Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 58/2017/QĐ-UBND | Lạng Sơn, ngày 25 tháng 10 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Văn bản số 2366/SGTVT - QLKCHTGT ngày 05/10/2017.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý, sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường đô thị ngoài mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 11 năm 2017 và thay thế Quyết định số 02/2014/QĐ-UBND ngày 17/4/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành Quy định về quản lý, sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường đô thị ngoài mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TẠM THỜI MỘT PHẦN HÈ PHỐ, LÒNG ĐƯỜNG ĐÔ THỊ NGOÀI MỤC ĐÍCH GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 58 /2017/QĐ-UBND ngày 25 /10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định về quản lý, sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường ngoài mục đích giao thông trên các tuyến đường đô thị, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
2. Cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước khi tham gia các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng hè phố, lòng đường đô thị ngoài mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn phải tuân thủ quy định pháp luật về giao thông đường bộ và các nội dung của Quy định này.
1. Hè phố là bộ phận của đường đô thị dành cho người đi bộ trong đô thị và là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến.
2. Lòng đường là bộ phận của đường đô thị, được giới hạn bởi phía trong hai bên hè phố, có thể bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến khi cần thiết.
3. Sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường trong Quy định này là các hoạt động liên quan đến sử dụng tạm thời một phần bên trên bề mặt lòng đường và hè phố trong phạm vi cho phép.
4. Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa, để phân định ranh giới giữa phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng khác.
5. Hoạt động phục vụ thi công xây dựng, sửa chữa công trình là các hoạt động rào chắn xung quanh khu vực thi công nhằm đảm bảo an toàn lao động; các hoạt động tập kết, trung chuyển vật liệu và vật liệu phế thải, tập kết, dừng, đỗ xe máy thi công, hoạt động của xe đổ bê tông tươi để phục vụ công tác xây dựng, sửa chữa công trình.
6. Hoạt động trông giữ xe có thu phí là các hoạt động liên quan đến việc tổ chức trông, giữ xe tại các vị trí, địa điểm được cấp có thẩm quyền quyết định và cấp phép.
7. Hoạt động văn hóa là các hoạt động biểu diễn văn hóa, thể thao, mít tinh, diễu hành, lễ hội, chào mừng sự kiện lớn trên đường bộ.
1. Đường đô thị do Ủy ban nhân dân huyện, thành phố quản lý, bảo trì theo phân cấp của Ủy ban nhân dân huyện tỉnh; việc quản lý sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường ngoài mục đích giao thông đối với Quốc lộ, đường tỉnh qua đô thị, thực hiện như đường đô thị. Đơn vị được giao quản lý có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ, kịp thời với chính quyền địa phương để giải quyết các phần việc có liên quan đến việc quản lý sử dụng hè phố, lòng đường theo quy định.
2. Bảo đảm hè phố dành cho người đi bộ và lòng đường thông suốt cho các loại phương tiện giao thông cơ giới và thô sơ.
3. Khi sử dụng tạm thời một phần hè phố, một phần lòng đường đô thị ngoài mục đích giao thông phải có giải pháp để bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Không ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị;
c) Thực hiện đúng nội dung ghi trong văn bản cho phép sử dụng, nộp các khoản phí có liên quan đến việc sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường ngoài mục đích giao thông theo quy định.
4. Việc sử dụng tạm thời một phần hè phố, một phần lòng đường đô thị ngoài mục đích giao thông phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Điều 5, Quy định này và tuân thủ quy định pháp luật về giao thông đường bộ.
1. Sử dụng tạm thời một phần hè phố, một phần lòng đường:
a) Các hoạt động văn hóa.
b) Điểm trông, giữ xe phục vụ các hoạt động văn hóa.
c) Điểm tập kết, trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng phục vụ thi công công trình.
d) Tổ chức đám tang và điểm trông, giữ xe phục vụ đám tang của hộ gia đình.
đ) Trông giữ xe có thu phí.
2. Sử dụng tạm thời một phần hè phố:
a) Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
b) Tổ chức đám cưới và điểm trông, giữ xe phục vụ đám cưới của hộ gia đình.
3. Sử dụng tạm thời một phần lòng đường để tập kết, trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị.
4. Trường hợp đặc biệt do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
Điều 5. Các điều kiện để cho phép sử dụng tạm thời một phần hè phố, một phần lòng đường.
1. Sử dụng tạm thời một phần hè phố:
a) Phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5m (một phẩy năm mét).
b) Các trường hợp được phép sử dụng tạm thời một phần hè phố phải phù hợp với kết cấu chịu lực của hè phố.
2. Sử dụng tạm thời một phần lòng đường:
a) Đối với hoạt động quy định tại Điểm b, Khoản 1 và Khoản 3 Điều 4 của Quy định này, phần lòng đường còn lại dành cho các loại phương tiện có bề rộng tối thiểu bố trí đủ 02 làn xe (một làn xe có chiều rộng 2,75m) cho một chiều đi. Các hoạt động tại Điểm a, Điểm c, Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều 4 của Quy định này có quy định riêng tại các Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 và Điều 13 của Quy định này.
c) Các trường hợp được phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường phải phù hợp với kết cấu chịu lực của lòng đường và không ảnh hưởng đến tầm nhìn của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
3. Khi sử dụng tạm thời một phần hè phố, một phần lòng đường cho các hoạt động được quy định tại Điều 4 Quy định này phải bảo đảm trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và các hoạt động bình thường khác của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình ở hai bên đường phố.
Điều 6. Các hoạt động bị cấm khi sử dụng một phần hè phố, một phần lòng đường
1. Tự ý xây dựng, đào bới hè phố, lòng đường.
2. Tự ý mở đường nhánh hoặc đấu nối trái phép vào hè phố, lòng đường.
3. Tự ý sử dụng hè phố, lòng đường để họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày hàng hóa, dựng rạp đám cưới, để vật liệu không đúng nơi quy định.
4. Đổ rác hoặc phế thải không đúng nơi quy định và các hành vi gây mất vệ sinh môi trường đô thị.
5. Lắp đặt, xây dựng bục, bệ dắt xe, bậc tam cấp vào nhà và công trình trên đường; lắp đặt, xây dựng các công trình kiến trúc, biển quảng cáo, trang trí, đường dây trái phép hoặc các thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu, gây cản trở người và phương tiện tham gia giao thông.
6. Xây dựng các công trình vi phạm chỉ giới đường đỏ, hành lang an toàn đường đô thị.
7. Trông, giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác trên hè phố, lòng đường không có giấy phép.
8. Sử dụng lòng đường để tổ chức đám cưới.
1. Việc sử dụng một phần hè phố, một phần lòng đường cho hoạt động văn hóa thực hiện theo điều 25, Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ.
2. Việc sử dụng tạm thời một phần hè phố, một phần lòng đường làm điểm trông, giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa thực hiện theo Khoản 1, Điểm d Khoản 2, Khoản 3 Điều 25a và Điều 25b Nghị định số 100/2013/NĐ-CP.
3. Cơ quan có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản về phương án đảm bảo giao thông:
a) Sở Giao thông vận tải đối với quốc lộ, đường tỉnh. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm báo cáo cơ quan quản lý đường bộ cấp trên khi sử dụng các tuyến Quốc lộ.
b) Ủy ban nhân dân huyện, thành phố (dưới đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) đối với đường đô thị, đường huyện, đường xã.
1. Việc sử dụng tạm thời một phần hè phố tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước thực hiện theo Khoản 1, Điểm a Khoản 2 và Khoản 3 điều 25a Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ.
2. Cơ quan có thẩm quyền chấp thuận:
a) Sở Giao thông vận tải đối với quốc lộ, đường tỉnh. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm báo cáo cơ quan quản lý đường bộ cấp trên khi sử dụng các tuyến Quốc lộ.
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với đường đô thị, đường huyện, đường xã.
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời một phần hè phố, một phần lòng đường để tổ chức đám tang, trông, giữ xe phục vụ đám tang của hộ gia đình phải thông báo với Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn (dưới đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) sở tại biết để được hướng dẫn thực hiện theo Quy định này. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn, vận động và giám sát các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng tạm thời một phần hè phố, một phần lòng đường cho đám tang theo Quy định này.
2. Sử dụng tạm thời một phần hè phố và một phần lòng đường cho đám tang:
a) Đối với tuyến đường đô thị có hè phố rộng từ 3,0m (ba mét) trở lên thì chỉ được sử dụng hè phố, không được sử dụng một phần lòng đường;
b) Đối với tuyến đường đô thị có bề rộng hè phố nhỏ hơn 3,0m (ba mét) thì được phép sử dụng tạm thời toàn bộ phần hè phố và một phần lòng đường, đồng thời phải đảm bảo yêu cầu sau:
- Phải dành phần lòng đường còn lại tối thiểu 3,5m (ba phẩy năm mét) để cho người và phương tiện đi lại.
- Tổ chức, cá nhân sử dụng một phần lòng đường chịu trách nhiệm bố trí người cảnh giới, hướng dẫn trật tự an toàn giao thông trong thời gian được phép sử dụng một phần lòng đường.
c) Thời gian sử dụng không quá 48 giờ (bốn mươi tám tiếng đồng hồ).
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng một phần hè phố để tổ chức đám cưới, trông, giữ xe phục vụ đám cưới của hộ gia đình phải thông báo với Uỷ ban nhân dân cấp xã sở tại biết để được hướng dẫn thực hiện theo Quy định này. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn, vận động và giám sát các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng tạm thời một phần hè phố cho đám cưới theo Quy định này.
2. Sử dụng tạm thời một phần hè phố cho đám cưới:
a) Phạm vi hè phố còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5m (một phẩy năm mét);
b) Thời gian sử dụng không quá 36 giờ (ba mươi sáu tiếng đồng hồ).
1. Tổ chức, cá nhân có Giấy phép xây dựng hoặc Giấy phép thi công do cấp có thẩm quyền cấp, nếu có nhu cầu sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường cho việc tập kết, trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng nhằm phục vụ thi công, xây dựng công trình phải có kế hoạch về thời gian sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường và đơn đề nghị gửi cơ quan có thẩm quyền.
2. Việc sử dụng tạm thời một phần hè phố để tập kết trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ thi công công trình phải đảm bảo các điều kiện theo Quy định này; thời gian sử dụng tạm không quá 03 giờ (ba tiếng đồng hồ) kể từ khi tập kết, nếu tập kết sau 22 giờ ngày hôm trước thì được phép kéo dài đến trước 6 giờ ngày hôm sau.
3. Trường hợp các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng toàn bộ hè phố hoặc một phần lòng đường đối với các đoạn đường không có hè phố để tập kết vật liệu thì chỉ được phép sử dụng trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau và phải đảm bảo phần lòng đường còn lại cho phương tiện lưu thông tối thiểu rộng 3,5m (ba phẩy năm mét), sau đó phải trả lại nguyên trạng lòng đường và phần hè phố.
4. Quản lý, sử dụng một phần hè phố, lòng đường để đỗ máy móc thi công, bao gồm cả xe đổ bê tông tươi phục vụ thi công xây dựng công trình: Chỉ cấp phép cho đỗ, dừng trên lòng đường, vỉa hè để phục vụ thi công ở các tuyến phố có bề rộng lòng đường lớn hơn 7,0m (bẩy mét) và phải để phần lòng đường còn lại cho phương tiện lưu thông tối thiểu rộng 3,5m (ba phẩy năm mét).
5. Tổ chức, cá nhân được phép sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường cho hoạt động tập kết máy móc, vật liệu phục vụ thi công phải đảm bảo nguyên tắc không gây cản trở giao thông cho người đi bộ, đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh và mỹ quan đô thị. Việc tự ý đào bới, xây dựng, làm hư hỏng, biến dạng hè phố, lòng đường sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường làm điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt thực hiện theo Khoản 1, Điểm b Khoản 2 và Khoản 3 điều 25b Nghị định số 100/2013/NĐ-CP.
Điều 13. Sử dụng tạm thời một phần hè phố, một phần lòng đường để trông giữ xe có thu phí
1. Sử dụng một phần hè phố để trông giữ xe:
a) Sử dụng một phần hè phố để trông giữ xe ô tô từ 16 chỗ ngồi trở xuống, xe máy, xe đạp, xe thô sơ đối với các tuyến phố có hè phố đủ rộng và phải đảm bảo khi sử dụng phần hè phố còn lại có chiều rộng ít nhất 1,5m (một phẩy năm mét) tính từ mép ngoài bó vỉa cho người đi bộ lưu thông.
b) Các điểm trông giữ xe nêu tại Điểm a, Khoản 1, Điều này phải sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, bảo đảm mỹ quan đô thị, không làm cản trở đến lối đi của người đi bộ sang đường, phải cách nút giao thông tối thiểu 20m (hai mươi mét) và bố trí biển báo, vạch sơn.
2. Sử dụng một phần lòng đường để trông giữ xe:
a) Xe ô tô (trừ loại ô tô tải từ 7 tấn trở lên), xe máy, xe đạp, xe thô sơ phải được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, bảo đảm mỹ quan đô thị; không làm cản trở đến lối đi của người đi bộ sang đường, phải cách nút giao thông tối thiểu 20m và bố trí biển báo, vạch sơn theo quy định. Phần lòng đường còn lại dành cho các loại phương tiện có bề rộng tối thiểu bố trí đủ 14,0m (mười bốn mét) bao gồm: 02 làn xe cơ giới, mỗi làn xe có chiều rộng là 2,75m (hai phẩy bẩy mươi năm mét) và 01 làn xe thô sơ, mỗi làn xe có chiều rộng 1,5m (một phẩy năm mét) cho một chiều đi.
b) Không được sử dụng quá 1/2 (một phần hai) chiều rộng lòng đường để trông giữ xe.
3. Các điểm trông giữ xe được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này phải được cơ quan có thẩm quyền có văn bản cho phép sử dụng theo quy định tại Điều 14 của Quy định này. Cơ quan có thẩm quyền chỉ được xem xét, có văn bản cho phép sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường để trông giữ xe đối với các địa điểm nằm trong danh mục, khu vực, tuyến đường đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
QUY ĐỊNH VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC SỬ DỤNG TẠM THỜI MỘT PHẦN HÈ PHỐ, LÒNG ĐƯỜNG
Điều 14. Thẩm quyền giải quyết sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường
1. Uỷ ban nhân dân cấp huyện tiếp nhận và giải quyết việc sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường đối với các trường hợp theo quy định tại các Điều 7, 8, 12, 13 của Quy định này trong thời hạn 10 ngày từ ngày tiếp nhận đề nghị, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này; đối với các tuyến Quốc lộ, Đường tỉnh đi qua đô thị, trước khi có văn bản đồng ý cho phép sử dụng phải lấy ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý đường bộ (Thông qua Sở Giao thông vận tải và Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm báo cáo cơ quan quản lý đường bộ cấp trên khi sử dụng các tuyến Quốc lộ).
Cơ quan quản lý đường bộ có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận (nêu rõ lý do) trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản xin ý kiến của Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc từ ngày có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý đường bộ cấp trên khi sử dụng các tuyến Quốc lộ.
2) Uỷ ban nhân dân cấp xã tiếp nhận và giải quyết việc sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường đối với các trường hợp theo quy định tại các Điều 9, 10, 11 của Quy định này.
Điều 15. Gia hạn văn bản cho phép sử dụng tạm thời hè phố, một phần lòng đường
Trước thời điểm hết hạn của văn bản cho phép sử dụng 15 ngày, các tổ chức, cá nhân phải có đơn đề nghị gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Quy định này gia hạn cho phép sử dụng nếu có nhu cầu sử dụng tiếp.
Điều 16. Thu hồi văn bản cho phép sử dụng tạm thời hè phố, một phần lòng đường
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng tạm thời một phần hè phố, một phần lòng đường không đúng nội dung ghi trong văn bản cho phép sử dụng hoặc vi phạm quy định sẽ bị thu hồi giấy phép.
2. Trong trường hợp văn bản cho phép sử dụng còn hạn sử dụng nhưng việc sử dụng không còn phù hợp hoặc cần thu hồi để phục vụ các nhu cầu khác thì cơ quan ban hành văn bản cho phép sử dụng làm các thủ tục hồi văn bản đã ban hành theo quy định.
3. Cơ quan nào ban hành văn bản cho phép sử dụng thì cơ quan đó thu hồi văn bản cho phép sử dụng.
Điều 17. Quy định về thu phí sử dụng
1. Các hoạt động sử dụng tạm thời một phần hè phố, một phần lòng đường tại Điều 11, 12, 13 Quy định này phải nộp phí sử dụng theo quy định.
2. Các hoạt động sử dụng tạm thời một phần hè phố, một phần lòng đường Điều 7, 8, 9, 10 Quy định này không phải nộp phí sử dụng.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
Điều 18. Trách nhiệm của các Sở, ngành
1. Sở Giao thông vận tải:
a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước đối với hè phố, lòng đường đô thị.
b) Phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Sở Xây dựng, Công an tỉnh khảo sát, thống nhất danh mục các tuyến, đoạn tuyến đường đô thị đủ điều kiện sử dụng hè phố, lòng đường để trông giữ xe có thu phí làm cơ sở cho Ủy ban nhân dân các huyện thành phố phê duyệt danh mục.
c) Chỉ đạo lực lượng Thanh tra Giao thông vận tải tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng tạm thời một phần hè phố, một phần lòng đường ngoài mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh; xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm theo quy định hiện hành.
2. Sở Xây dựng:
a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về đô thị theo chức năng nhiệm được giao.
b) Phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh khảo sát, thống nhất danh mục các tuyến, đoạn tuyến đường đô thị đủ điều kiện sử dụng hè phố, lòng đường để trông giữ xe có thu phí làm cơ sở cho Ủy ban nhân dân các huyện thành phố phê duyệt danh mục.
3. Sở Công Thương: Căn cứ vào quy hoạch phát triển của ngành, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải hỗ trợ các địa phương xây dựng các điểm chợ, trung tâm thương mại và các điểm buôn bán tập trung nhằm hạn chế việc buôn bán tự phát trên vỉa hè, lòng đường, góp phần đảm bảo mỹ quan và trật tự đô thị.
4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
a) Phổ biến, tuyên truyền trực quan về lập lại trật tự kỷ cương đô thị, an toàn giao thông, bảo vệ mỹ quan của đô thị;
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, các cơ quan có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn việc quảng cáo ngoài trời gắn với công trình, lắp đặt, dựng, treo bảng, băng rôn có nội dung tuyên truyền, quảng cáo phù hợp với quy hoạch.
5. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định mức phí sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường đô thị. Hướng dẫn việc thu và quản lý phí sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường theo quy định của pháp luật.
6. Công an tỉnh:
a) Chỉ đạo lực lượng chức năng phối hợp với các ngành liên quan và chính quyền địa phương hướng dẫn, kiểm tra, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông theo quy định của pháp luật.
b) Phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng khảo sát, thống nhất danh mục các tuyến, đoạn tuyến đường đô thị đủ điều kiện sử dụng hè phố, lòng đường để trông giữ xe có thu phí làm cơ sở cho Ủy ban nhân dân các huyện thành phố phê duyệt danh mục.
7. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền phổ biến quy định này tới các đơn vị, tổ chức và quần chúng nhân dân trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm về quản lý, sử dụng hè phố, lòng đường đô thị trên địa bàn.
Điều 19. Trách nhiệm Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Chủ trì, tổ chức khảo sát, thống nhất với Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Công an tỉnh để phê duyệt danh mục các tuyến, đoạn tuyến đường đô thị đủ điều kiện sử dụng hè phố, lòng đường để trông giữ xe có thu phí.
2. Ban hành danh mục cụ thể: Các tuyến đường đủ điều kiện sử dụng hè phố, lòng đường để trông giữ xe có thu phí; các tuyến đường được phép để xe 02 (hai) bánh tự quản trên hè phố trước cửa nhà nhân dân.
3. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã thu phí sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
4. Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng hè phố, lòng đường, bảo vệ mỹ quan và trật tự đô thị trên địa bàn quản lý;
5. Tổ chức lắp đặt các biển báo, biển chỉ dẫn giao thông, sơn vạch kẻ lòng đường, hè phố trên tuyến đường thuộc địa bàn quản lý, bảo đảm đúng vị trí, đúng quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Báo hiệu đường bộ.
6. Chỉ đạo các phòng, ban, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện chức năng quản lý, kiểm tra, giám sát theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện chế độ báo cáo tháng, quý, năm và đột xuất theo quy định về tình hình quản lý, sử dụng hè phố, lòng đường ngoài mục đích giao thông thuộc phạm vi địa bàn quản lý.
Điều 20. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
1. Tuyên truyền, phổ biến tới hộ gia đình và các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn thực hiện nghiêm túc Quy định này.
2. Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường phục vụ việc cưới, việc tang theo quy định tại Điều 9, 10 của Quy định này;
3. Tổ chức kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm hành chính trong sử dụng hè phố, lòng đường, bảo vệ mỹ quan và trật tự đô thị theo chức năng, thẩm quyền;
4. Đề xuất cơ quan có thẩm quyền thu hồi văn bản cho phép sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm quá 03 lần.
5. Thực hiện thu phí sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường tại các vị trí được phép sử dụng tạm thời theo mức phí quy định;
6. Báo cáo định kỳ và đột xuất cho Ủy ban nhân dân cấp huyện về hiện trạng hè phố, lòng đường và tình hình vi phạm trong sử dụng hè phố, lòng đường thuộc phạm vi địa bàn quản lý.
1. Các Sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ảnh bằng văn bản về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, kịp thời điều chỉnh, bổ sung./.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ
(Ban hành kèm theo Quyết định số /2017/QĐ-UBND ngày /10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - tự do - Hạnh phúc
----------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP SỬ DỤNG TẠM THỜI MỘT PHẦN HÈ PHỐ, LÒNG ĐƯỜNG ĐÔ THỊ NGOÀI MỤC ĐÍCH GIAO THÔNG
Kính gửi: ..........................................................................
-Tên tôi:....................................... Chức vụ.................
- Đại diện:.................... (cơ quan hoặc hộ gia đình)...........
- Địa chỉ:..........................................................
- Số điện thoại:......................
Xin được sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường tại địa chỉ:.....................
....(ghi rõ vị trí, tên đường, thuộc phường, xã, thị trấn)....................................
Từ số nhà ............. đến số nhà.........................................................
Diện tích:......................................................... Trong đó:
+ Diện tích vỉa hè (dài x rộng = ....m2):.......(ghi rõ dài x rộng = ....m2)......
+ Diện tích lòng đường (dài x rộng = ....m2):....(ghi rõ dài x rộng=....m2)....
Mục đích sử dụng: ............................................................................................
............................................................................................................................
..........................................................................................................................
........................................................................................................................
Thời gian sử dụng: Từ .....giờ ngày........ tháng ........ ..năm .........đến ......giờ ngày..... tháng ....... năm.....
Nếu được cho phép sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường ngoài mục đích giao thông tại vị trí nêu trên, Tôi xin cam kết chấp hành đúng các quy định của nhà nước.
| ............ngày...........tháng...... năm...... |
MẪU VĂN BẢN CHẤP THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số /2017/QĐ-UBND ngày /10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn)
(Tên cấp có thẩm quyền) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ........./UBND-..... | ....................., ngày ....... tháng ........ năm ........ |
Kính gửi: .....................................................................................
(Địa chỉ: ............................................................................................
...... (ghi rõ tên cấp có thẩm quyền).......... đã nhận được đơn đề nghị cho phép sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường ngoài mục đích giao thông của ........ .....(ghi rõ tên cá nhân hoặc tổ chức)........ đề ngày......tháng.......năm.........
Sau khi kiểm tra thực tế hiện trường, đối chiếu với các quy định tại Quyết định số ....../2017/QĐ-UBND ngày .../.../2017 của UBND tỉnh quy định về sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường đô thị ngoài mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. ...... (ghi rõ tên cấp có thẩm quyền).......... có ý kiến như sau:
1. Chấp thuận cho .....(ghi rõ tên cá nhân hoặc tổ chức)..................được phép sử dụng .....(ghi rõ hè phố hoặc lòng đường hoặc cả lòng đường hè phố)......... vào mục đích...........(ghi rõ hoạt động sử dụng)............. trên đường ....(ghi rõ tên đường)...... thuộc phường (xã, thị trấn)..........., thành phố (huyện)..... từ số nhà (hoặc lý trình)............. đến số nhà (hoặc lý trình)................... cụ thể như sau:
- Hè phố: Chiều rộng được phép sử dụng tạm thời là: .........m tính từ..........(ghi rõ tính từ mép tiếp giáp nhà bên trong vỉa hè trở ra hoặc từ mép bó vỉa trở vào)...... Chiều rộng còn lại là: ........m.
- Lòng đường: Chiều rộng được phép sử dụng tạm thời là: .........m. Chiều rộng còn lại dành cho giao thông là: ........m.
- Tổng diện tích sử dụng tạm thời:............................... Trong đó:
+ Diện tích vỉa hè:.......(ghi rõ dài x rộng = ....m2)..........
+ Diện tích lòng đường:....(ghi rõ dài x rộng=....m2)........
- Thời gian sử dụng: ........(ghi rõ thời gian được phép sử dụng phù hợp với mục đích được phép sử dụng)...................................
2. .....(ghi rõ tên cá nhân hoặc tổ chức)........ có trách nhiệm ........................ ................(ghi rõ trách nhiệm về đảm bảo giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị, nộp phí sử dụng nếu có, chấp hành sự kiểm tra của các cơ quan,....)......
3. UBND phường (xã, thị trấn)............ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, thu phí sử dụng (nếu có) và xử lý vi phạm hành chính đối với .....(ghi rõ tên cá nhân hoặc tổ chức)........ khi vi phạm các nội dung tại mục 1, 2 nêu trên và thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền.
...... (ghi rõ tên cấp có thẩm quyền).......... thông báo cho cho .....(ghi rõ tên cá nhân hoặc tổ chức).................. biết và thực hiện./.
Nơi nhận: | QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ |
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số /2017/QĐ-UBND ngày /10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - tự do - Hạnh phúc
----------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN CHO PHÉP SỬ DỤNG TẠM THỜI MỘT PHẦN HÈ PHỐ, LÒNG ĐƯỜNG ĐÔ THỊ NGOÀI MỤC ĐÍCH GIAO THÔNG
Kính gửi: ..........................................................................
-Tên tôi:....................................... Chức vụ.................
- Đại diện:.................... (cơ quan hoặc hộ gia đình)...........
- Địa chỉ:..........................................................
- Số điện thoại:......................
Đã được ...... (ghi rõ tên cấp có thẩm quyền).......... chấp thuận cho phép sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường ngoài mục đích giao thông cho hoạt động .....(ghi rõ hoạt động sử dụng)........ tại văn bản số ......./...-...... ngày....tháng .... năm..... trên đường ....(ghi rõ tên đường)...... thuộc phường (xã, thị trấn)..........., thành phố (huyện)..... từ số nhà (hoặc lý trình)............. đến số nhà (hoặc lý trình)........ với thời gian sử dụng: ........(ghi rõ thời gian đã được chấp thuận)..........................
Nay do nhu cầu ......(ghi rõ lý do).................. Tôi đề nghị ...... (ghi rõ tên cấp có thẩm quyền).......... gia hạn thời gian sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường ngoài mục đích giao thông tại văn bản số ......./.....-...... của ...... (ghi rõ tên cấp có thẩm quyền).... ngày....tháng .... năm..... đến ngày ..... tháng .... năm....
Nếu được gia hạn, Tôi xin cam kết chấp hành đúng các quy định của nhà nước.
| ............ngày...........tháng...... năm...... |
MẪU VĂN BẢN GIA HẠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số /2017/QĐ-UBND ngày /10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn)
(Tên cấp có thẩm quyền) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ........./UBND-..... | ....................., ngày ....... tháng ........ năm ........ |
Kính gửi: .....................................................................................
(Địa chỉ: ............................................................................................)
...... (ghi rõ tên cấp có thẩm quyền).......... đã nhận được đơn đề nghị gia hạn cho phép sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường ngoài mục đích giao thông của ........ .....(ghi rõ tên cá nhân hoặc tổ chức)........ đề ngày......tháng.......năm.........
Sau khi kiểm tra thực tế hiện trường, đối chiếu với các quy định tại Quyết định số ....../2017/QĐ-UBND ngày .../.../2017 của UBND tỉnh quy định về sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường đô thị ngoài mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. ...... (ghi rõ tên cấp có thẩm quyền).......... có ý kiến như sau:
1. Chấp thuận gia hạn thời gian sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường ngoài mục đích giao thông tại văn bản số ......./.....-...... của ...... (ghi rõ tên cấp có thẩm quyền)... ngày....tháng .... năm..... đến ngày ..... tháng ...... năm.....
2. Các nội dung khác giữ nguyên theo văn bản số ...../....-..... của ...... (ghi rõ tên cấp có thẩm quyền).......... ngày....tháng .... năm.....
...... (ghi rõ tên cấp có thẩm quyền).......... thông báo cho cho .....(ghi rõ tên cá nhân hoặc tổ chức).................. biết và thực hiện./.
Nơi nhận: | QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ |
- 1Quyết định 02/2014/QĐ-UBND về quản lý, sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường đô thị ngoài mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 2Quyết định 21/2014/QĐ-UBND về quản lý và sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường không vào mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 3Quyết định 1024/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường không vào mục đích giao thông trong khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2023
- 4Quyết định 18/2016/QĐ-UBND Quy định về quản lý, sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường ngoài mục đích giao thông trong khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 5Quyết định 39/2017/QĐ-UBND về quy định phân công, phân cấp quản lý đường đô thị trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 6Quyết định 4455/2017/QĐ-UBND về Quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý lòng đường, lề đường, vỉa hè, hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 7Quyết định 03/2018/QĐ-UBND bãi bỏ một phần nội dung tại điểm b, khoản 2, Điều 13 quy định về quản lý, sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường ngoài mục đích giao thông trong khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh Cà Mau kèm theo Quyết định 18/2016/QĐ-UBND
- 8Quyết định 70/2020/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về quản lý, sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường đô thị ngoài mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Định kèm theo Quyết định 20/2012/QĐ-UBND
- 1Quyết định 02/2014/QĐ-UBND về quản lý, sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường đô thị ngoài mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 2Quyết định 03/2019/QĐ-UBND sửa đổi quy định về quản lý, sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường đô thị ngoài mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn kèm theo Quyết định 58/2017/QĐ-UBND
- 1Luật giao thông đường bộ 2008
- 2Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 3Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 4Quyết định 21/2014/QĐ-UBND về quản lý và sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường không vào mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Quyết định 1024/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường không vào mục đích giao thông trong khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2023
- 7Quyết định 18/2016/QĐ-UBND Quy định về quản lý, sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường ngoài mục đích giao thông trong khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 8Quyết định 39/2017/QĐ-UBND về quy định phân công, phân cấp quản lý đường đô thị trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 9Quyết định 4455/2017/QĐ-UBND về Quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý lòng đường, lề đường, vỉa hè, hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 10Quyết định 03/2018/QĐ-UBND bãi bỏ một phần nội dung tại điểm b, khoản 2, Điều 13 quy định về quản lý, sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường ngoài mục đích giao thông trong khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh Cà Mau kèm theo Quyết định 18/2016/QĐ-UBND
- 11Quyết định 70/2020/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về quản lý, sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường đô thị ngoài mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Định kèm theo Quyết định 20/2012/QĐ-UBND
Quyết định 58/2017/QĐ-UBND quy định về quản lý, sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường đô thị ngoài mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- Số hiệu: 58/2017/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/10/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn
- Người ký: Phạm Ngọc Thưởng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra