- 1Nghị định 24/1999/NĐ-CP về Quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn
- 2Quyết định 132/2001/QĐ-TTg về cơ chế tài chính thực hiện chương trình phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 79/2001/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính để thực hiện các dự án đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn do Bộ Tài chính ban hành
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Quyết định 184/2004/QĐ-TTg về việc sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để tiếp tục thực hiện các chương trình kiên cố hoá kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2006-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị quyết 42/2006/NQ-HĐND về Đề án phát triển giao thông nông thôn - miền núi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006 - 2010
- 7Quyết định 41/2006/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển giao thông nông thôn - miền núi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006-2010
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 63/2006/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 25 tháng 10 năm 2006 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 24/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức huy động quản lý sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng các xã, thị trấn;
Căn cứ Quyết định 132/2001/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tài chính thực hiện chương trình phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn;
Căn cứ Quyết định 184/2004/QĐ-TTg ngày 22 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2006 - 2010;
Căn cứ Thông tư số 79/2001/TT-BTC ngày 28 tháng 9 năm 2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính để thực hiện các dự án đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn;
Căn cứ Nghị quyết số 42/2006/NQ-HĐND ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Đề án phát triển giao thông nông thôn – miền núi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006 – 2010;
Căn cứ Quyết định số 41/2006/QĐ-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2006 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án phát triển giao thông nông thôn – miền núi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006 – 2010;
Theo đề nghị của Sở Giao thông vận tải và Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý thực hiện chương trình bê tông hoá đường xã thuộc Đề án phát triển giao thông nông thôn – miền núi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006 - 2010.
Điều 2. Giao UBND các huyện, thành phố Quảng Ngãi chủ trì phối hợp với các Sở, ngành chức năng liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Quảng Ngãi, thủ tưởng các Sở, Ban, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM.UỶ BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BÊ TÔNG HOÁ ĐƯỜNG XÃ THUỘC ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN - MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 63/2006/QĐ-UBND ngày25 /10/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
Điều 1. Đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh
1. Quy chế này áp dụng cho các tuyến đường xã thuộc chương trình cứng hoá mặt đường xã bằng bê tông xi măng (sau đây gọi tắt là chương trình bê tông hoá đường xã) và quy định về tổ chức bộ máy quản lý, về quy trình, thủ tục, nguồn vốn thực hiện chương trình bê tông hoá đường xã theo Quyết định số 41/2006/QĐ-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2006 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án phát triển giao thông nông thôn – miền núi của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006-2010.
2. Quy chế này không áp dụng đối với các tuyến quy hoạch là đường xã nhưng được đầu tư xây dựng từ các nguồn vốn khác ngoài nguồn vốn như quy định tại Khoản 1 của Điều này.
Điều 2. Đường xã được đưa vào thực hiện theo chương trình bê tông hoá đường xã bao gồm:
1. Đối với xã, thị trấn: là đường nối trung tâm xã, thị trấn đến trung tâm thôn (xóm) hoặc trục chính nối trung tâm hai thôn với nhau và được quy hoạch là đường xã theo quyết định của UBND huyện.
2. Đối với phường: là đường nối từ trục đường phố (là các đường có tên trong quy hoạch giao thông đô thị) vào khu dân cư hoặc đường nối hai tổ dân phố với nhau thoả mãn cả hai điều kiện:
- Chiều rộng nền đường Bn ³ 2,5 m;
- Chiều dài tuyến đường tối thiểu L ³ 150 m.
Các hẻm phố của thành phố Quảng Ngãi có chiều rộng nền đường Bn < 2,5m và chiều dài L < 150m được xếp vào loại đường thôn, tổ dân phố do nhân dân trên địa bàn tự huy động nguồn lực, tự tổ chức thực hiện việc đầu tư xây dựng và quản lý.
Điều 3. Đầu tư công trình thoát nước trên đường xã
1. Đối với công trình thoát nước (bao gồm: cống tròn, cống vuông, cống bản) có chiều dài L £ 2m (L: chiều dài được xác định theo phương dọc tuyến đường) thì được xem là một hạng mục của chương trình bê tông hoá đường xã và được đưa vào dự toán bê tông hoá đường xã.
2. Những công trình thoát nước, ngoài quy định ở Khoản 1 nói trên, công trình do cấp nào quản lý thì cấp đó có trách nhiệm bố trí vốn, tổ chức thực hiện việc đầu tư xây dựng và quản lý theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 4. Ngoài các tuyến đường xã và công trình thoát nước như quy định tại Điều 2 và Điều 3, các công trình khác thuộc Đề án phát triển giao thông nông thôn – miền núi của tỉnh giai đoạn 2006-2010 thì thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng và các quy định có liên quan. Việc xây dựng các tuyến đường thôn, xóm, hẻm phố bằng các nguồn lực do nhân dân sống trên địa bàn đóng góp thì việc tổ chức thực hiện theo Quy chế quản lý của cộng đồng dân cư.
Điều 5. Thực hiện nguyên tắc công khai, dân chủ
1. Căn cứ danh mục công trình được phê duyệt trong Đề án của huyện, thành phố, công trình do xã, phường, thị trấn nào quản lý thì UBND cấp xã đó có trách nhiệm thông báo cho nhân dân trong vùng dự án biết về quyền hạn, trách nhiệm của mình khi triển khai thực hiện dự án. Phương thức thông báo thực hiện theo Quy định của Quy chế dân chủ ở cơ sở.
2. Trên cơ sở ý kiến tham gia của nhân dân trong vùng dự án (được thể hiện thông qua nội dung Biên bản họp dân) và khả năng huy động các nguồn lực, UBND cấp xã xây dựng kế hoạch bê tông hoá đường xã, trình HĐND cấp xã quyết định và chỉ đạo tổ chức thực hiện.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện HĐND, UBND cấp xã có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định của Quy chế dân chủ ở cơ sở; bảo đảm cho nhân dân nằm trong vùng hưởng lợi của dự án thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình và được quyền kiểm tra, giám sát tất cả các khâu trong quá trình tổ chức thực hiện dự án.
TỔ CHỨC BỘ MÁY, QUY TRÌNH, THỦ TỤC THỰC HIỆN VIỆC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1. UBND cấp huyện quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp huyện làm Trưởng ban. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo do UBND cấp huyện quy định.
2. Công trình của xã, phường, thị trấn nào do UBND xã, phường, thị trấn đó làm Chủ đầu tư. Chủ đầu tư có trách nhiệm:
a) Xây dựng, trình HĐND cấp xã phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch thực hiện chương trình bê tông hoá đường xã trên địa bàn;
b) Quyết định thành lập; quy định tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý dự án bê tông hoá đường xã của xã (sau đây gọi tắt là Ban QLDA); Trưởng ban Ban QLDA là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã; nếu xã, phường, thị trấn đã có Ban quản lý dự án thực hiện các Chương trình, dự án khác của xã thì có thể bổ sung nhiệm vụ thực hiện Chương trình bê tông hoá đường xã cho Ban quản lý dự án của xã. Trường hợp xã không có đủ cán bộ có năng lực thực hiện nhiệm vụ điều hành dự án thì chủ đầu tư ký kết hợp đồng thuê hoặc đề nghị UBND huyện, thành phố giao nhiệm vụ cho Ban QLDA của huyện, thành phố hoặc phòng chuyên môn của huyện, thành phố thực hiện nhiệm vụ điều hành dự án.
c) Ban QLDA thực hiện các nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình bê tông hoá đường xã trình UBND cấp xã.
- Ký hợp đồng với tư vấn khảo sát, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán công trình (thực hiện thiết kế một bước).
- Nghiệm thu hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán gửi cơ quan chuyên môn của huyện, thành phố thẩm định và trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
- Tổ chức thu kinh phí đóng góp của nhân dân, tiếp nhận phần vốn hỗ trợ của ngân sách, các nguồn vốn huy động khác và nộp vào tài khoản của Ban QLDA mở tại Kho bạc Nhà nước huyện.
- Quản lý vật tư, tài sản, tiền vốn đầu tư cho công trình.
- Báo cáo công khai trước nhân dân hoặc đại biểu nhân dân các hạng mục và kinh phí đầu tư, bao gồm phần vốn hỗ trợ của ngân sách Nhà nước, phần vốn huy động của xã (kể cả vật liệu và ngày công) và các nguồn vốn khác.
- Lập kế hoạch tổ chức thi công đối với các công trình do nhân dân tự tổ chức thi công; ký kết hợp đồng với các nhà thầu đủ điều kiện để thực hiện việc thi công đối với các công trình nhân dân không tự tổ chức thi công.
- Thực hiện việc nghiệm thu, quyết toán vốn đầu tư và bàn giao đưa công trình vào sử dụng theo quy định tại Điều 12 của Quy chế này và công khai quyết toán trước nhân dân hoặc đại diện nhân dân.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của UBND cấp xã.
d) Quyết định thành lập, quy định tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban giám sát công trình. Ban giám sát công trình có Trưởng ban là Chủ tịch Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã hoặc Chủ tịch Hội cựu chiến binh cấp xã; các thành viên khác là đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh cấp xã và từ một đến ba công dân tiêu biểu do nhân dân trên địa bàn đề cử.
e) Ban giám sát công trình có nhiệm vụ:
- Giám sát toàn bộ các mặt, các khâu của việc huy động, quản lý và sử dụng các khoản kinh phí hỗ trợ của Nhà nước, các khoản đóng góp của nhân dân và các nguồn lực khác đầu tư xây dựng công trình.
- Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của Ban QLDA, tư vấn, đơn vị thi công; giám sát quá trình thi công, nghiệm thu, bàn giao và quyết toán công trình.
- Giám sát, phát hiện và thông báo kịp thời cho cấp có thẩm quyền để xử lý các trường hợp vi phạm trong quá trình thi công, nghiệm thu; tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp xây dựng công trình.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của UBND cấp xã.
Điều 7. Công tác chuẩn bị đầu tư
1. Lập bảng đăng ký thực hiện chương trình bê tông hoá đường xã:
- Công trình được đăng ký thực hiện chương trình bê tông hoá đường xã là công trình đã được Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt trong Đề án của huyện, thành phố và đúng với quy định tại Điều 2 và Khoản 1 - Điều 3 của Quy chế này.
- Căn cứ khả năng nguồn lực huy động trong nhân dân và kế hoạch thực hiện chương trình bê tông hoá đường xã đã được HĐND cấp xã phê duyệt, Ban QLDA lập kế hoạch đăng ký thực hiện chương trình bê tông hoá đường xã gửi Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Nội dung kế hoạch đăng ký gồm:
+ Bảng đăng ký thực hiện chương trình bê tông hoá đường xã theo mẫu hướng dẫn kèm theo Quy định này;
+ Văn bản cam kết của Uỷ ban nhân dân cấp xã và biên bản họp dân hoặc đại diện nhân dân trong vùng dự án cam kết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng góp vốn xây dựng công trình và thực hiện đúng các quy định của Quy chế này. Nội dung biên bản họp dân theo mẫu hướng dẫn kèm theo Quy chế này.
2. Thông báo về việc chấp thuận bảng đăng ký thực hiện chương trình bê tông hoá đường xã:
- UBND cấp huyện căn cứ Đề án, khả năng huy động các nguồn lực (bao gồm cả nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách tỉnh) và kế hoạch đăng ký của các xã, phường, thị trấn để thông báo cho UBND xã, phường, thị trấn việc chấp thuận bảng đăng ký thực hiện chương trình bê tông hoá đường xã của UBND xã, phường, thị trấn;
- Nội dung của thông báo theo mẫu hướng dẫn kèm theo Quy chế này.
Điều 8. Công tác chuẩn bị xây dựng
1. Lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán (TKBVTC và TDT): Căn cứ thông báo chấp thuận bảng đăng ký thực hiện chương trình bê tông hoá đường xã của UBND cấp huyện, chủ đầu tư chỉ đạo Ban QLDA ký hợp đồng với tư vấn khảo sát, lập hồ sơ TKBVTC và TDT công trình.
2. Thẩm định, phê duyệt Hồ sơ TKBVTC và TDT công trình: phòng chức năng của huyện, thành phố có trách nhiệm thẩm định và trình UBND cấp huyện phê duyệt hồ sơ TKBVTC và TDT công trình chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
1. Căn cứ hồ sơ TKBVTC và TDT công trình được phê duyệt, Ban QLDA tổ chức họp dân, thông báo công khai các nội dung chính của công trình như quy mô, tổng vốn đầu tư của công trình, cơ cấu nguồn vốn (gồm: vốn hỗ trợ của ngân sách, vốn huy động của nhân dân và các nguồn vốn khác); thông báo kế hoạch và tiến hành thu nguồn vốn đóng góp của nhân dân.
2. Đối với công trình do nhân dân trên địa bàn quyết định tự tổ chức thi công thì Ban QLDA có trách nhiệm lập kế hoạch tổ chức thi công và theo dõi hướng dẫn việc thực hiện kế hoạch thi công.
3. Đối với công trình giao cho nhà thầu thực hiện phần xây lắp:
- Ban QLDA chọn từ 02 đến 03 nhà thầu có đủ điều kiện (có năng lực pháp lý và năng lực hành vi), đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định chọn nhà thầu thi công xây lắp công trình.
- Ban QLDA thương thảo, ký kết hợp đồng thi công với nhà thầu được UBND cấp xã quyết định chọn giao thầu và thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành dự án đến khi công trình hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng.
Điều 10. Bồi thường, giải phóng mặt bằng
Trường hợp xây dựng công trình có phát sinh bồi thường, giải phóng mặt bằng thì UBND cấp xã giải quyết theo phương thức sau:
- Trường hợp thiệt hại ít thì tuyên truyền, vận động nhân dân coi như khoản đóng góp tự nguyện cho công trình.
- Nếu mức bồi thường lớn, phải xác định cụ thể và đưa vào dự toán công trình để tính mức huy động hoặc xây dựng phương án thu lại của những người được hưởng lợi từ công trình để bù đắp.
1. Chủ đầu tư, Ban QLDA, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát (đối với công trình chủ đầu tư thấy cần thiết phải thuê tư vấn giám sát) thực hiện việc giám sát theo chức năng, nhiệm vụ được giao và theo các quy định có liên quan đến công tác giám sát, quản lý chất lượng công trình.
2. Ban giám sát cấp xã thực hiện việc giám sát theo quy định tại điểm e Khoản 2 Điều 6 của Quy chế này.
Điều 12. Nghiệm thu, quyết toán và bàn giao đưa công trình vào sử dụng
1. Hồ sơ hoàn công công trình: Ban QLDA, tư vấn giám sát có trách nhiệm lập hồ sơ hoàn công công trình ngay sau khi công trình hoàn thành; hồ sơ hoàn công công trình gồm:
- Tập I: các văn bản, tài liệu trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng.
- Tập II: các tài liệu liên quan đến thiết kế và thi công.
- Tập III: hồ sơ bản vẽ hoàn công công trình.
Hồ sơ hoàn công được lập thành 5 tập gửi: Uỷ ban nhân dân xã 01 tập; Phòng Hạ tầng kinh tế huyện 01 tập, Ban QLDA cấp xã 01 tập, 02 tập còn lại dùng để lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư công trình.
2. Ban QLDA có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng; thành phần gồm: Uỷ ban nhân dân cấp xã, Ban QLDA, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát (đối với công trình có thuê tư vấn giám sát), đơn vị thi công, Ban giám sát cấp xã và phòng chức năng của các huyện, thành phố.
3. Ban QLDA có trách nhiệm lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư công trình chậm nhất là 06 tháng kể từ ngày nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng.
4. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, giao nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo dưỡng công trình giao thông theo quy định của Nhà nước.
5. Trình thẩm định, phê duyệt quyết toán công trình: UBND cấp xã có trách nhiệm gửi hồ sơ quyết toán đến Phòng Tài chính kế hoạch cấp huyện thẩm định, trình UBND cấp huyện phê duyệt quyết toán công trình.
NGUỒN VỐN, QUẢN LÝ, CẤP PHÁT VÀ THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ
Điều 13. Nguồn vốn thực hiện chương trình bê tông hóa đường xã thực hiện theo Nghị quyết số 42/NQ-HĐND ngày 08 tháng 7 năm 2006 của HĐND tỉnh và Quyết định số 41/2006/QĐ-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2006 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án phát triển giao thông nông thôn - miền núi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006-2010.
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải tham mưu cho UBND tỉnh quyết định bố trí các nguồn vốn thực hiện chương trình bê tông hoá đường xã gồm: Nguồn vốn vay theo Quyết định 184/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, vốn vay nhàn rỗi của Kho bạc Nhà nước và bố trí vốn đầu tư xây dựng của ngân sách tỉnh theo Quyết định số 41/2006/QĐ-UBND ngày 02/8/2006 của UBND tỉnh. Sở Tài chính có trách nhiệm vay vốn ưu đãi và vốn nhàn rỗi của Kho bạc Nhà nước theo quyết định phân bổ của Bộ Tài chính và quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh.
2. Căn cứ quyết định của UBND tỉnh về giao kế hoạch vốn thực hiện chương trình bê tông hoá đường xã, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp Sở Giao thông vận tải tham mưu cho UBND tỉnh quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch vốn thực hiện chương trình bê tông hoá đường xã cho UBND các huyện, thành phố.
3. Căn cứ quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch vốn thực hiện chương trình bê tông hóa đường xã của UBND tỉnh, Sở Tài chính có trách nhiệm cấp bổ sung có mục tiêu cho ngân sách các huyện, thành phố.
1. Căn cứ để UBND cấp huyện quyết định bố trí kế hoạch vốn thực hiện chương trình bê tông hóa đường xã:
- Thông báo của UBND cấp huyện về việc chấp thuận Bảng đăng ký thực hiện chương trình bê tông hoá đường xã.
- Kế hoạch huy động các nguồn lực thực hiện chương trình bê tông hóa đường xã thuộc trách nhiệm của huyện, thành phố.
- Bảng đăng ký và văn bản cam kết của UBND cấp xã về trách nhiệm huy động các nguồn lực thuộc trách nhiệm của xã.
- Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch vốn thực hiện chương trình bê tông hóa đường xã của UBND tỉnh.
2. UBND cấp huyện là đầu mối tiếp nhận kế hoạch vốn hỗ trợ của ngân sách tỉnh để thực hiện chương trình bê tông hóa đường xã. UBND cấp huyện có trách nhiệm:
- Tổ chức thực hiện việc huy động các nguồn lực thuộc trách nhiệm của huyện, thành phố; chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện kế hoạch huy động vốn thuộc trách nhiệm của cấp xã.
- Căn cứ kế hoạch vốn được phân bổ và khả năng huy động các nguồn lực của địa phương, UBND cấp huyện quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch vốn thực hiện chương trình bê tông hóa đường xã cho các xã, phường, thị trấn.
- Quản lý, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ đúng mục đích; định kỳ hàng quý báo cáo tình hình thực hiện cho UBND tỉnh và các Sở: Giao thông vận tải, Tài chính và Kế hoạch và Đầu tư.
- Chỉ đạo Kho bạc Nhà nước huyện và các phòng chức năng của huyện, thành phố thực hiện chức năng kiểm soát chi.
Điều 16. Trách nhiệm của UBND và Ban QLDA cấp xã trong việc huy động, quản lý, quyết toán vốn đầu tư
1. Trách nhiệm của UBND cấp xã trong việc huy động, quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư công trình:
- Xây dựng, trình HĐND cấp xã phê duyệt kế hoạch huy động nguồn lực thuộc trách nhiệm của cấp xã để thực hiện chương trình bê tông hóa đường xã.
- Chỉ đạo Ban QLDA, thôn trưởng, tổ trưởng tổ dân phố phối hợp với các tổ chức trong hệ thống chính trị tiến hành vận động, huy động nguồn vốn đóng góp của nhân dân và các nguồn vốn khác theo Nghị quyết của HĐND cấp xã; nhận kế hoạch vốn hỗ trợ do UBND cấp huyện giao.
- Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích các nguồn vốn và thực hiện việc quyết toán các nguồn vốn theo quy định của Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính về quản lý ngân sách cấp xã và các hoạt động tài chính khác ở xã, phường, thị trấn.
- Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của chủ đầu tư từ khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức huy động nguồn lực, kiểm tra, giám sát việc thanh toán khối lượng, quyết toán vốn đầu tư.
2. Trách nhiệm của Ban QLDA cấp xã trong việc tổ chức huy động nguồn lực, quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư:
- Chủ trì phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố và các tổ chức trong hệ thống chính trị của cấp xã vận động, huy động nguồn vốn đóng góp của nhân dân và các nguồn vốn khác theo Nghị quyết của HĐND và kế hoạch của UBND cấp xã.
- Mở tài khoản của Ban QLDA tại Kho bạc Nhà nước để thực hiện các giao dịch trong việc sử dụng các nguồn vốn đầu tư cho công trình.
- Ban QLDA có trách nhiệm cung cấp các tài liệu theo hướng dẫn của Kho bạc Nhà nước để thực hiện việc kiểm soát, tạm ứng, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư cho công trình; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và các quy định khác theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Tài chính về việc quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng thuộc cấp xã quản lý.
Điều 17. Quản lý nguồn vốn huy động
1. Tất cả các nguồn vốn đầu tư cho công trình đều phải chuyển vào tài khoản của Ban QLDA mở tại Kho bạc Nhà nước và thực hiện các giao dịch tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành và quyết toán công trình thông qua việc kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước.
2. Trường hợp nguồn vốn đóng góp của nhân dân là hiện vật hoặc ngày công lao động thì UBND cấp xã quyết định giá từng loại vật tư và giá một ngày công lao động phù hợp với giá thị trường tại địa phương và không cao hơn giá thông báo của cơ quan tài chính (đối với các loại vật tư có trong danh mục thông báo giá của cơ quan tài chính). Đối với công trình do nhân dân tự thi công thì phần vật tư và ngày công do nhân dân đóng góp được quy thành tiền và được khấu trừ vào phần đóng góp của nhân dân khi quyết toán công trình; đối với công trình giao cho nhà thầu thi công thì phần vật tư và ngày công do nhân dân đóng góp được quy thành tiền và được khấu trừ khi thanh toán khối lượng hoàn thành cho nhà thầu. Chứng từ làm cơ sở khấu trừ là biên bản giao nhận vật tư, biên bản xác nhận ngày công lao động và biên bản xác nhận giá trị quy đổi từ vật tư, ngày công lao động thành tiền giữa Ban QLDA với đơn vị thi công.
Điều 18. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Quảng Ngãi có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc và tổ chức thực hiện Quy chế này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc chưa phù hợp thì báo cáo, kiến nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Giao thông vận tải) để xem xét điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------------------
…………, ngày … tháng …năm ……
Về việc thực hiện chương trình bê tông hoá đường xã
Hôm nay, vào lúc . . . . . giờ, ngày. . . tháng . . . năm 200.., tại . . . . . . .. . . . xã . . . . . . . . . . . . .; UBND và Ban QLDA xã . . . . . . . . . tổ chức cuộc họp bàn việc thực hiện chương trình bê tông hoá đường xã;
Thành phần dự họp:
1. Đại diện UBND xã, Ban QLDA của xã và hội đoàn thể của xã:
- Ông (bà): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chức vụ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Ông (bà): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chức vụ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Ông (bà): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chức vụ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Ông (bà): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chức vụ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2. Thôn trưởng (tổ trưởng) hoặc Tổ, đội trong vùng dự án:
- Ông (bà): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chức vụ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Ông (bà): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chức vụ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Ông (bà): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chức vụ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Ông (bà): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chức vụ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
3. Đại diện nhân dân trong vùng dự án:
- Ông (bà): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Địa chỉ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Ông (bà): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Địa chỉ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Ông (bà): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Địa chỉ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Chủ trì cuộc họp:
- Ông (bà): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chức vụ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Thư ký cuộc họp:
- Ông (bà): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chức vụ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Cuộc họp đã nghe đại diện UBND và Ban QLDA của xã phổ biến các quy định có liên quan đến việc thực hiện chương trình bê tông hoá đường xã; nêu trách nhiệm, quyền hạn của xã và nhân dân trong vùng dự án để các đại biểu và đại diện nhân dân dự họp thảo luận và quyết định các việc liên quan.
Cuộc họp đã thảo luận và thống nhất các nội dung sau:
I. Tuyến đường giao thông được bê tông hoá:
- Tên Tuyến đường : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
+ Điểm đầu: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
+ Điểm cuối: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
+ Kinh phí khái toán: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . triệu đồng.
(Các số liệu về chiều dài, kinh phí đầu tư là tạm tính và sẽ được chuẩn xác khi phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình).
II. Nguồn vốn và phân chia các nguồn kinh phí:
Căn cứ quy định của UBND tỉnh và UBND các huyện, thành phố Quảng Ngãi; cuộc họp thống nhất phân chia tỷ lệ các nguồn vốn đầu tư cho công trình như sau:
- Tổng vốn đầu tư (tạm tính): . . . . . . . . . . . . Triệu đồng; trong đó:
+ Ngân sách tỉnh hỗ trợ: . . . . . . . . . . triệu đồng; tỷ lệ: .......%.
+ Huyện hỗ trợ: . . . . . . . . . . triệu đồng; tỷ lệ: .......%.
+ Huy động của xã: . . . . . . . . . . triệu đồng; tỷ lệ: .......%.
+ Các nguồn huy động khác: . . . . . . . . . . triệu đồng; tỷ lệ: .......%.
III. Kết luận:
1. Thống nhất huy động các nguồn đóng góp của xã cùng với vốn hỗ trợ ngân sách Nhà nước hỗ trợ để thực hiện bê tông hoá đường nói trên nhằm giải quyết tốt nhu cầu đi lại của nhân dân; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
2. UBND xã có trách nhiệm chỉ đạo Ban QLDA của xã chủ trì phối hợp với các tổ chức đoàn thể, các thôn (hoặc đội, tổ đân phố) tổ chức thực hiện việc huy động nguồn lực và quản lý thực hiện dự án theo quy định của tỉnh và UBND huyện.
Cuộc họp kết thúc vào lúc . . . giờ . . . phút cùng ngày, Biên bản này đã được đọc cho tất các thành viên dự họp nghe, thống nhất thông qua và được lập thành 06 bản có giá trị như nhau; đại diện nhân dân 01bản, UBND xã 01 bản, Ban QLDA xã 01 bản; UBND và các phòng ban của huyện 03 bản.
ĐD UBND XÃ
| ĐD CÁC HỘI ĐOÀN THỂ CỦA XÃ |
TỔ TRƯỞNG (HOẶC THÔN, ĐỘI TRƯỞNG)
| CÁC HỘ GIA ĐÌNH |
CHỦ TRÌ | THƯ KÝ |
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| …………, ngày … tháng …năm 200… |
CHƯƠNG TRÌNH BÊ TÔNG HOÁ ĐƯỜNG XÃ NĂM . . . . . . . .
Xã (phường, thị trấn):. . . . . . . . . . . .; Huyện (Thành phố) . . . . . . . . . .
UBND xã (phường, thị trấn) đăng ký thực hiện chương trình bê tông hoá đường xã với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên tuyến đường. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . chiều dài . . . Km;
2. Chủ đầu tư: UBND xã (phường, thị trấn). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .;
3. Đơn vị điều hành dự án: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .;
4. Quy mô kỹ thuật:
- Mặt cắt ngang:
Bề rộng nền đường Bn = . . . . . . . . . m;
Bề rộng mặt đường Bm= . . . . . . . . . m.
- Kết cấu mặt đường:
+ Lớp BTXM mác 200 sỏi hoặc đá 2x4, dày 20cm;
+ Lớp cát đệm dày 5cm;
+ Nền đường đã được san gọt tương đối bằng phẳng.
- Hệ thống thoát nước:
+ Bố trí hệ thống rãnh thoát nước dọc hai bên đường để đảm bảo thoát nước tốt vào mùa mưa.
+ Bố trí các cầu, cống tròn, cống bản đúng quy cách (báo sơ bộ số lượng cầu, cống cần bố trí trên tuyến).
(Các số liệu trên sẽ được chuẩn xác khi lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán);
5. Khái toán vốn đầu tư: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . triệu đồng; trong đó:
- Ngân sách tỉnh hỗ trợ: . . . . . . . . . . . . . . . triệu đồng; tỷ lệ . . . . . . . .%;
- Ngân sách huyện hỗ trợ: . . . . . . . . . . . . . . triệu đồng; tỷ lệ . . . . . . . .%;
- Huy động nhân dân: . . . . . . . . . . . . . . . . . . triệu đồng; tỷ lệ . . . . . . . .%;
- Các nguồn huy động khác: . . . . . . . . . . . . triệu đồng; tỷ lệ . . . . . . . %;
(Các số liệu trên sẽ được chuẩn xác khi phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán công trinh)
6. Thời gian thực hiện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ;
UBND xã (phường, thị trấn) đăng ký thực hiện chương trình bê tông hoá đường xã với các nội dung chủ yếu nêu trên; kính đề nghị UBND huyện, thành phố xem xét, sớm có thông báo chấp thuận để UBND xã (phường, thị trấn) có cơ sở triển khai các bước tiếp theo theo quy định./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH |
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| …………, ngày … tháng …năm 200… |
Về việc chấp thuận đăng ký thực hiện Chương trình bê tông hoá đường xã
UBND huyện (thành phố)....... thống nhất các nội dung sau:
1. Tên tuyến đường. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . chiều dài . . . .Km;
2. Chủ đầu tư: UBND xã (phường, thị trấn). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .;
3. Đơn vị điều hành dự án: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .;
4. Quy mô kỹ thuật:
- Mặt cắt ngang:
+ Bề rộng nền đường Bn = . . . . . . . . . m.
+ Bề rộng mặt đường Bm= . . . . . . . . . m.
- Kết cấu mặt đường:
+ Lớp BTXM mác 200 sỏi hoặc đá 2x4, dày 20cm.
+ Lớp cát đệm dày 5cm.
+ Nền đường đã được san gọt tương đối bằng phẳng.
- Hệ thống thoát nước:
+ Bố trí hệ thống rãnh thoát nước dọc hai bên đường để đảm bảo thoát nước tốt vào mùa mưa.
+ Bố trí các cầu, cống tròn, cống bản đúng quy cách (báo sơ bộ số lượng cầu, cống cần bố trí trên tuyến).
(Các số liệu trên sẽ được chuẩn xác khi lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán).
5. Khái toán vốn đầu tư: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . triệu đồng; trong đó:
- Ngân sách tỉnh hỗ trợ: . . . . . . . . . . . . . . . triệu đồng; tỷ lệ . . . . . . .%;
- Ngân sách huyện hỗ trợ: . . . . . . . . . . . . . . triệu đồng; tỷ lệ . . . . . . .%;
- Huy động nhân dân: . . . . . . . . . . . . . . . . . .triệu đồng; tỷ lệ . . . . . . .%;
- Các nguồn huy động khác: . . . . . . . . . . . . triệu đồng; tỷ lệ . . . . . . .%;
6. Thời gian thực hiện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ;
UBND huyện (thành phố) giao cho UBND xã (phường, thị trấn) căn cứ các quy định có liên quan và nội dung Thông báo này để triển khai thực hiện các bước tiếp theo của dự án./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1Nghị định 24/1999/NĐ-CP về Quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn
- 2Quyết định 132/2001/QĐ-TTg về cơ chế tài chính thực hiện chương trình phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 79/2001/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính để thực hiện các dự án đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn do Bộ Tài chính ban hành
- 4Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Quyết định 184/2004/QĐ-TTg về việc sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để tiếp tục thực hiện các chương trình kiên cố hoá kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2006-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Nghị quyết 42/2006/NQ-HĐND về Đề án phát triển giao thông nông thôn - miền núi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006 - 2010
- 8Quyết định 41/2006/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển giao thông nông thôn - miền núi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006-2010
- 9Nghị quyết 94/2008/NQ-HĐND về cơ chế khuyến khích phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2008 - 2012 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 10Kế hoạch 16/KH-UBND về tổ chức hội nghị sơ kết chương trình bê tông hoá đường giao thông nông thôn và xây dựng nông thôn mới tỉnh Tuyên Quang năm 2012
Quyết định 63/2006/QĐ-UBND về Quy chế quản lý thực hiện chương trình bê tông hoá đường xã thuộc Đề án phát triển giao thông nông thôn – miền núi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006 - 2010
- Số hiệu: 63/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/10/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Nguyễn Xuân Huế
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/11/2006
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định