Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 586/2007/QĐ-UBND | Việt Trì, ngày 19 tháng 3 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CHI CỤC HỢP TÁC XÃ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về “Phát triển ngành nghề nông thôn” và văn bản số 360/BNN-CB ngày 17/02/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc “Kiện toàn hệ thống quản lý Nhà nước ngành chế biến nông lâm sản và nghề muối”;
Căn cứ Quyết định số 490/2005/QĐ-UB ngày 16/02/2005 của UBND tỉnh Phú Thọ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ và Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Chức năng của Chi cục Hợp tác xã và phát triển nông thôn
Chi cục Hợp tác xã và PTNT là cơ quan trực thuộc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực quản lý hợp tác xã và các hình thức tổ chức sản xuất; định cư, tái định cư, điều chỉnh bố trí lại dân cư trong nông nghiệp và nông thôn; chuyên ngành bảo quản, chế biến nông lâm sản, cơ điện nông nghiệp, ngành nghề nông thôn; thực hiện chính sách, tổng hợp chương trình phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh thuộc phạm vi quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Chi cục chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế, công tác của Sở Nông nghiệp & PTNT, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ chuyên môn của Cục Hợp tác xã và phát triển nông thôn và Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Chi cục Hợp tác xã và PTNT có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có kinh phí hoạt động, được mở tài khoản theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, hàng năm các chương trình, đề án, dự án hợp tác xã và phát triển nông thôn; định canh, định cư, tái định cư, điều chỉnh bố trí lại dân cư trong nông nghiệp và phát triển nông thôn; chế biến, bảo quản nông, lâm sản; cơ khí hóa, tự động hóa trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi và ngành nghề nông thôn thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành của Chi cục để Sở trình UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp & PTNT và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình;
2. Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các quy định của Nhà nước về quy hoạch, kế hoạch; chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành hợp tác xã và phát triển nông thôn; định canh, định cư, điều chỉnh bố trí lại dân cư trong nông nghiệp và nông thôn; chế biến, bảo quản nông, lâm sản; cơ khí hóa, tự động hóa trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi và ngành nghề nông thôn tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực quản lý của Chi cục.
3. Xây dựng cơ chế, chính sách, biện pháp khuyến khích phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh:
3.1. Theo dõi tổng hợp báo cáo Sở, UBND tỉnh về hợp tác xã và phát triển nông thôn trên địa bàn; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp và doanh nghiệp nông thôn, lâm nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh.
3.2. Hướng dẫn việc chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch; phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh theo quy định và xúc tiến thương mại các sản phẩm nông, lâm nghiệp;
Kiểm tra, chỉ đạo thực hiện và sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn vốn Trung ương, địa phương đầu tư cho chương trình phát triển kinh tế hợp tác xã củng cố và phát triển quan hệ sản xuất trong nông, lâm, ngư nghiệp; định cư, tái định cư, điều chỉnh bố trí lại dân cư trong nông nghiệp và nông thôn; chế biến, bảo quản nông, lâm sản; cơ khí hóa, tự động hóa trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi và ngành nghề nông thôn;
3.3. Tham gia quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã, trang trại và đào tạo bồi dưỡng nghề cho nông dân;
3.4. Triển khai hướng dẫn thực hiện Luật Hợp tác xã, xây dựng, chỉ đạo kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết tuyên truyền mở rộng các mô hình hợp tác xã, kinh tế hộ, kinh tế trang trại, phát triển nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
3.5. Xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ về hợp tác xã và phát triển nông thôn thuộc phạm vi quản lý; xây dựng cơ sở dữ liệu cơ điện nông nghiệp, phát triển ngành nghề nông thôn phục vụ công tác quản lý chuyên ngành.
3.6. Tổng hợp việc thực hiện chính sách phát triển hợp tác xã; kinh tế hộ và kinh tế trang trại, chính sách di dân, định cư, tái định cư, điều chỉnh bố trí lại dân cư trong nông nghiệp và nông thôn; chế biến, bảo quản nông, lâm sản; cơ khí hóa, tự động hóa trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi và ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh.
4. Quản lý chuyên ngành:
4.1. Thống nhất quản lý về cơ khí hóa, điện khí hóa, tự động hóa trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy lợi;
4.2. Quản lý Nhà nước về bảo quản nông, lâm sản bao gồm cả việc bảo quản trong quá trình vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm tươi với sản phẩm chế biến;
4.3. Thống nhất quản lý Nhà nước về công nghiệp chế biến, bảo quản nông, lâm sản và các sản phẩm khác thuộc phạm vi quản lý của ngành;
4.4. Thống nhất quản lý về ngành nghề, làng nghề ở nông thôn, chú trọng phát triển các nghề thủ công, các nghề phi nông nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn.
5. Tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính thuộc phạm vi quản lý của Chi cục theo nội dung, chương trình cải cách hành chính của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
6. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo hàng năm theo quy định của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cục Hợp tác xã và phát triển nông thôn và Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối.
7. Quản lý tổ chức, bộ máy, biên chế của Chi cục, thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý.
8. Quản lý tài chính, tài sản của Chi cục theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của UBND tỉnh Phú Thọ.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn giao.
Điều 3. Tổ chức bộ máy:
1. Lãnh đạo Chi cục Hợp tác xã và PTNT có: Chi cục trưởng, các Phó Chi cục trưởng.
2. Bộ máy quản lý của Chi cục gồm:
- Phòng Hành chính - Tổng hợp;
- Phòng Phát triển nông thôn;
- Phòng Quản lý hợp tác xã;
- Phòng Quản lý Ngành nghề nông thôn.
Giao Chi cục trưởng Chi cục Hợp tác xã và phát triển nông thôn quy định nhiệm vụ, bố trí cán bộ công chức, viên chức; xây dựng và trình Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT phê duyệt quy chế làm việc của Chi cục và triển khai thực hiện.
Điều 4. Quyết định này thay thế Quyết định số 1105/2005/QĐ-UB ngày 28/4/2005 của UBND tỉnh Phú Thọ và có hiệu lực từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện thành, thị, Chi cục trưởng Chi cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn căn cứ quyết định thi hành.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 177/2006/QĐ-UBND ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Chi cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương
- 2Quyết định 1531/QĐ-UBND năm 2006 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Chi cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi
- 3Quyết định 933/2011/QĐ-UBND công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành đến ngày 31/12/2010 đã hết hiệu lực pháp luật
- 4Quyết định 1105/2005/QĐ-UB sáp nhập Phòng chính sách với Chi cục định canh, định cư và Kinh tế mới thành Chi cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ
- 5Quyết định 32/2008/QĐ-UBND thu hồi Quyết định 3834/2004/QĐ.UB do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 1Quyết định 933/2011/QĐ-UBND công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành đến ngày 31/12/2010 đã hết hiệu lực pháp luật
- 2Quyết định 1105/2005/QĐ-UB sáp nhập Phòng chính sách với Chi cục định canh, định cư và Kinh tế mới thành Chi cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ
- 1Nghị định 66/2006/NĐ-CP về việc phát triển ngành nghề nông thôn
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Hợp tác xã 2003
- 4Quyết định 177/2006/QĐ-UBND ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Chi cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương
- 5Quyết định 1531/QĐ-UBND năm 2006 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Chi cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi
- 6Quyết định 490/2005/QĐ-UB chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ
- 7Công văn 360/BNN-CB năm 2006 về kiện toàn hệ thống quản lý Nhà nước ngành chế biến nông lâm sản và nghề muối do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Quyết định 32/2008/QĐ-UBND thu hồi Quyết định 3834/2004/QĐ.UB do tỉnh Vĩnh Long ban hành
Quyết định 586/2007/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Chi cục Hợp tác xã và phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ
- Số hiệu: 586/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 19/03/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Phú Thọ
- Người ký: Nguyễn Doãn Khánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra