sử dụng điện ở nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An đều phải theo pháp luật hiện hành và nội dung bản quy định này.
Điều 2: Điện năng là hàng hóa đặc biệt, sử dụng và sử dụng xảy ra đồng thời, là mặt hàng kinh doanh có điều kiện. Mọi tổ chức quản lý điện nông thôn hoạt động phải có hiệu quả, chất lượng, an toàn và thực hiện giá bán điện đến hộ nông dân nông thôn theo giá khung quy định của Nhà nước và UBND tỉnh.
2. Lưới điện nông thôn tỉnh Nghệ An thuộc kết cấu cơ sở hạ tầng xã hội là tài sản của Nhà nước, của tập thể và của nhân dân, phục vụ cho nhiệm vụ kinh tế - chính trị - văn hóa- xã hội, dân sinh và an ninh quốc phòng. Do đó các tổ chức, các đoàn thể và mỗi người dân phải có trách nhiệm bảo vệ và sử dụng tài sản lưới điện an toàn, hiệu quả.
Điều 4: Các tổ chức, cá nhân tham gia thiết kế, xây dựng, cải tạo sửa chữa, phân phối, mua bán, thử nghiệm, kiểm định về điện tại nông thôn được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 5: Nguồn vốn để đầu tư, xây dựng, cải tạo, nâng cấp lưới điện bao gồm: nguồn vốn của Nhà nước, nguồn vốn vay, nguồn vốn tài trợ, nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và vốn đóng góp của nhân dân.
NỘI DUNG QUẢN LÝ LƯỚI ĐIỆN NÔNG THÔN
Mục 1. TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐIỆN NÔNG THÔN
2. Tổ chức quản lý điện nông thôn bao gồm các mô hình sau:
- Điện lực Nghệ An tổ chức bán điện đến hộ dân nông thôn.
- Doanh nghiệp Nhà nước.
- Hợp tác xã dịch vụ tiêu thụ điện năng thành lập theo luật HTX.
- Doanh nghiệp tư nhân.
- Ban quản lý điện xã.
Điều 7: Phạm vi quản lý điện nông thôn.
1. Lưới điện trung thế có cấp điện áp 35,22,10,6KV; Các trạm biến áp hạ thế; Các công tơ tổng tại trạm biến áp do Điện lực Nghệ An trực tiếp quản lý vận hành, sửa chữa nhỏ và sửa chữa lớn.
2. Lưới điện hạ thế.
Là lưới điện từ sau công tơ tổng đặt sau trạm biến áp để phân phối điện đến xóm, thôn, bản làng, hộ dân nông thôn; Cấp điện áp dùng cho lưới hạ thế là 0,4KV trở xuống do các tổ chức quản lý điện nông thôn được thành lập tại điều 6 chịu trách nhiệm quản lý sửa chữa, nâng cấp cải tạo và bán lẻ đến hộ dân nông thôn.
Mục 2. XÂY DỰNG, KHAI THÁC VÀ SỬA CHỮA LƯỚI ĐIỆN NÔNG THÔN
Điều 8: Các công trình điện (bao gồm đường dây trung thế, đường dây hạ thế, trạm biến áp) khi xây dựng phải được thực hiện theo đúng quy hoạch đã được duyệt của Bộ công nghiệp và của UBND tỉnh Nghệ An.
Điều 9: Các bước chủ yếu để đầu tư xây dựng công trình điện.
Các chủ đầu tư khi xây dựng công trình điện bằng bất cứ nguồn vốn nào (trừ nguồn vốn do ngành điện đầu tư có quy định riêng) đều phải thực hiện thống nhất các bước sau:
1. Lập báo cáo nghiên cứu khả thi công trình điện.
Chủ đầu tư có trách nhiệm lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc thuê các cơ quan tư vấn có đủ tư cách pháp nhân lập. Chủ đầu tư trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư xét duyệt.
2. Quyết định đầu tư, cấp giấy phép đầu tư.
UBND tỉnh quyết định đầu tư, các dự án nhóm B, C và ủy quyền cho các huyện, quyết định đầu tư các dự án có tổng mức đầu tư dưới 500 triệu đồng trên địa bàn sử dụng các nguồn vốn tự có; vốn huy động đóng góp của nhân dân; vốn ngân sách để lại theo phân cấp ngân sách; vốn tự vay tự trả.
3. Chủ đầu tư lập tờ trình xin cấp có thẩm quyền giao đất để xây dựng công trình. Chủ đầu tư có trách nhiệm giải phóng mặt bằng, đền bù nhà cửa, hoa màu cây cối trong vùng xây dựng công trình.
4. Thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình.
Chủ đầu tư có trách nhiệm ký hợp đồng kinh tế với các cơ quan có đủ tư cách pháp nhân, để lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình.
5. Đầu nối công trình điện vào lưới điện.
Chủ đầu tư lập tờ trình gửi Điện lực Nghệ An xin đầu nối công trình điện vào lưới điện. Điện; ực Nghệ An có trách nhiệm xét, xác định vị trí đấu và ra quyết định cấp nguồn điện cho công trình điện.
6. Thẩm định thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình điện.
- Sở Công nghiệp thẩm định thiết kế kỹ thuật các công trình điện có cấp điện áp từ 35KV trở xuống đối với tất cả các nguồn vốn cũng như các mức vốn (trừ công trình điện do vốn ngành điện đầu tư).
Công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và các dự toán công trình điện theo phân cấp quản lý đầu tư xây dựng của UBND tỉnh.
7. Đấu thầu và chỉ định thầu: Thực hiện theo các quy định hiện hành.
Điều 10: Tổ chức thực hiện dự án đầu tư.
Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thực hiện dự án:
- Ký hợp đồng kinh tế với các tổ chức kinh tế, có giấy phép hành nghề xây dựng công trình điện để thực hiện dự án.
- Quản lý chất lượng công trình.
- Quản lý giá xây dựng công trình.
- Bảo hiểm trong xây dựng công trình.
- Nghiệm thu công trình.
- Quyết toán và thanh lý hợp đồng kinh tế.
Điều 11: Lắp dụng cụ đo đếm điện.
1. Các dụng cụ đo đếm điện năng trước khi lắp đặt vào lưới đều phải được cơ quan có thẩm quyền kiểm định và niêm phong kẹp chì.
a. Công tơ đếm điện đặt phía hạ áp của máy biến áp điện cho khu vực nông thôn, công tơ bán điện phục vụ cho bơm nước tưới tiêu nông nghiệp, công tơ bán điện đến hộ tiêu dùng, hộ nông thôn do ngành điện bán trực tiếp thì do ngành điện đầu tư vốn để lắp đặt và quản lý.
b. Công tơ đếm điện tại hộ nông thôn do tổ chức quản lý điện nông thôn lắp đặt và quản lý.
2. Nếu tổ chức (hoặc cá nhân) mua điện năng phát hiện thấy hoặc có nghi ngờ công tơ chạy không chính xác thì có quyền yêu cầu giám sát điện năng Sở Công nghiệp hoặc cơ quan chức năng kiểm định lại. Nếu đúng là công tơ chạy không chính xác thì bên bán điện phải chịu kinh phí để kiểm định và lắp đặt lại; Nếu qua kiểm định mà công tơ vẫn chạy chính xác thì tổ chức (hoặc cá nhân) mua điện phải chịu kinh phí. truy trả hoặc bồi hoàn số tiền tương ứng với số điện năng đã đo đếm sai không quá 30 ngày trước đó.
1. Đối với đường dây trung thế, trạm biến áp và công tơ đo đếm điện tại trạm được sử dụng kinh phí từ: Nguồn vốn cấp phát từ ngân sách; Vốn khấu hao cơ bản; Vốn tài trợ quốc tế theo các hiệp định.
2. Đối với lưới điện hạ thế chủ yếu của xã, hợp tác xã và huy động của nhân dân, ngân sách tỉnh, huyện hỗ trợ một phần theo kế hoạch hàng năm (nếu có).
3. Đường nhánh rẽ từ lưới điện hạ thế vào nhà hộ dùng điện do hộ tự bỏ kinh phí để xây dựng.
4. UBND tỉnh Nghệ An khuyến khích rộng rãi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và kinh doanh lưới điện hạ thế ở nông thôn theo phương thức bỏ vốn xây dựng lưới điện hạ thế, mua buôn điện năng của điện lực Nghệ An và bán lẻ điện năng đến hộ nông thôn theo giá quy định của Nhà nước và của UBND tỉnh.
5. Việc huy động vốn của nhân dân để đầu tư vào lưới điện hạ thế phải tuân theo quy chế thực hiện dân chủ ở xã, ban hành kèm theo Nghị định số 29/1998/NĐCP ngày 11/5/1998 của Chính phủ và Nghị định số 24/1999/NĐ-CP ngày 16/4/1999 của Chính phủ về việc ban hành quy chế tổ chức, huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của xã, thị trấn.
Điều 13: Tổ chức quản lý điện nông thôn chỉ được vận hành, sửa chữa trên lưới điện hạ thế do mình quản lý, phù hợp với quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật và các quy định khác do Nhà nước và ngành điện ban hành.
Điều 14: Công nhân vận hành và sửa chữa điện nông thôn phải được cấp giấy chứng nhận qua kiểm tra đạt yêu cầu về chuyên môn mới được làm việc.
Mục 3. GIÁ BÁN ĐIỆN ĐẾN HỘ NÔNG THÔN
2. Giá điện bán lẻ cho hộ nông thôn của các tổ chức quản lý điện nông thôn tại công tơ của hộ dân phải được UBND tỉnh phê duyệt.
Điều 16: Cơ cấu và phương pháp tính giá điện bán lẻ đến hộ dân nông thôn.
1. Cơ cấu giá điện bán lẻ đến hộ dân nông thôn được tính toán xây dựng theo hướng dẫn của Sở Tài chính - Vật giá, bao gồm các khoản mục sau:
a. Giá mua điện theo mức giá bán buôn ở công tơ tổng đặt tại phía hạ áp của máy biến áp đã quy định tại khoản 1 điều 15.
b. Chi phí tổn thất điện năng:
- Tổn thất điện năng kỹ thuật;
- Tổn thất điện năng quản lý.
c. Chi phí trả tiền công cho nhân viên quản lý điện;
d. Chi phí cho công tác quản lý.
đ. Chi phí sửa chữa đường dây:
- Chi phí sửa chữa nhỏ hay sửa chữa thường xuyên.
- Chi phí sửa chữa lớn hay đại tu lưới điện.
g. Chi phí trả lãi vay (nếu có).
2. Giá bán điện cho hộ dân nông thôn sử dụng các mục đích sản xuất kinh doanh, dịch vụ (ngoài ánh sáng sinh hoạt) thì sản lượng dùng cho mục đích này phải trả theo biểu giá quy định của Ban Vật giá Chính phủ và phải lắp công tơ đếm điện riêng.
3. Việc tính thuế GTGT đối với các mức giá bán điện năng đến hộ dân nông thôn của các tổ chức quản lý điện nông thôn thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ.
2. Hệ thống lưới điện hạ thế phải thiết kế, xây dựng theo hướng các quy định kỹ thuật hiện hành và vận hành quản lý điện theo đúng quy trình, quy phạm về kỹ thuật an toàn điện.
3. Hệ thống lưới điện tiêu dùng trong các hộ dùng điện: dây dẫn, cầu dao, ổ cắm, công tắc và các thiết bị điện khác, phải được thiết kế lắp đặt đúng theo các quy chuẩn về kỹ thuật an toàn điện.
Điều 18: Hộ tiêu dùng điện phát hiện hư hỏng lưới điện thì không được tự ý leo trèo lên hệ thống lưới điện để sửa chữa mà phải báo ngay cho nhân viên quản lý lưới điện cắt điện để sửa chữa.
GIAO NHẬN VÀ QUẢN LÝ LƯỚI ĐIỆN
1. Điện lực Nghệ An tiếp nhận và quản lý lưới điện trung thế và trạm biến áp hạ thế như khoản 1 điều 7.
2. Tổ chức quản lý điện nông thôn tiếp nhận tài sản lưới điện hạ thế như khoản 2 điều 7.
2. Tổ chức quản lý điện nông thôn tùy điều kiện cụ thể cần đầu tư cải tạo tối thiểu để đảm bảo an toàn, chất lượng điện và giảm tổn thất điện năng. Việc cải tạo nâng cấp hoàn chỉnh lưới điện nông thôn đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện kinh doanh sẽ triển khai từng bước tiếp theo.
Điều 21: Xử lý vốn trong quá trình giao nhận.
1. Định giá tài sản lưới điện: Chủ tịch UBND các xã chủ trì cùng chủ đầu tư, tổ chức quản lý điện nông thôn lập hồ sơ trình Hội đồng định giá tài sản lưới điện nông thôn. Hội đồng do UBND tỉnh quyết định.
2. Việc hoàn trả vốn đầu tư thực hiện như sau:
a. Đối với phần tài sản hình thành từ các nguồn vốn do ngân sách cấp, vốn viện trợ trong nước hoặc nước ngoài thì thực hiện tăng, giảm vốn theo quy định.
b. Đối với phần tài sản hình thành từ nguồn vốn: Vốn hợp tác xã, vốn của xã, vốn vay thì hoàn trả dần bằng nguồn vốn khấu hao cơ bản để lại tại tổ chức tập thể, vốn của xã và các nguồn vốn khác, không yêu cầu hoàn trả vốn thì trong hạch toán giá thành không có khoản mục khấu hao cơ bản.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐIỆN LỰC TẠI NÔNG THÔN
Điều 22: UBND tỉnh Nghệ An thực hiện quyền quản lý Nhà nước về điện nông thôn được Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định số 22/1999/QĐ-TTg ngày 13/02/1999 phê duyệt đề án điện nông thôn tại văn bản số 1303/CP-KTTH ngày 03/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ về giá bán điện đến hộ nông thôn.
Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về điện được Bộ Công nghiệp quy định theo Thông tư 01/TT-TCCB ngày 06/02/1996 hướng dẫn việc chuyển giao chức năng quản lý Nhà nước về điện cho Sở Công nghiệp, Quyết định 2014/QĐ-UB ngày 18/6/1996 của UBND tỉnh, giao chức năng quản lý về điện cho Sở Công nghiệp.
Điều 24: Sở Tài chính - Vật giá thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài chính giá cả tại địa phương theo cơ chế chính sách của Nhà nước. Hướng dẫn, quản lý xây dựng giá bán điện đến hộ nông dân nông thôn.
1. Thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh trong Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Có trách nhiệm mua điện năng của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và bán điện cho các hộ tiêu thụ điện, vận hành, quản lý lưới điện an toàn. Phấn đấu bán điện trực tiếp cho hộ dân nông thôn theo Nghị định của Quốc hội khóa 10, kỳ họp thứ 2.
2. Phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh kiểm tra tình hình quản lý vận hành lưới điện nông thôn quản lý, bán điện và giá bán điện đến hộ nông dân nông thôn.
1. UBND huyện trong phạm vi chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ được pháp luật quy định và phân cấp của UBND tỉnh có trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với các hoạt động điện lực ở địa bàn mình quản lý. Phối hợp với Sở Công nghiệp để kiểm tra an toàn điện sử dụng đến hộ nông thôn của các tổ chức quản lý điện nông thôn.
2. UBND các xã là cấp trực tiếp quản lý hành chính kinh tế lưới điện nông thôn, có trách nhiệm kiểm tra, giám sát các tổ chức quản lý điện nông thôn, hoạt động đúng với các quy định của pháp luật.
Cùng với tổ chức quản lý điện nông thôn, thực hiện cơ chế dân chủ trong việc hình thành giá bán điện đến hộ nông dân nông thôn và có biện pháp tổ chức thực hiện công tác quản lý điện để đảm bảo giá điện không vượt giá trần mà UBND tỉnh đã quy định.
Điều 27: Thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm điện.
1. Sở Công nghiệp thực hiện chức năng giám sát điện năng và xử lý vi phạm điện theo quyết định số 402/QĐ-TCCB ngày 14/3/1997 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của hệ thống giám sát điện năng.
2. Điện lực Nghệ An thực hiện công tác giám sát điện năng; an toàn điện; phòng cháy, chữa cháy; quản lý việc mua, bán và sử dụng điện; giá bán điện theo chức năng nhiệm vụ được giao.
Điều 28: UBND cấp xã, các tổ chức quản lý điện nông thôn phải tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thanh tra, xử lý vi phạm việc cung ứng và sử dụng điện cho các cơ quan chức năng.
Điều 29: Khen thưởng và xử lý vi phạm.
1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác quản lý điện năng sẽ được khen thưởng theo quy định hiện hành.
2. Người nào vi phạm nội dung bản quy định này thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 30: 1. Giám đốc Sở Công nghiệp phối hợp với Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá, Giám đốc điện lực Nghệ An hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện bản quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, các ngành, UBND các huyện, xã, các tổ chức quản lý điện nông thôn phản ánh kịp thời về Sở Công nghiệp để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 34/2004/QĐ-UB ban hành "Đề án chuyển đổi mô hình tổ chức, quản lý điện nông thôn Thành phố Hà Nội" do Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 808/QĐ-UBND.HC năm 2010 về đơn giá xây dựng lưới điện hạ áp nông thôn dùng cho chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 3Quyết định 18/2009/QĐ-UBND về xử lý kết quả tổng rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành từ năm 1976 đến ngày 31/12/2007
- 4Quyết định 488/QĐ-UB năm 2003 quy định quản lý điện nông thôn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 1Quyết định 34/2004/QĐ-UB ban hành "Đề án chuyển đổi mô hình tổ chức, quản lý điện nông thôn Thành phố Hà Nội" do Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Nghị định 70-HĐBT năm 1987 quy định việc bảo vệ an toàn lưới điện cao áp do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 4Luật hợp tác xã 1996
- 5Nghị định 29/1998/NĐ-CP năm 1998 Quy chế thực hiện dân chủ ở xã
- 6Công văn về việc bán điện đến hộ nông dân
- 7Thông tư liên tịch 01/1999/TTLT-BVGCP-BCN hướng dẫn giá bán điện tiêu dùng sinh hoạt đến hộ dân nông thôn do Ban Vật giá Chính phủ - Bộ Công nghiệp ban hành
- 8Quyết định 22/1999/QĐ-TTg phê duyệt Dự án điện nông thôn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Nghị định 24/1999/NĐ-CP về Quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn
- 10Thông tư 01/TT-TCCB-1996 hướng dẫn chuyển giao chức năng Quản lý nhà nước về điện cho Sở công nghiệp do Bộ Công nghiệp ban hành
- 11Quyết định 808/QĐ-UBND.HC năm 2010 về đơn giá xây dựng lưới điện hạ áp nông thôn dùng cho chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 12Quyết định 488/QĐ-UB năm 2003 quy định quản lý điện nông thôn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Quyết định 65/1999/QĐ-UB về quản lý điện nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Số hiệu: 65/1999/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/06/1999
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Hoàng Tất Thắng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/07/1999
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra