Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 59/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 11 tháng 01 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THỊ TRẤN LẠC DƯƠNG, HUYỆN LẠC DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính Phủ về lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý quy hoạch đô thị;

Căn cứ Quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 12/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Xét Tờ trình số 79/TTr-UBND ngày 04/11/2016 của UBND huyện Lạc Dương và Văn bản số 248/SXD-QHKT ngày 13/12/2016 của Sở Xây dựng về việc đề nghị phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Tên đồ án quy hoạch: Điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2030.

2. Vị trí: thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.

3. Giới cận, quy mô điều chỉnh quy hoạch:

a) Giới cận:

- Phía Bắc và phía Tây: giáp xã Lát, huyện Lạc Dương;

- Phía Nam: giáp phường 7, thành phố Đà Lạt;

- Phía Đông: giáp xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương.

b) Quy mô: Diện tích khảo sát địa hình và quy hoạch 7.061 ha.

4. Nội dung điều chỉnh quy hoạch:

- Mở rộng địa giới hành chính thị trấn Lạc Dương (sáp nhập 4 thôn Đăng Gia Rít B, B’Nơr B, B’Nơr C và Đan Kia vào thị trấn Lạc Dương), tăng diện tích thị trấn từ 3.599,59 ha lên 7.061,00 ha theo Nghị quyết số 134/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ.

- Điều chỉnh quy mô và hướng phát triển đô thị theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 12/5/2014 và đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới của 4 thôn sáp nhập.

- Cập nhật vị trí, ranh giới khu du lịch Đan Kia- Suối Vàng, khu du lịch Vườn quốc gia Bi Đoup - Núi Bà.

- Điều chỉnh và bổ sung một số khu chức năng cho phù hợp với tình hình thực tế và định hướng kinh tế xã hội của thị trấn Lạc Dương nói riêng và huyện Lạc Dương nói chung.

- Quy hoạch, điều chỉnh hướng tuyến, lộ giới một số trục đường giao thông, cho phù hợp với điều kiện địa hình và định hướng quy hoạch.

5. Tính chất, chức năng đô thị: thị trấn Lạc Dương là huyện lỵ của huyện Lạc Dương, là trung tâm chính trị - hành chính của huyện Lạc Dương; trung tâm du lịch văn hóa dân tộc bản địa; trung tâm nông nghiệp công nghệ cao. Định hướng phát triển không gian, cảnh quan trở thành đô thị du lịch, văn hóa, khoa học, có kiến trúc xanh và hiện đại.

6. Quy mô dân số sau khi điều chỉnh quy hoạch:

- Dân số dự báo đến năm 2020 là 20.400 người (gồm: 8.200 người dân thị trấn Lạc Dương hiện hữu, 4.200 người dân 4 thôn sáp nhập và 8.000 người quy đổi từ khách du lịch);

- Dân số dự báo đến năm 2030 là 32.000 người (gồm: 12.000 người dân thị trấn Lạc Dương hiện hữu, 6.000 người dân 4 thôn sáp nhập và 14.000 người quy đổi từ khách du lịch).

7. Định hướng cấu trúc xây dựng đô thị:

- Ngoài 2 tuyến đường Tỉnh lộ 723 (Quốc lộ 27C mới) và Tỉnh lộ 722, quy hoạch các tuyến đường giao thông mới (đường vành đai) liên kết thị trấn Lạc Dương với các vùng lân cận.

- Định hướng phát triển đô thị theo trục Đông Tây (dọc theo các tuyến đường Bi Đoup, đường 19/5, đường Đan Kia) và trục Bắc Nam (dọc theo tuyến đường Lang Biang). Trên các tuyến đường Lang Biang và Bi Đoup, ngoài khu trung tâm hành chính giữ nguyên theo hiện trạng, phát triển thêm các khu trung tâm thương mại dịch vụ.

- Giữ nguyên các công trình công cộng đô thị theo hiện trạng (giáo dục, y tế, văn hóa thể dục thể thao) trên địa bàn thị trấn Lạc Dương. Quy hoạch cải tạo và chỉnh trang các khu dân cư tại 4 thôn sáp nhập phù hợp với kiến trúc và môi trường của thị trấn Lạc Dương; đồng thời phát triển thêm các khu dân cư mới tại phía Bắc, phía Đông và phía Tây tiếp giáp với trung tâm thị trấn.

- Cập nhật vị trí, ranh giới khu du lịch Đan Kia - Đà Lạt và Bi Đoup - Núi Bà trong vùng quy hoạch.

- Quy hoạch khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao tại các khu đất phía Đông Nam và phía Nam thị trấn Lạc Dương.

- Bố trí bến xe mới tại cuối đường Bi Đoup, tiếp giáp đường Đ79, hướng ra tỉnh lộ ĐT 723.

8. Quy hoạch sử dụng đất:

STT

Hạng mục

Quy hoạch đến năm 2020

Quy hoạch đến năm 2030

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

A

Đất xây dựng đô thị

432,8

6,13

494,8

7,01

I.

Đất dân dụng

215,5

3,05

352,9

5,00

1.

Đất ở đô thị

79,0

 

110,8

 

1.1

Đất ở mật độ cao

19,9

 

19,9

 

1.2

Đất ở mật độ trung bình

59,1

 

90,9

 

2.

Đất khu dân cư làng địa phương

30,0

 

46,2

 

2.1

Đất ở mật độ thấp

9,0

 

13,9

 

2.2

Đất vườn, canh tác

21,0

 

32,3

 

3.

Đất dịch vụ công cộng khu đô thị

26,1

 

29,1

 

3.1

Đất cơ quan

6,5

 

6,5

 

3.2

Đất công trình công cộng

1,8

 

4,8

 

3.3

Đất quân sự

0,8

 

0,8

 

3.4

Đất y tế

2,1

 

2,1

 

3.5

Đất công trình văn hóa - TDTT

2,4

 

2,4

 

3.6

Đất giáo dục

8,4

 

8,4

 

3.7

Đất tôn giáo

0,6

 

0,6

 

3.8

Đất thương mại - chợ

3,5

 

3,5

 

4.

Đất công viên, cây xanh, TDTT

34,6

 

96,4

 

4.1

Công viên cây xanh - TDTT

34,6

 

34,5

 

4.2

Công viên cây xanh - TDTT (chuyển đổi từ đất nông nghiệp)

0,0

 

61,9

 

5.

Đất giao thông đô thị

45,8

 

70,4

 

II.

Đất khác trong phạm vi khu dân dụng

190,7

2,70

115,3

1,63

1.

Đất du lịch

82,6

 

82,6

 

1.1

Đất du lịch nghỉ dưỡng hố số 7

34,0

 

34,0

 

1.2

Đất du lịch nghỉ dưỡng trung tâm đô thị

21,0

 

21,0

 

1.3

Đất du lịch hỗn hợp trung tâm đô thị

27,6

 

27,6

 

2.

Đất dự trữ đô thị

92,3

 

16,9

 

3.

Đất đồi núi chưa sử dụng

15,8

 

15,8

 

III.

Đất ngoài phạm vi khu dân dụng

26,6

0,38

26,6

0,38

1.

Đất giao thông đối ngoại

8,8

 

8,8

 

2.

Đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật (bến xe, nhà máy nước, trạm điện, TTLL, nghĩa trang, bãi rác)

17,8

 

17,8

 

B

Đất ngoài phạm vi xây dựng đô thị

6.628,2

93,87

6.566,2

92,99

I.

Đất tiểu thủ công nghiệp

16,1

0,23

16,1

0,23

II.

Đất nông nghiệp

441,7

6,26

379,7

5,38

1.

Đất canh tác nông nghiệp

379,8

 

379,7

 

2.

Đất cây công nghiệp

0,0

 

0,0

 

3.

Đất canh tác nông nghiệp (đến năm 2030 chuyển đổi thành công viên cây xanh)

61,9

 

0,0

 

III.

Đất rừng sản xuất

160,5

2,27

160,5

2,27

IV.

Đất khu du lịch Đan Kia - Suối Vàng

4.959,1

70,23

4.959,1

70,23

V.

Đất rừng quốc gia Bi Đoup - Núi Bà

1.050,8

14,88

1.050,8

14,88

C

Diện tích đất quy hoạch

7.061,0

100,00

7.061,0

100,00

9. Chỉ tiêu quản lý quy hoạch kiến trúc:

a) Hệ số sử dụng đất:

- Đất dịch vụ công cộng đô thị: 2,0 - 3,0;

- Đất công viên, thể dục thể thao: 0,5 - 1,0;

- Đất du lịch nghỉ dưỡng, du lịch hỗn hợp: 1,0 - 1,5;

- Đất ở đô thị: 1,5 - 3,0.

b) Mật độ xây dựng:

- Khu dịch vụ công cộng đô thị: 30 - 50%;

- Khu công viên, thể dục thể thao: 5 - 10%;

- Khu du lịch nghỉ dưỡng, du lịch hỗn hợp: 20 - 30%;

- Khu ở mật độ cao và mật độ trung bình: 50 - 70%;

- Khu ở mật độ thấp: 20 - 30%.

c) Tầng cao tối đa:

- Khu dịch vụ công cộng đô thị: 5 - 7 tầng;

- Khu công viên, thể dục thể thao: 1 - 2 tầng;

- Khu du lịch nghỉ dưỡng, du lịch hỗn hợp: 3 - 5 tầng;

- Khu ở mật độ cao và mật độ trung bình: 3 - 5 tầng;

- Khu ở mật độ thấp: 2 - 3 tầng.

10. Quy hoạch giao thông:

a) Giao thông đối ngoại:

- Đường liên vùng: gồm đường Lạc Dương - Đạ Sar (đường Đ79), đường Đan Kia - Lạc Dương, đường Ankoret - tỉnh lộ 722, đường LV4 (mặt cắt 10-10): lộ giới 37,5m.

- Đường liên khu chức năng: gồm đường Thánh Mẫu (đường LV1), đường LV2 và LV3 (mặt cắt 9-9): lộ giới 39,0m.

b) Giao thông đô thị:

- Đường trục chính đô thị:

+ Đường Bi Đoup (đoạn từ ngã 4 đến trụ sở UBND huyện, mặt cắt 1-1): lộ giới 34,0m;

+ Đường Lang Biang (mặt cắt 2-2): lộ giới 28,0m;

+ Đường Bi Đoup nối dài, đường 19/5, đường 19/5 nối dài (mặt cắt 3-3): lộ giới 22,0m;

+ Đường Đan Kia, đường Đan Kia nối dài, đường Đồng Tâm, đường Đồng Tâm nối dài (mặt cắt 4-4): lộ giới 22,0m.

- Đường liên khu vực:

+ Đường LK2 (mặt cắt 4’-4’): lộ giới 19,0m;

+ Đường LK1, LK3, LK4, LK5, LK6 (mặt cắt 4-4): lộ giới 18,0m;

+ Đường LK’1, LK’2 (mặt cắt 5-5): lộ giới 17,0m.

- Đường chính khu vực:

+ Đường K1, K2, K3, K4, K5, K6, K8, K9, K10, K11, K12 (mặt cắt 6-6): lộ giới 15,0m;

+ Đường K’1, K’2 (mặt cắt 7-7): lộ giới 13,0m.

- Đường phân khu vực:

+ Đường Thống Nhất, đường B’Nơr A, đường Vạn Xuân, đường Đam San, đường Tố Hữu (mặt cắt 8-8): lộ giới 12,0m;

+ Đường P1, P2, P3, P4, P5, P6, P9, P10, P11, P12, P13, P14, P15, P16, P17, P18, P19 (mặt cắt 8-8): lộ giới 12,0m.

11. Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật:

a) Cấp điện:

- Nguồn điện cung cấp cho khu quy hoạch từ nhà máy thủy điện Suối Vàng (qua các trạm biến áp 110/22KV gồm Đà Lạt 1, 2 và trạm Suối Vàng);

- Công suất cấp điện đến năm 2020 là 6.482,59 KVA. Dự kiến cải tạo 01 trạm biến áp và bố trí mới 08 trạm biến áp (TBA - 1000KVA) với tổng công suất 7.202,8 KVA;

- Công suất cấp điện đến năm 2030 là 17.184,14 KVA. Dự kiến bổ sung 11 trạm biến áp (TBA - 1000KVA) với tổng công suất 19.093 KVA.

b) Cấp nước: sử dụng nguồn nước từ nhà máy nước Đan Kia 2. Nhu cầu cấp nước cho toàn thị trấn đến năm 2030 là 6.826 m3/ngày đêm. Mạng lưới đường ống cấp nước thiết kế theo dạng vòng, kết hợp dạng nhánh cụt.

c) Thoát nước:

- Thoát nước mưa: nước mưa và nước mặt được thu gom bằng hệ thống cống dọc các trục đường giao thông, qua hệ thống lưới chắn rác và hố ga để lắng lọc, chảy theo độ dốc địa hình tự nhiên về các hồ, suối hiện hữu sau đó dẫn về hồ Đan Kia (ở phía Tây khu quy hoạch).

- Thoát nước thải sinh hoạt: tổng lượng nước thải là 4.100 m3/ngày đêm. Nước thải sinh hoạt sau khi được xử lý qua bể tự hoại, sau đó thu gom về 3 trạm xử lý tập trung (gồm trạm số 1 thuộc tại phía Nam thị trấn Lạc Dương với công suất 2.000 m3/ngày đêm, trạm số 2 gần hồ Đan Kia với công suất 1.900 m3/ngày đêm, trạm số 3 gần hồ suối Vàng với công suất 200 m3/ngày đêm), nước thải sau khi được xử lý đạt chuẩn theo quy định hiện hành trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước của khu vực.

d) Rác thải: rác thải sinh hoạt hàng ngày được thu gom, phân loại tại nguồn, vận chuyển về khu chứa và xử lý rác của thành phố Đà Lạt. Lượng rác thải sinh hoạt đến năm 2030 là 35,4 tấn/ngày.

đ) Về nghĩa trang: đến năm 2020 xây dựng nghĩa trang địa táng 1 lần tại phía Đông Nam thị trấn Lạc Dương, với quy mô diện tích từ 10 - 20 ha.

e) San nền:

- Đối với các khu vực xây dựng hiện hữu và xây dựng với mật độ cao, giữ nguyên cao độ nền hiện trạng, phương án san nền bám theo địa hình;

- Đối với các khu vực phát triển xây dựng mật độ thấp, giữ nguyên địa hình tự nhiên, san gạt cục bộ cho từng công trình;

- Đối với các khu vực địa hình có độ dốc lớn, hạn chế san lấp mặt bằng phá vỡ địa hình tự nhiên;

- Cao độ san nền thấp nhất tại khu vực cầu Phước Thành là 1.435,8m; khu vực trạm điện Lạc Dương, hồ Suối Vàng và các khu vực khác là 1.430m.

12. Thiết kế đô th:

- Không gian đô thị được hình thành từ các trục đường chủ đạo sau:

+ Trục cảnh quan chính đường Bi Đoup, Lang Biang, 19/5 nối các khu đô thị đến khu du lịch Đan Kia- Suối Vàng và Vườn Quốc gia Bi Đoup Núi Bà.

+ Trục vành đai nối các khu chức năng.

+ Trục cảnh quan ven hồ, suối kết nối các mảng cây xanh ven hồ với các khu công viên (của đô thị, khu ở), các địa danh, thắng cảnh trong đô thị tạo thành hệ thống mạng lưới không gian xanh đô thị.

+ Khu trung tâm đô thị dọc theo các trục đường Bi Đoup, 19/5, Đan Kia, Lang Biang hình thành các khu đô thị sầm uất với vai trò là đô thị vệ tinh của thành phố Đà Lạt.

+ Chú trọng phát triển không gian và công trình kiến trúc cảnh quan phù hợp tại các nút giao thông ngã tư thị trấn và 03 quảng trường bố trí phía trước các công trình (đài liệt sĩ, trung tâm thể dục thể thao huyện, trung tâm hành chính, chính trị huyện).

+ Bảo vệ góc nhìn về phía hồ Đan Kia và trung tâm đô thị.

- Công trình kiến trúc:

+ Công trình công cộng: khai thác kiến trúc truyền thống, thể hiện bản sắc văn hóa của địa phương.

+ Nhà ở: khuyến khích sử dụng kiến trúc dân gian truyền thống; thống nhất hình thức kiến trúc các khu nhà ở liên kế, các ô phố.

+ Công trình cửa ngõ: tổ chức kiến trúc đặc biệt làm điểm nhấn kiến trúc đặc trưng cho đô thị.

+ Công trình phục vụ tiểu thủ công nghiệp: sử dụng hình thức kiến trúc đơn giản, hài hòa với không gian kiến trúc dân dụng đô thị.

- Trục chính đô thị:

+ Đường Bi Đoup, 19/5, Đan Kia và Lang Biang: hình thành các không gian náo nhiệt, mang đậm bản sắc đô thị, nhưng vẫn gắn với thiên nhiên.

+ Bố trí công trình tượng đài, công trình điểm nhấn, hình thành các không gian cửa ngõ để nhận biết trong và ngoài đô thị.

- Bảo tồn các không gian rừng cảnh quan trên đỉnh đồi, công viên; duy trì và tạo ra các hệ thống thảm thực vật để giữ nước tại các khu vực trũng, chân đồi.

13. Đánh giá môi trường chiến lược:

- Tổ chức hệ thống giao thông dựa trên các tuyến đường giao thông hiện trạng, các tuyến đường giao thông quy hoạch bám theo địa hình hiện trạng, quy hoạch đất dân dụng đô thị tại các khu vực có điều kiện địa hình thuận lợi, hạn chế tác động địa hình tự nhiên.

- Tổ chức không gian cây xanh đường phố, khu nhà ở, khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp; quy hoạch các khu công viên, vườn hoa; hạn chế tác động đến hệ thống sông suối hiện hữu nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường.

14. Về giải pháp giảm thiểu tác động môi trường:

- Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường, quy định nơi đổ rác đúng quy định cho mọi người trên địa bàn thị trấn Lạc Dương.

- Trồng thêm cây xanh tại các khu vực đất trống, bảo vệ rừng.

- Trong quá trình lập hồ sơ thiết kế cơ sở; thiết kế thi công và triển khai thực hiện phải triệt để tận dụng địa hình tự nhiên, hạn chế tối đa việc đào đắp, san gạt địa hình.

Ngoài một số nội dung trên, các công trình xây dựng trong khu vực quy hoạch phải đảm bảo phù hợp với cảnh quan của khu vực, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về xây dựng; giải pháp thi công phải đảm bảo an toàn cho các công trình lân cận và vệ sinh môi trường.

(Chi tiết cụ thể theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2030 do Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Xây dựng Đức Dung lập, Sở Xây dựng thẩm định tại Văn bản số 248/SXD-QHKT ngày 13/12/2016).

Điều 2.

1. Ủy ban nhân dân huyện Lạc Dương có trách nhiệm:

- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày quy hoạch được phê duyệt, phải tổ chức công bố quy hoạch được duyệt bằng nhiều hình thức (tổ chức hội nghị công bố; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; trưng bày công khai, thường xuyên bản vẽ tại nơi công cộng, tại cơ quan quản lý quy hoạch, Ủy ban nhân dân thị trấn Lạc Dương) để các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện;

- Tổ chức thực hiện việc cắm mốc giới xây dựng ngoài thực địa và chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày quy hoạch được công bố, phải hoàn thành việc cắm mốc giới xây dựng này;

- Lập kế hoạch cụ thể để thực hiện quy hoạch được duyệt;

- Quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt và các quy định hiện hành của Nhà nước.

- Hoàn chỉnh dự thảo quy định quản lý theo đồ án quy hoạch được duyệt trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Chịu trách nhiệm thực hiện theo đúng các nội dung của Quyết định này và và những yêu cầu của cơ quan thẩm định tại văn bản số 248/SXD-QHKT ngày 13/12/2016.

2. Các sở, ngành có liên quan và UBND huyện Lạc Dương với chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm hướng dẫn, phối hợp và quản lý thực hiện quy hoạch theo đúng quy hoạch được duyệt.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định phê duyệt số 3756/QĐ-UBND ngày 28/12/2005 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường; Giao thông Vận tải; Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Lạc Dương; Thủ trưởng các ngành, đơn vị và các cá nhân có liên quan căn cứ quyết định thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- TT Huyện ủy Lạc Dương;
- TT HĐND huyện Lạc Dương;
- Trung tâm công báo tỉnh;
- Website Văn phòng UBND tỉnh;
- Trung tâm tin học;
- Lưu: VT, XD2.

CHỦ TỊCH




Đoàn Văn Việt

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 59/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2030

  • Số hiệu: 59/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 11/01/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
  • Người ký: Đoàn Văn Việt
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản