Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 64/2002/QĐ-UBT | Trà Vinh, ngày 21 tháng 11 năm 2002 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH TẠM THỜI CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI CÓ BẰNG ĐẠI HỌC VỀ CÔNG TÁC Ở XÃ - PHƯỜNG - THỊ TRẤN VÀ HỢP TÁC XÃ TRONG TỈNH TRÀ VINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21/6/1994;
- Để tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã - phường - thị trấn theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 - Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX);
- Căn cứ ý kiến kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại cuộc họp ngày 31/10/2002;
- Được sự thống nhất của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tại Công văn số 38/TT.HĐNDT ngày 12/1l/2002;
- Theo đề nghị của Trưởng ban Tổ chức Chính quyền tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Quy định tạm thời chế độ trợ cấp đối với những người có bằng đại học về công tác tại xã - phường - thị trấn và hợp tác xã nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (gọi chung là xã) trong tỉnh Trà Vinh, cụ thể như sau :
1/- Đôi tượng áp dụng :
Những người trong tỉnh, ngoài tỉnh đã có bằng đại học, được cơ quan thẩm quyền tiếp nhận và quyết định phân công về công tác tại xã.
2/- Phạm vi áp dụng và không áp dụng:
- Những người đã có bằng đại học các ngành kinh tế - kỹ thuật (nông nghiệp, chăn nuôi, thú y, nuôi trồng thuỷ sản, môi trường, nông học, địa chính...) phù hợp với điều kiện ngành nghề và sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, được cơ quan thẩm quyền tiếp nhận và quyết định phân công công tác lâu dài (từ 5 năm trở lên) ở xã.
- Những người đã có bằng đại học có hộ khẩu thường trú tại xã, nếu có nhu cầu công tác tại xã, được cơ quan thẩm quyền quyết định phân công thuộc đối tượng, phạm vi áp dụng của quy định này.
- Cán bộ - công chức thuộc ngành giáo dục và đào tạo, ngành y tế, khuyến nông, khuyến ngư do ngành dọc quản lý công tác tại xã không thuộc đối tượng, phạm vi áp dụng của quy định này.
- Cán bộ hiện công tác ở xã (được sắp xếp theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP của Chính phủ) có bằng cử nhân chính trị không thuộc đối tượng, phạm vi áp dụng của quy định này.
3/- Điều kiện áp dụng :
a/- Đơn xin công tác tại xã (theo mẫu quy định);
b/- Tuổi đời không quá 40;
c/- Tờ cam kết làm việc tại xã từ 5 năm trở lên, có ý kiến đồng ý tiếp nhận của Ủy ban nhân dân xã (theo mẫu quy định);
d/- Bằng tốt nghiệp đại học (photo có công chứng);
đ/- Bản sao giấy khai sinh hoặc photo giấy chứng minh nhân dân (có công chứng);
e/- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp đủ sức khỏe để làm việc lâu dài;
f/- Lý lịch (theo mẫu quy định)
4/- Chế độ trợ cấp :
Những người có bằng đại học được cấp thẩm quyền quyết định phân công công tác tại xã, được trợ cấp ban đầu là 5.000.000đ, ngoài ra:
- Trờng hợp được sắp xếp vào các chức danh theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ, ngoài chế độ phụ cấp theo quy định của Nghị định số 09/1998/NĐ-CP, được hưởng thêm trợ cấp mỗi tháng 400.000Đ nếu công tác tại xã, mỗi tháng 300.000Đ nếu công tác tại phường thị trấn.
- Trường hợp chưa được sắp xếp vào các chức danh theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ và công tác ở hợp tác xã, được hưởng trợ cấp mỗi tháng 600.000đ nếu công tác tại xã, mỗi tháng 500.000đ nếu công tác tại phường - thị trấn.
5/- Quyến lợi:
- Kể từ ngày được cơ quan thẩm quyền quyết định phân công công tác tại xã những người có bằng đại học được hưởng mọi quyền lợi như cán bộ tại xã (Trừ phần Bảo hiểm xã hội do ngân sách Nhà nước trích nộp theo quy định đối với trường hợp chưa được sắp xếp vào các chức danh theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ và công tác ở hợp tác xã).
- Đối với những người chưa được bố trí vào các chức danh theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP, quá trình công tác nếu có thành tích tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì đợưc xem xét, bố trí vào các chức danh khác theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ, hoặc được cơ quan thẩm quyền quyết định tuyển dụng vào biên chế Nhà nước.
6/- Nghĩa vụ :
- Trong 5 năm đầu, những người có bằng đại học có nghĩa . vụ nghiên cứu, xây dựng hoặc ứng dụng một số đề tài về kinh tế - xã hội ở xã và tổ chức thực hiện có hiệu quả.
- Làm tham mưu, tư vấn ... cho Lãnh đạo xã về những vấn đề có tính thiết thực đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân trên địa bàn.
7/- Số lượng:
Phân công những người có bằng đại học về công tác ở mỗi xã không quá 5 người; mỗi hợp tác xã không quá 2 người.
8/- Thẩm quyến tiếp nhận và phân công những người có bầng đại học về công tác tại xã:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện - thị xã tiếp nhận hồ sơ những người có bằng đại học (sau khi có ý kiến đồng ý tiếp nhận của UBND xã), trao đổi với Trưởng ban Tổ chức Chính quyền tỉnh; trên cơ sở có văn bản thỏa thuận (về thủ tục, hồ sơ ...) của Trưởng ban Tổ chức Chính quyền tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện - thị xã quyết định tiếp nhận và phân công những người có bằng đại học về công tác tại xã.
9/- Việc khen thưởng và bồi thường kinh phí :
- Những người có bằng đại học được cơ quan thẩm quyền quyết định phân công về công tác tại xã, phải chấp hành sự phân công của Lãnh đạo cơ quan trực tiếp quản lý, trường hợp tự ý bỏ việc (trong thời gian 5 năm đầu) hoặc không hoàn thành nhiệm vụ bị cơ quan thẩm quyền buộc thôi việc, thì phải bồi thường toàn bộ số tiền trợ cấp lúc ban đầu 5.000.000đ.
- Trong 5 năm đầu công tác ở xã, những người có bằng đại học phải xây dựng và tổ chức thực hiện hoặc ứng dụng có hiệu quả một số đề tài; mỗi đề tài được cơ quan thẩm quyền đánh giá ứng dụng có hiệu quả tại địa phương, sẽ được xem xét khen thưởng theo quy định, ngoài ra tỉnh còn thưởng thêm từ 1.000.000đ trở lên.
10/ Nguồn kinh phí thực hiện:
Kinh phí trợ cấp cho những người có bầng đại học được bố trí từ nguồn ngân sách xã và hợp tác xã, ngân sách tỉnh xem xét hỗ trợ bổ sung hàng năm đối với những xã và hợp tác xã có khó khăn về ngân sách.
Điều 2:
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kề từ ngày ký.
- Trưởng ban Tổ chức Chính quyền tỉnh chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với các ngành liên quan để triển khai thực hiện quyết định này.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, Chủ tịch Ủy ban nhân. dân xã, phường, thị trấn và Lãnh đạo các hợp tác xã có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận lợi (kể cả chỗ ở) cho những người có bằng đại học thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Trưởng ban Tổ chức Chính quyền tỉnh chủ trì phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Lãnh đạo các hợp tác xã tiến hành sơ kết kết quả việc phân công những người có bằng đại học về công tác tại xã, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
Điều 3: Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban ngành tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn, lãnh đạo các hợp tác xã căn cứ Quyết định thi hành.
Nơi nhận: | TM.ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Quyết định 18/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định về chế độ trợ cấp đối với người có bằng đại học về công tác tại xã, phường, thị trấn và hợp tác xã nông nghiệp trong tỉnh Trà Vinh do Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành
- 2Nghị quyết 11/2007/NQ-HĐND về chế độ trợ cấp đối với người có bằng đại học về công tác tại xã, phường, thị trấn và hợp tác xã nông nghiệp trong tỉnh Trà Vinh
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Nghị định 09/1998/NĐ-CP năm 1998 sửa đổi Nghị định 50/CP của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn
- 3Nghị quyết 11/2007/NQ-HĐND về chế độ trợ cấp đối với người có bằng đại học về công tác tại xã, phường, thị trấn và hợp tác xã nông nghiệp trong tỉnh Trà Vinh
Quyết định 64/2002/QĐ-UBT quy định tạm thời chế độ trợ cấp đối với người có bằng đại học về công tác tại xã - phường - thị trấn và hợp tác xã trong tỉnh Trà Vinh
- Số hiệu: 64/2002/QĐ-UBT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/11/2002
- Nơi ban hành: Tỉnh Trà Vinh
- Người ký: Trần Văn Vẹn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/12/2002
- Ngày hết hiệu lực: 16/09/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra