- 1Quyết định 152/2008/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật khoáng sản 2010
- 3Quyết định 45/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1469/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Nghị định 24a/2016/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng
- 7Nghị định 158/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật khoáng sản
- 8Nghị quyết 33/2016/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 572/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 23 tháng 02 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC KHOÁNG SẢN ĐÁ LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010;
Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 152/2008/QĐ-TTg ngày 28/11/2008 về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 09/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 33/2016/NQ-HĐND ngày 8/12/2016 của HĐND tỉnh về việc thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 642/SXD-VLXD ngày 13/02/2017; Sở Tư pháp tại báo cáo thẩm định số 35/BCTĐ-STP ngày 15/02/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt: “Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”, với những nội dung chính như sau:
1. Mục tiêu quy hoạch
a. Mục tiêu tổng thể
- Phù hợp với chiến lược khoáng sản, quy hoạch khoáng sản quy định của Chính phủ;
- Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đảm bảo an ninh quốc - phòng trên địa bàn;
- Bảo đảm khai thác, sử dụng khoáng sản đá hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, phục vụ nhu cầu hiện tại, đồng thời có tính đến sự phát triển khoa học, công nghệ và nhu cầu vật liệu trong tương lai;
- Điều tra, nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các thực trạng hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng vật liệu đá trên địa bàn các địa phương;
- Xác định phương hướng, mục tiêu thăm dò, khai thác, sử dụng vật liệu đá trong kỳ quy hoạch;
- Đề ra giải pháp, tiến độ thực hiện quy hoạch.
b. Mục tiêu cụ thể
- Khoanh định chi tiết các khu vực mỏ có khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường cần đầu tư thăm dò, khai thác để bổ sung, điều chỉnh vào Quy hoạch, theo các quy định hiện hành;
- Xác định quy mô, công suất khai thác, yêu cầu về công nghệ khai thác;
- Xây dựng cơ sở khoa học thực tiễn nhằm khai thác, sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh;
- Góp phần tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp khai khoáng và công nghiệp xây dựng của tỉnh.
c. Đối tượng và phạm vi quy hoạch.
- Đối tượng quy hoạch: Các khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường bao gồm: Đá vôi, đá Spilit, đá Bazan, đá Gabro, đá cát kết, đá Ziolit, đá phiến sét đen, đá Fenzit và các loại đá khác có chỉ tiêu kỹ thuật phù hợp với quy định tại Điều 64 của Luật Khoáng sản;
- Phạm vi quy hoạch: Các khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, các khu vực có triển vọng khoáng sản, có đầy đủ cơ sở dữ liệu để lập quy hoạch và các điểm khoáng sản đã và đang diễn ra hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh nhằm làm cơ sở định hướng cho công tác thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng hợp lý tiết kiệm đảm bảo tính bền vững và công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường.
2. Dự báo nhu cầu sử dụng
Đáp ứng nhu cầu đá làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh với mức độ tăng trưởng bình quân từ năm 2017 đến năm 2030 khoảng 5-7%, cụ thể:
- Giai đoạn 2017 - 2020 khoảng 87 ÷ 90 triệu m3;
- Giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 273 ÷ 279 triệu m3.
3. Nội dung quy hoạch
Căn cứ kết quả rà soát quy hoạch cũ, cập nhật, bổ sung mới; có 168 vị trí đủ điều kiện để tiếp tục Quy hoạch giai đoạn từ nay đến năm 2030; các vị trí này được phân bố trên địa bàn 23 huyện, thị, thành phố với tổng diện tích khoảng 4.647,29ha; tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo khoảng 601,2 triệu m3.
(Có phụ lục chi tiết kèm theo)
a. Kế hoạch, phân kỳ thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường
- Giai đoạn 1: Từ năm 2017 đến năm 2020 thăm dò, khai thác với diện tích khoảng 797,07ha, trữ lượng khoảng 128,4 triệu m3;
- Giai đoạn 2: Từ năm 2021 đến năm 2030 thăm dò, khai thác với diện tích khoảng 1.594,15ha, trữ lượng khoảng 256,8 triệu m3;
- Khu vực dự trữ diện tích khoảng 2.257,97ha, tài nguyên dự báo khoảng 216,7 triệu m3, để đáp ứng nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng tại các địa phương khi cần thiết.
b. Dự kiến quy mô, công suất và yêu cầu về công nghệ khai thác
- Đối với các mỏ đã và đang tiến hành khai thác, các cơ sở chế biến: Thực hiện rà soát, đánh giá lại trình độ công nghệ để có phương án đầu tư, cải tạo để nâng cao hiệu quả sản xuất;
- Về quy mô và công suất khai thác: Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; dây chuyền công nghệ sản xuất phải hiện đại, tiên tiến, đồng bộ, bao gồm các thiết bị gia công sàng, vận chuyển và các thiết bị xử lý môi trường, phối hợp công nghệ chế biến cốt liệu lớn và cát nghiền. Khuyến khích áp dụng các giải pháp công nghệ như: khai thác theo lớp bằng, vận tải trực tiếp bằng ô tô;
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng nhằm sử dụng các công nghệ khai thác khoáng sản hợp lý nhất, các công nghệ sạch trong sàng tuyển và chế biến khoáng sản;
- Các địa phương có nhiều cơ sở khai thác đá nhỏ cần tổ chức sắp xếp lại sản xuất để hình thành các cơ sở khai thác đá có công suất đủ lớn theo yêu cầu. Ưu tiên đầu tư các cơ sở khai thác, chế biến quy mô công suất lớn;
- Xóa bỏ hoàn toàn việc khai thác nhỏ, lẻ không giấy phép để tránh làm thất thoát tài nguyên và ảnh hưởng môi trường;
- Khuyến khích các cơ sở khai thác, sản xuất đá làm vật liệu xây dựng thông thường phối hợp đầu tư hoặc liên kết với cơ sở sản xuất cát nghiền, gạch không nung nhằm nâng cao công nghệ phối hợp, tận dụng nguyên liệu, giảm ô nhiễm môi trường.
4. Các giải pháp thực hiện
a. Giải pháp phát triển ngành
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư có để phát triển công nghiệp thăm dò, khai thác, chế biến đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường.
- Đánh giá đầy đủ trữ lượng, chất lượng các vị trí mỏ, giúp các nhà đầu tư lựa chọn phương án và giải pháp công nghệ phù hợp.
- Sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.
b. Giải pháp phát triển, đào tạo nguồn nhân lực
Tăng cường công tác đào tạo nguồn lao động kỹ thuật, phổ biến kiến thức, nâng cao năng lực quản lý, vận hành sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất công việc và đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác, sản xuất đá làm vật liệu xây dựng thông thường.
c. Giải pháp về khoa học - công nghệ
- Tăng cường công tác đào tạo và tiếp thu nguồn lao động kỹ thuật, cán bộ khoa học chuyên ngành địa chất thăm dò, khai thác mỏ đủ năng lực tiếp cận, vận hành thiết bị và quản lý hoạt động khoáng sản.
- Mở rộng hợp tác đào tạo, tiếp nhận công nghệ mới trong các lĩnh vực: thăm dò, đo vẽ thành lập bản đồ, quan trắc môi trường.
- Khuyến khích đẩy mạnh hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại vào khai thác và sử dụng vật liệu đá làm vật liệu xây dựng thông thường để nâng cao hiệu suất và chất lượng sản phẩm, tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Ưu tiên sử dụng khoáng sản đúng mục đích và lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp.
d. Giải pháp huy động vốn đầu tư
- Khuyến khích các doanh nghiệp liên doanh, liên kết trong việc điều tra, khảo sát, thăm dò, chế biến khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường.
- Đối với các mỏ khoáng sản có chất lượng tốt, trữ lượng lớn sẽ thực hiện đấu giá, lựa chọn nhà đầu tư đủ điều kiện, năng lực tham gia thăm dò, khai thác, chế biến, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
đ. Giải pháp về công tác tổ chức, sắp xếp
- Phát triển và mở rộng quy mô sản xuất đối với các cơ sở khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường nếu đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Kiên quyết xử lý các cơ sở khai thác đá trái phép, vi phạm hành lang an toàn giao thông, điện lực, đê điều. Khuyến khích các cơ sở sản xuất, khai thác nhỏ lẻ liên kết sản xuất theo quy mô công nghiệp bằng công nghệ tiên tiến.
e. Giải pháp về công tác quản lý nhà nước
- Công bố rộng rãi danh mục tài nguyên các vị trí mỏ đã được quy hoạch để kêu gọi đầu tư.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản; triển khai kịp thời có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý hoạt động khoáng sản, nhất là lĩnh vực thăm dò, đầu tư xây dựng, khai thác và chế biến khoáng sản.
- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp phép hoạt động khai thác khoáng sản theo hướng tập trung một đầu mối, thông thoáng và thuận tiện hơn.
- Tăng cường công tác chỉ đạo, tạo điều kiện và định hướng cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư công nghệ mới vào thăm dò, khai thác, chế biến; ưu tiên thu hút đầu tư các cơ sở sản xuất, chế biến khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, từng bước loại bỏ tình trạng khai thác, chế biến thủ công nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động.
- Tăng cường công tác thanh tra, giám sát công tác thăm dò, khai thác, chế biến đá làm vật liệu xây dựng thông thường. Phân công cụ thể chức năng quản lý hoạt động khoáng sản đối với các cấp chính quyền, các ban, ngành có liên quan trong lĩnh vực khoáng sản.
5. Tổ chức thực hiện
a. Sở Xây dựng
- Quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến đá làm vật liệu xây dựng thông thường đã được phê duyệt trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật;
- Chủ trì thực hiện các hoạt động thẩm định, đánh giá về: Thiết kế cơ sở, thiết kế mỏ, công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng; công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng; chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng;
- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, các quy định về an toàn, vệ sinh lao động trong các hoạt động: Khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng; sản xuất vật liệu xây dựng;
- Định kỳ tổ chức kiểm tra các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, qua đó chấn chỉnh, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất xử lý các tổ chức hoạt động không theo quy hoạch, không chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về hoạt động khai thác khoáng sản;
- Định kỳ rà soát, trình UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với thực tế tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Theo dõi, tổng hợp tình hình đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, tình hình sản xuất vật liệu xây dựng của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
b. Sở Tài Nguyên và Môi trường
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động điều tra, thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh;
- Tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện việc cấp Giấy phép hoạt động khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch được duyệt;
- Phối hợp với Sở Xây dựng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động khai thác chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường;
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan trong việc thực hiện các nội dung về chú trọng quyền lợi của người dân sống trong vùng có hoạt động khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
c. Sở Công thương
Nghiên cứu đề xuất các chính sách nhằm khuyến khích việc đầu tư các thiết bị, công nghệ khai thác, chế biến tiên tiến để khai thác triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường và thu được sản phẩm sau chế biến có chất lượng tốt nhất.
d. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp, thông báo các vị trí mới bổ sung vào khu vực quản lý quân sự; khu vực quản lý di tích văn hóa, bảo vệ cảnh quan di tích; rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, cầu cống, đê điều, đất trồng lúa... và các nội dung công việc có liên quan khác để Sở Xây dựng kịp thời điều chỉnh khu vực quy hoạch đảm bảo theo quy định của pháp luật.
e. Sở Khoa học và Công nghệ
Tổ chức các hoạch động khoa học kỹ thuật để giới thiệu và phổ biến những công nghệ hiện đại trong nước và thế giới trong việc thăm dò, khai thác khoáng sản nói chung và khoáng sản làm vật liệu xây dựng nói riêng.
f. Sở Giao thông vận tải
- Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn các ngành, các địa phương thực hiện công tác quản lý Nhà nước về giao thông vận tải trên địa bàn các địa phương có hoạt động khai thác khoáng sản;
- Phối hợp cùng các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp trong việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư nâng cấp, xây mới các tuyến đường giao thông tới các khu công nghiệp; nhà máy sản xuất; khu vực khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển vật liệu, phục vụ hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa.
g. Sở Tài chính
Chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh cân đối kịp thời nguồn kinh phí để lập mới; điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cấp tỉnh.
h. UBND các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường có điểm mỏ hoặc nhà máy sản xuất
- Thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên đá, môi trường, an toàn lao động trong các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến đá làm vật liệu xây dựng thông thường, đảm bảo an ninh, trât tự, xã hội tại khu vực mỏ đá trên địa bàn quản lý.
- Giải quyết theo thẩm quyền các thủ tục giao đất, cho thuê đất, sử dụng cơ sở hạ tầng và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được cấp phép thăm dò, khai thác, chế biến đá làm vật liệu xây dựng thông thường tại địa phương theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản; xử lý các hành vi vi pháp theo quy định của pháp luật.
i. Các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Luật Khoáng sản, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng và các quy định hiện hành của pháp luật;
- Bảo vệ tài nguyên khoáng sản trong phạm vi, ranh giới khu vực mỏ được cấp phép; khai thác, chế biến hợp lý, tiết kiệm theo đúng thiết kế mỏ, thực hiện an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ và phục hồi môi trường - môi sinh - đất đai; bảo đảm quyền lợi của nhân dân địa phương nơi hoạt động khai thác mỏ, ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương nơi có hoạt động khoáng sản.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ngành: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải, Tài chính, Kho bạc nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC
BẢNG DANH SÁCH CHI TIẾT CÁC VỊ TRÍ ĐƯỢC QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC KHOÁNG SẢN ĐÁ LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Phụ lục Kèm theo Quyết định số: 572/QĐ-UBND ngày 23/02/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa)
STT | Vị trí | Quy hoạch thăm dò, khai thác đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 | Đã cấp phép thăm dò, khai thác | Kế hoạch thăm dò, khai thác đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 | Khu vực dự trữ thăm dò, khai thác | Loại tài nguyên | ||||
Diện tích (ha) | Tài nguyên dự báo (m3) | Diện tích (ha) | Trữ lượng (m3) | Diện tích (ha) | Tài nguyên dự báo (m3) | Diện tích (ha) | Tài nguyên dự báo (m3) | |||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9=3-5-7 | 10=4-6-8 | 11 |
I. Thị xã Bỉm Sơn | 56,20 | 3.446.000 | 56,20 | 3.446.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 |
| |
1 | Núi Cánh chim, Cầu Cạn, phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn | 1,50 | 218.000 | 1,50 | 218.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
2 | Núi Thung Cớn, khu 12, phường Bắc Sơn, Thị xã Bỉm Sơn | 6,50 | 650.000 | 6,50 | 650.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
3 | Núi Thung Sơ Tán, phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn | 4,20 | 1.328.000 | 4,20 | 1.328.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
4 | Núi khe Dứa, phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn | 44,00 | 1.250.000 | 44,00 | 1.250.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
II. Huyện Hà Trung | 137,68 | 18.693.000 | 84,68 | 13.013.000 | 53,00 | 5.680.000 | 0,00 | 0 |
| |
5 | Núi Kim, xã Hà Đông, huyện Hà Trung | 23,50 | 4.160.000 | 7,40 | 1.230.000 | 16,10 | 2.930.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
6 | Núi Thung Bằng, thôn Kim Thành, xã Hà Đông, huyện Hà Trung | 3,1 | 870.000 | 3,10 | 870.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
7 | Núi Đụn, xã Hà Long (cụm tam điệp), huyện Hà Trung | 6,48 | 932.000 | 6,48 | 932.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
8 | Núi Tu Me, núi Eo Đa, xã Hà Sơn, huyện | 1,00 | 224.000 | 1,00 | 224.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
| Hà Trung |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9 | Núi Tu me, núi thôn Giang Sơn 9, xã Hà Sơn, huyện Hà Trung | 11,0 | 2.650.000 | 9,30 | 2.495.000 | 1,70 | 155.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
10 | Núi đá đồi Chăn, xã Hà Tân, huyện Hà Trung | 36,5 | 1.960.000 | 22,40 | 1.359.000 | 14,10 | 601.000 | 0,00 | 0 | Đá Spilit |
11 | Núi Hang Rú, núi Hang Ruồng, núi Nam Động, xã Hà Tân, huyện Hà Trung | 17,0 | 3.018.000 | 17,00 | 3.018.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
12 | Núi đá xã Hà Tiến, huyện Hà Trung | 3,00 | 384.000 | 3,00 | 384.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
13 | Núi đá làng Tân Vinh, xã Hà Vinh (cụm tam điệp), huyện Hà Trung | 6,90 | 650.000 | 0,00 | 0 | 6,90 | 650.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
14 | Núi đá thôn Ngọc Sơn, xã Hà Bình, huyện Hà Trung | 5,50 | 580.000 | 5,50 | 580.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá Spilit |
15 | Núi Hoành Sơn, xã Hà Dương, huyện Hà Trung | 5,50 | 889.000 | 5,50 | 889.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá Spilit |
16 | Núi Ác Sơn xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung | 16,20 | 1.500.000 | 2,00 | 156.000 | 14,20 | 1.344.000 | 0,00 | 0 | Đá Spilit |
17 | Núi Dốc Giang, xã Hà Long, huyện Hà Trung | 2,00 | 876.000 | 2,00 | 876.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
III. Huyện Nga Sơn | 11,00 | 3.832.000 | 11,00 | 3.832.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 |
| |
18 | Núi Chúc, xã Nga An, huyện Nga Sơn | 4,40 | 1.778.000 | 4,40 | 1.778.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
19 | Núi Hào, xã Nga An, huyện Nga Sơn | 4,00 | 1.763.000 | 4,00 | 1.763.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
20 | Núi Bầu Tiền, xã Nga Phú, huyện Nga Sơn | 2,60 | 291.000 | 2,60 | 291.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
IV. Thành phố Thanh Hóa | 30,00 | 6.800.000 | 27,40 | 6.035.000 | 2,60 | 765.000 | 0,00 | 0 |
| |
21 | Núi Vức, xã Đông Vinh, xã Đông Hưng, thành phố Thanh Hóa | 30,00 | 6.800.000 | 27,40 | 6.035.000 | 2,60 | 765.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
V. Huyện Đông Sơn | 50,40 | 4.936.000 | 29,70 | 4.589.000 | 20,70 | 347.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | |
22 | Núi đá Thung Chùa (Thung Mộ), xã Đông Nam, huyện Đông Sơn | 2,50 | 636.000 | 2,50 | 636.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
23 | Núi Thung Chuối (Hoàng Lạp), xã Đông Nam, huyện Đông Sơn | 7,00 | 850.000 | 7,00 | 850.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
24 | Núi Vàng, xã Đông Nam, huyện Đông Sơn | 10,90 | 1.250.000 | 10,90 | 1.250.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
25 | Núi Vức, xã Đông Quang, huyện Đông Sơn | 30,00 | 2.200.000 | 9,30 | 1.853.000 | 20,70 | 347.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
VI. Huyện Triệu Sơn | 5,30 | 1.051.000 | 5,30 | 1.051.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | 0,00 | |
26 | Núi Vàng (VT1), xã Đồng Thắng, huyện Triệu Sơn | 1,90 | 577.000 | 1,90 | 577.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
27 | Núi Vàng (VT2), xã Đồng Thắng, huyện Triệu Sơn | 1,30 | 245.000 | 1,30 | 245.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
28 | Núi Hang Dơi, xã Triệu Thành, huyện Triệu Sơn | 2,10 | 229.000 | 2,10 | 229.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
VII. Huyện Tĩnh Gia | 319,70 | 78.510.000 | 112,30 | 32.649.000 | 207,40 | 45.861.000 | 0,00 | 0 |
| |
29 | Núi đá thôn Minh Châu, xã Trường Lâm, huyện Tĩnh Gia | 4,00 | 1.180.000 | 4,00 | 1.180.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
30 | Núi Hốc Bảo (Hang Làng), xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia | 76,00 | 29.570.000 | 33,50 | 14.210.000 | 42,50 | 15.360.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
31 | Núi Hang Dơi, xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia | 44,40 | 18.320.000 | 7,20 | 3.526.000 | 37,20 | 14.794.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
32 | Núi Quang Sơn, xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia | 18,50 | 3.500.000 | 18,50 | 3.500.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
33 | Núi thôn Tam Sơn, xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia | 71,50 | 12.500.000 | 7,00 | 2.266.000 | 64,50 | 10.234.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
34 | Núi Gáo, xã Trường Lâm, huyện Tĩnh Gia | 40,00 | 8.320.000 | 35,50 | 7.458.000 | 4,50 | 862.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
35 | Núi Khế, xã Trường Lâm, huyện Tĩnh Gia | 0,9 | 170.000 | 0,90 | 170.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
36 | Núi đá Lâm Động xã Phú Sơn, huyện Tĩnh Gia | 22,70 | 860.000 | 2,00 | 64.000 | 20,70 | 796.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
37 | Núi Eo Thắng, xã Tùng Lâm, huyện Tĩnh Gia | 25,30 | 2.550.000 | 1,00 | 211.000 | 24,30 | 2.339.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
38 | Núi đá Rơm, xã Hùng Sơn, huyện Tĩnh Gia | 16,40 | 1.540.000 | 2,70 | 64.000 | 13,70 | 1.476.000 | 0,00 | 0 | Đá Sét kết |
VIII. Huyện Nông Cống | 17,50 | 2.474.000 | 17,50 | 2.474.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 |
| |
39 | Núi đá Hoàng Sơn (đá Bàn), xã Hoàng Sơn, huyện Nông Cống | 7,40 | 1.143.000 | 7,40 | 1.143.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
40 | Núi Vĩnh Lạt, xã Tân Phúc, xã Tân Phúc, huyện Nông Cống | 7,3 | 801.000 | 7,3 | 801.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
41 | Núi đá Thung Voi, xã Hoàng Sơn, huyện Nông Cống | 2,80 | 530.000 | 2,80 | 530.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
IX. Huyện Như Thanh | 349,28 | 52.438.000 | 71,88 | 14.825.000 | 152,60 | 18.739.000 | 124,80 | 18.874.000 | 0,00 | |
42 | Núi Đồng Tru, xã Mậu Lâm, xã Phượng Nghi, huyện Như Thanh | 88,10 | 18.271.000 | 0,00 | 0 | 24,00 | 4.977.000 | 64,10 | 13.294.000 | Đá vôi |
43 | Núi đá Xuân Lộc, Bến Ván, đá Quai, xã Xuân Khang, huyện Như Thanh | 41,20 | 4.088.000 | 1,50 | 286.000 | 20,00 | 1.950.000 | 19,70 | 1.852.000 | Đá vôi |
44 | Núi đá Quai, xã Xuân Khang, huyện Như Thanh | 10,60 | 720.000 | 3,70 | 84.000 | 6,90 | 636.000 | 0,00 | 0 | Đá Sét kết |
45 | Núi Đông Kinh, xã Xuân Phúc, huyện Như Thanh | 5,80 | 670.000 | 5,80 | 670.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
46 | Núi đá xóm Mới, xã Xuân Thái, huyện Như Thanh | 19,50 | 2.184.000 | 0,00 | 0 | 9,50 | 1.064.000 | 10,00 | 1.120.000 | Đá vôi |
47 | Núi đá thôn Thanh Bình, xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh | 8,00 | 1.540.000 | 8,00 | 1.540.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá Bazan |
48 | Núi Hòn Boi, xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh | 79,60 | 14.550.000 | 29,30 | 8.050.000 | 50,30 | 6.500.000 | 0,00 | 0 | Đá Bazan |
49 | Núi đá Khe Nứa, xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh | 74,60 | 6.250.000 | 9,60 | 793.000 | 34,00 | 2.849.000 | 31,00 | 2.608.000 | Đá phiến sét đen |
50 | Núi đá thôn Thanh Vinh, xã Thanh Tân, huyện Như Thanh | 11,90 | 1.150.000 | 4,00 | 387.000 | 7,90 | 763.000 | 0,00 | 0 | Đá Bazan |
51 | Núi đá Đen, xã Yên Lạc, huyện Như Thanh | 7,20 | 2.508.000 | 7,20 | 2.508.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá Bazan |
52 | Núi đá thôn 1, xã Phúc Đường, huyện Như Thanh | 2,78 | 507.000 | 2,78 | 507.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá Bazan |
X. Huyện Như Xuân | 764,28 | 77.424.000 | 18,28 | 3.423.000 | 200,40 | 22.000.000 | 545,60 | 52.001.000 |
| |
53 | Núi Au Hối, xã Bình Lương, huyện Như Xuân | 2,00 | 340.000 | 2,00 | 340.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
54 | Núi Lèn Đá, xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân | 56,10 | 3.552.000 | 0,00 | 0 | 28,50 | 1.850.000 | 27,60 | 1.702.000 | Đá vôi |
55 | Núi đá thôn Đăng, xã Thanh Lâm, huyện Như Xuân | 4,80 | 792.000 | 0,00 | 0 | 4,80 | 792.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
56 | Núi đá thôn Sơn Giáp, xã Thanh Lâm, huyện Như Xuân | 53,60 | 7.263.000 | 3,90 | 740.000 | 20,00 | 2.710.000 | 29,70 | 3.813.000 | Đá vôi |
57 | Núi đá làng Bò, xã Thanh Phong, huyện Như Xuân | 14,20 | 2.258.000 | 1,30 | 355.000 | 12,90 | 1.903.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
58 | Núi Pha Xúm, xã Thanh Xuân, huyện Như Xuân | 14,00 | 1.474.000 | 1,80 | 353.000 | 12,20 | 1.121.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
59 | Núi Phan Cang, xã Thanh Xuân, huyện Như Xuân | 27,60 | 5.564.000 | 1,00 | 327.000 | 10,00 | 2.016.000 | 16,60 | 3.221.000 | Đá vôi |
60 | Núi đá thôn Lâm Chính, xã Thanh Xuân, huyện Như Xuân | 26,80 | 4.622.000 | 0,00 | 0 | 15,00 | 2.587.000 | 11,80 | 2.035.000 | Đá vôi |
61 | Núi đá thôn Xuân Hòa, xã Thanh Xuân, huyện Như Xuân | 167,00 | 8.291.000 | 0,00 | 0 | 25,00 | 1.241.000 | 142,00 | 7.050.000 | Đá vôi |
62 | Núi Đồng Nông (núi Lèn), xã Thượng Ninh, huyện Như Xuân | 0,70 | 90.000 | 0,70 | 90.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
63 | Núi Xuân Thượng, xã Thượng Ninh, huyện Như Xuân | 49,20 | 3.416.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | 49,20 | 3.416.000 | Đá vôi |
64 | Núi Rổ, núi Bồ, xã Xuân Bình, huyện Như Xuân | 272,20 | 32.500.000 | 3,20 | 588.000 | 32,00 | 3.821.000 | 237,00 | 28.091.000 | Đá Bazan |
65 | Núi Vinh, xã Xuân Quỳ, huyện Như Xuân | 46,40 | 5.726.000 | 2,70 | 594.000 | 26,00 | 3.209.000 | 17,70 | 1.923.000 | Đá vôi |
66 | Núi đá làng An, xã Xuân Bình, huyện Như Xuân | 28,00 | 1.500.000 | 0,00 | 0 | 14,00 | 750.000 | 14,00 | 750.000 | Đá Bazan |
67 | Núi đá dốc Bình, xã Yên Lễ, huyện Như Xuân | 1,68 | 36.000 | 1,68 | 36.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá sét kết |
XI. Huyện Thường Xuân | 162,90 | 23.615.000 | 19,26 | 5.710.000 | 52,80 | 7.221.000 | 90,84 | 10.684.000 | 0,00 | |
68 | Núi Rưn, xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân | 15,70 | 1.828.000 | 1,56 | 60.000 | 8,00 | 931.000 | 6,14 | 837.000 | Đá vôi |
69 | Núi đá bản Nhạ, xã Tân Thành, huyện Thường Xuân | 28,00 | 5.645.000 | 2,00 | 724.000 | 18,00 | 3.629.000 | 8,00 | 1.292.000 | Đá vôi |
70 | Núi Pa Pôn, xã Tân Thành, huyện Thường Xuân | 30,50 | 3.279.000 | 2,80 | 641.000 | 17,00 | 1.828.000 | 10,70 | 810.000 | Đá vôi |
71 | Núi Báng, xã Xuân Cao, huyện Thường Xuân | 6,90 | 930.000 | 1,10 | 224.000 | 5,80 | 706.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
72 | Núi Phả Thăm, xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân | 5,00 | 3.928.000 | 5,00 | 3.928.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá Ziolit |
73 | Núi Thành Viên, xã Tân Thành, huyện Thường Xuân | 66,00 | 7.745.000 | 0,00 |
| 0,00 | 0 | 66,00 | 7.745.000 | Đá vôi |
74 | Núi đá làng Khoan, xã Luận Thành, huyện Thường Xuân | 3,00 | 20.000 | 3,00 | 20.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá Fenzit |
75 | Núi đá xã Xuân Lộc, huyện Thường Xuân | 7,80 | 240.000 | 3,80 | 113.000 | 4,00 | 127.000 | 0,00 | 0 | Đá sét bột |
XII. Huyện Thiệu Hóa | 21,00 | 2.179.000 | 9,80 | 1.713.000 | 11,20 | 466.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | |
76 | Núi Cẩm Vân, xã Thiệu Vũ, huyện Thiệu Hóa | 2,00 | 190.000 | 2,00 | 190.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
77 | Núi Mấu, xã Thiệu Thành, huyện Thiệu Hóa | 1,70 | 397.000 | 1,70 | 397.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
78 | Núi Là, xã Thiệu Tiến, huyện Thiệu Hóa | 1,90 | 342.000 | 1,90 | 342.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
79 | Núi Vạc, xã Thiệu Ngọc; xã Định Tăng, | 15,40 | 1.250.000 | 4,20 | 784.000 | 11,20 | 466.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
| huyện Thiệu Hóa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
XIII. Huyện Yên Định | 327,50 | 50.492.000 | 70,20 | 13.630.000 | 257,30 | 36.862.000 | 0,00 | 0 |
| |
80 | Núi Mố, xã Quý Lộc, huyện Yên Định | 8,10 | 1.500.000 | 8,10 | 1.500.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
81 | Núi Nghè Trại, xã Quý Lộc, huyện Yên Định | 9,70 | 1.070.000 | 1,20 | 120.000 | 8,50 | 950.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
82 | Núi Hang Cá, xã Yên Lâm, huyện Yên Định | 180,60 | 24.263.000 | 24,00 | 6.077.000 | 156,60 | 18.186.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
83 | Núi Loáng (Núi Đồng Trôi), xã Yên Lâm, huyện Yên Định | 88,80 | 15.524.000 | 9,80 | 900.000 | 79,00 | 14.624.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
84 | Núi Lũ Mía, xã Yên Lâm, huyện Yên Định | 38,60 | 7.850.000 | 25,40 | 4.748.000 | 13,20 | 3.102.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
85 | Núi Đồng Chùa, xã Yên Tâm, huyện Yên Định | 1,70 | 285.000 | 1,70 | 285.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
XIV. Huyện Vĩnh Lộc | 59,70 | 7.598.000 | 59,70 | 7.598.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 |
| |
86 | Núi Chồng Mâm, xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc | 2,90 | 230.000 | 2,90 | 230.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
87 | Núi Đồng Nghè, xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc | 1,50 | 84.000 | 1,50 | 84.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
88 | Núi Nhót, xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc | 4,10 | 380.000 | 4,10 | 380.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
89 | Núi Bền, làng Vực, xã Vĩnh Minh, huyện Vĩnh Lộc | 20,00 | 2.276.000 | 20,00 | 2.276.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
90 | Núi Côn Sơn, xã Vĩnh Minh, huyện Vĩnh Lộc | 12,90 | 2.500.000 | 12,90 | 2.500.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá Spilit |
91 | Núi Cô Đơn, làng đông, xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc | 15,40 | 1.650.000 | 15,40 | 1.650.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
92 | Núi Vần xã Vĩnh Phúc, huyện Vĩnh Lộc | 2,90 | 478.000 | 2,90 | 478.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá Spilit |
XV. Huyện Thọ Xuân | 1,00 | 179.000 | 1,00 | 179.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 |
| |
93 | Núi Gò Tô, xã Xuân Châu, huyện Thọ Xuân | 1,00 | 179.000 | 1,00 | 179.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
XVI. Huyện Thạch Thành | 67,90 | 7.748.000 | 14,60 | 2.645.000 | 5,30 | 504.000 | 48,00 | 4.599.000 |
| |
94 | Núi Ông Voi, xã Thạch Sơn, xã Thạch Cẩm, | 23,00 | 2.184.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | 23,00 | 2.184.000 | Đá vôi |
| huyện Thạch Thành |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
95 | Núi Ngọc Thanh, xã Ngọc Trạo, huyện Thạch Thành | 1,00 | 214.000 | 1,00 | 214.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
96 | Núi Bạc, thôn Xuân Lũng, xã Thạch Cẩm, huyện Thạch Thành | 5,30 | 504.000 | 0,00 | 0 | 5,30 | 504.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
97 | Núi Chiêng, xã Thạch Đồng, huyện Thạch Thành | 2,10 | 170.000 | 2,10 | 170.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
98 | Núi Thung Nai, xã Thạch Tượng, huyện Thạch Thành | 25,00 | 2.415.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | 25,00 | 2.415.000 | Đá vôi |
99 | Núi Trùng Bò, xã Thành Vân, huyện Thạch Thành | 2,50 | 577.000 | 2,50 | 577.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
100 | Núi đá thôn Trung Tâm, xã Thành Long, huyện Thạch Thành | 9,00 | 1.684.000 | 9,00 | 1.684.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá Spilit |
XVII. Huyện Cẩm Thủy | 304,17 | 45.969.000 | 40,66 | 9.404.000 | 115,34 | 16.048.000 | 148,17 | 20.517.000 |
| |
101 | Núi đá Kho, xã Cẩm Châu, huyện Cẩm Thủy | 39,00 | 4.300.000 | 0,00 |
| 19,50 | 2.150.000 | 19,50 | 2.150.000 | Đá vôi |
102 | Núi Áo, xã Cẩm Quý, huyện Cẩm Thủy | 7,40 | 3.990.000 | 7,40 | 3.990.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
103 | Núi Vìn, xã Cẩm Quý, huyện Cẩm Thủy | 1,20 | 351.000 | 1,20 | 351.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
104 | Núi Phen Khanh, xã Cẩm Quý, huyện Cẩm Thủy | 23,60 | 2.669.000 | 2,10 | 236.000 | 21,50 | 2.433.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
105 | Núi đá thôn Chanh, xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Thủy | 14,30 | 3.250.000 | 1,96 | 356.000 | 12,34 | 2.894.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
106 | Núi đá làng Bọt, xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Thủy | 53,40 | 7.800.000 | 3,70 | 536.000 | 18,00 | 2.629.000 | 31,70 | 4.635.000 | Đá vôi |
107 | Núi Chông, xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy | 23,30 | 4.269.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | 23,30 | 4.269.000 | Đá vôi |
108 | Núi Chõi Bọt, xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy | 84,17 | 10.400.000 | 0,00 | 0 | 20,00 | 2.471.000 | 64,17 | 7.929.000 | Đá vôi |
109 | Núi Giếng Cút, xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy | 4,00 | 276.000 | 0,00 | 0 | 4,00 | 276.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
110 | Núi đá làng Giò, xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy | 3,70 | 774.000 | 3,70 | 774.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
111 | Núi Đồi Côn, xã Cẩm Giang, huyện Cẩm Thủy | 2,10 | 475.000 | 2,10 | 475.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
112 | Núi đá thôn Móng (núi Thung Đô), xã Cẩm Giang, huyện Cẩm Thủy | 6,40 | 480.000 | 6,40 | 480.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
113 | Núi đá thôn Thạch Minh, xã Cẩm Liên, huyện Cẩm Thủy | 39,00 | 6.230.000 | 9,50 | 1.501.000 | 20,00 | 3.195.000 | 9,50 | 1.534.000 | Đá vôi |
114 | Núi Đồi Vải, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy | 2,60 | 705.000 | 2,60 | 705.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
XVIII. Huyện Ngọc Lặc | 447,57 | 58.209.000 | 69,25 | 9.643.000 | 130,46 | 19.207.000 | 247,86 | 29.359.000 |
| |
115 | Núi Sung, xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc | 1,70 | 76.000 | 1,70 | 76.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá Gabro |
116 | Núi đá Làng Vìn, làng Thi, làng Ban, xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc | 206,00 | 25.100.000 | 32,64 | 2.400.000 | 30,00 | 3.655.000 | 143,36 | 19.045.000 | Đá Gabro |
117 | Núi Đồng Chùa, xã Cao Thịnh, huyện Ngọc Lặc | 49,00 | 4.396.000 | 6,80 | 952.000 | 20,00 | 1.794.000 | 22,20 | 1.650.000 | Đá vôi |
118 | Núi Đông Hồ, xã Cao Thịnh, huyện Ngọc Lặc | 11,58 | 1.980.000 | 1,00 | 161.000 | 10,58 | 1.819.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
119 | Núi Hang Cá, xã Cao Thịnh, huyện Ngọc Lặc | 34,88 | 9.780.000 | 10,50 | 3.007.000 | 24,38 | 6.773.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
120 | Núi đá đồi Bò, xã Lộc Thịnh, huyện Ngọc Lặc | 3,01 | 450.000 | 3,01 | 450.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
121 | Núi Mèo, xã Lộc Thịnh, huyện Ngọc Lặc | 11,00 | 2.397.000 | 11,00 | 2.397.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
122 | Núi đá đồi Bái (núi Thung Xưa), xã Mỹ Tân, huyện Ngọc Lặc | 104,30 | 10.980.000 | 0,00 | 0 | 22,00 | 2.316.000 | 82,30 | 8.664.000 | Đá vôi |
123 | Núi Mống, xã Mỹ Tân, huyện Ngọc Lặc | 4,30 | 450.000 | 0,00 | 0 | 4,30 | 450.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
124 | Núi đá Bái Mạ, xã Quang Trung, huyện Ngọc Lặc | 7,80 | 1.050.000 | 0,00 | 0 | 7,80 | 1.050.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
125 | Núi Thượng, xã Phùng Minh, huyện Ngọc Lặc | 14,00 | 1.550.000 | 2,60 | 200.000 | 11,40 | 1.350.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
XIX. Huyện Lang Chánh | 9,40 | 876.000 | 0,34 | 32.000 | 9,06 | 844.000 | 0,00 | 0 |
| |
126 | Núi đá bản Hằng, xã Yên Khương, huyện Lang Chánh | 5,90 | 540.000 | 0,34 | 32.000 | 5,56 | 508.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
127 | Núi Bù Lau, xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh | 3,50 | 336.000 | 0,00 | 0 | 3,50 | 336.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
XX. Huyện Bá Thước | 404,40 | 74.064.000 | 21,10 | 6.125.000 | 198,20 | 40.501.000 | 185,10 | 27.438.000 |
| |
128 | Núi Đỏ (núi Lai Phai, Đổi Dương), xã Điền Trung, huyện Bá Thước | 16,50 | 2.560.000 | 2,30 | 428.000 | 14,20 | 2.132.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
129 | Núi Thượng Lẫm, xã Điền Trung, huyện Bá Thước | 32,00 | 4.250.000 | 0,00 | 0 | 15,00 | 1.992.000 | 17,00 | 2.258.000 | Đá vôi |
130 | Núi Trầu, xã Điền Hạ, huyện Bá Thước | 24,70 | 2.884.000 | 0,00 | 0 | 15,00 | 1.751.000 | 9,70 | 1.133.000 | Đá vôi |
131 | Núi Thung Moong, xã Điền Lư, huyện Bá Thước | 80,60 | 8.740.000 | 7,70 | 835.000 | 35,00 | 3.795.000 | 37,90 | 4.110.000 | Đá vôi |
132 | Núi đá thôn Chòm Đủ, xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước | 14,60 | 1.340.000 | 0,00 | 0 | 14,60 | 1.340.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
133 | Núi Rẵm, xã Lương Nội, huyện Bá Thước | 52,00 | 15.840.000 | 3,70 | 1.350.000 | 22,00 | 6.702.000 | 26,30 | 7.788.000 | Đá vôi |
134 | Núi Tường, xã Lương Nội, huyện Bá Thước | 24,00 | 16.550.000 | 4,00 | 2.759.000 | 20,00 | 13.791.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
135 | Núi Bòng, xã Thiết Kế, huyện Bá Thước | 53,50 | 11.250.000 | 2,30 | 588.000 | 20,00 | 4.206.000 | 31,20 | 6.456.000 | Đá vôi |
136 | Núi đá suối La, xã Thiết Kế, huyện Bá Thước | 23,50 | 3.150.000 | 1,10 | 165.000 | 22,40 | 2.985.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
137 | Núi đá làng Tra, xã Thiết Kế, huyện Bá Thước | 83,00 | 7.500.000 | 0,00 | 0 | 20,00 | 1.807.000 | 63,00 | 5.693.000 | Đá vôi |
XXI. Huyện Quan Sơn | 216,71 | 21.780.000 | 7,51 | 1.265.000 | 111,10 | 12.470.000 | 98,10 | 8.045.000 |
| |
138 | Núi bản Cạn xã Trung Xuân, huyện Quan Sơn | 11,40 | 1.650.000 | 1,50 | 435.000 | 9,90 | 1.215.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
139 | Núi Cha Khót, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn | 1,47 | 40.000 | 1,47 | 40.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
140 | Núi Pa Cạnh, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn | 93,00 | 8.120.000 | 0,00 | 0 | 20,00 | 1.746.000 | 73,00 | 6.374.000 | Đá vôi |
141 | Núi Bản Bun, xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn | 1,30 | 197.000 | 0,00 | 0 | 1,30 | 197.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
142 | Núi Pha Mó, bản Lầu, xã Sơn Hà, huyện Quan Sơn | 16,00 | 827.000 | 0,00 | 0 | 16,00 | 827.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
143 | Núi đá bản Hẹ, xã Sơn Lư, huyện Quan Sơn | 41,30 | 2.750.000 | 1,20 | 80.000 | 15,00 | 999.000 | 25,10 | 1.671.000 | Đá vôi |
144 | Núi Pha Đưa, xã Sơn Lư, huyện Quan Sơn | 1,84 | 392.000 | 1,84 | 392.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
145 | Núi Bản Lang, xã Trung Hạ, huyện Quan Sơn | 27,70 | 4.654.000 | 1,50 | 318.000 | 26,20 | 4.336.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
146 | Núi Bản Cum, xã Trung Tiến, huyện Quan Sơn | 22,70 | 3.150.000 | 0,00 | 0 | 22,70 | 3.150.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
XXII Huyện Quan Hóa | 247,90 | 23.518.000 | 3,10 | 518.000 | 36,40 | 5.825.000 | 208,40 | 17.175.000 |
| |
147 | Núi đá Bản Phai, xã Trung Thành, huyện Quan Hóa | 27,60 | 3.413.000 | 0,00 | 0 | 15,00 | 1.855.000 | 12,60 | 1.558.000 | Đá vôi |
148 | Núi đá Bản Lóp 1 Hiền Chung, huyện Quan Hóa | 18,50 | 778.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | 18,50 | 778.000 | Đá vôi |
149 | Núi đá Bản Bút, bản Mỏ xã Phú Sơn, huyện Quan Hóa | 21,70 | 1.491.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | 21,70 | 1.491.000 | Đá vôi |
150 | Núi đá Bản Mướp, xã Hồi Xuân, huyện Quan Hóa | 1,90 | 375.000 | 1,90 | 375.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
151 | Núi Pa Poong (bản poong), xã Phú Nghiêm, huyện Quan Hóa | 15,80 | 3.273.000 | 1,20 | 143.000 | 14,60 | 3.130.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
152 | Núi đá thôn KaMe, xã Phú Nghiêm, huyện Quan Hóa | 51,50 | 3.010.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | 51,50 | 3.010.000 | Đá vôi |
153 | Núi đá Bản Bút xã Hồi Xuân, huyện Quan Hóa | 27,80 | 2.250.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | 27,80 | 2.250.000 | Đá vôi |
154 | Núi đá Bản Trung Tân, xã Phú Thanh, huyện Quan Hóa | 25,80 | 2.961.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | 25,80 | 2.961.000 | Đá vôi |
155 | Núi đá bản Sơn Thành, xã Thành Sơn, huyện Quan Hóa | 30,00 | 2.940.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | 30,00 | 2.940.000 | Đá vôi |
156 | Núi đá thôn Tân Hương, xã Thành Sơn, huyện Quan Hóa | 6,80 | 840.000 | 0,00 | 0 | 6,80 | 840.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
157 | Núi Can Mèo, xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa | 20,50 | 2.187.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | 20,50 | 2.187.000 | Đá vôi |
XXIII. Huyện Mường Lát | 635,80 | 35.375.000 | 3,55 | 390.000 | 71,15 | 6.922.000 | 561,10 | 28.063.000 |
| |
158 | Núi đá bản Lách, xã Mường Chanh, huyện Mường Lát | 78,40 | 4.130.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | 78,40 | 4.130.000 | Đá vôi |
159 | Núi đá Na Hào, xã Mường Chanh, huyện Mường Lát | 19,70 | 1.533.000 | 0,00 | 0 | 19,70 | 1.533.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
160 | Núi đá Trung Tiến 2 xã Mường Lý, huyện Mường Lát | 23,00 | 2.204.000 | 0,00 | 0 | 23,00 | 2.204.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
161 | Núi đá bản Xa Lung, xã Mường Lý, huyện Mường Lát | 153,90 | 6.300.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | 153,90 | 6.300.000 | Đá vôi |
162 | Núi đá bản Lốc Há, xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát | 6,40 | 640.000 | 0,20 | 20.000 | 6,20 | 620.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
163 | Núi đá bản Xim, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát | 75,90 | 2.240.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | 75,90 | 2.240.000 | Đá vôi |
164 | Núi đá bản Qua, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát | 25,00 | 2.226.000 | 2,20 | 195.000 | 10,00 | 890.000 | 12,80 | 1.141.000 | Đá vôi |
165 | Núi đá bản Pom Khương, xã Tam Chung, huyện Mường Lát | 136,40 | 8.400.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | 136,40 | 8.400.000 | Đá vôi |
166 | Núi đá Pa Lầu, xã Tam Chung, huyện Mường Lát | 13,40 | 1.850.000 | 1,15 | 175.000 | 12,25 | 1.675.000 | 0,00 | 0 | Đá vôi |
167 | Núi đá bản Nà Kha, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát | 82,70 | 4.256.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | 82,70 | 4.256.000 | Đá vôi |
168 | Núi đá bản Táo, xã Trung Lý, huyện Mường Lát | 21,00 | 1.596.000 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | 21,00 | 1.596.000 | Đá vôi |
Tổng cộng | 4.647,29 | 601.206.000 | 754,31 | 144.189.000 | 1.635,01 | 240.262.000 | 2.257,97 | 216.755.000 |
|
- 1Quyết định 2822/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch vật liệu xây dựng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
- 2Nghị quyết 56/2016/NQ-HĐND về quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 3Nghị quyết 61/NQ-HĐND năm 2016 Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 4Nghị quyết 62/NQ-HĐND năm 2016 Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 5Quyết định 39/2017/QĐ-UBND quy định tỷ lệ quy đổi từ số lượng khoáng sản thành phẩm ra số lượng khoáng sản nguyên khai làm cơ sở để tính phí bảo vệ môi trường đối với từng loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 6Quyết định 20/2017/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 7Quyết định 1710/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt bổ sung các điểm mỏ khoáng sản vào Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
- 8Quyết định 2286/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại núi Vàng, xã Đồng Thắng, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
- 9Quyết định 1372/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt đề cương, nhiệm vụ và dự toán điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu thông thường tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2030
- 1Quyết định 152/2008/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật khoáng sản 2010
- 3Quyết định 45/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật Xây dựng 2014
- 5Quyết định 1469/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Luật Đầu tư 2014
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8Quyết định 2822/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch vật liệu xây dựng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
- 9Nghị định 24a/2016/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng
- 10Nghị định 158/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật khoáng sản
- 11Nghị quyết 56/2016/NQ-HĐND về quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 12Nghị quyết 61/NQ-HĐND năm 2016 Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 13Nghị quyết 62/NQ-HĐND năm 2016 Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 14Nghị quyết 33/2016/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 15Quyết định 39/2017/QĐ-UBND quy định tỷ lệ quy đổi từ số lượng khoáng sản thành phẩm ra số lượng khoáng sản nguyên khai làm cơ sở để tính phí bảo vệ môi trường đối với từng loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 16Quyết định 20/2017/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 17Quyết định 1710/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt bổ sung các điểm mỏ khoáng sản vào Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
- 18Quyết định 2286/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại núi Vàng, xã Đồng Thắng, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
- 19Quyết định 1372/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt đề cương, nhiệm vụ và dự toán điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu thông thường tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2030
Quyết định 572/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- Số hiệu: 572/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/02/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Nguyễn Đức Quyền
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/02/2017
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực