Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------

Số: 59/2009/QĐ-UBND

Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 17 tháng 02 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH MỨC THU PHÍ, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản;
Căn cứ Thông tư số 67/2008/TT-BTC ngày 21 tháng 7 năm 2008 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản;
Căn cứ công văn số 05/HĐND-VP ngày 20 tháng 01 năm 2009 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận tại về việc ý kiến Tờ trình số 28/TTr-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 154/TTr-STNMT ngày 11 tháng 02 năm 2009,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về mức thu phí, quản lý và sử dụng nguồn thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; gồm 3 Chương, 7 Điều.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Tư pháp; Cục Thuế tỉnh, Kho bạc Nhà nước tỉnh; thủ trưởng các ban, ngành, các cơ quan, tổ chức liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Hoàng Thị Út Lan

 

QUY ĐỊNH

MỨC THU PHÍ, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 59/2009/QĐ-UBND ngày 17 tháng 02 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về mức thu phí, quản lý và sử dụng nguồn thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

a) Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là các tổ chức, cá nhân khai thác các loại khoáng sản là đá, Fenspat, sỏi, cát, đất, than, nước khoáng thiên nhiên, sa khoáng titan (ilmenit), các loại khoáng sản kim loại, quặng apatít, dầu thô và khí thiên nhiên trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;

b) Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là đá, Fenspat, sỏi, cát, đất, than, nước khoáng thiên nhiên, sa khoáng titan (ilmenit), các loại khoáng sản kim loại, quặng apatít, dầu thô và khí thiên nhiên.

Chương II

MỨC THU PHÍ, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

Điều 3. Quy định mức thu

1. Dầu thô: 100.000 đồng/tấn.

2. Khí thiên nhiên: 200 đồng/m3.

3. Đối với khoáng sản:

STT

LOẠI KHOÁNG SẢN

Đơn vị tính

Mức thu

(đồng)

1

Đá

 

 

a

Đá ốp lát, làm mỹ nghệ (granit, gabro, đá hoa, ...)

m3

50.000

b

Quặng đá quý (kim cương, rubi, saphia, emôrôt, alexandrit, opan quý màu đen, adit, rôđôlit, pyrốp, berin, spinen, tôpaz, thạch anh tinh thể, crizôlit, pan quý, birusa, nêfrit, ...)

tấn

50.000

c

Đá làm vật liệu xây dựng thông thường

m3

1.000

d

Các loại đá khác (đá làm ximăng, khoáng chất công nghiệp, …)

m3

2.000

2

Fenspat

m3

20.000

3

Sỏi, cuội, sạn

m3

4.000

4

Cát

 

 

a

Cát vàng (cát xây tô)

m3

2.000

b

Cát thủy tinh

m3

5.000

c

Các loại cát khác

m3

2.000

5

Đất

 

 

a

Đất sét, làm gạch, ngói

m3

1.500

b

Đất làm thạch cao

m3

2.000

c

Đất làm cao lanh

m3

5.000

d

Các loại đất khác

m3

1.000

6

Than

 

 

a

Than đá

tấn

6.000

b

Than bùn

tấn

2.000

c

Các loại than khác

tấn

4.000

7

Nước khoáng thiên nhiên

m3

2.000

8

Sa khoáng titan (ilmenit)

tấn

50.000

9

Quặng apatít

tấn

3.000

10

Quặng khoáng sản kim loại

 

 

a

Quặng mangan

tấn

30.000

b

Quặng sắt

tấn

40.000

c

Quặng chì

tấn

180.000

d

Quặng kẽm

tấn

180.000

đ

Quặng đồng

tấn

35.000

e

Quặng bôxít

tấn

30.000

g

Quặng thiếc

tấn

180.000

h

Quặng cromit

tấn

40.000

i

Quặng khoáng sản kim loại khác

tấn

10.000

Điều 4. Quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

1. Nguồn phí nộp vào ngân sách địa phương: toàn bộ phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận (không kể dầu thô và khí thiên nhiên) là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản, theo các nội dung cụ thể sau đây:

a) Phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản;

b) Khắc phục suy thoái, ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra;

c) Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tái tạo cảnh quan môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản.

2. Nguồn phí nộp vào ngân sách Trung ương: phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản từ dầu thô và khí thiên nhiên là khoản thu ngân sách Trung ương hưởng 100% để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tư môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và Luật Ngân sách Nhà nước.

3. Các nội dung khác liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai chế độ thu phí không đề cập tại Quy định này, được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính.

Điều 5. Nghĩa vụ của đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

1. Đăng ký nộp phí với cơ quan Thuế trực tiếp quản lý theo quy định trong thời gian chậm nhất là 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày được phép khai thác khoáng sản.

2. Chấp hành đầy đủ chế độ chứng từ, hoá đơn, sổ kế toán theo quy định của Nhà nước áp dụng đối với từng loại đối tượng.

3. Kê khai số tiền phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản phải nộp hàng tháng với cơ quan Thuế theo quy định và tự nộp tiền phí vào ngân sách Nhà nước tại Kho bạc nơi khai thác khoáng sản theo đúng số liệu đã kê khai với cơ quan Thuế chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo; trường hợp trong tháng không phát sinh phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản vẫn phải kê khai và nộp tờ khai nộp phí với cơ quan Thuế. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ khai và chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai.

4. Trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản; chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước hoặc có sự thay đổi trong hoạt động khai thác, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải kê khai số tiền phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản phải nộp với cơ quan Thuế và tự nộp tiền phí vào ngân sách Nhà nước tại Kho bạc nơi khai thác khoáng sản chậm nhất là ngày thứ 45, kể từ ngày sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước hoặc thay đổi hoạt động khai thác.

5. Cung cấp tài liệu, sổ kế toán, chứng từ, hoá đơn và hồ sơ tài liệu khác có liên quan đến việc tính và nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản khi cơ quan Thuế tiến hành kiểm tra, thanh tra hoặc khi phát hiện đối tượng nộp phí có dấu hiệu vi phạm quy định về nộp phí bảo vệ môi trường.

6. Chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính, đối tượng nộp phí phải quyết toán việc nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản với cơ quan Thuế.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 6. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan

1. Chi cục Thuế các huyện, thành phố: hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trên địa bàn kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản vào ngân sách Nhà nước; kiểm tra tình hình chấp hành nghĩa vụ kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường đối với tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản.

2. Kho bạc Nhà nước các huyện, thành phố: tổ chức thu phí bảo vệ môi trường do các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trên địa bàn nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường: cung cấp thông tin, tài liệu về đối tượng được phép khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh cho cơ quan Thuế và phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thuế trong việc quản lý đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

4. Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Cục Thuế tỉnh: thực hiện các nội dung công việc được quy định tại Nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2008 và Thông tư số 67/2008/TT-BTC ngày 21 tháng 7 năm 2008 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

Điều 7. Thời hiệu thi hành và giải quyết những vướng mắc

Mức thu phí này được áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc phản ánh kịp thời về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 59/2009/QĐ-UBND về mức thu phí, quản lý và sử dụng nguồn thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành

  • Số hiệu: 59/2009/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 17/02/2009
  • Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
  • Người ký: Hoàng Thị Út Lan
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 27/02/2009
  • Ngày hết hiệu lực: 20/10/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản