Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 63/2001/QĐ-BNN

Hà Nội, ngày 5 tháng 06 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUI TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI BẮC NAM HÀ

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

- Căn cứ Luật Tài nguyên nước số 08/1998/QH10.

- Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ Công trình thuỷ lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10 .

- Căn cứ Nghị định số 73/CP của Chính phủ ngày 01 tháng 11 năm 1995 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Xét đề nghị của Hội đồng Quản lý hệ thống công trình thuỷ lợi Bắc Nam Hà tại cuộc họp ngày 23 tháng 5 năm 2000; Tờ trình số 114/TT-Cty ngày 25 tháng 4 năm 2001 của Giám đốc Công ty Khai thác Công trình Thuỷ lợi (KTCTTL) Bắc Nam Hà về việc xin phê duyệt Qui trình vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi Bắc Nam Hà.

- Theo kết quả thẩm định; đề nghị của ông Cục trưởng Cục Quản lý nước và Công trình thuỷ lợi.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1 : Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản Qui trình vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi Bắc Nam Hà.

Điều 2 : Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những Qui trình vận hành trước đây trái với Qui trình này đều bãi bỏ.

Điều 3 : Uỷ ban nhân dân và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh : Nam Định, Hà Nam; Cục trưởng Cục Quản lý nước và Công trình thuỷ lợi; Giám đốc Công ty KTCTTL Bắc Nam Hà; các Cục, Vụ, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

K/T. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Đình Thinh

 

MỤC LỤC

QUI TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI BẮC NAM HÀ

Chương I: Các quy định chung

Chương II: Vận hành tưới

Chương III: Vận hành tiêu

Chương IV: quan trắc các yếu tố khí tượng thuỷ văn

Chương V: Quyền hạn và trách nhiệm

Chương VI: Điều khoản thi hành

CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Sơ hoạ bản đồ hệ thống công trình thuỷ lợi Bắc Nam Hà

Phụ lục 2: Đặc điểm, nhiệm vụ và hiện trạng của hệ thống

Phụ lục 3: Cao độ ruộng đất trong hệ thống

Phụ lục 4: Lượng mưa vụ mùa của hệ thống theo thiết kế P=10%

Phụ lục 5: Mực nước các sông, các kênh chính và các trạm bơm trong hệ thống

 

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI BẮC NAM HÀ
 (Ban hành theo Quyết định số 63 /2001/QĐ-BNN-QLN ngày 5 tháng 6 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT)

Chương I

NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG

Điều 1 : Mọi hoạt động có liên quan đến quản lý, vận hành, khai thác hệ thống công trình thuỷ lợi (CTTL) Bắc Nam Hà phải tuân theo Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi (số 32/2001/PL-UBTVQH10).

Điều 2 : Hệ thống CTTL Bắc Nam Hà là một thể thống nhất, hiện tại không thể chia cắt theo địa giới hành chính; được quản lý vận hành khai thác, bảo vệ theo qui hoạch và các luận chứng kinh tế kỹ thuật được duyệt.

Điều 3 : Công ty Khai thác Công trình Thuỷ lợi (KTCTTL) Bắc Nam Hà và các Công ty KTCTTL thành viên thuộc tỉnh Nam Định và Hà Nam được quyền vận hành hệ thống theo phân cấp quản lý và Qui trình vận hành được duyệt.

Trường hợp có thiên tai đặc biệt hoặc công trình đầu mối, cống dưới đê và các công trình quan trọng khác có nguy cơ sự cố, các Công ty KTCTTL và địa phương trong hệ thống phải có phương án xử lý, báo cáo Uỷ ban nhân dân hai Tỉnh, Bộ Nông nghiệp
& PTNT để quyết định; khi công trình có sự cố đột xuất các Công ty KTCTTL và địa phương trong hệ thống phải chủ động xử lý ngay và báo cáo cấp thẩm quyền.

Điều 4 : Việc vận hành các trạm bơm điện phải theo đúng Qui trình, Qui phạm quản lý kỹ thuật hiện hành. Trường hợp cần thiết, cho phép các trạm bơm được làm việc khi điện thế thay đổi từ -5% đến +10% điện thế định mức.

Điều 5 : Hệ thống vận hành tưới nước theo nguyên tắc : Tưới đồng thời trên kênh chính và kênh cấp 1; hiện tại được phép vận hành như sau :

- Hệ Cốc Thành tưới đồng thời kênh Bắc và kênh Nam. Riêng kênh Nam có thể tưới luân phiên hoặc đồng thời cho huyện Vụ Bản và huyện ý Yên.

- Hệ Cổ Đam và hệ Nhâm Tràng tưới đồng thời

- Hệ Như Trác tưới luân phiên giữa huyện Lý Nhân và huyện Bình Lục hoặc tưới đồng thời giữa một số kênh của huyện Lý Nhân với huyện Bình Lục.

- Hệ Hữu Bị tưới luân phiên giữa kênh Tây Bắc (KTB) và kênh Nam (KN). Trong điều kiện cho phép có thể tưới đồng thời giữa hai kênh này.

- Lấy nguồn nước sông Hồng, sông Đào, sông Đáy để tưới; hạn chế lấy nguồn nước kênh tiêu (trừ trường hợp tưới vùng cao kết hợp tiêu vùng trũng).

- Ưu tiên tưới vùng xa, vùng cao, vùng cát.

Điều 6 : Trong điều kiện bình thường : từ ngày 01 tháng 11 đến ngày 31 tháng 12 và từ ngày 20 tháng 5 đến ngày 20 tháng 6 hàng năm, các trạm bơm ngừng bơm để sửa chữa.

Trường hợp đặc biệt do việc phục vụ sản xuất vụ chiêm xuân kéo dài, riêng trạm bơm Như Trác được phép ngừng bơm để sửa chữa đến ngày 30 tháng 6.

Việc tưới, tiêu trong 2 giai đoạn này được thực hiện bằng tạo nguồn và bơm nhỏ.

Điều 7 : Hệ thống vận hành tiêu nước theo nguyên tắc :

- Thực hiện tốt "Chôn, rải, tháo" nước, tiêu nước đệm.

- Vùng ngập úng nặng được ưu tiên tiêu trước.

- Không lấy nước vào các trục tiêu (trừ trường hợp hạn căng thẳng và thiếu nguồn nước)

- Hệ thống chỉ đảm bảo tiêu nước cho diện tích cấy lúa từ cao trình +0,5m trở lên theo qui hoạch được duyệt. Diện tích cấy lúa dưới cao trình +0,5m do các hộ dùng nước tự chống úng.

- Trong thời gian tiêu, các Công ty KTCTTL thành viên và các hộ dùng nước có trách nhiệm giữ nước ở vùng cao; khi ngừng bơm tiêu ít nhất sau năm (05) ngày mới bơm tưới trở lại. Cuối các đợt tiêu dài ngày, thực hiện tiêu kết hợp tưới.

- Các Công ty KTCTTL trong hệ thống có trách nhiệm khơi thông dòng chảy trên các kênh tiêu để bảo đảm mực nước giữa các điểm đo nội đồng và bể hút trạm bơm lớn ở mức chênh lệch cho phép.

Chương II

VẬN HÀNH TƯỚI

Điều 8 :

a. Trước mỗi vụ sản xuất, các Công ty KTCTTL thành viên lập, thống nhất kế hoạch tưới và ký hợp đồng dùng nước với Công ty KTCTTL Bắc Nam Hà.

b. Mỗi đợt tưới, các Công ty KTCTTL thành viên đăng ký tưới với Công ty KTCTTL Bắc Nam Hà trước 48 giờ bằng Fax hoặc điện thoại đồng thời gửi văn bản đăng ký tưới chính thức. Bản đăng ký tưới ghi rõ thời gian dự kiến tưới, diện tích tưới theo từng hệ thống. Công ty KTCTTL Bắc Nam Hà trả lời trước 36 giờ kể từ khi nhận được bản đăng ký tưới (bằng điện thoại hoặc Fax).

c. Trước khi tưới, các cống cấp 1 phải đóng. Khi mực nước trên kênh chính đạt mức quy định mới được mở cống lấy nước. Trình tự mở cống từ cuối kênh trở lên.

d. Mực nuớc đầu kênh tuới chính được quy định như sau :

Tên trạm bơm

Mực nước (m)

Ghi chú

Như Trác

+4,3 (+4,5

Trong điều kiện vận hành đủ 06 máy và điều tiết các cống cấp 1 trên kênh tưới chính hợp lý.

Cốc Thành

+3,85 (+4,0

Khi tưới cho ý Yên, mực nước tại thượng lưu đập đường 56: (+2,8m

Cổ Đam

+3,6 (+3,8

 

Nhâm Tràng

+3,85 (+4,0

 

Hữu Bị

+3,85 (+4,0

Khi tưới cho khu C Bình Lục, mực nước tại cống KTB : (+2,6m

e. Trong thời gian tưới, Công ty KTCTTL Bắc Nam Hà và Công ty KTCTTL thành viên phải :

- Lập sổ theo dõi ký xác nhận những thông số kỹ thuật ở những địa điểm và thời điểm theo quy định trong hợp đồng cung ứng và sử dụng nước giữa Công ty KTCTTL Bắc Nam Hà với các Công ty KTCTTL thành viên.

- Vận hành các cống, đập trên kênh chính để đảm bảo mực nước theo quy định ở điều 8 (khoản d).

Điều 9 :

a. Khi đã đủ nước tưới hoặc đang tưới dưỡng nhưng có mưa (30mm trên diện rộng, các Công ty KTCTTL thành viên có trách nhiệm báo trạm đầu mối (thuộc Công ty KTCTTL Bắc Nam Hà) để ngừng bơm tưới.

b. Khi cần kéo dài lịch tưới, các Công ty KTCTTL thành viên phải đăng ký với Công ty KTCTTL Bắc Nam Hà như điều 8 (khoản b).

c. Cuối giai đoạn lúa đẻ nhánh, nếu các Công ty KTCTTL thành viên cần thực hiện biện pháp "nông, lộ, phơi" ruộng, phải thống nhất cụ thể việc điều hành với Công ty KTCTTL Bắc Nam Hà.

Điều 10 : Trong vụ mùa, việc lấy nước tưới tự chảy hoặc lấy phù sa phải có đủ điều kiện sau đây :

a. Dự báo thời tiết không có mưa lớn.

b. Việc lấy phù sa được kết hợp với lấy nước tưới.

c. Chỉ lấy phù sa vào kênh tưới, không lấy vào kênh tiêu; lấy nhanh, không kéo dài.

d. Khi lấy nước qua cống Vũ Xá, Như Trác, mực nước bể hút trạm bơm Như Trác phải (+1,0 m; khi lấy nước qua cống Hữu Bị, mực nước bể hút trạm bơm Hữu Bị phải (+0,8m

Điều 11 : Trong mùa lũ, việc mở cống dưới đê lấy nước chống hạn theo Qui phạm kỹ thuật quản lý sử dụng và bảo vệ các cống đập quan trọng ở các hệ thống thuỷ nông (QPTL.6-68), các quy định liên quan hiện hành và các quy định sau :

a. Các cống lấy nước của 09 trạm bơm đầu mối (Công ty KTCTTL Bắc Nam Hà quản lý) do Giám đốc Công ty KTCTTL Bắc Nam Hà quyết định theo đúng quy định của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão hai tỉnh Nam Định, Hà Nam và thông báo cho các Công ty KTCTTL thành viên có liên quan trước khi mở cống.

b. Các cống dưới đê còn lại do các Công ty KTCTTL thành viên và địa phương trong hệ thống quản lý : Theo đúng quy định của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão hai tỉnh Nam Định, Hà Nam và thông báo cho Công ty KTCTTL Bắc Nam Hà trước khi mở cống.

c. Thời gian từ khi các Công ty KTCTTL và địa phương trong hệ thống đề nghị cấp thẩm quyền quyết định đến khi mở cống lấy nước tưới không quá 24 giờ.

d. Khi mở cống, phải đảm bảo mực nước trên kênh theo đúng quy định ở điều 8 (khoản d). Mực nước bể hút của các trạm bơm lớn (Công ty KTCTTL Bắc Nam Hà quản lý) khống chế ở mức như điều 10 (khoản d); điều 17 (khoản a, thời kỳ giữa và cuối vụ).

e. Phải đóng tất cả các cống cấp 1 trên kênh tiêu chính, không cho nước vào các kênh tiêu cấp 1. Riêng hệ Như Trác phải đóng đập Đồng Nhân.

Trong trường hợp chênh lệch mực nước quá lớn không thể mở các cống Như Trác, Hữu Bị, Cốc Thành; nếu điều kiện cho phép, phải lấy nước (nhập nước) qua van nét âu thuyền Hữu Bị và qua các cống phía hạ lưu như Võ Giang, Nhâm Tràng, Kinh Thanh, Vĩnh Trị, Sông Chanh.

Điều 12 : Công ty KTCTTL Nam Hà Nam điều hành tưới luân phiên hoặc đồng thời trên kênh chính Như Trác.

Điều 13 :

- Công ty KTCTTL Bắc Nam Hà giao mực nước cho các Công ty KTCTTL thành viên có liên quan tại đầu kênh tưới chính và tại cống KTB hệ Hữu Bị như quy định ở điều 8 (khoản d).

- Công ty KTCTTL Vụ Bản đảm bảo mực nước tại thượng lưu đập đường 56 khi tưới cho huyện ý Yên như quy định ở điều 8 (khoản d) và mực nước tại đầu kênh B1 khi tưới cho thành phố Nam Định.

- Các Công ty KTCTTL thành viên giao mực nước cho các hộ dùng nước tại đầu kênh của hộ dùng nước.

Điều 14 : Trường hợp công trình bị sự cố, các Công ty KTCTTL trong hệ thống được thực hiện tưới luân phiên sau khi báo cáo cấp thẩm quyền; nếu không thể tưới luân phiên, mới ngừng tưới và khẩn trương giải quyết sự cố.

Điều 15 : Việc vận hành các trạm bơm nhỏ tưới cho những vùng hạn cục bộ do Giám đốc các Công ty KTCTTL thành viên quyết định. Các trạm bơm nhỏ bơm trước các trạm bơm lớn từ 02 ngày đến 03 ngày.

Điều 16 :

Trong vụ chiêm xuân, mực nuớc bể hút các trạm bom lớn giữ ổn định như sau :

STT

Trạm bơm

Mực nước trong các thời kỳ/thời gian (m)

Làm đất

Đầu vụ
(cấy và sau cấy)

Giữa và cuối vụ

1

Như Trác

+1,1 (+1,2

+1,0 (+1,1

+1,1 (+1,2

2

Hữu Bị

+1,1 (+1,2

+0,7 (+0,9

+0,8 (+0,9

3

Cổ Đam

+1,1 (+1,2

+0,7 (+0,9

+0,8 (+0,9

4

Cốc Thành

+1,1 (+1,2

+0,7 (+0,9

+0,8 (+0,9

5

Nhâm Tràng

+1,1 (+1,2

+0,8 (+1,0

+0,8 (+0,9

6

Vĩnh Trị

+1,1 (+1,2

+0,7 (+0,9

+0,8 (+0,9

Căn cứ vào tình hình thuỷ triều, các Công ty KTCTTL và địa phương trong hệ thống lấy và tiêu nước phải phù hợp với yêu cầu sản xuất.

Chương III

VẬN HÀNH TIÊU

1- Trường hợp 1 : Mưa bằng thiết kế, lũ ngoài sông dưới báo động 3

(Mưa 01 ngày max : 167,3 mm; 03 ngày max : 304,7 mm; 05 ngày max : 371,9 mm)

Điều 17 : Hệ thống đảm bảo tiêu cho 85.326 ha (diện tích lưu vực), trong đó diện tích canh tác là 57.700 ha. Các trạm bơm : Cốc Thành, Cổ Đam, Vĩnh Trị 1 và Vĩnh Trị 2, Hữu Bị 1 và Hữu Bị 2, Như Trác, Nhâm Tràng, Sông Chanh, Quỹ Độ, Kinh Thanh, Võ Giang, Quán Chuột, Yên Bằng, Yên Quang bơm tiêu trực tiếp ra sông Hồng, sông Đào, sông Đáy. Các trạm bơm Triệu Xá, Đinh Xá bơm tiêu ra sông Châu.

Các trạm bơm phải vận hành toàn bộ số máy hiện có.

a. Khi thời tiết bình thường : Mực nuớc bể hút các trạm bom giữ ổn định như sau :

STT

Trạm bơm

Mực nước trong các thời kỳ/thời gian (m)

Làm đất
(20/6 (30/6)

Cấy và sau cấy
(01/7 (15/8)

Lúa đẻ nhánh, cao cây
(15/8 (31/10)

1

Như Trác

+1,0 (+1,2

+0,7 (+0,8

+1,0 (+1,2

2

Hữu Bị

+0,9 (+1,0

+0,6 (+0,7

+0,8 (+0,9

3

Cổ Đam

+0,9 (+1,0

+0,6 (+0,7

+0,8 (+0,9

4

Cốc Thành

+0,9 (+1,0

+0,6 (+0,7

+0,8 (+0,9

5

Nhâm Tràng

+0,9 (+1,0

+0,6 (+0,7

+0,8 (+0,9

6

Vĩnh Trị

+0,9 (+1,0

+0,6 (+0,7

+0,8 (+0,9

b. Khi dự báo có mưa vừa đến mưa to, mực nuớc bể hút các trạm bom giữ ổn định như sau :

STT

Trạm bơm

Mực nước (m)

Ghi chú

1

Như Trác

+0,6 (+0,7

 

2

Hữu Bị

+0,3 (+0,4

 

3

Cổ Đam

+0,3 (+0,4

 

4

Cốc Thành

+0,3 (+0,4

 

5

Nhâm Tràng

+0,4 (+0,5

 

6

Vĩnh Trị

+0,3 (+0,4

 

c. Khi dự báo áp thấp nhiệt đới, bảo ảnh huởng trực tiếp đến khu vực, mực nuớc bể hút các trạm bom giữ ổn định như sau :

STT

Trạm bơm

Mực nước (m)

Ghi chú

1

Như Trác

+0,3 (+0,5

 

2

Hữu Bị

0,0

 

3

Cổ Đam

-0,3

Với điều kiện kỹ thuật cho phép

4

Cốc Thành

-0,3

 

5

Nhâm Tràng

0,0 (+0,2

 

6

Vĩnh Trị

-0,3

 

Điều 18 : Vận hành các đập điều tiết :

a. Khi bình thường : Đóng các đập điều tiết, các lưu vực tiêu riêng biệt

- Riêng đập La Chợ thường xuyên mở để tiêu từ khu C Bình Lục về Cốc Thành với lưu lượng Q = 5,0 m3/s; đập Mỹ Đô thường xuyên mở để tiêu khu vực phía đông kênh Đông Bình Lục về Cổ Đam với lưu lượng Q = 6,0 m3/s (sau khi có trạm bơm Vĩnh Trị 2, căn cứ vào tình hình hoạt động của hệ Vĩnh Trị, có thể xem xét không đưa lưu lượng Q = 6,0 m3/s từ sông Sắt về Mỹ Đô, để tiêu thẳng về trạm bơm Vĩnh Trị 1 và Vĩnh Trị 2).

- Đập La Chợ mở với lưu lượng Q> 5,0 m3/s khi mực nước bể hút trạm bơm Cốc Thành (+0,8 m; đập Mỹ Đô mở với lưu lượng Q > 6,0 m3/s khi mực nước bể hút trạm bơm Cổ Đam (+0,8m

b. Khi cần tiêu hỗ trợ giữa các lưu vực :

- Đập Cánh Gà (S31) được mở để tiêu hỗ trợ từ sông Sắt về Cốc Thành khi mực nước bể hút trạm bơm Cốc Thành từ +0,6 (+0,7m và mực nước tại Cầu Mắm từ +0,8 (+0,9m; từ sông Tiên Hương về trạm bơm Vĩnh Trị khi mực nước bể hút trạm bơm Vĩnh Trị từ +0,6 (+0,7m.

- Đập An Bài được mở để tiêu hỗ trợ từ sông Châu về sông Sắt khi mực nước bể hút trạm bơm Vĩnh Trị từ +0,6 (+0,7m; từ sông Sắt về sông Châu khi mực nước bể hút trạm bơm Hữu Bị từ +0,6 (+0,7m.

- Mở đập 3-2, đóng đập La Chợ khi mực nước bể hút trạm bơm Hữu Bị từ +0,6 (0,7m để tiêu cho khu C Bình Lục và huyện Mỹ Lộc.

- Trong thời gian trạm bơm Cổ Đam bơm tiêu, đập Cầu Ghéo đóng; khu vực từ đường 21 đến sông Châu được tiêu bằng trạm bơm Đinh Xá và Triệu Xá.

Trong thời gian hệ thống tiêu tự chảy , đập Cầu Ghéo mở.

c. Độ chênh lệch mực nước thượng hạ lưu và độ mở các đập điều tiết do Giám đốc Công ty KTCTTL Bắc Nam Hà quyết định.

2- Trường hợp 2 : Mưa vượt thiết kế, lũ ngoài sông dưới báo động 3

Điều 19 : Hệ thống tiêu thẳng cho 27.500 ha lúa ở cao trình (+1,0m; tiêu hỗ trợ cho 16.000 ha lúa ở cao trình (+1,0m, ưu tiên tiêu cho diện tích cấy lúa có cao trình từ +0,8m (+1,0m

- Mực nước bể hút các trạm bơm được giữ ổn định như quy định tại điều 17 (khoản b và c).

- Các đập điều tiết được vận hành theo điều 18

3- Trường hợp 3 : mưa bằng thiết kế, lũ ngoài sông báo động 3

Điều 20 : Các trạm bơm Như Trác và Hữu Bị 1 ngừng bơm theo quy định tại điều 23, hệ thống chỉ đảm bảo tiêu thẳng cho 23.000 ha lúa, tiêu hỗ trợ cho 16.500 ha lúa.

- Ưu tiên tiêu trước cho diện tích lúa (2 vụ) ở cao trình (+1,3m của lưu vực hệ Như Trác và hệ Hữu Bị.

- Sau khi các trạm bơm Cốc Thành, Vĩnh Trị, Cổ Đam bơm tiêu hạ mực nước đến mức lúa đã thoát khỏi nguy hiểm, thì mở các đập : An Bài; 3-2; La Chợ; Vùa để tiêu hỗ trợ. Trình tự vận hành mở các đập này do Giám đốc Công ty KTCTTL Bắc Nam Hà quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân hai tỉnh Nam Định, Hà Nam, Bộ Nông nghiệp & PTNT

4- Trường hợp 4 : mưa vượt thiết kế, Mực nước sông trên báo động 3

Điều 21 : Các trạm bơm Như Trác, Hữu Bị, Cốc Thành ngừng bơm, hệ thống đảm bảo tiêu thẳng cho 18.700 ha lúa; tiêu hỗ trợ cho 16.500 ha lúa.

Hệ thống vận hành như sau :

a. Vận hành các loại máy bơm điện nhỏ, bơm dã chiến để đảm bảo tiêu nước chủ động cho diện tích lúa (2 vụ) ở cao trình (+1,3m.

b. Mở các cống cấp 2 để ưu tiên tiêu trước cho những diện tích ở chân vàn và chân cao.

c. Khu vực huyện Lý Nhân và huyện Bình Lục bị úng : Phải tiêu hỗ trợ từ sông Châu về sông Sắt qua đập An Bài; qua cống 3-2 về kênh chính Tây, kênh T5.

- Mở đập An Bài khi lúa của huyện Bình Lục và huyện ý Yên đã thoát khỏi nguy hiểm.

- Mở cống 3-2 khi trạm bơm Cốc Thành còn bơm và lúa của huyện Mỹ Lộc, huyện Vụ Bản đã thoát khỏi nguy hiểm.

d. Khi trạm bơm Cốc Thành ngừng bơm như quy định tại điều 23 và mực nước bể hút các trạm bơm Cổ Đam, Vĩnh Trị đã hạ đến mức như điều 18 thì mở đập Cánh Gà để đưa nước hệ Cốc Thành về sông Sắt.

Trình tự vận hành hệ thống do Giám đốc Công ty KTCTTL Bắc Nam Hà quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân hai tỉnh Nam Định, Hà Nam, Bộ Nông nghiệp & PTNT.

e. Khi mực nước sông Châu lên cao quá mức quy định, trạm bơm Đinh Xá, Triệu Xá không bơm được và lúa của huyện ý Yên đã thoát khỏi nguy hiểm thì đập Cầu Ghéo được mở để tiêu nước về Cổ Đam.

Điều 22 : Trong vụ mùa, các cống dưới đê sông Hồng, sông Đào, sông Đáy không được mở để tiêu nước vùng bối vào nội đồng.

Khi tiêu úng xong trong nội đồng, các Công ty KTCTTL thành viên thông báo cho các địa phương và ký kết hợp đồng với Công ty KTCTTL Bắc Nam Hà để mở các cống dưới đê theo hợp đồng để tiêu nước vùng bối vào nội đồng.

Điều 23 : Các trạm bơm (do Công ty KTCTTL Bắc Nam Hà quản lý) được bơm tiêu khi mực nước tối đa ngoài sông ở mức như dưới đây :

STT

Trạm bơm

Mực nước (m)

Ghi chú

1

Như Trác

Hồng

(+5,9

2

Hữu Bị

Hồng

(+5,0 hoặc mực nước bể xả trạm bơm (+5,2 theo qui trình vận hành cửa van đóng nhanh

3

Cổ Đam

Đáy

(+4,5

4

Nhâm Tràng

Đáy

(+4,3

5

Kinh Thanh

Đáy

(+4,2

6

Quỹ Độ

Đáy

(+4,15

7

Vĩnh Trị

Đáy

(+4,0

8

Cốc Thành

Đào

(+4,2

9

Sông Chanh

Đào

(+3,3

Chương IV

QUAN TRẮC CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

Điều 24 : Đo mưa và mực nước

- Chế độ và điểm đo, do Giám đốc Công ty KTCTTL trong hệ thống quyết định theo các Qui phạm, Tiêu chuẩn hiện hành, đảm bảo phục vụ vận hành hệ thống và chỉ đạo sản xuất.

- Các Công ty KTCTTL trong hệ thống có trách nhiệm thu thập và thông báo cho nhau số liệu mực nước, lượng mưa ở các điểm đo do Công ty trực tiếp quản lý và của ngành KTTV tại địa phương theo hệ thống công trình được phân cấp cho Công ty quản lý.

Điều 25 : Đo kiểm tra lưu lượng trạm bơm

Công ty KTCTTL Bắc Nam Hà có trách nhiệm đo kiểm tra lưu lượng các trạm bơm đầu mối do Công ty quản lý trước mỗi vụ sản xuất.

Chương V

QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM

Điều 26 : Uỷ ban nhân dân các cấp thuộc 2 tỉnh Nam Định, Hà Nam có trách nhiệm :

a. Giám sát, kiểm tra việc thực hiện Qui trình vận hành.

b. Ngăn chặn và xử lý những hành vi vi phạm hoặc cản trở việc điều hành hệ thống theo Qui trình.

c. Huy động nhân lực, vật tư để đảm bảo an toàn công trình trong hệ thống theo Pháp lệnh về Đê điều, Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ Công trình thuỷ lợi, Pháp lệnh Phòng chống lụt bão.

d. Chỉ đạo giải quyết các vấn đề phát sinh trong việc thực hiện Qui trình vận hành.

Điều 27 : Hội đồng Quản lý hệ thống công trình thuỷ lợi Bắc Nam Hà có trách nhiệm :

a. Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại điều 20 (mục 2) Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi (số 32/2001/PL-UBTVQH10).

b. Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại điều 1 Quyết định số 649 BNN-TCCB/QĐ (ngày 28/02/2000) của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT.

Điều 28 : Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định, Hà Nam có trách nhiệm :

a. Phổ biến nội dung, hướng dẫn và kiểm tra đôn đốc việc thực hiện Qui trình vận hành.

b. Phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện, tham gia bổ sung sửa đổi Qui trình vận hành khi cần thiết.

c. Kịp thời báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp & PTNT (Cục Quản lý nước & CTTL) để xử lý các trường hợp đặc biệt.

Điều 29 : Công ty KTCTTL Bắc Nam Hà có trách nhiệm :

a. Tổ chức thực hiện Qui trình vận hành thống nhất trên toàn hệ thống.

b. Phối hợp với các Công ty KTCTTL trong hệ thống để xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Qui trình. Được quyền cùng với các Công ty KTCTTL trong hệ thống lập biên bản các vi phạm Qui trình vận hành và báo cáo cấp thẩm quyền.

c. Tổng hợp ý kiến chuẩn bị, sửa đổi, bổ sung Qui trình vận hành, trình Bộ phê duyệt.

d. Sau mỗi vụ sản xuất, báo cáo với Hội đồng Quản lý hệ thống việc điều hành hệ thống, kết quả tưới tiêu và kế hoạch phục vụ trong vụ sản xuất tiếp theo.

e. Có phương án, vật tư thiết bị phòng chống lụt bão úng hạn theo nhiệm vụ được phân công.

Điều 30 : Các Công ty KTCTTL thành viên có trách nhiệm :

a. Tổ chức thực hiện Qui trình vận hành hệ thống trong phạm vi quản lý.

b. Ký kết hợp đồng và thanh lý hợp đồng dùng nước với Công ty KTCTTL Bắc Nam và nộp đủ thuỷ lợi phí theo quy định hiện hành.

c. Phối hợp với các Công ty KTCTTL trong hệ thống để xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Qui trình. Được quyền cùng với các Công ty KTCTTL trong hệ thống lập biên bản các vi phạm Qui trình vận hành và báo cáo cấp thẩm quyền.

d. Thường xuyên thông báo cho Công ty KTCTTL Bắc Nam Hà các số liệu liên quan đến việc điều hành hệ thống và tình hình sản xuất trong khu vực.

e. Có phương án, vật tư thiết bị phòng chống lụt bão úng hạn theo nhiệm vụ được phân công.

Điều 31 : Các Hộ dùng nước có trách nhiệm :

a. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định tại điều 19 Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi (số 32/2001/PL-UBTVQH10).

b. Thực hiện các điều khoản có liên quan quy định tại Qui trình này.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 32 : Qui trình này thay thế Qui trình ban hành năm 1997. Mọi quy định về vận hành hệ thống CTTL Bắc Nam Hà trước đây trái với những quy định trong Qui trình này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện Qui trình, có những nội dung cần phải sửa đổi bổ sung, các Công ty KTCTTL và địa phương trong hệ thống CTTL Bắc Nam Hà gửi về cơ quan thường trực Hội đồng hệ thống tổng hợp và đề nghị cấp thẩm quyền quyết định.

Điều 33 : Các đơn vị và cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện Qui trình vận hành hệ thống. Những đơn vị, cá nhân thực hiện tốt sẽ được khen thưởng theo quy định hiện hành. Mọi hành vi vi phạm Qui trình này sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành./.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG TƯỚI 1.A

 

BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG TIÊU 1.B

 

PHỤ LỤC 2

ĐẶC ĐIỂM, NHIỆM VỤ VÀ HIỆN TRẠNG CỦA HỆ THỐNG

I. ĐẶC ĐIỂM :

1. Hệ thống Công trình thuỷ lợi Bắc Nam Hà thuộc khu vực đồng chiêm trũng trước đây của tỉnh Nam Hà và Nam Định, bao gồm 8 đơn vị hành chính : huyện Lý Nhân, Thanh Liêm, Bình Lục, Vụ Bản, ý Yên, Mỹ Lộc, thị xã Hà Nam và thành phố Nam Định.

- Phía bắc giáp sông Châu và sông Hồng

- Phía đông giáp sông Hồng và sông Đào

- Phía tây và phía nam giáp sông Đáy

2. Địa hình của hệ thống phức tạp, cao thấp xen kẽ, tạo thành nhiều khu lòng chảo. Cao độ ruộng đất phần lớn ở từ +0.75m đến +1.5m. Một số vùng cao ở bắc Lý Nhân, ven sông Đào, sông Châu. Một số vùng đất trũng nằm ở Bình Lục, ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc. Một số nơi có đồi núi cao như Vụ Bản, Thanh Liêm, ý Yên. Diện tích mặt bằng của hệ thống là 85.326ha. Ngoài ra có 12.200 ha ở vùng trong bối ngoài đê, ảnh hưởng đến việc tiêu nước của hệ thống.

II. NHIỆM VỤ :

1. Theo qui hoạch tổng quan được Bộ thuỷ lợi (nay là Bộ Nông nghiệp & PTNT) phê duyệt, hệ thống có nhiệm vụ :

a. Bảo đảm tưới tiêu cho diện tích canh tác thuộc 6 huyện, 1 thành phố và 1 thị xã vùng Bắc Nam Hà trong điều kiện thời tiết bình thường và với giống lúa cũ.

Những năm có mưa vượt tần suất thiết kế và lũ trên báo động 3 cũng phải bảo đảm chống úng đến một mức độ nhất định, hạn chế diện tích mất trắng.

b. Tiêu nước cho diện tích phi canh tác, dân sinh, công trình phúc lợi, công trình giao thông (xấp xỉ 50% diện tích lưu vực)

c. Kết hợp cung cấp nước phục vụ sinh hoạt, giao thông thuỷ bộ và các hoạt động kinh tế khác.

2. Nhiệm vụ hiện nay :

a. Tưới bằng bơm lớn và bơm nhỏ :

- Vụ chiêm xuân                              : 47.000 ha

- Vụ mùa                                          : 46.000 (46.500 ha

- Vụ đông                                         : 13.000 (15.000 ha

Bảo đảm rút nước và phơi ải từ 80% đến 90% diện tích cấy lúa chiêm xuân.

b. Tiêu nước cho vụ mùa, vụ đông, cuối vụ chiêm xuân và tiêu phục vụ dân sinh với diện tích tiêu mặt bằng 85.326 ha.

III. HIỆN TRẠNG :

1. Các chỉ tiêu kỹ thuật :

Hệ thống thiết kế để tưới tiêu cho giống lúa cũ, cao cây, dài ngày. Hệ số tưới thiết kế 0.81 l/s/ha, hệ số tiêu 2.9 l/s/ha, có vùng được nâng lên 4.1 l/s/ha.

Do đưa giống lúa mới thấp cây, ngắn ngày nên theo dự án "Sửa chữa, khôi phục, mở rộng hệ thống tưới tiêu 6 trạm bơm lớn Nam Hà" (Bộ Thuỷ lợi phê duyệt), hệ số tưới yêu cầu của hệ thống là 1.25 l/s/ha; hệ số tiêu yêu cầu của hệ thống là trên 5 l/s/ha

2. Cơ sở vật chất kỹ thuật :

A- Bơm điện :

a. Bơm điện lớn : (do Công ty KTCTTL Bắc Nam Hà quản lý)

Có 6 trạm với tổng số 35 tổ máy, gồm 23 máy loại 30.000 (32.000 m3/h, 12 máy loại 10.000 (11.000 m3/h; trong đó 5 trạm bơm lớn với 30 máy làm nhiệm vụ tưới tiêu kết hợp và 1 trạm với 5 máy chỉ làm nhiệm vụ tiêu (TB Vĩnh Trị 1).

b. Bơm điện nhỏ :

- Loại 2.500 m3/h - 4.000 m3/h : Có 5 trạm với 79 máy loại 4.000 m3/h và 2 trạm với 26 máy loại 2.500 m3/h (trong đó Công ty KTCTTL Bắc Nam Hà quản lý 03 trạm với 56 máy 4.000 m3/h)

- Loại 1.000 m3/h (do các Công ty KTCTTL thành viên quản lý) : Có 14 trạm với 99 máy; trong đó có 3 trạm tưới đơn thuần và 11 trạm tưới tiêu kết hợp.

c. Năm 2001 sẽ có :

- Trạm bơm Vĩnh Trị 2 có 03 máy bơm, lưu lượng một máy Q=8.2 m3/s;
công suất động cơ Nđc= 650 Kw.

- Trạm bơm Hữu Bị 2 gồm 4 tổ máy bơm, lưu lượng một máy Q= 6 m3/s ; công suất động cơ Nđc = 600 Kw

- Trạm bơm Võ Giang (Thanh Thuỷ, Thanh Liêm) với 5 máy bơm loại 8.000 m3/h, công suất động cơ Nđc= 200 Kw.

- Cải tạo nâng cấp trạm bơm An Đổ có 9 máy bơm loại 1.000 (1.300 m3/h thành trạm bơm có 5 máy loại 2.500 m3/h

d. Tổng lưu lượng tiêu trực tiếp ra sông Hồng, sông Đào và sông Đáy (theo thiết kế) là 1.300.000 m3/h kể cả trạm bơm Vĩnh Trị 2, Hữu Bị 2 và Võ Giang.

Các trạm bơm Triệu Xá, Quan Trung và Đinh Xá chỉ được bơm tiêu khi mực nước sông Châu cho phép. Các trạm bơm nhỏ nội đồng chỉ được bơm ra các trục tiêu chính, sau đó dùng bơm lớn tiêu nước ra sông Hồng, sông Đào và sông Đáy

e. Lưu lượng tưới theo thiết kế là 420.000 m3/h. Lưu lượng tưới ở các trạm bơm đầu mối đều thừa hoặc đủ (trừ trạm bơm Như Trác). Trạm bơm Cổ Đam, Cốc Thành chỉ sử dụng từ 3(4 máy (tổng số 7 máy mỗi trạm) để bơm tưới; tương tự như vậy, trạm bơm Hữu Bị chỉ sử dụng (2(3)/4 máy, trạm bơm Nhâm Tràng 3/6 máy, riêng trạm bơm Như Trác 6/6 máy.

B- Công trình :

a. Toàn hệ thống có 1.620 công trình xây đúc : gồm có 1467 cống (894 cống tưới, 573 cống tiêu); 153 đập, cống luồn, xi phông và cống dưới đê.

b. Công trình kênh mương : có 432 kênh tưới, 343 kênh tiêu. Các công trình đã xuống cấp không chuyển tải đủ lưu lượng thiết kế, là một nguyên nhân gây úng kéo dài và khó khăn khi tưới cho vùng cuối kênh.

c. Hệ thống được chia làm 5 vùng tuới :

TT

Tên vùng

Diện tích tưới (ha)

qTK (l/s/ha)

QTK (m3/s)

Nhiệm vụ TK

Hoàn chỉnh TN

1

Cốc Thành

23.509

19.221

0,70

21,70

2

Cổ Đam

12.639

8.338

0,81

11,82

3

Hữu Bị

8.953

8.312

0,81

10,78

4

Như Trác

18.824

13.650

0,71

18,10

5

Nhâm Tràng

6.037

5.447

0,81

6,53

 

Cộng

69.962

47.968

 

 

d. Hệ thống được chia làm 7 lưu vực tiêu :


TT

Tên lưu vực

Diện tích tiêu (ha)

Các trạm bơm chính

Tên trạm bơm

Lưu lượng (m3/s)

1

Như Trác

6.800

Như Trác

13.03

2

Hữu Bị

8.400

Hữu Bị

22.50

3

Cốc Thành

24.817

Cốc Thành, Sông Chanh, Quán Chuột

75.10

4

Cổ Đam

18.672

Cổ Đam, Quỹ Độ, Triệu Xá, Đinh Xá

63.80

5

Vĩnh Trị

17.850

Vĩnh Trị, Yên Bằng, Yên Quang

38.70

6

Nhâm Tràng

6.850

Nhâm Tràng, Kinh Thanh

24.60

7

Bắc Lý Nhân

1.973

Quan Trung

9.10

Ghi chú : Theo công văn số 842 CV/TN ngày 01/5/1994 của Bộ Thuỷ lợi, nhiệm vụ của trạm bơm Đinh Xá như sau :

- Cắt lưu vực phía bắc trạm bơm Cổ Đam từ đường sắt trở lên (xem sơ hoạ bản đồ hệ thống), lưu vực 3.633 ha do trạm bơm Đinh Xá và Triệu Xá phụ trách. Riêng trạm bơm Đinh Xá tiêu cho khu vực 2.642 ha, hệ số tiêu 4.5 l/s/ha.

- Đóng đập Cầu Ghéo (Biên Hoà) để tách 2.642 ha trước đây tiêu về trạm bơm Cổ Đam, nay tiêu về trạm bơm Đinh Xá. Khi mực nước sông Châu lên quá mức cho phép, trạm bơm Triệu Xá và Đinh Xá không bơm được thì sẽ xem xét việc mở đập Cầu Ghéo để tiêu về Cổ Đam.

e. Về phân khu tiêu, hệ thống có 06 đập điều tiết quan trọng là :

TT

Tên đập

Phân khu tiêu (giữa...)

Cao trình đáy

Khẩu độ

Ghi chú

1

Mỹ Đô

Hệ Cổ Đam và Vĩnh Trị

-2.0m

6.0m

Tời 8 tấn

2

La Chợ

Hệ Cốc Thành và Hữu Bị

-1.5

4.0

Tời 8 tấn

3

An Bài

Hệ Hữu Bị và Vĩnh Trị

-1.8

6.0

Tời 8 tấn lấp 2 cửa x 2 m

4

Cánh Gà (S31)

Hệ Cốc Thành và Vĩnh Trị

-2.0

6.0

Tời 8 tấn QTK=18.1 m3/s

5

Vùa

Hệ Như Trác và Hữu Bị

-1.5

3.2

Vít nâng

6

Cống 3-2

Hệ Cốc Thành và Hữu Bị

-1.5

4.0

Tời 3 tấn

 

Cầu Ghéo

Cổ Đam và Đinh Xá, Triệu xá

-1.0

4.0

Tời 6 tấn

3. Phân cấp quản lý :

Theo Quyết định số 84/1999/QĐ-BNN-TCCB ngày 25 tháng 5 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT, việc phân cấp quản lý hệ thống công trình thuỷ lợi Bẵc Nam Hà được quy định như sau :

a. Bộ Nông nghiệp & PTNT tổ chức quản lý khai thác các trạm bơm đầu mối qui mô lớn, công trình điều tiết và kênh trục tưới tiêu liên quan đến hai tỉnh Nam Định, Hà Nam.

Các công trình :

- Các trạm bơm điện : Cốc Thành, Cổ Đam, Hữu Bị, Vĩnh Trị, Như Trác, Sông Chanh, Quỹ Độ, Nhâm Tràng, Kinh Thanh và toàn bộ công trình thuộc khu đầu mối các trạm bơm này.

- Các trục tiêu chính liên quan đến hai tỉnh Nam Định, Hà Nam : Sông Châu Giang (từ Vĩnh Trụ đến Hữu Bị), sông Sắt, sông Tiên Hương (từ đập Cánh Gà đến trạm bơm Cốc Thành), sông Chanh, sông Biên Hoà (từ đập Biên Hoà đến ngã ba Kinh Thuỷ), sông Kinh Thuỷ (từ ngã ba Kinh Thuỷ đến ngã ba Mỹ Đô), sông Mỹ Đô, sông Như Trác (từ đập Đồng Nhân đến trạm bơm Như Trác).

- Các đập điều tiết : Vùa, An Bài, 3-2, La Chợ, Mỹ Đô, Vĩnh Trụ, Cầu Ghéo (Biên Hoà), Cánh Gà.

- Trục tưới chính của hệ Hữu Bị (từ đầu mối trạm bơm này đến cống Điện Biên)

Công ty KTCTTL Bắc Nam Hà là đơn vị quản lý trực tiếp các hệ công trình nêu trên theo sự phân giao nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp & PTNT.

b. Uỷ ban nhân dân hai tỉnh Nam Định, Hà Nam :

- Tổ chức quản lý khai thác và bảo vệ các công trình còn lại theo địa giới hành chính từng Tỉnh.

- Các Công ty KTCTTL Nam Hà Nam, Vụ Bản, Mỹ Thành, ý Yên và các địa phương của hai Tỉnh là các đơn vị quản lý trực tiếp hệ công trình này theo quy định của Uỷ ban nhân dân hai Tỉnh./.

 

PHỤ LỤC 3

CAO ĐỘ RUỘNG ĐẤT TRONG HỆ THỐNG

STT

Cao độ

Diện tích (ha)

Phần trăm (%)

Ghi chú

1

Dưới 0,5

3.113,75

3,65

 

2

0,5 (0,75

12.857,75

15,07

 

3

0,75 (1,00

22.127,15

25,93

 

4

1,00 (1,25

16.506,87

19,35

 

5

1,25 (1,50

8.567,50

10,04

 

6

1,50 (1,75

6.046,78

7,09

 

7

1,75 (2,00

4.089,62

4,79

 

8

2,00 (3,00

6.384,12

7,48

 

9

Trên 3,00

2.491,25

2,92

 

10

Đồi núi

406,25

0,48

 

11

Ao hồ

2.734,86

3,20

 

 

PHỤ LỤC 4

LƯỢNG MƯA VỤ MÙA CỦA HỆ THỐNG THEO THIẾT KẾ P=10%

Lượng mưa

Điểm đo

01 ngày max

03 ngày max

05 ngày max

Ghi chú

1. Phủ Lý

221,6

310,0

364,4

 

2. Ninh Bình

238,4

377,4

426,4

 

3. Nam Định

262,6

365,5

410,0

 

 

PHỤ LỤC 5

MỰC NƯỚC CÁC SÔNG, CÁC KÊNH CHÍNH VÀ CÁC TRẠM BƠM TRONG HỆ THỐNG (M)

STT

Vị trí

Mực nước đầu kênh tưới chính

Mực nước thấp nhất ở bể hút trạm bơm khi bơm tiêu

Mực nước sông cao nhất khi bơm tiêu

Thiết kế

Qui trình

(Khi vượt mực nước này phải ngừng bơm tiêu)

1

Như Trác

+4,40

+0,20

+0,3 (+0,5

+5,90

2

Hữu Bị

+4,00

-0,30

0,00

+5,00

3

Cốc Thành

+4,00

-0,60

-0,30

+4,20

4

Sông Chanh

---

-0,40

0,00

+3,30

5

Nhâm Tràng

+4,00

-0,18

0,00

+4,30

6

Cổ Đam

+3,70

-0,60

-0,30

+4,50

7

Kinh Thanh

---

+0,10

+0,50

+4,20

8

Quỹ Độ

---

0,00

+0,40

+4,15

9

Vĩnh Trị

---

-0,60

-0,30

+4,00

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 63/2001/QĐ-BNN về Quy trình vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi Bắc Nam Hà do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 63/2001/QĐ-BNN
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 05/06/2001
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Nguyễn Đình Thinh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 20/06/2001
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản