Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 631/QĐ-UBND

Bắc Ninh, ngày 29 tháng 12 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2021-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;

Căn cứ Luật Giáo dục năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Căn cứ Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

Căn cứ Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ về việc quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở;

Căn cứ Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 03/7/2020 của Chính phủ, về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế;

Căn cứ Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ, về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, về ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;

Căn cứ Nghị quyết số 315/NQ-HĐND ngày 11/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua chủ trương thực hiện Đề án đào tạo, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án đào tạo, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021 - 2025, với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Mục tiêu chung

Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu môn học; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đảm bảo chuẩn hóa về trình độ đào tạo, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt chú trọng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Mục tiêu đào tạo nâng trình độ đào tạo trên chuẩn của giáo viên giai đoạn 2021 - 2025

- Cấp mầm non: Cử 455 giáo viên đi đào tạo nâng trình độ đào tạo trên chuẩn; tỷ lệ giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn (cử nhân) đạt 80,0%.

- Cấp tiểu học: Cử 220 giáo viên đi đào tạo nâng trình độ đào tạo trên chuẩn; tỷ lệ giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn (Thạc sĩ trở lên) tăng từ 1,0 % lên 5,0%.

- Cấp THCS: Cử 200 giáo viên đi đào tạo nâng trình độ đào tạo trên chuẩn; tỷ lệ giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn (Thạc sĩ trở lên) tăng từ 8,5 % lên 12,0%.

- Cấp THPT và GDTX: Cử 115 giáo viên đi đào tạo nâng trình độ đào tạo trên chuẩn; tỷ lệ giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn (Thạc sĩ trở lên) tăng từ 39,4 % lên 45,0%.

(Có phụ lục số lượng và kinh phí kèm theo).

2.2. Mục tiêu phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2021 - 2025

Hằng năm, UBND tỉnh báo cáo và xin ý kiến Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh cho phép các cơ sở giáo dục thực hiện hợp đồng lao động đối với giáo viên còn thiếu theo định mức quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo so với số biên chế giáo viên được giao theo năm học, số lượng giáo viên còn thiếu dự báo như sau:

* Năm học 2020 - 2021

- Nhu cầu giáo viên theo định mức quy định của Bộ GDĐT là 18.518 giáo viên, trong đó: 6541 giáo viên mầm non; 5495 giáo viên tiểu học; 4253 giáo viên THCS; 1974 giáo viên THPT; 255 giáo viên GDTX.

- Số giáo viên còn thiếu theo định mức quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo so với biên chế giáo viên được giao là 1923 giáo viên, trong đó: 1327 giáo viên mầm non; 379 giáo viên tiểu học; 55 giáo viên THCS; 55 giáo viên THPT; 107 giáo viên GDTX.

* Năm học 2021 - 2022

- Nhu cầu giáo viên theo định mức quy định của Bộ GDĐT là 19.444 giáo viên, trong đó: 6983 giáo viên mầm non; 5794 giáo viên tiểu học; 4408 giáo viên THCS; 1992 giáo viên THPT; 267 giáo viên GDTX.

- Số giáo viên còn thiếu theo định mức quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo so với biên chế giáo viên được giao là 2849 giáo viên, trong đó: 1769 giáo viên mầm non; 678 giáo viên tiểu học; 210 giáo viên THCS; 73 giáo viên THPT; 119 giáo viên GDTX.

* Năm học 2022 - 2023

- Nhu cầu giáo viên theo định mức quy định của Bộ GDĐT là 19.928 giáo viên, trong đó: 7230 giáo viên mầm non; 5947 giáo viên tiểu học; 4445 giáo viên THCS; 2033 giáo viên THPT; 273 giáo viên GDTX.

- Số giáo viên còn thiếu theo định mức quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo so với biên chế giáo viên được giao là 3333 giáo viên, trong đó: 2016 giáo viên mầm non; 831 giáo viên tiểu học; 247 giáo viên THCS; 114 giáo viên THPT; 125 giáo viên GDTX.

* Năm học 2023 - 2024

- Nhu cầu giáo viên theo định mức quy định của Bộ GDĐT là 20.797 giáo viên, trong đó: 7736 giáo viên mầm non; 5953 giáo viên tiểu học; 4739 giáo viên THCS; 2094 giáo viên THPT; 275 giáo viên GDTX.

- Số giáo viên còn thiếu theo định mức quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo so với biên chế giáo viên được giao là 4202 giáo viên, trong đó: 2522 giáo viên mầm non; 837 giáo viên tiểu học; 541 giáo viên THCS; 175 giáo viên THPT; 127 giáo viên GDTX.

* Năm học 2024 - 2025

- Nhu cầu giáo viên theo định mức quy định của Bộ GDĐT là 21.693 giáo viên, trong đó: 8200 giáo viên mầm non; 5966 giáo viên tiểu học; 5006 giáo viên THCS; 2246 giáo viên THPT; 275 giáo viên GDTX.

- Số giáo viên còn thiếu theo định mức quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo so với biên chế giáo viên được giao là 5098 giáo viên, trong đó: 2986 giáo viên mầm non; 850 giáo viên tiểu học; 808 giáo viên THCS; 327 giáo viên THPT; 127 giáo viên GDTX.

3. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện

Tiếp tục ban hành các chủ trương, chính sách, quy định của tỉnh về phát triển giáo dục và đào tạo; xác định rõ trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và phối hợp trong việc thực hiện công tác giáo dục và đào tạo ở địa phương, ngành, đơn vị.

Xây dựng đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có tâm huyết, trách nhiệm và năng lực chuyên môn vững vàng đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Thực hiện các chính sách đãi ngộ thu hút, sử dụng nhân tài; đánh giá đúng năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và hiệu quả công tác, tạo môi trường và là động lực cho đội ngũ giáo viên yên tâm công tác; tham mưu xây dựng chế độ chính sách đối với đội ngũ nhà giáo.

Điều 2. Trách nhiệm của các cơ quan trong thực hiện Đề án

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

Là cơ quan Thường trực, tổ chức thực hiện Đề án đào tạo, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021 - 2025.

Hằng năm (theo năm học) trong giai đoạn 2021 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan và UBND cấp huyện, tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch cử giáo viên viên đi đào tạo nâng trình độ trên chuẩn, kinh phí thực hiện theo đào tạo nâng trình độ trên chuẩn; xây dựng kế hoạch đề nghị bổ sung biên chế, tuyển dụng đủ giáo viên ở các cấp học theo định mức quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (trường hợp chưa được bổ sung biên chế theo định mức, tham mưu hợp đồng lao động giáo viên còn thiếu ở các cấp học để đảm bảo đủ giáo viên đứng lớp, dự trù kinh phí thực hiện để báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định); định kỳ kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Đề án; báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.

Chỉ đạo Trường Cao đẳng Sư phạm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo cho cán bộ quản lý, giáo viên cấp học mầm non và phối hợp với các trường Sư phạm trong việc đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên cấp tiểu học, THCS, THPT giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025.

2. Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch và đảm bảo giao đủ biên chế theo định mức, xây dựng kế hoạch bổ sung biên chế, tuyển dụng đủ giáo viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; giải quyết chế độ chính sách theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ đúng quy định và các chế độ chính sách hiện hành của nhà nước.

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu UBND tỉnh văn bản đề nghị Bộ Nội vụ bổ sung biên chế đảm bảo đủ định mức theo quy định.

3. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND cấp huyện trong việc kiểm tra, giám sát và phân bổ kinh phí triển khai thực hiện Đề án được phê duyệt.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành trong việc xây dựng kế hoạch chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu về đổi mới căn bản toàn diện về giáo dục và đào tạo và Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.

5. UBND cấp huyện

Phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các sở, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong từng giai đoạn phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương; quản lý, tuyển dụng và sử dụng có hiệu quả số lượng người làm việc được UBND tỉnh phân bổ hàng năm.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT Tỉnh ủy, TTHĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- VP UBND tỉnh: KTTH, LĐVP;
- Lưu: VT, KGVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vương Quốc Tuấn

 

TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ NÂNG TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO TRÊN CHUẨN GIÁO VIÊN CẤP HỌC MẦM NON, TIỂU HỌC, THCS, THPT, GDTX GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

(Kèm theo Quyết định số 631/QĐ-UBND ngày 29/12/2020 của UBND tỉnh Bắc Ninh)

1. Mức chi trả cho giáo viên mầm non đào tạo trên chuẩn/khóa = 23.400.000 đồng/người

2. Mức chi trả cho giáo viên tiểu học, THCS, THPT và GDTX đào tạo trên chuẩn/khóa = 35.100.000 đồng/người

(mức học phí thay đổi khi các văn bản quy định của nhà nước thay đổi).

TT

Năm học

Mầm non

Tiểu học

THCS

THPT và GDTX

Tổng

Số lượng

Số Tiền

Số lượng

Số Tiền

Số lượng

Số Tiền

Số lượng

Số Tiền

Số lượng

Số Tiền

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1

2020 - 2021

85

1989000000

40

1404000000

40

1404000000

23

807300000

188

5,604,300,000

2

2021 - 2022

85

1989000000

45

1579500000

40

1404000000

23

807300000

193

5,779,800,000

3

2022 - 2023

85

1989000000

45

1579500000

40

1404000000

23

807300000

193

5,779,800,000

4

2023 - 2024

100

2340000000

45

1579500000

40

1404000000

23

807300000

208

6,130,800,000

5

2024 - 2025

100

2340000000

45

1579500000

40

1404000000

23

807300000

208

6,130,800,000

 

Tổng

455

10647000000

220

7722000000

200

7020000000

115

4036500000

990

29,425,500,000

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 631/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Đề án đào tạo, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021-2025

  • Số hiệu: 631/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 29/12/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh
  • Người ký: Vương Quốc Tuấn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 29/12/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản