Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 58/2009/QĐ-UBND | Vũng Tàu, ngày 14 tháng 8 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN QUỸ NHÀ Ở XÃ HỘI TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN NĂM 2009 - 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Nhà ở số 56/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
Căn cứ Nghị quyết số 04/2009/NQ-HĐND ngày 23 tháng 7 năm 2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc phê duyệt đề án phát triển quỹ nhà ở xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn năm 2009 - 2015;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 184/TTr-SXD ngày 18 tháng 6 năm 2009 và Công văn số 1433/SXD-QLN ngày 01 tháng 7 năm 2009,
Điều 1. Phê duyệt đề án phát triển quỹ nhà ở xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn năm 2009 - 2015 (kèm theo đề án chi tiết).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch – Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức và cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÁT TRIỂN QUỸ NHÀ Ở XÃ HỘI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2009 – 2015
(Kèm theo Tờ trình số 31/TTr-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)
SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Nhà ở là một trong những sản phẩm chủ yếu của hoạt động xây dựng, ở đó vừa là không gian cư trú, là môi trường sống, nơi tái tạo sức lao động, nơi xây dựng môi trường văn hóa giáo dục, là tổ ấm hạnh phúc của mọi gia đình và là thước đo sự phồn vinh và tiến bộ xã hội.
Đối với mỗi quốc gia, nhà ở không chỉ là tài sản có giá trị mà còn thể hiện trình độ phát triển, tiềm năng kinh tế và góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị và nông thôn.
Đối với một xã hội văn minh, nhu cầu về chỗ ở là nhu cầu quan trọng nhất trong đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần của con người.
Trong giai đoạn trước năm 1992, Nhà nước thực hiện chủ trương đầu tư từ ngân sách xây dựng nhà ở để phân phối cho cán bộ, công nhân, viên chức (CBCNVC). Tuy nhiên, chính sách phân phối nhà ở theo cơ chế bao cấp trong thời kỳ này đã bộc lộ nhiều bất cập và thực tế cũng mới chỉ có khoảng 30% tổng số cán bộ, công nhân, viên chức được phân phối nhà ở. Từ năm 1992 đến thời điểm trước khi Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành (01/7/2006), chính sách giải quyết nhà ở cho người thu nhập thấp, người nghèo nói chung và cho cán bộ, công nhân, viên chức nói riêng hầu như bị buông lỏng. Mặc dù một phần chi phí tiền nhà ở đã được tính trong cơ cấu tiền lương, nhưng khoản chi phí này hầu như không đáng kể so với mức giá nhà đất trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, xu thế đầu tư xây dựng nhà ở có quy mô, chất lượng với giá thành cao để bán cho những người có khả năng thanh toán là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Yếu tố xã hội của lĩnh vực nhà ở bị lấn át bởi cơ chế kinh doanh thương mại. Việc phát triển nhà ở dành cho các đối tượng có thu nhập thấp tại khu vực đô thị, người lao động tại các khu công nghiệp tập trung cũng như trợ giúp người nghèo về nhà ở chưa được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, do Nhà nước không trực tiếp đầu tư xây dựng nhà ở cho cán bộ, công nhân, viên chức cho nên hầu hết các đối tượng thuộc diện thu nhập thấp đều gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết chỗ ở.
Trong những năm qua Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh cùng các ngành đã có sự quan tâm trong việc giải quyết nhà ở của nhân dân ở cả khu vực đô thị và nông thôn, trong công tác quản lý và phát triển nhà ở đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết một bước cả về số lượng cũng như chất lượng nhà ở cho nhân dân trong tỉnh. Tuy nhiên, trong lĩnh vực quản lý và phát triển nhà ở, đặc biệt là chương trình phát triển nhà ở của tỉnh giai đoạn 2001 - 2005 và định hướng đến năm 2010 đã và đang xuất hiện nhiều vấn đề bất cập, cần sớm ban hành những chính sách và giải pháp mới để giải quyết, tháo gỡ.
Tại kỳ họp thứ 2, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa IV đã thông qua Nghị quyết số 07/2004/NQ-HDT ngày 29 tháng 7 năm 2004 và Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 7458/2004/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2004 về việc phê duyệt đề án nhà ở thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên, để phù hợp với Luật Nhà ở đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 (hiệu lực từ ngày 01/07/2006), Ủy ban nhân dân tỉnh có Thông báo số 194/TB-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2006: ''Giao cho Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch – Đầu tư, Sở Tài nguyên – Môi trường, Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành có liên quan nghiên cứu điều chỉnh đề án nhà ở cho người thu nhập thấp đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 7458/2004/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2004 thành đề án nhà ở xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho phù hợp với quy định của Luật Nhà ở và các văn bản hướng dẫn có liên quan''.
NHỮNG CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
I. CÁC CHỦ TRƯƠNG, VĂN BẢN PHÁP LÝ CỦA TRUNG ƯƠNG, QUỐC HỘI, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ:
1. Luật Nhà ở đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 (hiệu lực từ ngày 01/7/2006).
2. Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở; Thông tư số 05/2006/TT-BXD ngày 01 tháng 11 năm 2006 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ.
3. Nghị quyết số 18/2009/NQ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về một số cơ chế chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung cho người có thu nhập thấp tại các khu vực đô thị.
3. Quyết định số 67/2009/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị.
5 Quyết định số 76/2004/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt định hướng phát triển nhà ở đến năm 2020.
6. Chỉ thị số 34/2006/CT-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Nhà ở.
II. CÁC CHỦ TRƯƠNG, VĂN BẢN PHÁP LÝ CỦA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU:
1. Quyết định số 7458/2004/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt để án nhà ở thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
2. Quyết định số 61/2008/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập quỹ phát triển nhà ở xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
1. Nhà ở là tài sản có giá trị của quốc gia và của mỗi hộ gia đình, cá nhân, là môi trường sống thể hiện sự văn minh, tiến bộ xã hội, nhà ở còn là nhân tố quan trọng để đảm bảo sự ổn định xã hội. Vì vậy phát triển nhà ở xã hội phải trên nguyên tắc xóa bao cấp, có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước nhằm góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của tỉnh nhà nói riêng.
2. Các tổ chức đảng và chính quyền các địa phương cần tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư, cho nhân dân tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội. Mỗi địa phương phải gắn việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của địa phương.
3. Phát triển các dự án nhà ở xã hội phải đảm bảo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, vì vậy cần từng bước chuyển dần loại hình nhà cho thuê theo hình thức đầu tư xen kẽ trong cộng đồng dân cư sang loại hình đầu tư tập trung theo quy hoạch, theo cụm dân cư tập trung, trong tổng thể khu dân cư để có được các dự án nhà ở hoàn chỉnh, đồng bộ, có chất lượng.
4. Việc đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội trong thời gian đầu cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhưng về lâu dài cần phải đa dạng hóa các loại hình đầu tư theo hướng xã hội hóa. Cần huy động sức mạnh toàn xã hội, huy động mọi nguồn lực tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội, Nhà nước cần xác định rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc phát triển các dự án nhà ở xã hội.
5. Việc đảm bảo công bằng trong việc thực thi các chính sách về nhà ở là rất quan trọng, vì vậy song song với việc phát triển xây dựng các dư án về nhà ở xã hội, Nhà nước cần phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát huy vai trò giám sát, kiểm tra của cộng đồng trong việc thực thi các cơ chế, chính sách về nhà ở xã hội.
1. Phát triển nhà ở dành cho các đối tượng chính sách xã hội là nhiệm vụ quan trọng nhằm góp phần thực hiện Luật Nhà ở đã được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005; định hướng phát triển nhà ở đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 76/2004/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2004 và định hướng chính sách tài chính nhà ở quốc gia đến năm 2020 theo Quyết định số 105/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Chương trình nhà ở xã hội là nhằm tạo quỹ nhà cho Nhà nước. Đây không chỉ là vấn đề xã hội mà còn mang tầm chiến lược về kinh tế - xã hội. Nhà ở xã hội do Nhà nước và các thành phần kinh tế xây nhà để cho thuê hoặc thuê mua; giá thuê, giá thuê mua nhà do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định; quỹ đất làm nhà ở xã hội thuộc sở hữu Nhà nước và là nguồn đất dự phòng trong thực hiện chính sách của Nhà nước về nhà ở.
3. Khuyến khích phát triển đa dạng các loại nhà ở xã hội nhất là các khu vực đô thị thành phố Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa, thị trấn Phú Mỹ... dưới các hình thức như thuê hoặc thuê mua, đảm bảo phù hợp với khả năng chi trả của từng loại đối tượng và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.
4. Mục tiêu quan trọng của đề án nhà ở xã hội là bảo đảm nguyên tắc thu hồi vốn đầu tư và đảm bảo cho đối tượng nhà ở xã hội có nhà ở với tiện nghi vừa đủ với giá cả hợp lý, tạo điều kiện ổn định cuộc sống. Đồng thời, thông qua sự hỗ trợ và tạo điều kiện của Nhà nước, người lao động, cán bộ, công chức được cải thiện môi trường sống và được hưởng nhiều phúc lợi công cộng do các dự án xây dựng có kết cấu hoàn chỉnh và kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước giảm khoảng cách chênh lệch về chất lượng chỗ ở giữa các nhóm đối tượng khác nhau, đảm bảo được sự công bằng xã hội.
THỰC TRẠNG VỀ NHU CẦU NHÀ Ở XÃ HỘI
Tính đến cuối năm 2007, nước ta có khoảng 85 triệu người, mật độ dân số lên tới 258 người/km2. Trên thế giới, chỉ có 4 nước, gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Bangladesh, Philippine là có mật độ dân số cao hơn nước ta. Trung Quốc là nước có tổng số dân lớn nhất thế giới (khoảng 1,3 tỷ người), nhưng mật độ dân số chỉ là 136 người/km2. So Sánh về mật độ dân số cho thấy nước ta cao gần gấp đôi so với Trung Quốc, gấp hơn 5 lần mật độ chung của thế giới và gấp 10 lần mật độ dân số của nhóm các nước phát triển. Chỉ tiêu trên cho thấy nước ta là một trong những quốc gia thuộc nhóm nước có điều kiện đất chật, người đông. Mặc dù vậy, hiện nay mới năm dân số nước ta vẫn đang tăng thêm khoảng 1,1 triệu người (tương đương với dân số một tỉnh loại trung bình). Với mục tiêu là đến năm 2020 nước ta cơ bản là nước công nghiệp, vì vậy mức độ đô thị hóa sẽ ngày càng cao (hiện nay khoảng 27%) dự kiến đến năm 2020 đạt khoảng 45% dân số sinh sống tại các đô thị tức là tốc độ tăng bình quân mỗi năm khoảng gần 2%. Đây là một thách thức rất lớn đối với việc đáp ứng nhu cầu nhà ở tại đô thị.
Kết quả khảo sát cho thấy tại khu vực đô thị hiện nay vẫn đang còn hàng vạn hộ gia đình thuộc diện thu nhập thấp và nhất là các đối tượng nhà ở xã hội đang phải sống trong điều kiện chỗ ở không đảm bảo tiêu chuẩn tối thiểu. Trên 30% các hộ gia đình có nhà ở kiên cố và 19% sống trong những căn nhà tạm bợ, cấu trúc không bền vững được làm từ các nguyên vật liệu rẻ tiền. Nhiều hộ gia đình thu nhập thấp phải tận dụng không gian nhà ở chật hẹp của mình để làm dịch vụ (sửa chữa dụng cụ đồ dùng gia đình, bán tạp hóa, sản xuất hàng thủ công...).
Theo đánh giá chung có khoảng 20 - 30% hộ gia đình tại khu vực đô thị thực sự gặp khó khăn về chỗ ở.
II. THỰC TRẠNG CỦA NHỮNG NGƯỜI CÓ KHÓ KHĂN VỀ NHÀ Ở TẠI ĐÔ THỊ:
Qua khảo sát, đa số các hộ có khó khăn về nhà ở tại đô thị thường có thu nhập thấp hiện đang sống trong những ngôi nhà tự tạo dựng hoặc được thừa kế của các thế hệ trước. Hầu hết những căn nhà đó được xây dựng từ những năm trước đây bằng những vật liệu có chất lượng thấp mau hỏng, lại không có kinh phí để bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên và nâng cấp. Mặt khác nơi sống của các hộ đó thường ở những địa điểm có hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội kém phát triển. Một bộ phận khác đã được phân phối nhà ở trong những thập niên 70, 80, nhưng không cớ khả năng về tài chính nên không thể cải tạo, xây dựng lại, nên phải sống tại các căn hộ đã xuống cấp thiếu các tiện nghi cơ bản. . .
Đa số các hộ khó khăn về nhà ở có diện tích nhà ở chật chội, nhiều thế hệ cùng sinh sống, bình quân diện tích rất thấp chỉ đạt khoảng 2-3m2. Thiếu nước sạch, thiếu điện chiếu sáng công cộng, hẻm ngõ ngách chật hẹp, xuống cấp và úng ngập; các diện tích công cộng bị lấn chiếm, rác thải không thu gom được, hỏa hoạn luôn rình rập và đặc biệt là môi trường sống bị ô nhiễm do khói bụi, nước thải, dịch bệnh lan tràn. . .
Bởi vậy, cần có một nguồn tài chính từ Nhà nước để góp phần nâng cao chất lượng sống cho các khu ở cho những người thu nhập thấp, một mặt nó đem lại sự công bằng trong sự hưởng lợi đối với những cộng đồng dân cư, thể hiện chính sách ưu việt của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - văn hoá xã hội, củng cố an ninh quốc phòng.
Cùng với tốc độ đô thị hóa và phát triển nền kinh tế thị trường, một bộ phận dân cư thu nhập thấp tại đô thị sẽ bị nghèo đi tương đối so với tốc độ phát triển kinh tế, do vậy tỷ lệ này trong tương lai vẫn rất khó khăn để cải thiện được nhà ở cho mình, thậm chí còn nghèo đi do tốc độ lạm phát cao như những tháng vừa qua.
III. THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở CỦA HÌNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU:
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cùng với sự phát triển và đô thị hóa, việc quy hoạch và phát triển các khu nhà ở nhằm góp phần giải quyết nhu cầu về nhà ở cho nhân dân, đồng thời tạo ra bộ mặt cho các đô thị trong tỉnh ngày càng khang trang hiện đại.
Công tác phát triển nhà ở trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả sau:
1. Những kết quả đạt được:
a) Đáp ứng được một phần nhu cầu nhà ở theo nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
b) Tạo nên một bước chuyển biến trong công tác chỉnh trang đô thị, nhiều khu phố mới được hình thành góp phần vào việc tạo nên một diện mạo mới cho đô thị.
c) Nhiều loại hình nhà ở mới sinh động, phong phú theo hướng kết hợp giữa nhà ở và trung tâm thương mại, dịch vụ, đồng bộ kết nối giữa hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được hình thành là nền tảng cho thị trường bất động sản trong tỉnh phát triển.
2. Một số mặt tồn tại:
a) Quỹ nhà ở đô thị tuy có sự gia tăng đáng kể, nhưng số lượng nhà ở xây dựng theo dự án còn thấp, chủ yếu là đầu tư xây dựng hạ tầng để phân lô, bán nền; nhà ở dành cho các đối tượng có thu nhập thấp tại khu vực đô thị và người lao động tại các khu công nghiệp tập trung chưa được quan tâm đúng mức. Xu thế xây dựng nhà ở với giá thành cao để bán cho một bộ phận có thu nhập cao được nhiều doanh nghiệp, chủ đầu tư chú ý nhưng việc phát triển nhà ở giá thấp để bán trả góp, cho thuê, thuê mua ít được chú ý. Yếu tố xã hội của lĩnh vực nhà ở bị lấn át bởi cơ chế kinh doanh thương mại.
b) Một bộ phận nhỏ dân cư có thu nhập khá và thu nhập cao đã có điều kiện tạo lập nhà ở khang trang và hiện sử dụng diện tích ở gấp 2÷4 lần diện tích bình quân, trong khi đại bộ phận dân cư có thu nhập trung bình và thấp chưa có khả năng cải thiện chỗ ở theo một tiện nghi tối thiểu cần thiết.
c) Do việc gia tăng nhân khẩu, tách hộ tại các đô thị (con cái đã lớn, lập gia đình ra ở riêng. . .) khi không đủ điều kiện về tài chính, rất nhiều hộ gia đình đã lập chỗ ở một cách tự phát như tự ngăn chia nhà, tự tách hộ, tự cơi nới trái phép, xây dựng trái phép. . . và từ đó hình thành nên các nơi ở chật chội, các khu ổ chuột mới vừa không đảm bảo tối thiểu về không gian sống, về tiện nghi, về an ninh, môi trường mà còn tạo nên một bức tranh rất hỗn độn cho đô thị.
d) Một bộ phận lớn cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang còn chưa có nhà ở (vẫn đang ở nhờ hoặc nhà thuê. . .) trong khi thu nhập thực tế của bộ phận này còn rất xa với mức giá nhà, giá đất hiện nay, vì vậy, trong quá trình làm việc, bộ phận cán bộ, công chức này khó có được sự an tâm ổn định trong công tác.
Các đối tượng dân cư và cán bộ, công chức có thu nhập thấp và còn khó khăn về chỗ ở như về lâu dài rất cần được Nhà nước hỗ trợ về nhà ở, đây là một chính sách lớn góp phần tạo nên sự bền vững, ổn định trong trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.
3. Kết quả khảo sát, điều tra về nhu cầu nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu:
Để có các số liệu chính xác về tình hình phát triển và thực trạng về nhà ở cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh làm cơ sở để xây dựng đề án, từ năm 2008, Sở Xây dựng tỉnh đã tiến hành tổng hợp, lập phiếu điều tra khảo sát toàn bộ các sở, ngành, các cơ quan đoàn thể lực lượng vũ trang trong toàn tỉnh:
a) Đối tượng khảo sát
Tại Điều 24 Nghị định 90/2006/NĐ-CP quy định về đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội như sau:
1. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
2. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
3. Công nhân làm việc tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
4. Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ quy định tại khoản 4 Điều 40 Nghị định này.
Đối tượng khảo sát theo phạm vi giới hạn của đề án chỉ bao gồm đối tượng theo khoản 1 và 2 của Điều 24 trên: cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách nhà nước (trong đề án này gọi tắt là đối tượng nhà ở xã hội).
b) Phạm vi khảo sát:
Đối với khối các sở, ban, ngành, các tổ chức đảng, đoàn thể; điều tra, khảo sát về tình trạng nhà ở của cán bộ, công chức toàn bộ khối văn phòng và khối các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc quyền đơn vị đang quản lý.
Đối với lực lượng vũ trang: Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh: điều tra, khảo sát về tình trạng nhà ở của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc khối văn phòng và các đơn vị thuộc quyền quản lý theo ngành dọc, kể cả các đơn vị nằm ở khối huyện, thị xã, thành phố và khối phường, xã.
- Đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: điều tra, khảo sát về tình trạng nhà ở của cán bộ, công chức thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) và Hội đồng nhân dân, các đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân khối phường, xã và các cơ quan khối đảng, đoàn thể thuộc huyện, thị xã, thành phố.
c) Kết quả khảo sát điều tra:
c.1. Kết quả điều tra khảo sát các đối tượng nhà ở xã hội chưa có nhà riêng theo tình trạng nơi ở và thời gian công tác:
STT | Danh mục điều tra, khảo sát | Số lượng | Ký hiệu | Tỷ lệ % |
1 | Tổng số cán bộ, công chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp. . (các đối tượng nhà ở xã hội) trên địa bàn tỉnh | 25.751 | A |
|
2 | Số lượng đối tượng nhà ở xã hội chưa có nhà ở riêng | 8.910 | B | 34,6% A |
| Trong đó: |
|
|
|
2.1 | Đang ở nhờ nhà người khác | 4.370 |
| 49,0% B |
2.2 | Đang ở nhà thuê | 2.574 |
| 28,8% B |
2.3 | Đang ở nhà cơ quan | 1.946 |
| 21,8% B |
3 | Số lượng cán bộ công chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp. . .chưa có nhà ở riêng có thời gian công tác: |
|
|
|
3.1 | Dưới 3 năm | 1992 |
| 27,0% B |
3.2 | Từ 3 - 5 năm | 2.188 |
| 26,4% B |
3.3 | Trên 5 năm | 1.857 |
| 20,4% B |
3.4 | Trên 10 năm | 1.088 |
| 12,2% B |
3.5 | Trên 15 năm | 761 |
| 8,3% B |
3.6 | Trên 20 năm | 654 |
| 7,3% B |
c.2. Kết quả điều tra khảo sát các đối tượng nhà ở xã hội chưa có nhà riêng theo địa bàn các huyện, thị, thành phố trong tỉnh:
STT | Danh mục điều tra, khảo sát | Số lượng | Chiếm tỷ lệ % |
| Số lượng đối tượng nhà ở xã hội chưa có nhà riêng | 8.910 |
|
| Trong đó: |
|
|
1 | Thành phố Vũng Tàu | 2.642 | 29,6% |
2 | Thị xã Bà Rịa | 1.418 | 16,0% |
3 | Huyện Tân Thành | 1.115 | 12,5% |
4 | Huyện Long Điền | 906 | 10,0% |
5 | Huyện Đất Đỏ | 890 | 10,0% |
6 | Huyện Châu Đức | 806 | 9,0% |
7 | Huyện Xuyên Mộc | 709 | 8,0% |
8 | Huyện Côn Đảo | 424 | 4,7% |
c.3. Một số nhận xét và lưu ý về kết quả điều tra khảo sát trên:
- Toàn tỉnh có khoảng 8.910 trường hợp đối tượng nhà ở xã hội chưa có nhà ở riêng.
- Trên 1/3 đối tượng nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh chưa có nhà ở riêng (khoảng 34,6 %).
- Các đối tượng nhà ở xã hội có thời gian công tác 3-5 năm (CB-CC còn trẻ) chiếm tỷ lệ khá lớn (4.370 trường hợp chiếm khoảng 51,6%).
- Có khoảng 654 trường hợp đối tượng nhà ở xã hội có thời gian công tác đã trên 20 năm vẫn chưa có nhà ở riêng (chiếm khoảng 7,3%).
- Địa bàn thành phố Vũng Tàu là có số lượng đối tượng nhà ở xã hội chưa có nhà ở riêng lớn nhất (29,6%). Các địa bàn có nhu cầu khá lớn tiếp theo là thị xã Bà Rịa, huyện Tân Thành, Long Điền, Đất Đỏ.
- Kết quả điều tra khảo sát trên chưa bao gồm:
+ Số lượng công nhân làm việc tại 12 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
+ Số lượng công nhân làm việc trong các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh.
+ Các đối tượng diện chính sách theo quy định của Chính phủ hiện đang cư trú trên địa bàn tỉnh.
PHẠM VI CỦA ĐỀ ÁN VÀ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Trên cơ sở số liệu điều tra khảo sát thực trạng về nhu cầu nhà ở xã hội đã nêu tại phần III với trên 8.900 đối tượng cán bộ, công chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp. . . chưa có nhà ở riêng và có nhu cầu thuê, thuê mua 01 căn nhà ở xã hội.
Phạm vi của đề án: quỹ nhà ở xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn từ nay đến năm 2015 cần xây dựng khoảng 9.000 căn nhà ở xã hội, diện tích sử dụng bình quân 55m2/01 Căn hộ). Trong đó:
- Tổng số căn hộ nhà ở xã hội được xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh (Quỹ phát triển nhà ở xã hội tỉnh): 5.000 căn.
- Tổng số căn hộ nhà ở xã hội được xây dựng bằng các nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế khác: 4.000 căn.
Trong phạm vi đề án, trước mắt lập đề án này để xây dựng 5.000 căn nhà ở xã hội bằng nguồn vốn ngân sách trước, số 4.000 căn được huy động từ nguồn vốn xã hội hóa sẽ được nghiên cứu cơ chế chính sách để trình duyệt sau.
II. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC THUÊ, THUÊ MUA NHÀ Ở XÃ HỘI:
Điều 24, Nghị định 90/2006/NĐ-CP quy định về đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội như sau:
1. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
2. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuê lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
3. Công nhân làm việc tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
4. Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ quy định tại khoản 4 Điều 40 Nghị định này.
Trích khoản 4, Điều 40, Nghị định 90/2006/NĐ-CP: khi cán bộ, công chức phải trả lại nhà ớ công vụ theo quy định tại Điều 61 của Luật Nhà ở mà có khó khăn về nhà ở thì cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cán bộ, công chức có nhu cầu sinh sống bố trí cho họ được thuê hoặc thuê mua nhà xã hội hoặc hỗ trợ bằng hình thức khác để họ có nhà ở.
III. ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC THUÊ, THUÊ MUA NHÀ Ở XÃ HỘI:
Điều 25, Nghị định 90/2006/NĐ-CP quy định về điều kiện được thuê, thuê mua nhà ở xã hội như sau:
Người được thuê, thuê mua nhà ở xã hội phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
1. Thuộc đối tượng quy định tại Điều 24 Nghị định này.
2. Chưa có sở hữu nhà ở và chưa được thuê hoặc thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích bình quân trong hộ gia đình dưới 5m2 sàn/người; có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng là nhà ở tạm, hư hỏng hoặc dột nát.
3. Có mức thu nhập bình quân hàng tháng của hộ gia đình không vượt quá 5 lần tổng số tiền thuê nhà ở xã hội phải trả hàng tháng đối với căn hộ có diện tích tối đa là 60 m2 sàn và không thấp hơn 4 lần số tiên thuê phải trả đối với căn hộ có diện tích tối thiểu là 30 m2 sàn, tính theo mức giá thuê do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.
4. Người được thuê mua quỹ nhà ở xã hội ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 điều này còn phải thanh toán lần đầu 20% giá trị của nhà ở được thuê mua.
5. Việc lựa chọn các đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Nhu cầu bức thiết về nhà ở (chưa có nhà ở, mới lập gia đình, diện tích nhà ở bình quân quá thấp);
b) Các đối tượng được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học trở lên, công nhân có tay nghề từ bậc 5 trở lên chưa được Nhà nước hỗ trợ về nhà ở dưới mọi hình thức;
c) Cán bộ, công chức thuộc diện được hưởng chính sách nhà ở công vụ nhưng đã trả lại nhà ở công vụ cho Nhà nước mà có nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn.
6. Căn cứ quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 điều này và điều kiện của từng địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể và công bố công khai về đối tượng và điều kiện được thuê, thuê mua quỹ nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn trong từng thời kỳ và từng dự án cụ thể.
Kế hoạch đầu tư được xây dựng trên cơ sở phạm vi xây dựng của đề án bao gồm các nội dung sau:
1. Thời gian đầu tư xây dựng: 06 năm, từ khi đề án được phê duyệt (khoảng tháng 7/2009) đến hết năm 2015.
2. Tổng số căn hộ nhà ở xã hội được xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh (quỹ phát triển nhà ở xã hội tỉnh): 5.000 căn.
Phân bổ số lượng căn hộ tại các huyện, thị, thành phố như sau:
+ Thành phố Vũng Tàu : 1.800 căn.
+ Thị xã Bà Rịa : 850 căn.
+ Huyện Tân Thành : 850 căn.
+ Huyện Long Điền : 400 căn.
+ Huyện Đất Đỏ : 400 căn.
+ Huyện Châu Đức : 300 căn.
+ Huyện Xuyên Mộc : 300 căn.
+ Huyện Côn Đảo : 100 căn.
3. Dự kiến vị trí, quy mô các khu đất xây dựng:
STT | Vị trí khu đất | Diện tích (ha) | Số lượng (căn hộ) | Dự kiến kinh phí đền bù (tỷ VNĐ) | Ghi chú |
I | Thành phố Vũng Tàu (tổng số căn hộ: 1.800) | | | | |
1 | Khu tái định cư đường A3, phường 11 (lô số 01) | 3,0 | 432 | 15,0 | Vị trí này trước đây Xí nghiệp Quản lý và Kinh doanh Nhà đã lập dự án khu nhà ở cho người thu nhập thấp |
2 | Khu tái định cư đường A3, phường 11 (lô số 02) | 4,0 | 440 | 18,0 | |
3 | Khu tái định cư đường A3, phường 11 (lô số 03) | 3,4 | 384 | 17,0 | |
4 | Khu nhà ở Chí Linh A, phường Thắng Nhất | 0,6 | 451 | 0,0 | Đất Nhà nước đang quản lý |
5 | Khu nhà ở phường 10: phía Tây Bắc giáp đường quy hoạch: phía Tây Nam giáp khu trung tâm Chí Linh DIC; phía Đông Nam giáp) đường 3-2; phía Đông Bắc giáp: đường 51B hướng biển | 1,0 | 93 | 0,0 | Trước đây đã giao Ban QLXD DD làm chủ đầu tư, Trung tâm quỹ đất đã đền bù xong |
| Cộng | 12,0 | 1.800 | 50,0 |
|
II | Huyện Tân Thành (tổng số căn hộ: 850) | | | | |
1 | Khu nhà ở xã Tân Hòa: phía Bắc giáp đường quy hoạch và khu thương mại Tân Hòa; phía Đông giáp Quốc lộ 51 và khu thương mại Tân Hòa; phía Nam giáp đất dân; phía Tây giáp: hành lang kỹ thuật đô thị | 4,0 | 500 | 8,0 | Giá đền bù 2,0 tỷ/ha, diện tích có thể mở rộng tùy theo loại hình nhà ở |
2 | Khu nhà ở xã Tóc Tiên: phía Bắc giáp: đường quy hoạch; phía Đông giáp: đường quy hoạch F; phía Nam giáp: đường quy hoạch; phía Tây giáp: đường quy hoạch ven hồ | 3,0 | 350 | 6,0 | Giá đền bù 2,0 tỷ/ha, diện tích có thể mở rộng tùy theo loại hình nhà ở |
| Cộng | 7,0 | 850 | 14,0 |
|
III | Thị xã Bà Rịa: (tổng số căn hộ 850) | | | | |
1 | Khu dân cư Gò Cát 6 | 4,0 | 850 | 0 | Đất nhà nước đã đền bù xong |
| Cộng | 4,0 | 850 | 0,0 |
|
IV | Huyện Long Điền (tổng số căn hộ: 400) | | | | |
1 | Khu tái định cư số 2 Long Điền, thị trấn Long Điền | 0,4 | 200 | 0,0 | Đất đã đền bù xong, diện tích có thể mở rộng tùy theo loạt hình nhà ở |
2 | Khu tái định cư thị trấn Long Hải | 1,3 | 200 | 0,0 | Đất đã đền bù xong, diện tích có thể mở rộng tùy theo loạt hình nhà ở |
| Cộng | 1,7 | 400 | 0,0 |
|
V | Huyện Đất Đỏ (tổng số căn hộ: 400) | | | | |
1 | Khu dân cư Hải Tân, thị trấn Phước Hải | 2,0 | 200 | 0,0 | Đất nhà nước diện tích có thể mở rộng tùy theo loạt hình nhà ở |
2 | Khu dân cư Gò Bưởi, xã Phước Long Thọ, thị trấn Đất Đỏ | 2,0 | 200 | 3,0 |
|
| Cộng | 4,0 | 400 | 3,0 |
|
VI | Huyện Châu Đức (tổng số căn hộ: 300) | | | | |
1 | Khu quy hoạch cạnh Bến xe | 2,0 | 300 | 0,0 | Đất nhà nước khoảng trên 10ha không đền bù |
| Cộng | 2,0 | 300 | 0,0 |
|
VII | Huyện Xuyên Mộc (tổng số căn hộ 300) | | | | |
1 | Khu dân cư ấp Bầu Mây, xã Phước Thuận | 2,0 | 150 | 0,0 | Đất nhà nước diện tích có thể mở rộng tùy theo loạt hình nhà ở |
2 | Khu dân cư Láng Sim 1 | 2,0 | 150 | 2,2 | Giá đền bù 1,1 tỷ/ha, diện tích có thể mở rộng tùy theo loại hình nhà ở |
| Cộng | 4,0 | 300 | 2,2 |
|
VIII | Huyện Côn Đảo (tổng số căn hộ: 100) | | | | |
1 |
|
| 100 |
|
|
| Tổng cộng | 35,0 | 5.000 | 70,0 |
|
- Tổng diện tích đất dự kiến bố trí 5.000 căn hộ : 35,0 ha.
- Tổng chi phí đền bù giải phóng mặt bằng : 70,0 tỷ.
Các khu vực xây dựng và diện tích trên chỉ là dự kiến, có thể điều chỉnh trong giai đoạn triển khai thực hiện cho phù hợp với nhu cầu thực tế.
4. Tổng mức đầu tư xây dựng 5.000 căn hộ từ vốn ngân sách tỉnh:
Stt | Nội dung khoản mục chi phí | Ký hiệu | Cách tính | Khối lượng, giá trị | Đơn vị |
1 | Số lượng căn hộ xây dựng (theo phạm vi của đề án) | A |
| 5.000 | căn hộ |
2 | Số m2 sử dụng bình quân cho 01 căn hộ | B |
| 55,00 | M2 |
3 | Số m2 xây dựng bình quân cho 01 căn hộ (có kể đến phần diện tích kết cấu) | C | B*1,05 | 58,000 | M2 |
4 | Hệ số sử dụng (tính đến phần diện tích phụ như hành lang, cầu thang. . .) | D |
| 0,70 |
|
5 | Số m2 sàn xây dựng bình quân cho 01 căn hộ (có kể đến hệ số sử dụng) | E | C/D | 83,00 | M2 |
6 | Tổng số m2 sàn xây dựng của 5.000 căn hộ (theo quy mô, phạm vi của đề án) | G | E*A | 415.000 | M2 |
7 | Giá trị chi phí xây dựng sau thuế cho 1m2 sàn xây dựng | H | Theo suất đầu tư của Bộ Xây dựng công bố năm 2008 | 4,39 | Triệu đồng |
8 | Giá trị chi phí xây dựng sau thuế của 5.000 căn hộ | I | H*G | 1.821,85 | Tỷ đồng |
9 | Chi phí khác sau thuế (chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí quản lý dự án...) | K | I*10% | 182,18 | Tỷ đồng |
10 | Chi phí xây dựng (làm tròn) Chưa tính chi phí giải phóng mặt bằng Giá trị chi phí xây dựng bình quân cho 01 căn hộ khoảng 400 triệu đồng | M | I+K | 2.000,00 | Tỷ đồng |
- Tổng chi phí đền bù giải phóng mặt bằng (ĐB) = 70,0 tỷ.
- Tổng mức đầu tư của đề án = M+ĐB = 2.070 tỷ VNĐ.
(Từ nguồn ngân sách từ quỹ phát triển nhà xã hội).
5. Nhu cầu kế hoạch vốn ngân sách tỉnh dự kiến bố trí trong các năm:
Stt | Địa bàn đầu tư | Kế hoạch vốn các năm (tỷ đồng) | ||||||
|
| Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | Năm 2015 |
1 | Thành phố Vũng Tàu (tổng số căn hộ: 1.800) | |||||||
|
| 60,0 | 108,0 | 110,0 | 120,0 | 120,0 | 126,0 | 126,0 |
2 | Thị xã Bà Rịa: (tổng số căn hộ 850) | |||||||
|
| 2,0 | 40,0 | 40,0 | 50,0 | 50,0 | 70,0 | 88,0 |
3 | Huyện Tân Thành (tổng số căn hộ: 850) | |||||||
|
| 2,0 | 40,0 | 54,0 | 50,0 | 50,0 | 70,0 | 88,0 |
4 | Huyện Long Điền (tổng số căn hộ: 400) | |||||||
|
| 1,0 | 20,0 | 20,0 | 25,0 | 25,0 | 30,0 | 39,0 |
5 | Huyện Đất Đỏ (tổng số căn hộ: 400) | |||||||
|
| 1,0 | 23,0 | 20,0 | 25,0 | 25,0 | 30,0 | 39,0 |
6 | Huyện Châu Đức (tổng số căn hộ: 300) | |||||||
|
| 1,0 | 15,0 | 15,0 | 20,0 | 20,0 | 20,0 | 29,0 |
7 | Huyện Xuyên Mộc (tổng số căn hộ 300) | |||||||
|
| 1,0 | 17,0 | 15,0 | 20,0 | 20,0 | 20,0 | 29,0 |
8 | Huyện Côn Đảo (tổng số căn hộ: 100) | |||||||
|
| 1,0 | 5,0 | 5,0 | 6,0 | 6,0 | 7,0 | 11,0 |
| Tổng cộng | 69,0 | 268,0 | 279,0 | 316,0 | 317,0 | 373,0 | 449,0 |
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUỸ NHÀ Ở XÃ HỘI
Ngày 11 tháng 9 năm 2008, Ủy ban nhân dân tỉnh có Quyết định số 61/2008/QĐ-UBND về việc thành lập Quỹ phát triển nhà ở xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với nguồn vốn ban đầu hình thành quỹ là 100 tỷ đồng.
Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Quỹ phát triển nhà ở của tỉnh và ban hành quy chế hoạt động của Quỹ. Quỹ phát triển nhà ở xã hội theo quy định tại Điều 52 Luật Nhà ở được lập từ các nguồn tiền sau:
- Tiền bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước theo Nghị định 61/CP.
- Tiền cho thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước.
- Trích 50% tiền sử dụng đất của các dự án phát triển nhà ở thương mại và các dự án khu đô thị mới trên địa bàn.
- Trích 50% từ tiền khai thác quỹ đất như: đấu giá đất, đấu thầu dự án sau khi có quy hoạch được phê duyệt.
- Trích 100% tiền bán đấu giá tài sản nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước được thu hồi do các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả hoặc chuyển nhượng trái phép hoặc trong quá trình sáp nhập, giải thể.
- Tiền bổ sung hằng năm từ nguồn ngân sách tỉnh.
- Tiền ứng trước 20% của người thuê mua nhà ở xã hội.
- Tiền hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Tiền huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
a) Quỹ đất dành để xây dựng nhà ở xã hội được bố trí trong quy hoạch các dự án nhà ở thương mại, đô thị mới. Việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội phải gắn với quy hoạch phát triển đô thị, đồng thời phải căn cứ nhu cần thực tế, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, tình hình đặc điểm của từng địa phương; được tổ chức quản lý đầu tư xây dựng đúng quy định, bảo đảm chất lượng công trình xây dựng, quản lý sử dụng có hiệu quả; thực hiện công khai, minh bạch, tránh thất thoát, lãng phí, tiêu cực. Các dự án nhà ở xã hội được phát triển hài hòa với các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị mới nhằm bảo đảm cho các đối tượng nhà ở xã hội được hưởng các lợi ích từ phúc lợi công cộng và hạ tầng xã hội của khu vực đô thị.
b) Chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại có quy mô từ 10 ha trở lên và dự án khu đô thị mới trên địa bàn, phải dành tỷ lệ diện tích đất tối thiểu là 20% diện tích đất ở của dự án đó để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội (tỷ lệ diện tích đất xây dựng nhà ở xã hội của từng dự án nhà ở thương mại hoặc khu đô thị mới phải được xác định trong quy hoạch chi tiết xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
c) Khi lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng đô thị, điểm dân cư nông thôn, khu công nghiệp - cụm công nghiệp, khu công nghệ cao... trên địa bàn cần xác định rõ quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội làm cơ sở cho việc lập kế hoạch phát triển nhà ở xã hội và xác định các chính sách về đất đai kèm theo.
d) Rà soát, sắp xếp, bố trí lại quỹ nhà đất (nhà xưởng, kho bãi, các cơ sở sản xuất ô nhiễm trong độ thị, các trung tâm, thị trấn của các huyện, thị thành phố. . .) không phù hợp quy hoạch để chuyển đổi mục đích sử dụng đất để ưu tiên phát triển quỹ nhà ở xã hội để cho thuê và thuê mua.
e) Đối với các khu nhà chung cư đã bị xuống cấp, hư hỏng (không thuộc diện bán theo Nghị định 61/CP) phải có kế hoạch phá dỡ để xây dựng các dự án nhà ở xã hội theo đề án này.
3. Một số nội dung khác:
a) Chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội:
- Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định lựa chọn chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội có nguồn vốn đầu tư từ nguồn ngân sách tỉnh.
- Tổ chức, cá nhân xây dựng phát triển nhà ở xã hội bằng nguồn vốn từ các thành phần kinh tế khác là chủ đầu tư đối với các dự án phát triển nhà ở do mình đầu tư.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm sau đây:
+ Bảo đảm tiến độ, chất lượng xây dựng nhà ở theo đúng yêu cầu của dự án đã được phê duyệt.
+ Công khai, minh bạch quy hoạch chi tiết của dự án, số lượng nhà ở, số lượng nhà ở đã cho thuê và cho thuê mua, số lượng nhà ở còn lại, giá cho thuê, nội dung đăng ký thuê, thuê mua nhà ở và thủ tục ký hợp đồng thuê, thuê mua nhà ở tại trụ sở của chủ đầu tư và trên phương tiện thông tin đại chúng.
+ Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện các chỉ tiêu đề ra trong dự án khi kết thúc dự án.
+ Lưu giữ các hồ sơ liên quan đến dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để bàn giao cho đơn vị quản lý vận hành quỹ nhà ở này.
- Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở xã hội có trách nhiệm tổ chức lập và trình duyệt dự án theo quy định tại Điều 5, 6 và Điều 7 Nghị định 90/2006/NĐ-CP.
b) Thiết kế nhà ở xã hội:
- Căn cứ theo Nghị quyết số 18/2009/NQ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ thì thiết kế nhà ở xã hội là các loại nhà chung cư, chỉ tiêu xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy chuẩn xây dựng hiện hành. Các dự án nhà ở xã hội được điều chỉnh tăng mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất tăng 1,5 lần so với quy chuẩn xây dựng hiện hành, số tầng phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan thẩm quyền phê duyệt.
- Để giảm kinh phí đầu tư cho nhà ở xã hội, yêu cầu phải tận dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình đã được công bố của cơ quan có thẩm quyền.
c) Quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
- Việc quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng (Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và các văn bản hướng dẫn do Bộ Xây dựng ban hành).
- Dự án nhà ở xã hội phải được tổ chức tư vấn kiểm định chất lượng độc lập đánh giá sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng trước khi đưa vào sử dụng.
d) Quản lý, vận hành quỹ nhà ở xã hội:
- Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định lựa chọn đơn vị quản lý, vận hành quỹ nhà ở xã hội trong các dự án phát triển nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo nguyên tắc sau:
+ Trường hợp có từ hai đơn vị đăng ký tham gia trở lên thì phải thực hiện việc lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật;
+ Trường hợp chỉ có một đơn vị đăng ký tham gia thì giao cho đơn vị đó thực hiện nếu đủ năng lực, điều kiện và khả năng quản lý vận hành nhà ở;
+ Trường hợp không có đơn vị nào đăng ký tham gia thì giao cho Xí nghiệp Quản lý và Kinh doanh Nhà quản lý quỹ nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Đơn vị quản lý vận hành và khai thác quỹ nhà ở xã hội được hưởng các chế độ như đối với các đơn vị hoạt động dịch vụ công ích theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Tham mưu cho tỉnh trong việc thực hiện chức năng quản lý về lĩnh vực nhà ở nói chung và nhà ở thuộc nhóm đối tượng nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn;
- Phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu, đề xuất tỉnh trong việc lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển nhà ở để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho các nhóm đối tượng trong đó có nhóm nhà ở xã hội để thuê, thuê mua theo đề án này;
- Phối hợp với các sở, ngành lập kế hoạch phát triển nhà ở xã hội 5 năm và hàng năm theo quy định;
- Phối hợp với các địa phương, các sở, ngành liên quan cụ thể hóa đề án xã hội trong một số vấn đề như: quy trình xây dựng dự án nhà ở xã hội, quy định trình tự, thủ tục thuê, thuê mua nhà ở xã hội;
- Xác định cụ thể khu đất sử dụng vào mục đích phát triển nhà ở xã hội, các cơ sở sản xuất kinh doanh phải di dời để bố trí đất phát triển nhà ở xã hội trong các dự án quy hoạch các khu dân cư nông thôn, khu dân cư đô thị;
- Rà soát các chung cư xuống cấp, hư hỏng (không thực hiện bán nhà theo Nghị định 61/CP) đế chuyển sang sử dụng vào mục đích phát triển nhà ở xã hội.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Hội đồng xét duyệt của tỉnh để xét duyệt các đối tượng và điều kiện được thuê, thuê mua quỹ nhà ở xã hội.
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập quỹ phát triển nhà ở xã hội tỉnh trên cơ sở quy định tại Điều 52 Luật Nhà ở.
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy chế hoạt động của quỹ phát triển nhà ở xã hội tỉnh.
- Chịu trách nhiệm về việc kiểm soát các nguồn vốn để hình thành quỹ phát triển nhà ở xã hội hằng năm, tổ chức quản lý quỹ phát triển nhà ở xã hội theo luật định.
- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan xác định giá cho thuê, thuê mua quỹ nhà ở xã hội theo khung giá hằng năm để áp dụng trên địa bàn.
- Tổ chức phối hợp với với các sở, ngành để đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các chính sách về ưu đãi, về hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội, tạo mọi điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp này tham gia các chương trình xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Lập đề xuất với Ngân hàng Nhà nước tỉnh về quy định lãi suất ưu đãi, hỗ trợ sau đầu tư; chính sách vay vốn tín dụng; thế chấp; giải chấp cho các đối tượng tham gia đầu tư xây dựng và nhóm đối tượng thuê, thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn.
3. Giao cho Sở Kế hoạch – Đầu tư:
- Phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan trong việc bố trí vốn hàng năm đề đầu tư xây dựng phát triển quỹ nhà ở xã hội theo đề án được duyệt và các dự án cụ thể tại các địa phương
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về quy định các địa bàn, các dự án được hưởng ưu đãi đầu tư theo luật định để Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành áp dụng. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các chính sách về ưu đãi, về hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng dự án nhà ở xã hội, tạo mọi điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp này tham gia các chương trình xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.
Nhà ở xã hội là vấn đề dân sinh, là quyền lợi của mỗi công dân, mỗi cán bộ công chức trong tỉnh, mỗi công dân, mỗi cán bộ công chức đều có quyền được biết, được giám sát, được tham gia đóng góp, được bảo vệ quyền lợi của chính mình.
Thực trạng về nhà ở nói chung và nhà ở xã hội nói riêng hiện nay đang là một vấn đề bức xúc hàng đầu của xã hội, Nhà nước với vai trò là người tổ chức xã hội cần phải nhanh chóng đề ra chương trình hành động cụ thể và tổ chức thực hiện như là một nhiệm vụ để bảo đảm an sinh xã hội.
Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ngành, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trong toàn tỉnh nhận thức rằng việc tổ chức thực hiện hoàn thành đề án phát triển quỹ nhà ở xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2009 - 2015 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần vào việc hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong những năm tới./.
- 1Luật Nhà ở 2005
- 2Nghị định 90/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Nhà ở
- 3Chỉ thị 34/2006/CT-TTg thi hành Luật Nhà ở do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 05/2006/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Nghị định 90/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở do Bộ Xây dựng ban hành
- 5Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 6Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7Quyết định 76/2004/QĐ-TTg phê duyệt định hướng phát triển nhà ở đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 9Quyết định 105/2007/QĐ-TTg phê duyệt Định hướng Chính sách tài chính nhà ở quốc gia đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- 10Nghị định 49/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 11Nghị quyết số 18/NQ-CP về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị do Chính phủ ban hành
- 12Quyết định 67/2009/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Quyết định 61/2008/QĐ-UBND thành lập Quỹ phát triển Nhà ở xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 14Nghị quyết 07/2004/NQ-HĐT về nhiệm vụ kinh tế – xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 6 tháng cuối năm 2004
- 15Nghị quyết 04/2009/NQ-HĐND điều chỉnh mức thu phí sử dụng đường bộ thuộc dự án BOT đường ĐT741, đoạn từ ranh giới tỉnh Bình Dương đến Trường Cao đẳng kỹ thuật nghiệp vụ cao su, tỉnh Bình Phước do tỉnh Bình Phước ban hành
- 16Quyết định 09/2010/QĐ-UBND quy định mức thu học phí đào tạo lái xe cơ giới đường bộ do tỉnh Trà Vinh ban hành
- 17Quyết định 290/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án phát triển nhà ở xã hội tỉnh Sóc Trăng đến năm 2030 và Kế hoạch phát triển nhà ở xã hội tỉnh Sóc Trăng năm 2015
Quyết định 58/2009/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển quỹ nhà ở xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn năm 2009 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành
- Số hiệu: 58/2009/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/08/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Người ký: Trần Minh Sanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra