Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 64/2001/QĐ-BNN

Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2001 

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH TIÊU CHUẨN NGÀNH

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01/11/1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn;
Căn cứ nghị định 86/CP ngày 08 tháng 12 năm 1995 của Chính Phủ quy định phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá;
Xét đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành tiêu chuẩn ngành sau:

10TCN 461-2001: Bột canh iôt – Yêu cầu kỹ thuật.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Các ông Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Chất lượng sản phẩm, Lãnh đạo các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỨ TRƯỞNG




 Nguyễn Thiện Luân

TIÊU CHUẨN

BỘT CANH IỐT YÊU CẦU KỸ THUẬT 10TCN 461 - 2001

 1.Phạm vi áp dụng:

Tiêu chuẩn này được áp dụng cho bột canh Iốt được sản xuất từ nguyên liệu muối tinh đã làm khô, mì chính, Kali Iodat và các phụ gia thực phẩm.

2. Nguyên liệu:

2.1 Muối tinh dùng để sản xuất bột canh Iốt theo 10 TCN 402 - 99

2.2 Mì chính dùng để sản xuất bột canh Iốt theo TCVN 1459: 1996

2.3 Hợp chất Kali Iodat KIO3 dùng để sản xuất bột canh Iốt phải có hàm lượng Kali Iodat không nhỏ hơn 99,5 %, hàm lượng chì (Pb) không quá 0,02 %, hàm lượng các tạp chất khác không quá 0,05 %.

2.4 Một số phụ gia thực phẩm.

3 Yêu cầu kỹ thuật

3.2 3.1 Chỉ tiêu cảm quan: Màu trắng ngà, trắng xám, trắng hồng có vị mặn ngọt, mùi đặc trưng của các gia vị, trạng thái khô rời.

Chỉ tiêu hoá lý

Theo quy định tại bảng 1

Bảng 1: Chỉ tiêu hóa lý

1 Hàm lượng muối tính theo % khối lượng chất khô

70 - 80

2. Hàm lượng mì chính tính theo % khối lượng chất khô

10 - 15

3. Hàm lượng Kali Iodat KIO3, tính theo mg/ 1Kg bột canh Iốt (*)

20 - 44

4. Các chất phụ gia thực phẩm tính theo % không lớn hơn

10

5. Độ ẩm tính theo %

< 5,0

(*) Hàm lượng KIO3 có thể thay đổi theo quy định của Bộ Ytế

4. Phương pháp thử :

- Lấy mẫu theo TCVN 3973 - 84

- Muối ăn theo TCVN 3973 - 84

- Mì chính theo TCVN 1460: 1997

- Muối Iốt theo TCVN 5647 - 1992 (trong điều kiện nhiệt độ dung dịch 70 - 80 độ C, hoặc môi trường axít mạnh).

5. Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản:

5.1 Bao gói

Bột canh Iốt phải được đóng gói định lượng trong túi hoặc lọ kín có khối luợng tịnh từ 10 dến 500 gam. Nguyên liệu bao gói làm bằng nhựa Polyetylen(PE), Polypropylen (PP) nhựa phức hợp hoặc các loại nguyên liệu dùng bao gói thực phẩm khác. Khi vận chuyển với khối lượng lớn các bao gói bột canh được đóng trong thùng có khối lượng 5 Kg hoặc 10 Kg.

5.2 Ghi nhãn:

Bao bì thương phẩm và bao bì vận chuyển bột canh iốt phải ghi nhãn theo Quyết định 178 QĐ-TTg ngày 30 tháng 08 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về Qui chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

5.3 Vận chuyển:

Khi vận chuyển bột canh Iốt phải che đậy, giữ gìn sạch sẽ . Trên bao bì vận chuyển cần có ký hiệu chống ẩm, chống nóng.

5.4 Bảo quản

Bột canh Iốt cần được bảo quản nơi khô thoáng tránh nóng và tránh ẩm ướt.

Thời gian bảo quản sản phẩm bột canh Iốt tối thiểu là 6 tháng kể từ ngày sản xuất.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 64/2001/QĐ-BNN ban hành tiêu chuẩn ngành về Bột canh iôt do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 64/2001/QĐ-BNN
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 07/06/2001
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Nguyễn Thiện Luân
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản