Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6221/QĐ-UBND | Đà Nẵng, ngày 02 tháng 08 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 23/2011/NQ-HĐND ngày 23 tháng 12 năm 2011 của HĐND thành phố khóa VIII nhiệm kỳ 2011 - 2016, kỳ họp thứ 3 về nhiệm vụ năm 2012;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định thi tuyển chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND thành phố và trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc sở, ban, ngành, UBND quận, huyện.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND thành phố, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND thành phố, thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp thuộc sở, ban, ngành, chủ tịch UBND các quận, huyện, phường; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ VIỆC THI TUYỂN CHỨC DANH CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP THUỘC UBND THÀNH PHỐ VÀ TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP THUỘC SỞ, BAN, NGÀNH, UBND QUẬN, HUYỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 6221/QĐ-UBND ngày 02 tháng 08 năm 2012 của UBND thành phố Đà Nẵng)
Quy định này quy định về việc thi tuyển chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý (sau đây viết tắt là thi tuyển) trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND thành phố và trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện.
a) Cán bộ, công chức, viên chức và những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị trong và ngoài thành phố Đà Nẵng.
b) Người được tiếp nhận, bố trí công tác theo chính sách thu hút nguồn nhân lực (sau đây viết tắt là đối tượng thu hút); đối tượng đào tạo theo Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (sau đây viết tắt là Đề án 922); đào tạo theo Đề án tạo nguồn cán bộ cho các chức danh cán bộ chủ chốt phường, xã (sau đây viết tắt là Đề án 89) đang công tác tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và phường, xã thuộc thành phố Đà Nẵng.
c) Những người đang công tác tại các đơn vị, tổ chức ngoài cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước.
1. Đảm bảo nguyên tắc Đảng lãnh đạo và trực tiếp quản lý cán bộ; phát huy vai trò, trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong công tác cán bộ; đề cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc theo dõi, giám sát quá trình tổ chức thi tuyển chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý.
2. Công khai, công bằng, cạnh tranh và bình đẳng giới; kết hợp hài hòa giữa bổ nhiệm cán bộ theo hình thức truyền thống và bổ nhiệm cán bộ thông qua thi tuyển.
3. Người trúng tuyển là người có kết quả thi tuyển cao nhất; người được bổ nhiệm là người được cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, đơn vị.
4. Ứng viên đăng ký thi tuyển là người đang công tác tại các đơn vị, tổ chức ngoài cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước chỉ đăng ký thi tuyển vào các chức danh lãnh đạo, quản lý tại các đơn vị sự nghiệp và phải được cơ quan, đơn vị đang công tác tín nhiệm, giới thiệu đăng ký thi tuyển.
5. Cán bộ, công chức, viên chức trong diện quy hoạch cán bộ của cơ quan, đơn vị, nếu cơ quan, đơn vị có tổ chức thi tuyển nhưng không đăng ký thi tuyển hoặc tham gia thi tuyển 03 (ba) lần nhưng không trúng tuyển thì báo cáo cơ quan có thẩm quyền đưa ra khỏi danh sách quy hoạch cán bộ.
CƠ QUAN TỔ CHỨC THI TUYỂN, PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH, KẾT QUẢ THI TUYỂN, CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH BỔ NHIỆM CÁN BỘ
Điều 4. Cơ quan, đơn vị tổ chức thi tuyển
Cơ quan, đơn vị tổ chức thi tuyển bao gồm: Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND thành phố và các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện.
Điều 5. Cơ quan phê duyệt kế hoạch và kết quả thi tuyển
Cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ phê duyệt kế hoạch, kết quả thi tuyển và công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ thông qua thi tuyển.
CHỨC DANH, SỐ LƯỢNG ỨNG VIÊN ĐĂNG KÝ THI TUYỂN
Điều 6. Vị trí chức danh cần bổ sung thông qua thi tuyển
Hàng năm, các cơ quan, đơn vị rà soát, xác định các vị trí chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý còn thiếu cần phải tiếp tục bổ sung thông qua thi tuyển.
1. Đối với cơ quan hành chính
a) Giám đốc, phó giám đốc sở và tương đương.
b) Chi cục trưởng, phó chi cục trưởng và tương đương; trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương thuộc sở, ban, ngành, UBND quận, huyện.
c) Trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương trong các cơ quan, đơn vị thuộc sở, ban, ngành, UBND quận, huyện.
2. Đối với đơn vị sự nghiệp
a) Người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu và tương đương các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND thành phố và thuộc các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện.
b) Trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương trong các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND thành phố và thuộc các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện.
Điều 8. Số lượng ứng viên, đối tượng ưu tiên đăng ký thi tuyển
1. Mỗi vị trí chức danh thi tuyển phải có ít nhất 03 (ba) ứng viên đăng ký thi tuyển. Trong trường hợp chỉ có 02 (hai) ứng viên đăng ký thi tuyển thì phải là người đang công tác cùng trong cơ quan, đơn vị tổ chức thi tuyển.
2. Ưu tiên cho những người trong diện quy hoạch cán bộ đăng ký thi tuyển; trong đó, những người dưới 40 tuổi và nằm trong diện quy hoạch cán bộ yêu cầu phải đăng ký thi tuyển.
3. Hàng năm, cơ quan, đơn vị có kế hoạch bổ nhiệm cán bộ thì ưu tiên cho việc bổ nhiệm thông qua thi tuyển đối với cán bộ, công chức, viên chức trẻ.
ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN, HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THI TUYỂN
Điều 9. Điều kiện tổ chức thi tuyển
1. Cơ quan, đơn vị có nhu cầu bổ sung cán bộ lãnh đạo, quản lý.
2. Nhiệm vụ, chức trách, vị trí việc làm của chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý tổ chức thi tuyển phải rõ ràng, cụ thể.
3. Dự báo vị trí chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý tổ chức thi tuyển có nhiều ứng viên đăng ký thi tuyển.
4. Đối với các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền quản lý của cấp trên thì phải được sự đồng ý tổ chức thi tuyển của cơ quan quản lý đó.
Điều 10. Điều kiện ứng viên đăng ký thi tuyển
1. Điều kiện chung:
a) Là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất, đạo đức tốt, có lý lịch rõ ràng; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có nhận xét, đánh giá trong thời hạn 03 (ba) năm liên tục trước đó đạt loại tốt trở lên.
b) Không trong thời gian thi hành kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế; đang áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không trong thời gian bị cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý, điều hành theo quy định của pháp luật.
c) Có đủ sức khỏe để đảm nhận nhiệm vụ.
d) Đáp ứng yêu cầu của cơ quan, đơn vị tổ chức thi tuyển.
đ) Đối với ứng viên đăng ký thi tuyển vào vị trí cấp trưởng phải có kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, quản lý ít nhất 03 (ba) năm.
2. Điều kiện cụ thể
a) Ứng viên đăng ký thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý tại cơ quan hành chính
- Có trình độ đại học trở lên, chuyên ngành đào tạo phù hợp chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực công tác của cơ quan, đơn vị tổ chức thi tuyển;
- Trong độ tuổi bổ nhiệm cán bộ theo quy định, còn thời gian công tác ít nhất phải đủ một thời hạn (nhiệm kỳ);
- Ứng viên đăng ký thi tuyển chức danh là trưởng phòng cấp sở, ban, ngành, UBND quận, huyện trở lên phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Ứng viên đăng ký thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan hành chính phải là công chức.
b) Ứng viên đăng ký thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý tại đơn vị sự nghiệp
- Có trình độ đại học trở lên, chuyên ngành đào tạo phù hợp chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực công tác của đơn vị tổ chức thi tuyển;
- Ứng viên đăng ký thi tuyển vào chức danh lãnh đạo, quản lý tại các cơ sở giáo dục và đào tạo, yêu cầu trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phải đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định hiện hành. Trường hợp ứng viên là đối tượng thu hút, đối tượng đào tạo theo Đề án 922 thì phải có thời gian công tác trong ngành giáo dục và đào tạo ít nhất là 03 (ba) năm;
- Trong độ tuổi bổ nhiệm cán bộ theo quy định, còn thời gian công tác ít nhất phải đủ một thời hạn (nhiệm kỳ);
- Ứng viên đăng ký thi tuyển chức danh người đứng đầu đơn vị sự nghiệp thuộc UBND thành phố và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp thuộc các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện phải là cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Trường hợp ứng viên chưa phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam thì đã qua lớp bồi dưỡng đối tượng Đảng, chưa phải là công chức, viên chức thì phải đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định để tuyển dụng vào công chức, viên chức.
Điều 11. Hồ sơ ứng viên đăng ký thi tuyển
1. Ứng viên đăng ký thi tuyển là những người đang công tác tại cơ quan, đơn vị tổ chức thi tuyển
- Đơn đăng ký thi tuyển;
- Văn bản của tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị ứng viên đang công tác đồng ý để ứng viên đăng ký thi tuyển.
2. Ứng viên đăng ký thi tuyển là những người không công tác tại cơ quan, đơn vị tổ chức thi tuyển
- Đơn đăng ký thi tuyển;
- Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền);
- Bản sao hợp lệ các văn bằng, chứng chỉ;
- Văn bản nhận xét, đánh giá và giới thiệu của tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị mà ứng viên đang công tác.
Điều 12. Nội dung và hình thức thi tuyển
1. Nội dung và hình thức thi tuyển:
a) Thi viết
- Các nội dung có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ; cơ cấu tổ chức, bộ máy; các lĩnh vực hoạt động của cơ quan, đơn vị tổ chức thi tuyển;
- Các nội dung có liên quan đến chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của vị trí chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý tổ chức thi tuyển.
b) Bảo vệ đề án
- Đánh giá thực trạng; phân tích những mặt mạnh, mặt yếu, những ưu điểm, tồn tại, hạn chế và những thuận lợi, khó khăn của cơ quan, đơn vị tổ chức thi tuyển trong 03 (ba) năm qua. Nguyên nhân kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế;
- Kế hoạch phát triển cơ quan, đơn vị của năm kế hoạch và của 05 (năm) năm;
- Các biện pháp, giải pháp phát triển cơ quan, đơn vị mà đề án hướng tới;
- Dự báo khả năng phát triển của cơ quan, đơn vị.
c) Kỹ năng trình bày, giao tiếp, ứng xử; phong cách lãnh đạo, quản lý; trả lời chất vấn của hội đồng thi tuyển.
d) Ngoài điểm các phần thi nêu trên, ứng viên đăng ký dự thi còn được cộng thêm điểm ưu tiên (nếu có) theo các tiêu chí ban hành kèm theo quyết định này.
2. Cơ quan, đơn vị tổ chức thi tuyển có thể điều chỉnh, bổ sung nội dung, hình thức thi tuyển để phù hợp chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực công tác, tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị và phù hợp với chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của từng vị trí chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý tổ chức thi tuyển.
3. Ngoài hình thức thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý; khuyến khích việc bổ nhiệm cán bộ thông qua hình thức trình bày, bảo vệ đề án trước một hội đồng.
Điều 13. Xác định người trúng tuyển
Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Dự thi đủ các phần thi, đạt điểm sàn từng phần thi được xác định trong kế hoạch thi tuyển.
2. Người trúng tuyển là người có điểm thi các phần thi (bao gồm cả điểm ưu tiên) từ cao xuống thấp.
3. Trường hợp có từ 02 (hai) ứng viên trở lên có điểm thi (bao gồm cả điểm ưu tiên) cao nhất bằng nhau và ở cùng một vị trí chức danh thi tuyển thì ưu tiên cho ứng viên là nữ. Trong trường hợp khác thì hội đồng thi tuyển bỏ phiếu kín hoặc ứng viên phải thực hiện câu hỏi phụ để chọn người trúng tuyển.
4. Trong cùng một đợt thi tuyển các vị trí chức danh giống nhau và có số lượng ứng viên đăng ký thi tuyển trong cùng một vị chức danh trên 03 (ba) người thì người có điểm thi (bao gồm cả điểm ưu tiên) xếp sau liền kề người trúng tuyển thì có thể xem xét được bảo lưu kết quả trong 01 (một) năm kể từ ngày tổ chức thi tuyển và được xem xét đề nghị cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ bổ nhiệm vào chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý tương đương với chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý tổ chức thi tuyển khi có nhu cầu.
Điều 14. Quy trình tổ chức thi tuyển
1. Các cơ quan, đơn vị rà soát, xác định vị trí chức danh cán bộ, lãnh đạo của cơ quan, đơn vị mình còn thiếu cần phải bổ sung thông qua thi tuyển;
2. Trong trường hợp cụ thể Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực Thành ủy quyết định giao cho các cơ quan, đơn vị tổ chức thi tuyển các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực Thành ủy quản lý hoặc cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ giao cho các cơ quan, đơn vị tổ chức thi tuyển các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND thành phố và trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện.
3. Sau khi xác định vị trí chức danh cán bộ, lãnh đạo còn thiếu cần phải bổ sung thông qua thi tuyển hoặc được cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ giao cho các cơ quan, đơn vị tổ chức thi tuyển các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý; các cơ quan đơn vị triển khai việc thi tuyển chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý như sau:
a) Đối với chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc Ban Thường vụ Thành ủy hoặc Thường trực Thành ủy quản lý:
- Xin chủ trương thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý: Các cơ quan, đơn vị báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy hoặc Thường trực Thành ủy (qua Ban Tổ chức Thành ủy) xin chủ trương bổ sung cán bộ lãnh đạo, quản lý thông qua thi tuyển;
- Xây dựng kế hoạch thi tuyển: Trên cơ sở ý kiến của Ban Thường vụ Thành ủy hoặc Thường trực Thành ủy đồng ý cho bổ sung cán bộ lãnh đạo, quản lý thông qua thi tuyển, các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch thi tuyển báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy hoặc Thường trực Thành ủy (qua Ban Tổ chức Thành ủy) cho ý kiến.
Kế hoạch thi tuyển bao gồm các nội dung: đối tượng, điều kiện đăng ký dự thi, số lượng, vị trí chức danh tổ chức thi tuyển, nội dung, hình thức thi tuyển, thang điểm các phần thi, dự kiến hội đồng thi, thời gian, địa điểm nhận hồ sơ và tổ chức thi tuyển...
- Phê duyệt kế hoạch thi tuyển: Sau khi Ban Thường vụ Thành ủy hoặc Thường trực Thành ủy cho ý kiến về kế hoạch thi tuyển, các cơ quan, đơn vị trình UBND thành phố (qua Sở Nội vụ) phê duyệt kế hoạch thi tuyển.
b) Đối với chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc Chủ tịch UBND thành phố quản lý:
- Cơ quan, đơn vị tổ chức thi tuyển xây dựng kế hoạch thi tuyển;
- Báo cáo cấp ủy cùng cấp cho ý kiến về kế hoạch thi tuyển;
- Gửi kế hoạch thi tuyển cho Sở Nội vụ để thẩm định, tham gia ý kiến. Trên cơ sở ý kiến thẩm định của Sở Nội vụ, các cơ quan, đơn vị bổ sung, hoàn chỉnh kế hoạch thi tuyển;
- Sau khi kế hoạch được hoàn chỉnh, các cơ quan, đơn vị trình UBND thành phố (qua Sở Nội vụ) phê duyệt kế hoạch thi tuyển.
c) Đối với chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc quận, huyện ủy quản lý:
- Cơ quan, đơn vị tổ chức thi tuyển xây dựng kế hoạch thi tuyển;
- Báo cáo Ban Thường vụ quận, huyện ủy cho ý kiến về kế hoạch thi tuyển;
- Trình chủ tịch UBND quận, huyện phê duyệt kế hoạch thi tuyển.
d) Đối với chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc sở, ban, ngành, UBND quận, huyện quản lý:
- Cơ quan, đơn vị tổ chức thi tuyển xây dựng kế hoạch thi tuyển;
- Báo cáo cấp ủy cùng cấp cho ý kiến về kế hoạch thi tuyển;
- Trình giám đốc sở (tương đương), chủ tịch UBND quận, huyện phê duyệt kế hoạch thi tuyển.
đ) Đối với chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, đơn vị thuộc sở, ban, ngành, UBND quận, huyện quản lý:
- Cơ quan, đơn vị tổ chức thi tuyển xây dựng kế hoạch thi tuyển;
- Báo cáo cấp ủy cùng cấp cho ý kiến về kế hoạch thi tuyển;
- Trình thủ trưởng cơ quan, đơn vị theo phân cấp quản lý cán bộ phê duyệt kế hoạch thi tuyển.
4. Thông báo công khai kế hoạch thi tuyển
Sau khi kế hoạch thi tuyển chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan, đơn vị tổ chức thi tuyển thông báo công khai kế hoạch thi tuyển trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại trụ sở làm việc ít nhất là 15 ngày kể từ ngày kế hoạch thi tuyển được phê duyệt để các cơ quan, đơn vị và ứng viên được biết đăng ký thi tuyển.
5. Tiếp nhận hồ sơ của ứng viên đăng ký thi tuyển
Cơ quan, đơn vị tổ chức tiếp nhận hồ sơ của ứng viên đăng ký thi tuyển. Thời hạn tiếp nhận hồ sơ ít nhất là 15 ngày kể từ ngày thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
6. Thẩm định hồ sơ, báo cáo danh sách ứng viên đăng ký thi tuyển
Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ, cơ quan, đơn vị tổ chức thi tuyển thẩm định hồ sơ, tổng hợp danh sách kèm theo lý lịch trích ngang của ứng viên đăng ký thi tuyển báo cáo cơ quan quản lý cán bộ cho ý kiến trước khi tổ chức thi tuyển.
a) Đối với các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy hoặc Thường trực Thành ủy quản lý báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy hoặc Thường trực Thành ủy (qua Ban Tổ chức Thành ủy).
b) Đối với các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc Chủ tịch UBND thành phố quản lý báo cáo Chủ tịch UBND thành phố (thông qua Sở Nội vụ);
c) Đối với các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý còn lại báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ.
7. Thông báo danh sách ứng viên đạt yêu cầu thi tuyển
Sau khi cơ quan có thẩm quyền cho ý kiến về danh sách ứng viên đăng ký thi tuyển; cơ quan, đơn vị tổ chức thi tuyển thông báo công khai và niêm yết danh sách ứng viên đạt yêu cầu thi tuyển tại trụ sở cơ quan, đơn vị tổ chức thi tuyển.
8. Xây dựng đề án, chuẩn bị nội dung thi tuyển
a) Ứng viên đạt yêu cầu thi tuyển tiếp cận, nghiên cứu, tìm hiểu tình hình hoạt động của cơ quan, đơn vị để xây dựng đề án và chuẩn bị nội dung thi tuyển.
b) Cơ quan tổ chức thi tuyển tạo điều kiện thuận lợi cho ứng viên đạt yêu cầu thi tuyển nghiên cứu, tìm hiểu tình hình hoạt động của cơ quan, đơn vị và cung cấp tài liệu, thông tin cho ứng viên để xây dựng đề án, chuẩn bị nội dung thi tuyển.
9. Thành lập hội đồng thi tuyển
Sau khi hoàn thành danh sách ứng viên đạt yêu cầu thi tuyển, cơ quan, đơn vị tổ chức thi tuyển trình cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập hội đồng thi tuyển. Nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng thi tuyển quy định tại quyết định thành lập hội đồng. Hội đồng thi tuyển có 07 (bảy) hoặc 09 (chín) thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch hội đồng
Người đứng đầu hoặc cấp phó người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh thi tuyển.
b) Phó chủ tịch hội đồng
- Thi tuyển chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc Ban Thường vụ Thành ủy hoặc Thường trực Thành ủy quản lý
+ Đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức Thành ủy;
+ Đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ.
- Thi tuyển chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc Chủ tịch UBND thành phố quản lý
+ Đại diện lãnh đạo cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý cơ quan, đơn vị tổ chức thi tuyển;
+ Đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ.
- Thi tuyển chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc Ban Thường vụ quận, huyện ủy quản lý
+ Đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức quận, huyện ủy;
+ Đại diện lãnh đạo UBND quận, huyện.
- Thi tuyển chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc sở, ban, ngành, UBND quận, huyện quản lý
+ Đại diện lãnh đạo sở, ban, ngành; UBND quận, huyện;
- Thi tuyển chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, đơn vị thuộc sở, ban, ngành, UBND quận, huyện quản lý
+ Đại diện lãnh đạo sở, ban, ngành; UBND quận, huyện;
+ Đại diện lãnh đạo cơ quan, đơn vị tổ chức thi tuyển.
c) Ủy viên
- Đại diện cấp ủy cùng cấp của cơ quan, đơn vị tổ chức thi tuyển;
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức thi tuyển (nếu thi tuyển cấp phó cơ quan, đơn vị);
- Mời chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ lĩnh vực công tác của vị trí chức danh thi tuyển;
- Ủy viên kiêm thư ký hội đồng: Người đứng đầu hoặc cấp phó người đứng đầu cơ quan, bộ phận tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị tổ chức thi tuyển.
Ngoài ra, có thể điều chỉnh, bổ sung thành viên, nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng thi tuyển cho phù hợp với thẩm quyền quản lý cán bộ theo quy định.
10. Tổ chức thi tuyển
Hội đồng thi tuyển tổ chức thi tuyển chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý theo kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi hoàn thành việc thi tuyển, bàn giao kết quả thi tuyển cho cơ quan, đơn vị tổ chức thi tuyển.
11. Sau khi nhận được kết quả thi tuyển, cơ quan, đơn vị tổ chức thi tuyển báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy hoặc Thường trực Thành ủy (qua Ban Tổ chức Thành ủy) kết quả thi tuyển các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy hoặc Thường trực Thành ủy quản lý và báo cáo UBND thành phố (qua Sở Nội vụ) kết quả thi tuyển các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý còn lại;
12. Phê duyệt kế hoạch thi tuyển, bổ nhiệm cán bộ
Cơ quan, đơn vị tổ chức thi tuyển lập thủ tục trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả thi tuyển và hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm cán bộ thông qua thi tuyển, tổ chức công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ theo quy định.
Điều 15. Phân công tổ chức thực hiện
1. Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện:
- Hàng năm, rà soát, xác định vị trí chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý còn thiếu cần phải bổ sung thông qua thi tuyển hoặc được cấp trên chọn thực hiện thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý để xây dựng kế hoạch thi duyệt trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Triển khai việc thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý theo đúng quy định. Tham gia hội đồng thi tuyển theo phân cấp quản lý cán bộ;
- Lập thủ tục trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả thi tuyển và hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị bổ nhiệm cán bộ đối với các ứng viên trúng tuyển; tổ chức công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ theo quy định.
2. Sở Nội vụ
- Trình UBND thành phố phê duyệt kế hoạch và kết quả thi tuyển các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy hoặc Thường trực Thành ủy quản lý sau khi có ý kiến của Ban Thường vụ Thành ủy hoặc của Thường trực Thành ủy và các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc UBND thành phố quản lý. Tham gia hội đồng thi tuyển theo phân cấp quản lý cán bộ;
- Kiểm tra, thẩm định kế hoạch thi tuyển, danh sách và lý lịch trích ngang ứng viên đạt yêu cầu thi tuyển chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc UBND thành phố quản lý;
- Theo dõi, kiểm tra quá trình tổ chức thi tuyển; tổng hợp, báo cáo lãnh đạo thành phố kết quả thi tuyển chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý;
3. Sở Tài chính cấp phát kinh phí để thực hiện thi tuyển theo kế hoạch thi tuyển của các cơ quan, đơn vị và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc, phát sinh, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về UBND thành phố (thông qua Sở Nội vụ) để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
NỘI DUNG VÀ THANG ĐIỂM THI TUYỂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 6221/QĐ-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2012)
Số TT | Nội dung | Hình thức | Điểm |
I | THI VIẾT |
| 20 |
1 | Trình bày chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ chức, bộ máy của cơ quan, đơn vị tổ chức thi tuyển | Bài thi viết | 05 |
2 | Mô tả công việc, nhiệm vụ, chức trách và quyền hạn của chức danh đăng ký thi tuyển | Bài thi viết | 10 |
3 | Trình bày vai trò, vị trí của người cán bộ lãnh đạo, quản lý | Bài thi viết | 05 |
II | ĐỀ ÁN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ |
| 60 |
1 | Đánh giá thực trạng; phân tích những mặt mạnh, mặt yếu, những ưu điểm, tồn tại, hạn chế và những thuận lợi, khó khăn của đơn vị trong 03 (ba) năm qua. Nguyên nhân kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế | Đánh giá qua trình bày Đề án của ứng viên | 10 |
2 | Kế hoạch phát triển cơ quan, đơn vị của năm kế hoạch và 05 (năm) năm | Đánh giá qua trình bày đề án của ứng viên | 10 |
3 | Các biện pháp, giải pháp phát triển cơ quan, đơn vị mà Đề án hướng tới | Đánh giá qua trình bày đề án của ứng viên | 20 |
4 | - Dự báo khả năng phát triển của cơ quan, đơn vị - Những giải pháp về tổ chức quản lý, chỉ đạo điều hành để phát triển của cơ quan, đơn vị - Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản lý, điều hành | Đánh giá qua trình bày đề án của ứng viên | 10 |
5 | Kỹ năng trình bày, giao tiếp, ứng xử; phong cách lãnh đạo, quản lý; trả lời chất vấn của hội đồng thi tuyển | Chất vấn của hội đồng thi tuyển | 10 |
III | TIÊU CHÍ ƯU TIÊN |
| 20 |
1 | Thâm niên công tác | Hồ sơ dự thi của ứng viên | 03 |
| - Từ 05 năm đến 10 năm |
| 01 |
| - Từ 11 năm đến 15 năm |
| 02 |
| - Trên 15 năm |
| 03 |
2 | Được tặng thưởng các danh hiệu thi đua trong 03 năm gần nhất (nếu được nhiều cấp khen thưởng thì chỉ cộng điểm ở cấp khen thưởng cao nhất) | Hồ sơ dự thi của ứng viên | 03 |
| - Bằng khen của bộ, ngành hoặc UBND thành phố |
| 01 |
| - Được công nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp bộ, thành phố |
| 02 |
| - Bằng khen của Chính phủ hoặc có từ 02 bằng khen trở lên của bộ, ngành hoặc của Thành ủy hoặc của UBND thành phố |
| 03 |
3 | Có kinh nghiệm quản lý từ cấp phòng và tương đương trở lên | Hồ sơ dự thi của ứng viên | 03 |
| - Từ 05 năm đến 10 năm |
| 01 |
| - Từ 11 năm đến 15 năm |
| 02 |
| - Trên 15 năm |
| 03 |
4 | Trình độ chuyên môn (nếu có nhiều loại điểm ưu tiên thì chỉ cộng điểm ưu tiên cao nhất) | Hồ sơ dự thi của ứng viên | 03 |
| - Có 02 bằng đại học hệ chính quy trở lên |
| 01 |
| - Có bằng thạc sỹ hoặc tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại giỏi |
| 02 |
| - Có bằng tiến sỹ |
| 03 |
5 | Trình độ ngoại ngữ và tin học (nếu có cả 02 ưu tiên về ngoại ngữ và tin học thì được cộng điểm ưu tiên cả 02) | Hồ sơ dự thi của ứng viên | 02 |
| - Có bằng đại học, sau đại học ngoại ngữ (không tính trình độ chuyên môn là ngoại ngữ) hoặc IELTS từ 5.5 trở lên | Hồ sơ dự thi của ứng viên | 01 |
| - Có bằng đại học, sau đại học tin học (không tính trình độ chuyên môn là tin học) |
| 01 |
6 | Công tác đoàn thể chính trị (nếu có nhiều loại điểm ưu tiên thì chỉ cộng điểm ưu tiên cao nhất) | Hồ sơ dự thi của ứng viên | 03 |
| - Đã và đang là cấp trưởng các tổ chức, đoàn thể chính trị |
| 03 |
| - Đã và đang là cấp phó các tổ chức, đoàn thể chính trị |
| 02 |
| - Đã và đang là ủy viên các tổ chức, đoàn thể chính trị |
| 01 |
7 | Ưu tiên khác (nếu có nhiều loại điểm ưu tiên thì chỉ cộng điểm ưu tiên cao nhất) | Hồ sơ dự thi của ứng viên | 03 |
| - Ứng viên đăng ký thi tuyển là thương binh, hưởng chính sách như thương binh. |
| 03 |
| - Con liệt sĩ, con thương binh, con những người hưởng chính sách như thương binh, con bệnh binh, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 trở về trước), con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động. |
| 02 |
| - Người dân tộc thiểu số, người hoàn thành thành nghĩa vụ quân sự |
| 01 |
| Tổng cộng |
| 100 |
- 1Quyết định 2222/QĐ-UBND năm 2013 về Đề án thi tuyển chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam
- 2Quyết định 1405/QĐ-UBND năm 2014 về Đề án thí điểm thi tuyển cạnh tranh vị trí quản lý trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của tỉnh Phú Yên
- 3Quyết định 22/2014/QĐ-UBND về ngành đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đúng, phù hợp chức danh, chức vụ và vị trí việc làm công chức hành chính tỉnh Đồng Tháp
- 4Hướng dẫn 1928/HD-SNV năm 2013 về nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công, viên chức và người lao động các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng quản lý
- 5Quyết định 22/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận quản lý
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị quyết 23/2011/NQ-HĐND về nhiệm vụ năm 2012 do Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khoá VIII, nhiệm kỳ 2011-2016, kỳ họp thứ 3 ban hành
- 3Quyết định 2222/QĐ-UBND năm 2013 về Đề án thi tuyển chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam
- 4Quyết định 1405/QĐ-UBND năm 2014 về Đề án thí điểm thi tuyển cạnh tranh vị trí quản lý trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của tỉnh Phú Yên
- 5Quyết định 22/2014/QĐ-UBND về ngành đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đúng, phù hợp chức danh, chức vụ và vị trí việc làm công chức hành chính tỉnh Đồng Tháp
- 6Hướng dẫn 1928/HD-SNV năm 2013 về nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công, viên chức và người lao động các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng quản lý
- 7Quyết định 22/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận quản lý
Quyết định 6221/QĐ-UBND năm 2012 về thi tuyển chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng và trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện
- Số hiệu: 6221/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/08/2012
- Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
- Người ký: Văn Hữu Chiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra