Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
 TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/2013/QĐ-UBND

An Giang, ngày 01 tháng 02 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH VIỆC THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TIỀN THU TỪ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 66/2007/QĐ-UBND NGÀY 25/10/2007 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Thông tư số 89/2007/TT-BTC ngày 25/7/2007 của Bộ Tài Chính hướng dẫn việc thu, nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tỉnh An giang,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi một số điều trong Quy định việc thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh An Giang ban hành kèm theo Quyết định số 66/2007/QĐ-UBND ngày 25/10/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang như sau:

1. Tại Điều 4.”Phân bổ tiền thu phạt vi phạm hành chính cho các đối tượng thụ hưởng” điều chỉnh nội dung như sau:

a) Trích 70% cho lực lượng Công an tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.

b) Trích 10% cho lực lượng Thanh tra giao thông thuộc Sở Giao thông vận tải để sử dụng cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông của địa phương, bao gồm cả việc sử dụng để hỗ trợ kinh phí cho lực lượng Thanh tra giao thông của Trung ương đóng và hoạt động ổn định tại địa phương. Trong đó nếu có Cảng vụ đường thủy nội địa thì trích 2% nhưng tổng số tiền trích không quá 40% số thực thu tiền thu phạt phát sinh tại Cảng vụ.

Đối với cấp huyện không quản lý Thanh tra giao thông, khoản này do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định nội dung chi theo đề nghị của cơ quan tài chính cùng cấp.

c) Trích 10% cho Ban An toàn giao thông.

d) Khoản tiền còn lại 10% dùng để bổ sung kinh phí cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Đối với cấp tỉnh khoản này được quy thành 100% và phân bổ như sau: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh 5%, Sở Tài chính 5%, Kho bạc Nhà nước 5%, còn 85% do Trưởng ban An toàn giao thông tỉnh quyết định theo đề nghị của Sở Tài chính, khoản nầy Sở Tài chính phối hợp với Ban An toàn giáo thông cấp tỉnh trình Chủ tịch UBND tỉnh. Đối với cấp huyện và cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo đề nghị của cơ quan Tài chính cùng cấp.

2. Tại Điều 5 khoản 1.b nội dung được điều chỉnh như sau:

Chi bồi dưỡng cho lực lượng trực tiếp tham gia công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, cán bộ tham gia công tác tổng hợp, báo cáo và kế toán của các đơn vị có liên quan do thủ trưởng đơn vị quyết định mức chi và danh sách cán bộ được hưởng. Mức chi cụ thể như sau:

- Đối với lực lượng Công an giao thông:

+ Mức chi tối đa 1.500.000 đồng/người/tháng.

+ Bồi dưỡng thêm không quá 200.000 đồng/người/ca đối với cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông ban đêm (bao gồm cả lực lượng đặc nhiệm, Công an chống đua xe trái phép ban đêm), do thủ trưởng đơn vị quy định số giờ trong một ca trực (ngoài giờ quy định) và thanh toán theo bảng chấm công của đơn vị.

- Đối với lực lượng Thanh tra giao thông:

+ Mức chi tối đa 1.500.000 đồng/người/tháng.

Các nội dung khác của điều này giữ nguyên.

3. Tại Điều 6. “Khoản kinh phí trích cho Ban An toàn giao thông (10%) được quản lý và sử dụng cho các nội dung sau” nội dung được điều chỉnh như sau:

 

a) Chi cho bộ máy hoạt động của Ban An toàn giao thông. b) Chi cho hoạt động, kiểm tra liên ngành của Ban An toàn giao thông.

c) Chi cho công tác phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông của địa phương.

d) Chi tổ chức đào tạo các nghiệp vụ về an toàn giao thông cho các đối tượng trực tiếp tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông của địa phương.

e) Chi cho hội nghị sơ kết, tổng kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

g) Chi hỗ trợ khắc phục hậu quả tai nạn giao thông, hỗ trợ phục vụ công tác giải tỏa hành lang an toàn giao thông.

h) Chi cho giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông trong trường học.

i) Chi gắn biển báo, biển tuyên truyền phục vụ cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

k) Chi bồi dưỡng cho các lực lượng khác được huy động tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông, mức chi không quá 200.000đồng/người/ngày. Chi cho thành viên và Văn phòng thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh mức chi tối đa không quá 1.500.000 đồng/người/tháng.

l) Chi khác, chi khen thưởng thường xuyên và đột xuất cho các tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

4. Tại Điều 8 khoản 2 điều chỉnh nội dung như sau:

Tùy theo tình hình địa phương, hàng tháng căn cứ vào số tiền thu phạt vi phạm hành chính nộp ngân sách, cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm cấp phát kinh phí kịp thời cho các đơn vị thụ hưởng theo tỷ lệ tại Quyết định này.

5. Tại Điều 9. điều chỉnh thành: Chế độ báo cáo và quyết toán tiền thu phạt:

a) Định kỳ hàng quý, 6 tháng, cuối năm các đơn vị thụ hưởng cấp tỉnh và Ban An toàn giao thông cấp huyện phải báo cáo tình hình sử dụng tiền thu phạt về Ban An toàn giao thông tỉnh và cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

b) Cuối năm, các đơn vị thụ hưởng tiền thu phạt vi phạm hành chính lập báo cáo quyết toán cùng thời gian với quyết toán kinh phí do ngân sách cấp, gửi Ban An toàn giao thông và cơ quan tài chính cùng cấp đề tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.

c) Số tiền thu phạt sử dụng không hết trong năm được chuyển sang năm sau sử dụng cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông và bổ sung cho việc đầu tư cơ sở vật chất bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký, thời gian áp dụng thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2012.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân tỉnh, Giám đốc Sở tài chính, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Công an tỉnh, Ban An toàn giao thông tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Kho bạc Nhà nươc;
- Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp;
- Trang Web Chính phủ;
- Lưu VT, P.TH, P.KT.

TM. ỦY BAN NHÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Vương Bình Thạnh

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 03/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 66/2007/QĐ-UBND về thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh An Giang

  • Số hiệu: 03/2013/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 01/02/2013
  • Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
  • Người ký: Vương Bình Thạnh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản