Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5816/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO VÀ CƠ QUAN THƯỜNG TRỰC CHỐNG BUÔN LẬU, HÀNG GIẢ VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;

Căn cứ Quyết định số 34/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động tổ chức phối hợp của các cơ quan nhà nước;

Thực hiện Quyết định số 5814/QĐ-UB ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Chủ tịch UBND Thành phố về việc thành lập Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại;

Xét đề nghị của Sở Công thương Hà Nội tại Tờ trình số 3744/SCT-QLTT ngày 22 tháng 11 năm 2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo và Cơ quan thường trực về chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại Thành phố Hà Nội.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký. Thay thế Quyết định số 1827/QĐ-UBND ngày 05/11/2008.

Điều 3. Chánh văn phòng UBND Thành phố; Thủ trưởng các Sở, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Các đồng chí ủy viên Ban chỉ đạo và Cơ quan thường trực về chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại Thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- BCĐ 127/TW (để b/c);
- Thường trực Thành ủy (để b/c);
- Đ/c Chủ tịch UBND TP (để b/c);
- Đ/c Nguyễn Văn Sửu, PCT UBND TP (để b/c);
- Lưu: VT, TTBCĐ 127/TP.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sửu

 

QUY CHẾ

HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO VÀ CƠ QUAN THƯỜNG TRỰC VỀ CHỐNG BUÔN LẬU, HÀNG GIẢ VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5816/QĐ-UB ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội)

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

Quy chế này quy định nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ hoạt động và trách nhiệm của Ban chỉ đạo và Cơ quan thường trực về chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Điều 2. Nguyên tắc tổ chức hoạt động của Ban chỉ đạo 127/TP và Cơ quan thường trực BCĐ 127/TP Hà Nội.

1. Ban chỉ đạo 127/TP hoạt động theo chế độ tập thể bàn bạc và Trưởng ban quyết định trên cơ sở biểu quyết theo đa số các Ủy viên.

Trong trường hợp có các ý kiến khác nhau giữa các Ủy viên, Trưởng Ban tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND Thành phố xem xét quyết định.

2. Các Ủy viên Ban chỉ đạo 127/TP làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về lĩnh vực công tác ngành mình đã được UBND phân công để bảo đảm sự phối hợp giữa các Ban, ngành và các quận, huyện trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại Thành phố Hà Nội.

3. Các thành viên Cơ quan thường trực làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Từng thành viên có trách nhiệm giúp việc cho các Ủy viên Ban chỉ đạo 127/TP của ngành mình trong việc thường trực phối hợp công tác của Cơ quan thường trực và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban, Ủy viên CQTT phụ trách Cơ quan thường trực đối với công việc được phân công nhằm bảo đảm sự phối hợp giữa các Sở, ngành và các quận, huyện trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

Chương 2.

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Ban chỉ đạo 127/TP Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

1. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo và tổ chức phối hợp giữa các Sở, ngành, quận, huyện trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

2. Theo dõi kiểm tra, đôn đốc các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao giải quyết các vụ việc phức tạp liên quan đến nhiều Sở, ngành, quận, huyện, thị xã trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

3. Tổng hợp tình hình, đánh giá kết quả hoạt động chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của các Ban, ngành, quận, huyện, thị xã báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố;

Kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố các chủ trương, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

4. Trong trường hợp cần thiết, Ban chỉ đạo 127/TP thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, trực tiếp kiểm tra nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của Ban; đề ra các giải pháp nhằm ngăn chặn kịp thời các thủ đoạn buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại để các lực lượng kiểm tra thực hiện.

Điều 4. Trách nhiệm của Ban chỉ đạo 127/TP Hà Nội

1. Yêu cầu các Sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã báo cáo tình hình và kết quả hoạt động đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

2. Kiến nghị các Ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân và Ban chỉ đạo 127/TP và các quận, huyện về các chủ trương, biện pháp chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, các giải pháp liên quan đến công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp.

3. Kiến nghị các Sở, ngành liên quan, UBND và Ban chỉ đạo 127 thành phố, quận, huyện, thị xã về biện pháp xử lý các vụ việc vi phạm thuộc thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý vi phạm đối với những vụ việc phức tạp, quan trọng có liên quan đến nhiều Sở, ngành, quận, huyện, thị xã theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.

4. Đưa ra các giải pháp phòng ngừa và đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại kể cả các giải pháp tình thế nhằm kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại.

Điều 5. Trách nhiệm của Trưởng ban Ban chỉ đạo 127/TP Hà Nội

1. Tổ chức điều hành hoạt động của Ban chỉ đạo 127/TP theo nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Ban chỉ đạo 127/TP. Phân công hoặc ủy quyền cho Phó trưởng ban thường trực và các Ủy viên thực hiện các công việc của Ban. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Thành phố về hoạt động của Ban.

2. Xem xét, phê duyệt các chương trình, kế hoạch dài hạn, các giải pháp phòng ngừa và đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại đối với từng lĩnh vực, từng tuyến, từng địa bàn nhằm kịp thời ngăn chặn có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

3. Chỉ đạo và tổ chức phối hợp giữa các Sở, ngành, các quận, huyện, thị xã trong việc thực hiện các chủ trương, biện pháp, chương trình, kế hoạch, phương án chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

4. Triệu tập và chủ trì các cuộc họp thường kỳ (Sơ kết công tác quý, 6 tháng, tổng kết năm), hội thảo hoặc bất thường của Ban chỉ đạo. Báo cáo UBND Thành phố và Ban chỉ đạo 127/TW những chủ trương, biện pháp mang tính chỉ đạo, định hướng cho cả năm hoặc từng giai đoạn.

5. Quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức ở các ngành là thành viên Ban chỉ đạo 127/TP trong phạm vi quyền hạn của Ban chỉ đạo 127 Thành phố Hà Nội.

6. Duyệt các kế hoạch, tờ trình, chi phí hoạt động của Ban chỉ đạo do Cơ quan thường trực BCĐ 127/TP trình.

Điều 6. Trách nhiệm của Phó Trưởng Ban thường trực

Phó trưởng ban thường trực có trách nhiệm giải quyết các công việc có tính chất thường xuyên của Ban chỉ đạo 127/TP, chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về những công việc được phân công hoặc ủy quyền, cụ thể:

1. Giúp Trưởng Ban điều hành hoạt động chung của Ban chỉ đạo 127/TP theo chỉ đạo của Trưởng ban và các chương trình công tác hàng năm đã được Trưởng ban thông qua hoặc theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố.

2. Tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, phương án của Ban chỉ đạo 127/TP và của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND đối với các lực lượng chức năng trên địa bàn Thành phố liên quan đến công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các lực lượng chức năng khi thực thi nhiệm vụ.

3. Thay mặt Trưởng ban triệu tập, chủ trì các cuộc họp triển khai công việc của Ban chỉ đạo và ký ban hành các phương án đấu tranh cụ thể trong công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của Ban; ký các báo cáo gửi UBND Thành phố và Ban chỉ đạo 127/TW.

4. Thay mặt Trưởng ban cung cấp đầy đủ thông tin liên quan hoạt động của Ban chỉ đạo 127/TP đến các đồng chí Ủy viên ban.

5. Được Trưởng ban ủy quyền là người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Ban chỉ đạo 127/TP, thông tin đó là thông tin chính thức của Ban Chỉ đạo.

6. Giúp Trưởng ban chỉ đạo hoạt động của Cơ quan thường trực 127/TP Hà Nội.

7. Duyệt chi phí (không phải trình Trưởng ban) theo kế hoạch dưới 30 triệu đồng cho các hoạt động của Ban chỉ đạo và Cơ quan Thường trực BCĐ 127/TP như: họp giao ban tháng, quý, 6 tháng và tổng kết năm, hội thảo, chi sửa chữa thiết bị, mua sắm, khen thưởng đột xuất, kiểm tra liên ngành, khảo sát thực tế, học tập kinh nghiệm tại một số địa phương về công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của BCĐ 127/TP Hà Nội.

Điều 7. Trách nhiệm các Phó Trưởng ban chỉ đạo 127/TP Hà Nội.

1. Giúp Trưởng ban chỉ đạo điều hành hoạt động của Ban chỉ đạo những lĩnh vực được Trưởng ban phân công hoặc ủy quyền và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về nhiệm vụ được phân công.

2. Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan xây dựng chương trình, kế hoạch công tác đối với các lĩnh vực được phân công và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác đó.

3. Thông qua công tác chỉ đạo và điều hành, đề xuất với Trưởng ban những vấn đề nổi cộm, những vướng mắc và các giải pháp giải quyết để Trưởng ban xem xét và quyết định.

4. Thực hiện nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất của Ban chỉ đạo do Trưởng ban giao, truyền đạt ý kiến của Trưởng ban đến các Ban, ngành và các quận, huyện trong lĩnh vực công tác của Ban chỉ đạo.

Trực tiếp giải quyết các công việc hàng ngày theo chương trình công tác của Ban chỉ đạo. Giúp Trưởng ban chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc các thành viên, các ngành có liên quan, các Quận, Huyện thực hiện chương trình công tác của Ban chỉ đạo.

Điều 8. Trách nhiệm các Ủy viên Ban chỉ đạo 127/TP Hà Nội.

1. Cùng tập thể Ban chỉ đạo xem xét, quyết định các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành mình phụ trách.

2. Phản ánh đầy đủ và có ý kiến chính thức của ngành mình về những vấn đề có liên quan để tập thể Ban chỉ đạo xem xét và quyết định. Triển khai ý kiến kết luận các cuộc họp của Ban chỉ đạo mà ngành mình chịu trách nhiệm.

3. Tham dự đầy đủ các cuộc họp và tham gia có hiệu quả vào công tác chỉ đạo chung của Ban chỉ đạo.

4. Thực hiện chế độ báo cáo hoạt động của ngành mình về công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

5. Lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước về đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trong toàn ngành, địa phương trực tiếp quản lý. Xử lý vi phạm pháp luật xảy ra trong ngành, địa phương theo thẩm quyền.

6. Trong khi thực hiện nhiệm vụ theo chức năng quản lý của mình, các cơ quan có trách nhiệm chủ động tổ chức phối hợp hoạt động với các cơ quan hữu quan để đảm bảo sự thống nhất đồng bộ trong chỉ đạo, điều hành công tác giữa các cơ quan.

7. Trong quá trình công tác của mình, các thành viên Ban chỉ đạo có nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc các lực lượng chức năng, các địa phương thực hiện nhiệm vụ của ban chỉ đạo đề ra, giải quyết những vướng mắc theo thẩm quyền và thông báo cho lãnh đạo lực lượng đó biết.

Điều 9. Chế độ hoạt động của Ban chỉ đạo 127/TP Hà Nội.

1. Hội nghị của Ban chỉ đạo 127/TP Hà Nội.

1.1. Ban chỉ đạo 127/TP tổ chức hội nghị sơ kết sáu tháng một lần vào ngày 15-20/7 (hàng năm) và họp đột xuất theo yêu cầu của Chủ tịch UBND Thành phố hoặc của Trưởng ban. Trường hợp Ủy viên không đến dự họp thì ủy quyền bằng văn bản cho cán bộ đi họp thay.

1.2. Hội nghị tổng kết hàng năm của Ban chỉ đạo 127/TP được tiến hành vào cuối tháng 2 hàng năm.

Lãnh đạo Ban quyết định nội dung, thành phần tham gia hội nghị.

Trong trường hợp không tổ chức Hội nghị 6 tháng và hàng năm thì trưởng Ban yêu cầu từng Ủy viên của Ban có ý kiến bằng văn bản để tổng hợp và ký gửi báo cáo Chủ tịch UBND Thành phố.

2. Chế độ thông tin, báo cáo của Ban chỉ đạo 127/TP Hà Nội.

2.1. Các Ủy viên Ban chỉ đạo có trách nhiệm đôn đốc thành viên Cơ quan thường trực lập và phê duyệt báo cáo định kỳ theo tháng, quý, năm hoặc đột xuất công việc của Sở, ngành, quận, huyện mình và gửi về Cơ quan Thường trực BCĐ 127/TP theo quy định để tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND Thành phố và BCĐ 127/TW.

2.2. Báo cáo của Ban chỉ đạo 127/TP thực hiện định kỳ theo quý, 6 tháng và một năm (không kể những trường hợp báo cáo đột xuất). Báo cáo quý được xác lập vào ngày 30/3, báo cáo 6 tháng được xác lập vào ngày 30/6, báo cáo quý III được xác lập vào ngày 30/9 và báo cáo năm được xác lập vào ngày 30 tháng 12 trong năm.

Báo cáo của Sở, ngành, quận, huyện theo định kỳ trên, báo cáo quý I vào ngày 30/3; báo cáo sơ kết ngày 30/6 và báo cáo quý III vào ngày 30/9, đối với báo cáo tổng kết năm vào ngày 30 tháng 12 của năm công tác.

Nội dung báo cáo theo các phụ lục kèm theo.

2.3. Các loại báo cáo nói trên được lập thành văn bản và gửi về Cơ quan thường trực 127/TP (Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, số 80 đường Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội)

- Fax: 04.33553983, 04.33553714;

- Email: banchidao127tp@gmail.com; phongtonghopliennganh@gmail.com

3. Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành

Căn cứ vào nhiệm vụ và quyền hạn của Ban hoặc để thực hiện Quyết định, Chỉ thị, ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND, Trưởng Ban chỉ đạo 127/TW; Trưởng hoặc Phó ban Thường trực quyết định thành lập những đoàn công tác để:

- Kiểm tra một số vụ việc phức tạp và kiến nghị xử lý.

- Khảo sát địa bàn trọng điểm, các tuyến giao thông trọng điểm để đánh giá tình hình kiến nghị hoặc đưa ra biện pháp ngăn chặn.

Thành phần Đoàn công tác, kiểm tra liên ngành do lãnh đạo Ban Quyết định. Các Sở, ngành liên quan cử người tham gia phối hợp theo Kế hoạch của Cơ quan Thường trực BCĐ 127/TP Hà Nội.

Điều 10. Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 127/TP Hà Nội

1. Cơ quan thường trực BCĐ 127/TP Hà Nội đặt tại trụ sở tại Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội - Địa chỉ số 80, đường Quang Trung – quận Hà Đông – Thành phố Hà Nội;

2. Trưởng Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 127/TP là Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo 127/TP Hà Nội, Chi cục trưởng Chi cục QLTT Thành phố Hà Nội.

Các thành viên của Cơ quan thường trực bao gồm một số cán bộ của Chi cục QLTT và cán bộ do các Sở, ngành hữu quan cử.

Điều 11. Cơ quan thường trực 127/TP có các nhiệm vụ sau:

- Đôn đốc và tiếp nhận các báo cáo của các Sở, ngành, quận, huyện về công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại do Sở, ngành mình phụ trách để phân tích, đánh giá và tổng hợp thành báo cáo của Ban chỉ đạo 127/TP Hà Nội.

- Giúp Trưởng ban xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động từng thời kỳ; đề xuất các giải pháp về công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại để Ban chỉ đạo 127/TP xem xét giải quyết.

- Giúp Trưởng ban tổ chức các kỳ họp và tham dự các cuộc họp (định kỳ hoặc thường xuyên như giao ban quý, sơ kết và tổng kết, hội thảo theo các chuyên đề) của Ban, thực hiện công việc hành chính và quản lý tài chính, tài sản của Ban chỉ đạo 127/TP Hà Nội theo Luật ngân sách.

Tổng hợp đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, ngành là thành viên của Ban chỉ đạo 127/TP trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thuộc phạm vi của Ban chỉ đạo 127/TP Hà Nội.

Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan đến hoạt động của Ban chỉ đạo 127/TP theo yêu cầu của Trưởng ban.

Điều 12. Trách nhiệm của trưởng Cơ quan thường trực:

1. Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Ban về những công việc của Cơ quan thường trực theo quy định tại Điều 12 quy chế này;

2. Tham dự các cuộc họp định kỳ hoặc đột xuất của Ban chỉ đạo 127/TP.

3. Chủ trì các cuộc họp định kỳ và đột xuất của thành viên Cơ quan thường trực.

4. Tổ chức các đoàn công tác, kiểm tra theo quy định của Quy chế.

5. Tổ chức phối hợp với các tổ chức, cá nhân kinh doanh, các hiệp hội, các tổ chức chính trị trong, ngoài nước trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

6. Tham mưu kiện toàn tổ chức bộ máy và kinh phí hoạt động cho Ban chỉ đạo 127/TP, Cơ quan thường trực và các Ban chỉ đạo 127 các quận, huyện, thị xã.

7. Chủ trì họp bình xét thi đua khen thưởng; theo dõi, tổng hợp, đề xuất Trưởng ban quyết định khen thưởng và chuẩn bị hồ sơ cho Trưởng ban trình Chủ tịch UBND, Trưởng Ban chỉ đạo 127/TW quyết định khen thưởng các tập thể và cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại theo quy định của Luật thi đua Khen thưởng.

8. Đôn đốc các sở, ngành và Ban chỉ đạo 127 các quận, huyện thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất.

9. Tổ chức bảo quản hồ sơ, tài liệu của Ban chỉ đạo 127 TP và Cơ quan thường trực. Quản lý công việc hành chính, quản lý tài sản và sử dụng kinh phí của Ban chỉ đạo.

10. Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan đến hoạt động của Ban và theo yêu cầu của Ban.

Điều 13. Chế độ hoạt động của Cơ quan thường trực 127/TP Hà Nội

1. Các thành viên Cơ quan thường trực do các Sở, ngành cử ra là người giúp việc cho đồng chí trong Ban chỉ đạo 127/TP của Sở, ngành mình;

2. Chế độ hoạt động của Cơ quan thường trực

2.1. Cơ quan thường trực họp định kỳ theo quý theo giấy mời của trưởng Cơ quan thường trực nhằm tổng hợp, đánh giá những việc triển khai thực hiện trong quý, thảo luận những việc cần triển khai trong quý tiếp theo;

2.2. Phụ trách Cơ quan thường trực thông báo trước nội dung của cuộc họp (theo giấy mời) để các thành viên chủ động chuẩn bị nội dung tham gia ý kiến;

2.3. Ngoài những cuộc họp thường kỳ, tùy theo tình hình cụ thể, phụ trách Cơ quan thường trực quyết định những cuộc họp đột xuất. Những cuộc họp đột xuất không nhất thiết phải đầy đủ hết các thành viên tham dự nhưng sau khi có kết luận cuộc họp cần thông báo để các thành viên biết, thực hiện;

2.4. Trong trường hợp không thể tổ chức cuộc họp đột xuất, phụ trách Cơ quan thường trực gửi yêu cầu bằng văn bản đến các thành viên để tham gia ý kiến;

3. Trách nhiệm của thành viên Cơ quan thường trực

3.1. Thành viên Cơ quan thường trực có trách nhiệm sắp xếp, bố trí công tác để tham dự họp đầy đủ. Trường hợp vắng mặt phải cử người khác tham dự thay. Người tham dự thay phải chuẩn bị nội dung để tham gia ý kiến và báo cáo lại đồng chí thành viên Cơ quan thường trực;

3.2. Thành viên Cơ quan thường trực ở các Sở, ngành có trách nhiệm đề xuất, chuẩn bị nội dung báo cáo định kỳ và đột xuất của Sở, ngành mình;

3.3. Khi có yêu cầu, các thành viên Cơ quan thường trực tham gia đoàn công tác, hoặc cử chuyên viên tham gia đầy đủ; Tham gia các cuộc họp để xử lý những vụ việc vi phạm pháp luật cụ thể tùy theo chức năng và thẩm quyền của mình.

4. Trang thiết bị của cơ quan thường trực giúp việc Ban chỉ đạo 127/TP gồm:

- Trang thiết bị phòng họp;

- Bàn, ghế trang bị đủ cho từ 60 đến 80 chỗ ngồi, hệ thống âm thanh, ánh sáng và hệ thống điều hòa. Trang thiết bị công tác của Cơ quan thường trực BCĐ 127/TP;

- 01 phòng làm việc, 01 bộ hệ thống máy tính đồng bộ, điện thoại, máy Fax, 02 bộ bàn ghế, một máy quay camera, một máy ảnh kỹ thuật số, 01 máy ghi âm;

- Trang bị phục vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường: 01 ô tô 7 chỗ và 16 chỗ ngồi;

Điều 14. Về quan hệ phối hợp

Căn cứ yêu cầu cụ thể từng thời gian, từng địa bàn và nhiệm vụ của mỗi ngành, mỗi quận, huyện trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, các cơ quan chức năng chủ động phối hợp hoạt động như sau:

Trong xây dựng kế hoạch, phương án công tác, các biện pháp quản lý ngành, lĩnh vực, địa bàn: đối với những vấn đề liên quan đến các ngành hoặc địa phương khác thì cần trao đổi, bàn bạc, thống nhất với các cơ quan trước khi quyết định hoặc trình cấp trên quyết định.

Thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin giữa các ngành liên quan về công tác quản lý thị trường, về tình hình chống buôn lậu, chống sản xuất và buôn bán hàng giả, gian lận thương mại về kết quả đấu tranh của các ngành, địa phương mình phụ trách.

Phối hợp chỉ đạo đồng bộ có hiệu quả các biện pháp quản lý hành chính, kinh tế, giáo dục, tuyên truyền và tổ chức đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

Phối hợp chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm soát, điều tra phát hiện, kiểm tra và xử lý các vụ việc từ khâu cung cấp thông tin đến tổ chức thực hiện. Khi xử lý phải có sự bàn bạc thống nhất giữa các bên tham gia. Trong quá trình kiểm tra, xử lý nếu phát hiện có vi phạm ngoài chức năng xử lý của ngành mình thì đơn vị kiểm tra phải thông báo và giao lại cho cơ quan có thẩm quyền xử lý đúng pháp luật.

Điều 15. Điều kiện làm việc của Ban chỉ đạo 127 Thành phố

- Trưởng ban Ban chỉ đạo 127/TP sử dụng con dấu của UBND Thành phố; Phó trưởng ban Thường trực sử dụng con dấu của Sở Công thương Hà Nội; Phó trưởng ban BCĐ 127/TP sử dụng con dấu của cơ quan mình phụ trách.

- Trưởng Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 127/TP sử dụng con dấu của Chi cục Quản lý thị trường Thành phố Hà Nội.

Điều 16. Kinh phí hoạt động và sử dụng kinh phí hoạt động

1. Nguồn kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo 127/TP do ngân sách thành phố Hà Nội cấp và được Sở Tài chính thẩm định từ nguồn khác (nếu có).

2. Hàng năm tùy theo vào diễn biến thị trường Cơ quan thường trực BCĐ 127/TP dự trù kế hoạch kinh phí hoạt động của ban và kinh phí phục vụ kiểm tra kiểm soát thị trường chống buôn lậu, chống sản xuất buôn bán hàng giả và gian lận thương mại, chống các hành vi kinh doanh trái pháp luật báo cáo Sở Tài chính Hà Nội thẩm định cấp.

- Trưởng Ban chỉ đạo 127 Thành phố ủy quyền:

+ Phó Trưởng ban thường trực BCĐ 127/TP là chủ tài khoản của Ban chỉ đạo 127/TP Hà Nội.

+ Kế toán trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, đồng thời đảm nhận kế toán Ban chỉ đạo 127/TP để quản lý và sử dụng nguồn kinh phí ngân sách cấp, nguồn kinh phí hỗ trợ khác của Ban.

3. Cơ quan thường trực có trách nhiệm trước Ban chỉ đạo 127/TP về quản lý và sử dụng kinh phí được cấp đúng mục đích và tuân thủ các quy định về quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước, hàng năm thực hiện quyết toán kinh phí với Sở Tài chính và báo cáo hoạt động tài chính của Ban chỉ đạo 127/TP đến các đồng chí Ủy viên Ban chỉ đạo 127/TP.

4. Việc sử dụng kinh phí của Ban chỉ đạo 127/TP do Nhà nước cấp và nguồn kinh phí hỗ trợ khác cho Ban được xây dựng thành Quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế này do Cơ quan thường trực nghiên cứu, đề xuất dựa trên các quy định về chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước, đồng thời gắn với tính đặc thù của công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của Ban chỉ đạo báo cáo Trưởng ban quyết định.

Chương 3.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 17. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình, các thành viên Ban chỉ đạo thành phố, các quận, huyện có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chương trình công tác cụ thể để thực hiện tốt công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trong ngành, địa phương. Dựa vào Quy chế này, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng và ban hành Quy chế về hoạt động của Ban chỉ đạo 127 quận, huyện, thị xã.

Điều 18. Quy chế này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế do tập thể Ban chỉ đạo 127 Thành phố và các quận, huyện, thị xã thảo luận thống nhất và Trưởng ban chỉ đạo 127/TP quyết định.


PHỤ LỤC 1

BAN CHỈ ĐẠO 127/TP HÀ NỘI
BAN CHỈ ĐẠO 127……….

PHỤ LỤC SỐ VỤ, SỐ TIỀN XỬ LÝ (THÁNG, QUÝ, NĂM)

 

Lực lượng

Tổng số vụ kiểm tra

SỐ VỤ XỬ LÝ, SỐ TIỀN XỬ PHẠT

TỔNG SỐ THU

Tổng số vụ xử lý

Trong đó

Tổng

Trong đó

Hàng cấm hàng nhập lậu

Hàng giả, kém chất lượng, vi phạm quyền SHTT

Gian lận thương mại

Vi phạm khác

Phạt hành chính

Phạt và truy thu thuế

Trị giá hàng vi phạm

Số vụ

Số tiền phạt HC

Trị giá hàng vi phạm

Số vụ

Số tiền phạt HC

Trị giá hàng vi phạm

Số vụ

Số tiền phạt HC

Trị giá hàng vi phạm

Số vụ

Số tiền phạt HC

Trị giá hàng vi phạm

Tổng

Trong đó

Hàng đã bán

Hàng chưa bán

Hàng tiêu hủy

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

(19

(20)

(21)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

(2) = (3)+(6)+(9)+(12)

(15) = (16)+(17)+(18)

(16) = (4)+(7)+(10)+(13)

(18) = (5)+(8)+(11)+(14) = (19)+(20)+(21)


PHỤ LỤC 2

BAN CHỈ ĐẠO 127/TP HÀ NỘI
BAN CHỈ ĐẠO 127……..

PHỤ LỤC MẶT HÀNG THU GIỮ (THÁNG, QUÝ, NĂM)

 

Stt

Tên mặt hàng

Đơn vị

Số lượng

Trị giá (nghìn đồng)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

1

Thuốc nổ

kg

 

 

2

Heroin

kg

 

 

3

Vũ khí

khẩu

 

 

4

Thuốc phiện, cần sa

kg

 

 

5

Súng, kiếm nhựa

chiếc

 

 

6

Tiền giả

nghìn đồng

 

 

7

Vàng bạc, kim loại quý hiếm

gam

 

 

8

Pháo nổ

kg

 

 

quả, cây

 

 

9

Động vật hoang dã

kg

 

 

10

con

 

 

11

Gỗ các loại

m3

 

 

12

Lâm sản khác

m3

 

 

kg

 

 

13

Khoáng sản

tấn

 

 

14

Xăng dầu

lít

 

 

15

Vải

kg

 

 

mét

 

 

16

Quần áo

kg

 

 

17

Thuốc lá

bao

 

 

18

Rượu ngoại

chai

 

 

19

Nước giải khát

chai

 

 

lon

 

 

20

Bia

lon

 

 

chai

 

 

21

Đường kính

kg

 

 

22

Gạo

kg

 

 

23

Bột ngọt

kg

 

 

24

Trái cây nhập lậu

kg

 

 

25

Nông sản khác

kg

 

 

26

Mỹ phẩm

hộp, lọ

 

 

27

Thuốc tân dược

viên

 

 

hộp

 

 

28

Mũ bảo hiểm

chiếc

 

 

29

Máy tính Casio

chiếc

 

 

30

Máy bơm

chiếc

-

 

31

Tivi, Đầu Video

chiếc

-

 

32

Điều hòa nhiệt độ

chiếc

-

 

33

Nồi cơm điện

chiếc

-

 

34

Quạt điện ngoại

chiếc

-

 

35

Đồng hồ

chiếc

-

 

36

Điện thoại các loại

chiếc

 

 

37

Tủ lạnh, máy giặt

chiếc

 

 

38

Động cơ nổ, máy phát điện

chiếc

 

 

39

Linh kiện điện từ

chi tiết

 

 

chiếc

 

 

40

Băng đĩa

chiếc

 

 

41

Xe đạp ngoại + khung

chiếc

 

 

42

Đồ gốm sứ

chiếc

 

 

43

Gạch men

thùng

 

 

44

Phụ tùng xe máy

kg

-

 

chiếc

-

 

45

Phụ tùng xe ô tô

tấn

-

 

chiếc

-

 

46

Ô tô, máy kéo

chiếc

-

 

47

Xe máy

chiếc

-

 

48

Thuốc bảo vệ thực vật

Cấm sử dụng

kg

-

 

lít

-

 

Không có trong danh mục

kg

-

 

chai

-

 

ống

-

 

gói

-

 

lít

-

 

Không có nhãn mác

kg

-

 

lít

-

 

Quá hạn sử dụng

kg

-

 

lít

-

 

49

Trứng gia cầm nhập lậu

quả

-

 

50

Gia cầm nhập lậu

con

-

 

51

Gia súc nhập lậu

con

 

 

 

-

 

 


PHỤ LỤC SỐ 3

BAN CHỈ ĐẠO 127…………..

PHỤ LỤC MẶT HÀNG THU GIỮ, XỬ LÝ (THÁNG, QUÝ, NĂM)

 

Stt

Tên mặt hàng

Đơn vị

Tổng

Các lực lượng

QLTT

Công an

Hải quan

Bộ đội biên phòng

Thuế

Kiểm lâm

Thanh tra chuyên ngành

Trạm KSLH

Các lực lượng khác

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

1

Thuốc nổ

kg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Heroin

kg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Vũ khí

khẩu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Thuốc phiện, cần sa

kg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Súng, kiếm nhựa

chiếc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Tiền giả

nghìn đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Vàng bạc, kim loại quý hiếm

gam

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Pháo nổ

kg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

quả, cây

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Động vật hoang dã

kg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

con

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Gỗ các loại

m3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Lâm sản khác

m3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

kg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Khoáng sản

tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

Xăng dầu

lít

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

Vải

kg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

mét

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16

Quần áo

kg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17

Thuốc lá

bao

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

18

Rượu ngoại

chai

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

19

Nước giải khát

chai

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

lon

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

20

Bia

lon

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

chai

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

21

Đường kính

kg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

22

Gạo

kg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

23

Bột ngọt

kg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

24

Trái cây nhập lậu

kg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

25

Nông sản khác

kg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

26

Mỹ phẩm

hộp, lọ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

27

Thuốc tân dược

viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

hộp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

28

Mũ bảo hiểm

chiếc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

29

Máy tính Casio

chiếc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

30

Máy bơm

chiếc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

31

Tivi, Đầu Video

chiếc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

32

Điều hòa nhiệt độ

chiếc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

33

Nồi cơm điện

chiếc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

34

Quạt điện ngoại

chiếc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

35

Đồng hồ

chiếc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

36

Điện thoại các loại

chiếc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

37

Tủ lạnh, máy giặt

chiếc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

38

Động cơ nổ, máy phát điện

chiếc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

39

Linh kiện điện tử

chi tiết

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

chiếc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

40

Băng đĩa

chiếc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

41

Xe đạp ngoại + khung

chiếc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

42

Đồ gốm sứ

chiếc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

43

Gạch men

thùng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

44

Phụ tùng xe máy

kg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

chiếc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

45

Phụ tùng xe ô tô

tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

chiếc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

46

Ô tô, máy kéo

chiếc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

47

Xe máy

chiếc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

48

Thuốc bảo vệ thực vật

Cấm sử dụng

kg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

lít

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không có trong danh mục

kg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

chai

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

gói

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không có nhãn mác

kg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

lít

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quá hạn sử dụng

kg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

lít

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

49

Trứng gia cầm nhập lậu

quả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

50

Gia cầm nhập lậu

con

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

51

Gia súc nhập lậu

con

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

Thanh tra chuyên ngành bao gồm: Thanh tra Khoa học Công nghệ, Thanh tra Văn hóa, Thanh tra Y tế, Thanh tra Bảo vệ Thực vật, Thú y.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 5816/QĐ-UBND năm 2011 về Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo và Cơ quan thường trực chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành

  • Số hiệu: 5816/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 15/12/2011
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Nguyễn Văn Sửu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/12/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản