- 1Quyết định 30/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành
- 2Quyết định 1841/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Quảng Nam ban hành
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 59/2004/QĐ-UB | Tam Kỳ, ngày 03 tháng 8 năm 2004 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC ĐO LƯỜNG, CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA VÀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa ngày 24/12/1999;
Căn cứ Pháp lệnh Đo lường ngày 06/10/1999;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 27/4/1999;
Căn cứ Nghị định số 86/NĐ-CP ngày 08/12/1995 của Chính phủ về việc phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hóa;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại tờ trình số 247/TT-SKHCN ngày 08 tháng 7 năm 2004;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về công tác đo lường, chất lượng hàng hóa và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam."
Điều 2: Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM |
QUY ĐỊNH
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC ĐO LƯỜNG, CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA VÀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM."
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 59/2004/QĐ-UB ngày 03 tháng 8 năm 2004 của ủy ban nhân dân Tỉnh Quảng Nam.)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Quy định này áp dụng đối với hoạt động quản lý Nhà nước về đo lường chất lượng sản phẩm - hàng hóa được sản xuất, lưu thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
Điều 2: Từ ngữ " hàng hóa " được dùng trong Quy định này bao gồm hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Chương II
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
Điều 3: Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành và ủy ban nhân dân các huyện, thị xã đẩy mạnh công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và giải quyết các tranh chấp về chất lượng sản phẩm trong lĩnh vực được phân công và hàng hóa lưu thông trên thị trường; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật của Nhà nước về hoạt động đo lường và chất lượng hàng hóa; tăng cường cơ sở vật chất, trang bị phương tiện kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng kiểm nghiệm chất lượng hàng hóa, kiểm định, hiệu chuẩn trang thiết bị, phương tiện đo lường.
Điều 4: Sở Thương mại phối hợp với các ngành liên quan, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã tăng cường quản lý, thanh, kiểm tra việc lưu thông trên thị trường các loại hàng hóa, dịch vụ bị cấm sản xuất, kinh doanh; phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng và các hành vi kinh doanh khác trái với quy định của pháp luật; chủ trì, phối hợp với Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Điều 5: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã đẩy mạnh công tác quản lý, thanh, kiểm tra chất lượng dược phẩm, dược liệu, trang thiết bị, dụng cụ y tế, các loại mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người; vệ sinh an toàn đối với thực phẩm ( bao gồm cả thực phẩm tươi sống và đã qua chế biến), các loại nước uống, rượu và thuốc lá.
Điều 6: Sở Xây dựng phối hợp với các ngành liên quan, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã tăng cường quản lý, thanh, kiểm tra chất lượng các công trình xây dựng ở tất cả các khâu từ quy hoạch, thiết kế, thi công đến nghiệm thu công trình.
Điểu 7: Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các ngành liên quan, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã tăng cường quản lý, thanh, kiểm tra hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản và tài nguyên nước, bảo đảm chất lượng, mang lại hiệu quả cao; tăng cường giám sát nước thải, chất thải rắn, khí thải của các đơn vị kinh doanh và dịch vụ nhằm bảo vệ tốt môi trường.
Điều 8: Sở Giao thông vận tải phối hợp với các ngành liên quan, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã tăng cường quản lý, thanh, kiểm tra chất lượng các phương tiện giao thông vận tải đường thủy, đường bộ, đường sắt, các bến xe, bến tàu, các công trình hạ tầng giao thông, các thiết bị nâng hàng từ một tấn trở lên, nồi hơi, bình chịu áp lực sử dụng trong giao thông vận tải.
Điều 9: Sở Văn hóa thông tin phối hợp với các ngành chức năng, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã tăng cường quản lý, thanh, kiểm tra đối với các hoạt động thông tin, quảng cáo về sản phẩm, hàng hóa trên các phương tiện thông tin theo quy định hiện hành.
Điều 10: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các ngành liên quan, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã tăng cường quản lý, thanh, kiểm tra chất lượng phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn gia súc và các sản phẩm phục vụ nông nghiệp.
Điều 11: Sở Công nghiệp phối hợp với các ngành chức năng, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã tăng cường quản lý, thanh, kiểm tra chất lượng theo quy định của pháp luật đối với các loại hàng hóa vật liệu nổ công nghiệp, điện, các loại hóa chất công nghiệp, máy móc, trang thiết bị công nghiệp.
Điều 12: Sở Thủy sản phối hợp với các ngành chức năng, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã tăng cường quản lý, thanh, kiểm tra chất lượng thuốc thú y, chế phẩm sinh học dùng cho nuôi trồng thủy sản; động vật, thực vật thủy sản; sản phẩm động vật và thực vật thủy sản; ngư lưới và dụng cụ đánh cá.
Điều 13: Báo Quảng Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam và các cơ quan tuyên truyền trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền và đưa tin kịp thời các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt và các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động đo lường, chất lượng hàng hóa và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Điều 14: ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chỉ đạo các đơn vị chức năng trực thuộc tăng cường công tác phổ biến các quy định của pháp luật về đo lường, chất lượng hàng hóa và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn; chủ động tổ chức thanh, kiểm tra trong phạm vi quyền hạn được giao, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của tỉnh để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý các hoạt động đo lường, chất lượng hàng hóa và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN SẢN XUẤT, KINH DOANH HÀNG HÓA, DỊCH VỤ
Điều 15: Thực hiện việc công bố tiêu chuẩn chất lượng và công bố phù hợp tiêu chuẩn đối với hàng hóa thuộc danh mục bắt buộc phải công bố và chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa đã công bố.
Khuyến khích việc công bố tiêu chuẩn chất lượng và phải đảm bảo chất lượng, vệ sinh, an toàn đối với hàng hóa không thuộc danh mục bắt buộc công bố; cân, đong, đo, đếm chính xác hàng hóa do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh;
Thực hiện nghiêm túc quy chế ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Điều 16: Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động quản lý đo lường, chất lượng hàng hóa và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
Tạo điều kiện thuận lợi để người tiêu dùng mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ với chất lượng đảm bảo, giá cả phù hợp và kèm theo các biện pháp bảo hành, sửa chữa theo quy định của pháp luật.
Điều 17: Chủ động lựa chọn và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến để nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của hàng hóa đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 18: Đề nghị ủy ban Mặt trận Tổ quốc Tỉnh và các Hội thành viên của ủy ban Mặt trận Tổ quốc phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp, các ngành tăng cường vận động đoàn viên, hội viên tham gia tích cực vào công tác đo lường, chất lượng hàng hóa và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Điều 19: Đề nghị Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Tỉnh chủ động phối hợp với các ngành liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các chương trình về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Điều 20: Các Sở, Ban, Ngành và ủy ban nhân dân các huyện, thị xã trên địa bản tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý đo lường, chất lường hàng hóa và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Điều 21: Giao cho Sở Khoa học và Công nghệ làm đầu mối triển khai thực hiện quy định này./.
- 1Quyết định 30/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành
- 2Chỉ thị 07/2009/CT-UBND tăng cường công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- 3Quyết định 1600/QĐ-UBND năm 2011 bãi bỏ Chỉ thị 08/2008/CT-UBND tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do tỉnh Bến Tre ban hành
- 4Chỉ thị 08/2008/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do tỉnh Bến Tre ban hành
- 5Quyết định 1841/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 6Quyết định 61/2006/QĐ-UBND phê duyệt Điều lệ Hội Khoa học kỹ thuật về Đo lường chất lượng và Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Quảng Trị
- 7Quyết định 14/2016/QĐ-UBND Quy chế phối hợp kiểm tra đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 1Quyết định 30/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành
- 2Quyết định 1841/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 1Nghị định 86-CP quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng hàng hoá
- 2Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999
- 3Pháp lệnh đo lường năm 1999
- 4Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa năm 1999
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Chỉ thị 07/2009/CT-UBND tăng cường công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- 7Quyết định 1600/QĐ-UBND năm 2011 bãi bỏ Chỉ thị 08/2008/CT-UBND tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do tỉnh Bến Tre ban hành
- 8Chỉ thị 08/2008/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do tỉnh Bến Tre ban hành
- 9Quyết định 61/2006/QĐ-UBND phê duyệt Điều lệ Hội Khoa học kỹ thuật về Đo lường chất lượng và Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Quảng Trị
- 10Quyết định 14/2016/QĐ-UBND Quy chế phối hợp kiểm tra đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Quyết định 59/2004/QĐ-UB về Quy định phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước công tác đo lường, chất lượng hàng hóa và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- Số hiệu: 59/2004/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/08/2004
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Trần Minh Cả
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/08/2004
- Ngày hết hiệu lực: 18/12/2010
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực