Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 63/2000/QĐ-UB-VX | TP.Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 11 năm 2000 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994 ;
Căn cứ quyết định số 7898/QĐ-UB-VX ngày 23/12/1999 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thành lập Trung tâm Giáo dục dạy nghề Thiếu niên 2 trực thuộc Sở Lao động-Thương binh và xã hội thành phố ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và xã hội thành phố và của Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền thành phố (tờ trình số 125/TCCQ ngày 15 tháng 9 năm 2000) ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.- Nay ban hành kèm theo quyết định này Quy chế tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng và giáo dục đối tượng tại Trung tâm Giáo dục dạy nghề Thiếu niên 2 thuộc Sở Lao động-Thương binh và xã hội thành phố.
Điều 2.- Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3.- Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền thành phố, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và xã hội thành phố, Giám đốc các Sở ngành có liên quan, Giám đốc Công an thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận-huyện và Giám đốc Trung tâm Giáo dục dạy nghề Thiếu niên 2 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận : | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| TP.Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 11 năm 2000 |
(Ban hành kèm theo quyết định 63 /2000/QĐ-UB-VX ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Ủy ban nhân dân thành phố).
Điều 1.- Đối tượng đưa vào Trung tâm Giáo dục dạy nghề Thiếu niên 2 (sau đây gọi tắt là Trung tâm) là những trẻ em dưới 16 tuổi thuộc các đối tượng lang thang, tệ nạn xã hội, vi phạm hình sự nhẹ, ít nghiêm trọng hoặc vi phạm lần đầu chưa đến mức phải đưa vào Trường Giáo dưỡng của ngành Công an, các em hết thời hạn ở Trường Giáo dưỡng của ngành Công an trả về địa phương nhưng không còn người thân.
Điều 2.- Trung tâm tiếp nhận, quản lý, giáo dục đạo đức, pháp luật, văn hóa, dạy nghề và tổ chức lao động sản xuất phù hợp với từng lứa tuổi nhằm tạo điều kiện để các em sửa chữa sai phạm, trau dồi nhân cách, phát triển lành mạnh về trí tuệ và thể chất để trở thành những công dân tốt, có ích cho xã hội.
Điều 3.- Việc áp dụng biện pháp đưa đối tượng vào Trung tâm phải đảm bảo đúng người, đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định tại Quy chế này.
Điều 4.- Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và yêu cầu quản lý, giáo dục đối với từng đối tượng. Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và xã hội chịu trách nhiệm đề xuất thời gian quản lý, giáo dục đối tượng tại Trung tâm.
THỦ TỤC, HỒ SƠ ĐƯA ĐỐI TƯỢNG VÀO VÀ ĐƯA RA TRUNG TÂM
Điều 5.- Thủ tục đưa vào Trung tâm : Việc lập hồ sơ xét duyệt và quyết định đưa đối tượng vào Trung tâm phải theo đúng các trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định sau đây :
1- Đối với đối tượng là trẻ lang thang, bụi đời, tệ nạn xã hội do cán bộ chuyên trách phường, xã ; đối với trẻ vi phạm hình sự do cơ quan công an phường, xã giúp Ủy ban nhân dân phường, xã lập thủ tục ban đầu, báo cáo về Ủy ban nhân dân quận, huyện.
Phòng Lao động-Thương binh và xã hội quận, huyện có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân quận, huyện trong việc thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị đưa đối tượng vào Trung tâm gởi Sở Lao động-Thương binh và xã hội.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân quận-huyện, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và xã hội tập hợp hồ sơ, tài liệu của đối tượng, đề xuất thời gian chấp hành quyết định của từng trường hợp cụ thể trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định việc đưa đối tượng vào Trung tâm.
2- Đối tượng từ Trường Giáo dưỡng của ngành Công an chuyển sang phải có :
- Văn bản đề nghị chuyển đối tượng vào Trung tâm.
- Giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời hạn giáo dục.
- Hồ sơ của đối tượng trước và trong quá trình quản lý tại Trường Giáo dưỡng gởi Sở Lao động-Thương binh và xã hội.
- Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và xã hội tập hợp hồ sơ, tài liệu của đối tượng, đề nghị thời gian chấp hành quyết định của từng trường hợp cụ thể trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ra quyết định việc đưa đối tượng vào Trung tâm.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày ra Quyết định, Công an phường, xã nơi đối tượng cư trú có trách nhiệm phối hợp với gia đình hoặc người giám hộ (cán bộ trường giáo dưỡng) đưa người có quyết định vào Trung tâm.
Điều 6.- Quyết định đưa đối tượng vào Trung tâm phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của đối tượng, nội dung sai phạm của đối tượng, tên văn bản pháp luật được áp dụng, thời hạn quản lý đối tượng và nơi thi hành.
Quyết định đưa vào Trung tâm phải được gửi cho Ủy ban nhân dân phường, xã nơi đối tượng cư trú, Cha, Mẹ hoặc người giám hộ của đối tượng.
Điều 7.- Hồ sơ đề nghị đưa đối tượng vào Trung tâm:
1- Đối với đối tượng là trẻ lang thang, bụi đời, tệ nạn xã hội, đối tượng vi phạm hình sự, hồ sơ gồm :
Báo cáo, đề nghị của Ủy ban nhân dân phường-xã, Ủy ban nhân dân quận-huyện, văn bản đề nghị đưa đối tượng vào Trung tâm của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và xã hội.
Quyết định đưa đối tượng vào Trung tâm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
Hồ sơ cá nhân gồm :
* Lý lịch tóm tắt của đối tượng có xác nhận của Công an phường-xã.
* Bản sao các giấy tờ tùy thân ( Hộ khẩu, chứng minh nhân dân...).
* Tài liệu về các vi phạm pháp luật của đối tượng, các biện pháp đã áp dụng, nhận xét của cơ quan Công an phường-xã, ý kiến của các tổ chức Đoàn thể có liên quan (Đoàn Thanh niên, hội Phụ nữ, Ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em) ở địa phương, ý kiến của Cha, Mẹ hoặc người giám hộ đối tượng.
2- Đối với đối tượng hết hạn từ Trường Giáo dưỡng của ngành Công an chuyển sang, hồ sơ gồm :
Giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời hạn giáo dục và văn bản đề nghị chuyển đối tượng vào Trung tâm của Hiệu Trưởng trường Giáo dưỡng.
Văn bản đề nghị chuyển đối tượng vào Trung tâm của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và xã hội.
Quyết định đưa đối tượng vào Trung tâm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
Hồ sơ cá nhân của đối tượng trước và trong quá trình quản lý tại Trường Giáo dưỡng.
Khi tiếp nhận đối tượng hồ sơ phải đầy đủ và bảo đảm tính pháp lý.
Điều 8.- Thời gian quản lý đối tượng :
1- Thời gian quản lý đối tượng tại Trung tâm từ 06 tháng cho đến 36 tháng
2- Thời gian thi hành quyết định đưa vào trung tâm được tính từ ngày đối tượng bắt đầu chấp hành sự quản lý tại Trung tâm.
3- Trong thời gian chấp hành quyết định nếu đối tượng có tiến bộ rõ rệt, có thành tích xuất sắc trong học tập, lao động, rèn luyện và đã chấp hành được 1/2 thời gian, được gia đình và Chính quyền địa phương bảo lãnh thì được xem xét giảm thời hạn.
Điều 9.- Thủ tục giải quyết khi đối tượng hết hạn giáo dục tại Trung tâm :
- Khi đối tượng hết hạn chấp hành quyết định tại Trung tâm, Giám đốc Trung tâm phải cấp giấy chứng nhận hết hạn cho đối tượng, đồng thời gởi thông báo đến địa phương nơi đối tượng cư trú và gia đình đối tượng hoặc nơi đề nghị ra quyết định biết để tiếp tục giáo dục đối tượng, tạo điều kiện để đối tượng hòa nhập vào cộng đồng xã hội.
- Đối tượng đã chấp hành xong biện pháp giáo dục tại Trung tâm, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày ra khỏi Trung tâm phải trình báo với Chính quyền địa phương nơi cư trú.
CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, GIÁO DỤC, HỌC TẬP, LAO ĐỘNG, SINH HOẠT VÀ CHỮA BỆNH ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG.
Điều 10.- Tùy theo tính chất, lứa tuổi, trình độ của từng đối tượng, Trung tâm có kế hoạch phân loại quản lý, nuôi dưỡng, giáo dục, hướng nghiệp, dạy nghề và thực hành lao động phù hợp với từng đối tượng.
Đối tượng dưới sự quản lý của Trung tâm được gọi là học sinh.
- Đối với học sinh thuộc đối tượng có tính chất nguy hiểm như : vi phạm hình sự, bệnh xã hội ... có khu vực dành riêng và có chế độ quản lý và chữa bệnh phù hợp.
- Ban đêm học sinh ngủ trong các phòng tập thể, có khóa cửa bên ngoài và có các Cán bộ thường trực tại khu nhà ở.
- Khi có học sinh bỏ trốn, Giám đốc Trung tâm ra lệnh truy tìm, tổ chức truy tìm đồng thời thông báo cho cơ quan Công an và Chính quyền địa phương nơi gần nhất để kết hợp tổ chức truy tìm, đưa học sinh về Trung tâm.
- Khi có yêu cầu trích xuất học sinh ra khỏi Trung tâm để phục vụ cho công tác điều tra, xét xử hoặc trong những trường hợp đặc biệt khác, chỉ được thực hiện khi có lệnh trích xuất của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Học sinh được gặp người thân tại địa điểm quy định của Trung tâm và phải chấp hành đúng các nội quy, quy định của Trung tâm về thăm nuôi.
- Học sinh được gửi, nhận thư, tiền của thân nhân; không được nhận hiện vật có nguy hại đối với học sinh (rượu, bia, thuốc lá, chất ma túy, chất kích thích, các loại văn hóa phẩm xấu,...). Giám đốc Trung tâm quy định cụ thể chế độ thăm nuôi học sinh.
- Trong quá trình quản lý, Trung tâm phải thường xuyên trao đổi, phối hợp với gia đình học sinh để kịp thời phối hợp, chăm sóc, quản lý, giáo dục học sinh; phối hợp với các địa phương trong việc giải quyết đưa học sinh gia đình gửi vào cũng như giúp đỡ học sinh tái hòa nhập vào cộng đồng xã hội.
- Học sinh có khả năng tiếp tục học văn hóa thì Trung tâm tổ chức các lớp học văn hóa kết hợp với đào tạo nghề và thực hành lao động sản xuất cho các em.
- Học sinh được học văn hóa theo chương trình chung của Nhà nước và sự quản lý về chuyên môn của phòng Giáo dục - Đào tạo địa phương nơi Trung tâm trú đóng. Việc học văn hóa đối với học sinh chưa phổ cập giáo dục tiểu học là bắt buộc, những học sinh khác tùy khả năng và điều kiện thực tế của Trung tâm mà tổ chức học tập.
- Trung tâm có trách nhiệm phối hợp với Phòng Giáo dục - Đào tạo địa phương tổ chức cho học sinh thi học kỳ, thi kết thúc năm học, thi chuyển cấp, thi tuyển chọn học sinh giỏi ... theo đúng quy định của ngành Giáo dục - đào tạo. Các loại hồ sơ, sổ sách, học bạ, sách giáo khoa ... dùng cho việc học văn hóa của học sinh phải theo đúng quy định của ngành Giáo dục - Đào tạo.
- Chứng chỉ học văn hóa của học sinh do cơ quan quản lý của ngành Giáo dục-Đào tạo cấp theo quy định.
- Chứng chỉ học nghề của học sinh Trung tâm do Giám đốc Trung tâm Giáo dục dạy nghề Thiếu niên 2 cấp.
Điều 13.- Lao động và thực hành sản xuất :
- Ngoài giờ học tập, học sinh phải tham gia lao động do Trung tâm tổ chức. Trung tâm có trách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của học sinh để đảm bảo sự phát triển bình thường về thể chất, trí tuệ và đạo đức của các em.
- Trung tâm không được sử dụng học sinh làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại theo danh mục do Bộ Lao động-Thương binh và xã hội và Bộ Y tế ban hành.
- Thời gian lao động và học tập trên lớp của học sinh không quá 7 giờ trong một ngày.
- Kết quả lao động do học sinh làm ra được sử dụng để phục vụ cho việc học tập và sinh hoạt của các em.
- Đối với các học sinh không có khả năng tiếp tục học văn hóa thì Trung tâm có kế hoạch đưa các em vào các lớp dạy nghề hoặc tổ chức lao động sản xuất phù hợp với lứa tuổi và thể chất của các em.
- Học sinh bị ốm được chữa trị tại cơ sở y tế của Trung tâm. Trường hợp học sinh bị ốm nặng hoặc mắc bệnh hiểm nghèo (trừ trường hợp cấp cứu) vượt quá khả năng chữa trị của Trung tâm thì Giám đốc Trung tâm cho học sinh chuyển đến bệnh viện hoặc cho về điều trị tại nhà (nếu gia đình có đơn bảo lãnh), sau đó báo cáo Sở Lao động-Thương binh và xã hội. Đơn xin bảo lãnh của thân nhân, gia đình học sinh phải có ý kiến của Chính quyền địa phương nơi học sinh cư trú.
- Kinh phí chữa bệnh cho học sinh do Ngân sách Nhà nước cấp, Trung tâm trực tiếp thanh toán tiền viện phí cho bệnh viện. Trường hợp gia đình bảo lãnh về điều trị tại nhà thì gia đình phải chịu toàn bộ kinh phí khám, chữa bệnh.
- Trường hợp học sinh bị tai nạn, Trung tâm phải làm các thủ tục cần thiết để giải quyết chế độ trợ cấp tai nạn theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp học sinh chết tại Trung tâm, Trung tâm phải báo cáo ngay với cơ quan điều tra, cơ quan y tế gần nhất đến lập biên bản xác định nguyên nhân chết, có học sinh của Trung tâm làm chứng, đồng thời thông báo đến gia đình hoặc địa phương nơi học sinh cư trú biết. Sau 24 giờ kể từ khi thông báo mà thân nhân hoặc địa phương nơi cư trú của học sinh bị chết không có khả năng đưa về mai táng thì Trung tâm có trách nhiệm tổ chức mai táng.
- Trong thời gian quản lý tại Trung tâm, nếu học sinh tiến bộ rõ rệt, có thành tích xuất sắc trong học tập, lao động sản xuất, rèn luyện, chấp hành nghiêm chỉnh nội qui, quy định của Trung tâm, thì được xét khen thưởng bằng các hình thức sau :
* Biểu dương, khen thưởng.
* Đi tham quan do Trung tâm tổ chức.
* Thưởng cho về phép thăm gia đình (tối đa là 05 ngày).
* Được xét giảm thời hạn chấp hành quản lý, giáo dục tại Trung tâm.
- Trong thời gian quản lý tại Trung tâm, nếu học sinh vi phạm nội qui, quy định của Trung tâm, lười học tập, lười lao động thì tùy theo mức độ sẽ xử lý theo các hình thức sau :
* Phê bình, nhắc nhở, cảnh cáo trong toàn Trung tâm hoặc tăng thời gian tập trung tại Trung tâm.
* Đưa vào giáo dục tại phòng kỷ luật, làm kiểm điểm và tự kiểm trước tập thể toàn Trung tâm.
* Nếu học sinh có hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chánh, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành.
Điều 16.- Các quyết định khen thưởng và kỷ luật học sinh phải bằng văn bản do Giám đốc Trung tâm ký và được lưu vào hồ sơ học sinh.
Điều 17.- Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và xã hội có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân quận-huyện, Công an thành phố hướng dẫn cán bộ-công chức thuộc ngành quán triệt và thực hiện Quy chế.
Điều 18.- Trong thời gian quản lý học sinh, các cán bộ công chức, từng bộ phận chuyên môn của Trung tâm phải thực hiện đúng các quy định tổ chức quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Nếu xảy ra hậu quả do sai sót, do thiếu trách nhiệm, làm sai quy định của Nhà nước ... tùy theo mức độ, cá nhân hoặc từng bộ phận phải chịu trách nhiệm trước pháp luật hiện hành.
Điều 19.- Việc sửa đổi bổ sung Quy chế này do Giám đốc Trung tâm Giáo dục dạy nghề Thiếu niên 2 đề xuất thông qua Sở Lao động-Thương binh và xã hội trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt phù hợp với yêu cầu quản lý, giáo dục đối tượng theo từng thời kỳ và theo các quy định hiện hành của pháp luật.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
- 1Quyết định 90/2014/QĐ-UBND về Quy chế tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng cho người bị bệnh tâm thần tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội Hà Tĩnh
- 2Quyết định 1918/QĐ-UBND năm 2015 bãi bỏ văn bản do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 332/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2015
- 4Quyết định 701/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Quyết định 1918/QĐ-UBND năm 2015 bãi bỏ văn bản do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 332/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2015
- 3Quyết định 701/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Quyết định 63/2000/QĐ-UB-VX về Quy chế tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng và giáo dục đối tượng tại Trung tâm Giáo dục dạy nghề Thiếu niên 2 thuộc Sở Lao động-Thương binh và xã hội do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 63/2000/QĐ-UB-VX
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/11/2000
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Phạm Phương Thảo
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra