Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NỘI VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 58/2005/QĐ-BNV | Hà Nội, ngày 01 tháng 6 năm 2005 |
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT BẢN ĐIỀU LỆ CỦA HIỆP HỘI CHĂN NUÔI GIA SÚC LỚN VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Sắc lệnh số 102/SL-2004 ngày 20/5/1957 quy định về quyền lập Hội;
Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 45/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam và của Vụ trưởng Vụ tổ chức phi chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt bản Điều lệ của Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam đã được Đại hội thành lập của Hiệp hội thông qua ngày 19/3/2005.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ |
HIỆP HỘI CHĂN NUÔI GIA SÚC LỚN VIỆT NAM
(Ban hành theo Quyết định số 58/2005/QĐ-BNV ngày 01 tháng 6 năm 2005)
1.1. Hiệp hội lấy tên là: Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam
1.2. Tên tiếng Anh: Vietnam Associa- tion of Ruminant Husbandry
1.3. Tên viết tắt tiếng Anh: VINARU- HA.
Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam (viết tắt là Hiệp hội) là một tổ chức xã hội nghề nghiệp của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp, các trang trại, các nhà quản lý và các công dân Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực chăn nuôi gia súc lớn, chế biến, kinh doanh, nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ lĩnh vực chăn nuôi gia súc lớn. Mục đích của Hiệp hội là phát triển, hợp tác, hỗ trợ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong kinh doanh, dịch vụ, nâng cao giá trị sản phẩm; đại diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp của Hội viên; hỗ trợ nhau có hiệu quả, góp phần tích cực xây dựng và phát triển ngành chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam.
Điều 3. Lĩnh vực và phạm vi hoạt động của Hiệp hội
Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nước. Tuân thủ theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo quy định của Nhà nước về hoạt động Hiệp hội và các quy định của Điều lệ này. Hiệp hội chịu sự quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong các hoạt động chăn nuôi, chế biến, xuất nhập khẩu, kinh doanh, dịch vụ, tư vấn các sản phẩm và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi gia súc lớn.
Điều 4. Địa vị pháp lý của Hiệp hội
Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Trụ sở chính của Hiệp hội đặt tại số 69 phố Chùa Bộc - quận Đống Đa - thành phố Hà Nội. Hiệp hội có văn phòng đại diện và các chi nhánh ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HIỆP HỘI
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệp hội
1. Tuyên truyền, giáo dục Hội viên hiểu rõ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng, phát triển ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi gia súc lớn nói riêng.
2. Đại diện cho Hội viên kiến nghị với Nhà nước về những chủ trương, chính sách, biện pháp khuyến khích, giúp đỡ phát triển ngành chăn nuôi gia súc lớn; bảo vệ quyền lợi chính đáng của Hội viên, giải quyết các trường hợp, vụ việc gây thiệt hại đến quyền lợi của ngành và của Hội viên; thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
3. Động viên tinh thần nhiệt tình và khả năng lao động sáng tạo của Hội viên hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong chăn nuôi, chế biến, dịch vụ… các sản phẩm từ lĩnh vực chăn nuôi gia súc lớn trên cơ sở trao đổi kinh nghiệm, phổ biến và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới; đoàn kết giúp đỡ nhau.
4. Hỗ trợ tư vấn cho các tổ chức và cá nhân trong Hiệp hội, trong quá trình sắp xếp lại tổ chức, chuyển đổi cơ cấu quản lý phù hợp với phát triển nghề nghiệp.
5. Cung cấp thông tin về kinh tế, thị trường, giá cả cho Hội viên nhằm tổ chức lại sản xuất - kinh doanh đạt hiệu quả về kinh tế và xã hội cao.
Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo trao đổi những kiến thức tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, kinh nghiệm nghề nghiệp, tư vấn phản biện các vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của Hiệp hội theo đề nghị của các Bộ, các ngành chức năng và các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu.
6. Hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp các hội viên và giữa các hội viên với các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp khác.
7. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn bằng các hình thức thích hợp theo quy định của pháp luật để giúp các hội viên nâng cao được kiến thức và năng lực quản lý sản xuất - kinh doanh, nâng cao trình độ công nghệ trong quá trình chăn nuôi, chế biến và kinh doanh các sản phẩm từ gia súc lớn.
8. Xây dựng tổ chức Hiệp hội và phát triển Hội viên, xây dựng cơ sở vật chất và mở rộng phạm vi hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
9. Xây dựng và phát triển các mối quan hệ quốc tế với các cá nhân và tổ chức quốc tế trong khu vực Đông Nam Á và các nước trên thế giới theo quy định của pháp luật để nhằm trao đổi kinh nghiệm, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc lớn.
10. Tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung, hòa giải tranh chấp trong nội bộ các hội viên Hiệp hội trên tinh thần hợp tác, đoàn kết.
11. Được thành lập các tổ chức chuyên môn, quỹ phát triển chăn nuôi gia súc lớn, doanh nghiệp và các trung tâm đào tạo dịch vụ, tư vấn... trực thuộc Hiệp hội khi có nhu cầu theo quy định của pháp luật để giúp Hiệp hội hoạt động có hiệu qủa.
12. Xuất bản tờ thông tin, tập san, tiến tới xuất bản tạp chí chăn nuôi gia súc lớn và các tài liệu phổ biến kỹ thuật, quản lý kinh tế theo quy định của pháp luật.
13. Quan hệ với các Hội Khoa học và Kỹ thuật, Hiệp hội khác trong và ngoài nước, các Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn của các nước khác và Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn của thế giới nhằm mục đích trao đổi kinh nghiệm, tranh thủ sự giúp đỡ về mọi mặt để nâng cao năng lực hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
14. Được tổ chức gây quỹ cho Hiệp hội theo quy định của pháp luật để phục vụ cho hoạt động của Hiệp hội.
15. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
1. Hội viên chính thức: là các tổ chức có tư cách pháp nhân của Việt Nam được cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi, chế biến, sản xuất - kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại hàng hóa, nghiên cứu khoa học, dịch vụ, tư vấn thuộc chuyên ngành chăn nuôi gia súc lớn theo quy định của pháp luật hiện hành, cán bộ quản lý thuộc cơ quan Nhà nước được giới thiệu, tán thành điều lệ của Hiệp hội, tự nguyện viết đơn xin gia nhập Hiệp hội, đóng tiền gia nhập Hiệp hội, hội phí và được Ban Chấp hành Hiệp hội công nhận đều có thể trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội.
Đối với các Hội viên là pháp nhân (doanh nghiệp hoặc tổ chức), người được cử tham gia Hiệp hội phải là người đại diện có thẩm quyền của Hội viên. Trong trường hợp người được cử tham gia Hiệp hội nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác, thì Hội viên là đơn vị có tư cách pháp nhân sẽ cử người thay thế. Trường hợp ủy nhiệm, người được ủy nhiệm làm đại diện phải đủ thẩm quyền quyết định và người ủy nhiệm phải chịu trách nhiệm về sự ủy nhiệm đó. Khi thay đổi người đại diện Hội viên phải thông báo bằng văn bản cho Ban Chấp hành Hiệp hội.
2. Hội viên liên kết: là các tổ chức, doanh nghiệp liên doanh hoặc có 100% vốn nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến chăn nuôi, chế biến, sản xuất - kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, tư vấn, nghiên cứu khoa học thuộc ngành chăn nuôi gia súc lớn có nguyện vọng, tán thành điều lệ Hiệp hội, tự nguyện xin gia nhập và nộp lệ phí gia nhập đều được xét để gia nhập Hiệp hội. Hội viên liên kết không có quyền biểu quyết các vấn đề của Hiệp hội, không được tham gia ứng cử, đề cử vào các chức vụ lãnh đạo của Hiệp hội.
3. Hội viên danh dự: là những cá nhân các nhà quản lý khoa học - kỹ thuật và tổ chức pháp nhân có công lao đối với sự nghiệp phát triển ngành chăn nuôi gia súc lớn nói chung và Hiệp hội nói riêng, có uy tín có kinh nghiệm, có đóng góp tích cực cho Hiệp hội hoặc thuộc một số ngành, lĩnh vực có liên quan tán thành điều lệ và có nguyện vọng tham gia Hiệp hội, được Ban Chấp hành Hiệp hội nhất trí mời làm hội viên danh dự của Hiệp hội. Hội viên danh dự không có quyền biểu quyết các vấn đề của Hiệp hội, không được tham gia ứng cử, đề cử vào các chức vụ lãnh đạo của Hiệp hội.
Điều 7. Thủ tục gia nhập Hiệp hội
1. Các tổ chức, cá nhân nêu tại Khoản 1 - Điều 6, tự nguyện đăng ký tham gia Hiệp hội và tham dự Đại hội thành lập Hiệp hội đều mặc nhiên được công nhận là Hội viên của Hiệp hội.
2. Từ sau Đại hội thành lập Hiệp hội, các tổ chức, cá nhân muốn gia nhập Hiệp hội cần nộp hồ sơ xin gia nhập cho văn phòng Hiệp hội.
3. Tổ chức, cá nhân xin gia nhập Hiệp hội sau khi được Ban Thường vụ Hiệp hội xem xét để công nhận sẽ được công nhận là Hội viên sau khi nộp đơn xin gia nhập Hiệp hội và đóng hội phí theo quy định của Hiệp hội.
4. Ban Thường vụ Hiệp hội thông báo danh sách Hội viên mới cho tất cả Hội viên trong vòng 15 ngày, kể từ ngày Hội viên mới được kết nạp.
Điều 8. Thủ tục chấm dứt Hội viên
1. Hội viên tự nguyện xin rút ra khỏi Hiệp hội, cần gửi đơn cho Ban Thường vụ Hiệp hội.
2. Hội viên khi bị khai trừ ra khỏi Hiệp hội trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Hiệp hội, làm ảnh hưởng đến thể diện, uy tín và tài chính của Hiệp hội.
3. Đối với các tổ chức khi bị cơ quan Nhà nước đình chỉ hoạt động, bị giải thể hay bị tuyên bố phá sản. Quyền và nghĩa vụ của Hội viên chấm dứt sau khi Ban Thường vụ Hiệp hội ra thông báo.
Ban Thường vụ Hiệp hội thông báo danh sách Hội viên xin rút ra khỏi Hiệp hội, Hội viên bị khai trừ và Hội viên bị xóa tên bằng văn bản cho tất cả các Hội viên khác biết.
Điều 9. Quyền lợi của Hội viên
1. Được tham gia Đại hội, bầu đại biểu tham dự Đại hội của Hiệp hội.
2. Được thảo luận, biểu quyết, chất vấn phê bình mọi công việc của Hiệp hội; được kiến nghị, đề đạt ý kiến của mình với các cơ quan Nhà nước thông qua Hiệp hội.
3. Được ứng cử, đề cử và bầu vào Ban Chấp hành Hiệp hội và các chức vụ khác của Hiệp hội.
4. Được Hiệp hội phổ biến kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, bồi dưỡng nghề nghiệp, nâng cao trình độ bằng các hình thức: cung cấp thông tin, tài liệu, dự hội thảo, các lớp đào tạo, huấn luyện, trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tham quan, khảo sát ở trong và ngoài nước.
5. Được Hiệp hội giúp đỡ, bảo trợ trong các công trình nghiên cứu riêng, các sáng kiến phát minh trong nghề, bảo vệ quyền lợi chính sách trong chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ sản phẩm từ chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
6. Được Hiệp hội giúp đỡ, giới thiệu các cơ sở trong và ngoài ngành để hợp đồng dịch vụ, làm chuyên gia kỹ thuật...
7. Được quyền ra khỏi Hiệp hội.
8. Hội viên liên kết và Hội viên danh dự được hưởng các quyền như Hội viên chính thức, trừ các quyền ứng cử, bầu cử và biểu quyết.
9. Tất cả các Hội viên (chính thức, liên kết, danh dự) khi bị tước quyền công dân thì đương nhiên bị xóa tên trong danh sách Hội viên.
Điều 10. Nghĩa vụ của Hội viên
1. Chấp hành đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định tại điều lệ này; thực hiện nghị quyết của Đại hội hoặc Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành; tuyên truyền phát triển Hội viên mới.
2. Tham gia các hoạt động và sinh hoạt của Hiệp hội; đoàn kết hợp tác với các Hội viên khác để xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh.
3. Cung cấp thông tin, số liệu cần thiết phục vụ cho hoạt động của Hiệp hội.
4. Đóng lệ phí gia nhập và hội phí đầy đủ theo quy định.
5. Bảo vệ uy tín của Hiệp hội, không được nhân danh Hiệp hội trong các quan hệ giao dịch, trừ khi được Chủ tịch Ban Chấp hành Hiệp hội phân công.
Điều 11. Nguyên tắc tổ chức của Hiệp hội
Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải về tài chính và bình đẳng với mọi Hội viên.
Các tổ chức của Hiệp hội hoạt động theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, lãnh đạo tập thể thiểu số phục tùng đa số.
Điều 12. Tổ chức của Hiệp hội gồm:
1. Đại hội Đại biểu toàn quốc
2. Ban Chấp hành Trung ương Hiệp hội
3. Ban Thường vụ Trung ương Hiệp hội
4. Ban Kiểm tra
5. Ban Tổ chức
6. Ban Thi đua
7. Ban Khoa học kỹ thuật và Hợp tác quốc tế
8. Ban Tài chính
9. Ban Cố vấn
10. Một số Ban chuyên môn khác trực thuộc Hiệp hội nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật.
11. Văn phòng đại diện của Hiệp hội tại phía Nam (có trụ sở đặt tại: số 136 Tôn Thất Thiệp - phường 13 - quận 11 - thành phố Hồ Chí Minh). Văn phòng đại diện của Hiệp hội được sử dụng con dấu riêng và mở tài khoản riêng theo quy định của pháp luật để giao dịch. Việc thành lập Văn phòng đại diện của Hiệp hội tại phía nam phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
12. Các tổ Chức trực thuộc:
a) Trung tâm tư vấn và Dịch vụ chăn nuôi gia súc lớn (có trụ sở đặt tại: số 69 Chùa Bộc - phường Trung Liệt - quận Đống Đa - thành phố Hà Nội). Trung tâm tư vấn và Dịch vụ chăn nuôi gia súc lớn là tổ chức kinh tế phục vụ các hoạt động của Hiệp hội, được sử dụng con dấu và mở tài khoản riêng theo quy định của pháp luật. Việc thành lập Trung tâm tư vấn và Dịch vụ chăn nuôi gia súc lớn thuộc Hiệp hội phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
b) Các tổ chức kinh tế khác (trung tâm, doanh nghiệp, đơn vị dịch vụ, tư vấn, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn. . .) trực thuộc Hiệp hội do Ban Thường vụ Hiệp hội quyết định thành lập và việc thành lập đó phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
c) Các chi hội
Điều 13. Đại hội Đại biểu toàn quốc của Hiệp hội
1. Đại hội Đại biểu toàn quốc Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Hiệp hội. Đại hội được tổ chức 5 năm một lần.
2. Nhiệm vụ chính của Đại hội:
a) Thảo luận và thông qua báo cáo tổng kết, bản kiểm điểm nhiệm kỳ của Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra của Hiệp hội trong nhiệm kỳ qua và chương trình hoạt động của Hiệp hội trong nhiệm kỳ tới.
b) Thảo luận và quyết định phương hướng và chương trình công tác mới của Hiệp hội.
c) Quyết định đổi tên, chia tách, sáp nhập, giải thể, sửa đổi và bổ sung Điều lệ Hiệp hội (nếu cần) để trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật xem xét và quyết định.
d) Thảo luận và quyết định một số vấn đề quan trọng của Hiệp hội vượt quá thẩm quyền giải quyết của Ban Chấp hành Hiệp hội.
e) Thảo luận, phê duyệt quyết toán tài chính và thông qua kế hoạch tài chính khóa mới.
f) Bầu Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Ban Kiểm tra, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký và lãnh đạo của các Ban Chuyên môn thuộc Hiệp hội trong nhiệm kỳ mới.
3. Đại hội đại biểu có thể được triệu tập bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách của Hiệp hội theo đề nghị của 2/3 ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội hoặc trên 1/2 số Hội viên yêu cầu.
4. Các nghị quyết của Đại hội được thông qua theo nguyên tắc đa số.
Điều 14. Ban Chấp hành Hiệp hội
1. Ban Chấp hành Hiệp hội là cơ quan lãnh đạo của Hiệp hội giữa 2 kỳ Đại hội. Số lượng ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội do Đại hội quyết định và được bầu trực tiếp bằng phiếu kín hoặc giơ tay biểu quyết. Người đắc cử phải đạt trên 50% số phiếu bầu hợp lệ.
2. Ban Chấp hành Hiệp hội có thể được bầu lại hoặc bị miễn nhiệm trước thời hạn theo quyết định của Đại hội, hoặc theo đề nghị của hơn 1/2 số Hội viên.
3. Ủy Viên Ban Chấp hành là đại diện tổ chức pháp nhân do về hưu hoặc chuyển công tác khác sẽ được thay thế bằng một người khác cũng là đại diện theo quy định của pháp luật của tổ chức pháp nhân đó và vẫn là ủy viên của Ban Chấp hành.
4. Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Hiệp hội là 5 năm và có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Chủ tịch hoặc ít nhất 2/3 tổng số ủy viên Ban Chấp hành, hoạt động theo quy chế được Đại hội thông qua.
5. Ban Chấp hành Hiệp hội họp thường kỳ năm một lần vào những năm không có Đại hội.
6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chấp hành Hiệp hội:
a) Quyết định các biện pháp thực hiện nghị quyết, chương trình hoạt động nhiệm kỳ của Đại hội.
b) Quyết định chương trình, kế hoạch công tác hàng năm và thông báo kết quả hoạt động của Ban Chấp hành Hiệp hội cho các Chi hội biết.
c) Phê duyệt kế hoạch và quyết toán tài chính hàng năm.
d) Quy định tổ chức và hoạt động các Ban Chuyên môn, Văn phòng Hiệp hội, Văn phòng Đại diện tại các khu vực; quy định các nguyên tắc, chế độ, sử dụng và quản lý tài sản, tài chính của Hiệp hội.
e) Cử Trưởng các Ban Chuyên môn, các Trưởng đại diện của Hiệp hội ở các khu vực.
f) Chuẩn bị nội dung, chương trình nghị sự và tài liệu trình Đại hội.
g) Quyết định triệu tập Đại hội nhiệm kỳ hoặc Hội nghị đại biểu hàng năm.
h) Xét kết nạp, khai trừ Hội viên.
1. Cơ quan thường trực của Ban Chấp hành Trung ương Hiệp hội là Ban Thường vụ gồm Chủ tịch, các Phó chủ tịch, Tổng Thư ký, Phó Tổng Thư ký và các ủy viên Thường vụ.
2. Tổng số thành viên Ban Thường vụ không quá 1/3 tổng số ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội.
3. Ban Thường vụ Hiệp hội thay mặt Ban Chấp hành Hiệp hội chỉ đạo, điều hành hoạt động của Hiệp hội giữa hai kỳ họp và phải báo cáo kiểm điểm công tác trong các kỳ họp của Ban Chấp hành Hiệp hội.
4. Ban Thường vụ có nhiệm vụ kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chương trình công tác của các Ban, các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hiệp hội, các Chi hội và các đơn vị trực thuộc.
5. Chuẩn bị báo cáo cho các cuộc họp Ban Chấp hành Trung ương Hiệp hội.
6. Quyết định các vấn đề về tổ chức, nhân sự và tài chính của Hiệp hội theo quy định của Điều lệ.
7. Ban Thường vụ họp định kỳ 6 tháng một lần (trừ khi có nhu cầu họp đột xuất).
Điều 16. Chủ tịch danh dự, Chủ tịch và Phó Chủ tịch của Hiệp hội
1. Chủ tịch danh dự là người được Đại hội Hiệp hội suy tôn, có quyền tham gia Đại hội, Hội nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hiệp hội nhưng không biểu quyết
2. Chủ tịch Hiệp hội có quyền hạn và trách nhiệm:
a) Đại diện pháp nhân của Hiệp hội trước pháp luật.
b) Chủ tài khoản, quản lý tài chính và tài sản của Hiệp hội.
c) Tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đại hội, của Hội nghị đại biểu và các quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hiệp hội.
d) Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hiệp hội và Hội nghị của hiệp hội.
e) Phê duyệt nhân sự Văn phòng Hiệp hội và các tổ chức khác do Hiệp hội thành lập.
f) Thay mặt Ban Chấp hành Hiệp hội làm việc với các cơ quan, đối tác ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
g) Ký quyết định cử cán bộ Hiệp hội đi công tác nước ngoài theo quy định của pháp luật.
h) Ký quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh Trưởng Tiểu Ban, Chánh văn phòng Hiệp hội và Ban lãnh đạo, Ban kiểm tra, các chức vụ của tổ chức cấp dưới trực thuộc Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
i) Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành hiệp hội, toàn thể Hội viên và trước pháp luật về các hoạt động của Hiệp hội.
j) Trực tiếp chỉ đạo Tổng Thư ký Hiệp hội.
k) Chủ trì cuộc họp Ban Chấp hành nhiệm kỳ kế tiếp cho đến khi bầu xong Chủ tịch mới của Hiệp hội.
3. Các Phó Chủ tịch Hiệp hội là người giúp việc cho Chủ tịch, được Chủ tịch phân công giải quyết từng vấn đề cụ thể, Phó Chủ tịch thứ nhất điều hành công việc thay Chủ tịch khi Chủ tịch vắng mặt. Các Phó Chủ tịch chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành Hiệp hội và trước pháp luật về những phần việc được phân công. Số lượng các Phó Chủ tịch của Hiệp hội do Ban Chấp hành quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Hiệp hội.
Điều 17. Tổng Thư ký và Phó Tổng Thư ký:
1. Tổng Thư ký:
a) Là người điều hành trực tiếp mọi hoạt động của Văn phòng Hiệp hội.
b) Xây dựng Quy chế hoạt động của văn phòng, Quy chế quản lý tài chính, tài sản của Hiệp hội trình Ban Chấp hành Hiệp hội phê duyệt.
c) Định kỳ báo cáo cho Ban Thường vụ và Ban Chấp hành Hiệp hội về các hoạt động của Hiệp hội.
d) Lập báo cáo hàng năm, báo cáo nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Hiệp hội.
e) Quản lý danh sách, hồ sơ và tài liệu về các Hội viên và các tổ chức trực thuộc.
f) Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành Hiệp hội và trước pháp luật về hoạt động của văn phòng Hiệp hội.
2. Phó Tổng Thư ký:
- Là người giúp Tổng Thư ký điều hành công việc văn phòng và nhiệm vụ của Tổng Thư ký khi Tổng Thư ký vắng mặt.
1. Văn phòng Hiệp hội được tổ chức và hoạt động theo quy chế do Tổng Thư ký trình Ban Thường vụ Hiệp hội phê duyệt.
2. Các nhân viên của văn phòng Hiệp hội được tuyển dụng và làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật hoặc là cán bộ biệt phái từ các tổ chức trực thuộc Hiệp hội.
3. Kinh phí hoạt động của văn phòng do Tổng Thư ký dự trù trình Ban Chấp hành Hiệp hội phê duyệt.
1. Ban Kiểm tra do Đại hội toàn thể Hiệp hội trực tiếp bầu và do một Phó chủ tịch hiệp hội làm Trưởng ban. Số lượng ủy viên Ban Kiểm tra do Đại hội quyết định.
2. Ban Kiểm tra có quyền hạn và nhiệm vụ:
a) Kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của Đại hội, Điều lệ, quy chế và chương trình công tác hàng năm của Đại hội.
b) Kiểm tra tư cách Đại biểu tham dự Đại hội.
c) Kiểm tra Hội viên trong các hoạt động để biểu dương, khen thưởng. Đồng thời phát hiện khi công dân vi phạm Điều lệ các hiện tượng tiêu cực để Hiệp hội kịp thời chấn chỉnh.
d) Kiểm tra các hoạt động kinh tế, tài chính, các hoạt động khác của Hiệp hội và các tổ chức trực thuộc để báo cáo tại các kỳ đại hội, các phiên họp của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ.
e) Xem xét và giải quyết các đơn khiếu tố
Mỗi tổ chức có từ 05 tổ chức có tư cách pháp nhân và ít nhất 05 cá nhân, hoặc hộ gia đình trở lên có thể thành lập chi hội.
Điều 21. Nhiệm vụ của Chi hội:
1. Chỉ đạo các hoạt động kinh doanh, sản xuất, chế biến, dịch vụ... Thực hiện đầy đủ các quy chế của Chi hội và Điều lệ của Hiệp hội.
2. Tuyên truyền phát triển Hội viên mới và mở rộng uy tín của Hiệp hội.
3. Tổ chức sinh hoạt học tập, tham quan, tập huấn.
4. Tổ chức tiếp thị nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh của Chi hiệp hội.
TÀI CHÍNH, TÀI SẢN CỦA HIỆP HỘI
Điều 22. Nguồn thu của Hiệp hội:
- Lệ phí gia nhập Hiệp hội.
- Hội phí của Hội viên đóng góp mỗi năm.
- Tài trợ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
- Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 23. Các khoản chi của Hiệp hội
Được chi theo quy chế tài chính của Hiệp hội như trả lương cho nhân viên, bồi dưỡng cộng tác viên, cho cơ sở hạ tầng, giao tế, từ thiện và các khoản chi hợp lý khác do Ban Thường vụ Hiệp hội quyết định.
Điều 24. Quản lý, sử dụng tài chính và tài sản
1. Ban Chấp hành Hiệp hội quy định việc quản lý, sử dụng tài chính và tài sản của Hiệp hội phù hợp với quy định của Nhà nước.
2. Ban Kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra và báo cáo tài chính, tài sản công khai hàng năm cho Hội viên biết.
Những Hội viên, thành viên Ban Chấp hành Hiệp hội, Ban Kiểm tra, cán bộ, nhân viên của Hiệp hội có nhiều thành tích đóng góp vào sự nghiệp phát triển ngành chăn nuôi gia súc lớn, xây dựng Hiệp hội sẽ được Hiệp hội khen thưởng xứng đáng và có thể được Hiệp hội đề nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khen thưởng.
Hội viên, thành viên Ban Chấp hành Hiệp hội, Ban Thường vụ, Ban kiểm tra, cán bộ, nhân viên của Hiệp hội nào hoạt động trái với Điều lệ, Nghị quyết của Hiệp hội, làm tổn thương đến uy tín, danh dự của Hiệp hội, bỏ sinh hoạt thường nhiều lần không có lý do chính đáng, không đóng hội phí một năm, sẽ tùy mức độ mà phê bình, khiển trách, cảnh cáo hoặc xóa tên trong danh sách Hội viên hoặc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Chương 7:
1. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ phải được Đại hội Đại biểu toàn quốc Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam nhất trí kiến nghị và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mới có giá trị thực hiện.
2. Bản Điều lệ này gồm 7 chương, 27 Điều đã được Đại hội thành lập Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam nhất trí thông qua ngày 19/3/2005 và có hiệu lực thi hành theo Quyết định của Bộ Nội vụ. Bản Điều lệ sẽ không còn hiệu lực khi Hiệp hội ngừng hoạt động hoặc giải thể./.
- 1Quyết định 80/2004/QĐ-BNV về việc cho phép thành lập Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 2Quyết định 1381/QĐ-BNV năm 2012 phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Chăn nuôi Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 3Quyết định 01/2002/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 4Quyết định 05/2002/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ của Hiệp hội Bất động sản nhà đất Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 5Quyết định 16/2002/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ của Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 6Quyết định 15/2002/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ của Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam do Bộ Nội vụ ban hành
- 1Quyết định 80/2004/QĐ-BNV về việc cho phép thành lập Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 2Luật về quyền lập hội 1957
- 3Nghị định 45/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ
- 4Nghị định 88/2003/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội
- 5Quyết định 1381/QĐ-BNV năm 2012 phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Chăn nuôi Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 6Quyết định 01/2002/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 7Quyết định 05/2002/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ của Hiệp hội Bất động sản nhà đất Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 8Quyết định 16/2002/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ của Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 9Quyết định 15/2002/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ của Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam do Bộ Nội vụ ban hành
Quyết định 58/2005/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ của Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- Số hiệu: 58/2005/QĐ-BNV
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 01/06/2005
- Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
- Người ký: Đặng Quốc Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 28 đến số 29
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra