Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số : 64 /2003/QĐ-UBBT | Phan Thiết, ngày 03 tháng 10 năm 2003 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V SỬ DỤNG TIỀN THU TỪ XỬ PHẠT VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG PHÂN CẤP CHO CHỦ TỊCH , TRƯỞNG CÔNG AN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN XỬ PHẠT.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Thông tư số 25/2003/TT-BTC ngày 28/3/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thu, nộp, quản lý, sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông;
- Xét đề nghị của Liên Sở Tài chính- Vật giá và Ban An toàn Giao thông Tỉnh tại văn bản số 4314 LS/TC-BATGT ngày 24/9/2003;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 : Nay quy định việc quản lý, sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông do Chủ tịch, Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trực tiếp xử phạt như sau :
1.1/ Về phân cấp nguồn thu :
Toàn bộ số thu về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ, trật tự đô thị do Chủ tịch, Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trực tiếp xử phạt được nộp đầy đủ, kịp thời 100% vào ngân sách Nhà nước và điều tiết 100% cho ngân sách xã, phường, thị trấn.
1.2/ Về trích phân phối và sử dụng :
1.2.1. Trích phân phối :
Tổng số thu phạt an toàn giao thông do Chủ tịch, Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trực tiếp xử phạt được để lại 100% cho ngân sách xã, phường, thị trấn để sử dụng cho công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông và được phân phối như sau :
- 30% chi cho lực lượng trực tiếp (công an, dân quân, tự vệ) tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông trên địa bàn và được cấp về cơ quan Công an xã, phường, thị trấn để quản lý.
- 10% chi cho các lực lượng phối hợp tham gia vào công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông trên địa bàn như: Ban tài chính, các Hội, Đoàn thể ... của xã, phường, thị trấn. Mức chi cụ thể do Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn xem xét, quyết định.
- 2% chi cho Kho bạc Nhà nước Tỉnh, Huyện trên địa bàn xã, phường , thị trấn giao dịch ( bao gồm cả chi phí cho người được Kho bạc Nhà nước ủy quyền thu phạt theo quy định).
- 58% tổng số thu phạt được dùng để bổ sung kinh phí cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông và đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn xã, phường, thị trấn theo quyết định của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.
1.2.2/ Nội dung chi từ nguồn trích thu phạt an toàn giao thông :
- Đối với khoản trích 30% chi cho lực lượng trực tiếp (công an, dân quân, tự vệ) của xã, phường, thị trấn tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông trên địa bàn xã, phường, thị trấn (phần kinh phí được sử dụng quy thành 100%), chi cho các nội dung sau:
+ Mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác trật tự an toàn giao thông. Việc mua sắm trang thiết bị thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và hướng dẫn của cơ quan chủ quản.
+ Chi tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về bảo vệ công trình giao thông và an toàn giao thông.
+ Chi bồi dưỡng cho lực lượng trực tiếp tham gia công tác trật tự an toàn giao thông (bao gồm cả lực lượng cấp trên trực tiếp tham gia), mức chi không quá 300.000 đồng/người/tháng
+ Chi đào tạo, tập huấn, sơ kết, tổng kết khen thưởng công tác, mức khen thưởng theo quy định hiện hành của Nhà nước .
+ Chi sửa chữa phương tiện, xăng dầu phục vụ tuần tra kiểm soát.
+ Chi khác phục vụ công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
- Đối với khoản trích 10% cho lực lượng tham gia phối hợp công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông, chi cho các nội dung sau :
+ Chi bồi dưỡng cho lực lượng tham gia phối hợp trong công tác trật tự an toàn giao thông, mức chi không quá 300.000 đồng/người/tháng.
+ Chi sửa chữa phương tiện, xăng dầu phục vụ tuần tra kiểm soát.
+ Chi hoạt động, kiểm tra liên ngành .
- 58% tổng số thu phạt được dùng để bổ sung kinh phí cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông của xã, phường, thị trấn được sử dụng chi cho các nội dung sau :
+ Chi cho công tác phổ biến, tuyên truyền trật tự an toàn giao thông, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông của địa phương.
+ Chi tổ chức đào tạo các nghiệp vụ về an toàn giao thông cho các đối tượng trực tiếp tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông của địa phương.
+ Chi công tác sơ kết, tổng kết, khen thưởng đối với các đơn vị, cá nhân có thành tích trong công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông, mức khen thưởng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
+ Chi hỗ trợ phục vụ công tác giải tỏa hành lang an toàn giao thông theo quyết định của UBND xã, phường, thị trấn.
+ Chi khác phục vụ công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
+ Chi đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn xã, phường, thị trấn theo quyết định của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn
1.3/ Quản lý, cấp phát và quyết toán kinh phí từ tiền thu phạt vi phạm an toàn giao thông đường bộ và trật tự đô thị :
- Số tiền phạt thu được phân bổ cho các lực lượng tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông nêu trên là mức trích tối đa. Các đơn vị phải thực hiện theo đúng nội dung chi, và chế độ, tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu tài chính do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
- Vào ngày 5 của tháng sau, Kho bạc Nhà nước Tỉnh, Huyện có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho UBND xã, phường, thị trấn (Ban Tài chính) về số thu của địa phương trong lĩnh vực xử phạt vi phạm an toàn giao thông đường bộ và trật tự đô thị của tháng trước. Căn cứ số thu do Kho bạc Nhà nước thông báo, Ban Tài chính tham mưu Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn phân bổ kịp thời và thực hiện cấp phát kinh phí cho các lực lượng tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông tại địa phương.
- Trình tự cấp phát kinh phí, nội dung các khoản chi cụ thể và việc quyết toán sử dụng kinh phí từ tiền thu phạt được áp dụng theo các quy định hiện hành.
Điều 2 : Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2003 .
Điều 3 : Chánh Văn phòng HĐND & UBND Tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành có liên quan và chủ tịch UBND các Huyện, Thành phố, xã, phường, thị trấn căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận : | TM. UBND TỈNH BÌNH THUẬN |
- 1Quyết định 07/2009/QĐ-UBND về Quy định thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 2Quyết định 27/2012/QĐ-UBND về Quy định việc thu, nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 3Quyết định 03/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 66/2007/QĐ-UBND về thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh An Giang
- 4Quyết định 270/QĐ-UBND công bố văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/6/2008
- 5Quyết định 32/2008/QĐ-UBND quy định phân phối, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông do Chủ tịch, Trưởng Công an cấp xã xử phạt theo thẩm quyền trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 6Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 7Quyết định 37/2001/QĐ-CTUBBT quy định chế độ phân phối, sử dụng tiền thu về xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông trên địa bàn Tỉnh Bình Thuận
- 1Quyết định 270/QĐ-UBND công bố văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/6/2008
- 2Quyết định 32/2008/QĐ-UBND quy định phân phối, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông do Chủ tịch, Trưởng Công an cấp xã xử phạt theo thẩm quyền trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 3Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Thông tư 25/2003/TT-BTC hướng dẫn việc thu, nộp, quản lý, sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự An toàn giao thông do Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 07/2009/QĐ-UBND về Quy định thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 4Quyết định 27/2012/QĐ-UBND về Quy định việc thu, nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 5Quyết định 03/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 66/2007/QĐ-UBND về thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh An Giang
- 6Quyết định 37/2001/QĐ-CTUBBT quy định chế độ phân phối, sử dụng tiền thu về xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông trên địa bàn Tỉnh Bình Thuận
Quyết định 64/2003/QĐ-UBBT về sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông phân cấp cho Chủ tịch , Trưởng Công an xã, phường, thị trấn xử phạt do tỉnh Bình Thuận ban hành
- Số hiệu: 64/2003/QĐ-UBBT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/10/2003
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Hồ Dũng Nhật
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra